Thuốc kê đơn được viết tắt là gì

Bài viết của Dược sĩ Quang Ánh Nguyệt - Dược sĩ Phụ trách nhà thuốc - Khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc được bán tại các nhà thuốc, được phân thành hai loại chính: thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn.Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt cũng như sử dụng đúng cách với từng loại thuốc.

Thuốc kê đơn là thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng phải có đơn thuốc. Việc sử dụng không theo đúng chỉ định của người kê đơn thì có thể nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe của bệnh nhân.

Thuốc không kê đơn là thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng không cần đơn thuốc, thuộc Danh Mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Thuốc có độc tính thấp, trong quá trình bảo quản và đưa vào trong cơ thể người không tạo ra các sản phẩm phân hủy có độc tính, không có những phản ứng có hại nghiêm trọng dẫn đến tử vong, đe dọa tính mạng, nhập viện hoặc kéo dài thời gian nằm viện, để lại di chứng nặng nề hoặc vĩnh viễn, gây dị tật thai nhi hoặc bất kỳ phản ứng có hại khác gây hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh;
  • Thuốc có khoảng liều dùng rộng, an toàn cho các nhóm tuổi, ít có ảnh hưởng đến việc chẩn đoán và điều trị các bệnh cần theo dõi lâm sàng;
  • Thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh không nghiêm trọng và người bệnh có thể tự điều trị, không nhất thiết phải có sự kê đơn và theo dõi của người hành nghề khám chữa bệnh;
  • Đường dùng, dạng thuốc đơn giản mà người sử dụng có thể tự dùng [chủ yếu là đường uống, dùng ngoài da] với hàm lượng, nồng độ thích hợp cho việc tự điều trị;
  • Thuốc ít tương tác với các thuốc khác và thức ăn, đồ uống thông dụng;
  • Thuốc ít có gây tình trạng lệ thuộc;
  • Thuốc ít có nguy cơ bị lạm dụng, sử dụng sai mục đích ảnh hưởng an toàn của người sử dụng;
  • Thuốc đã lưu hành tại Việt Nam tối thiểu 05 năm.

Nói cách khác, thuốc kê đơn là thuốc không thuộc Danh mục thuốc không kê đơn còn hiệu lực do Bộ Y Tế ban hành.

Thuốc kê đơn cần được chỉ định bởi bác sĩ sau khi thăm khám bệnh lý

Cả hai loại thuốc này đều được cảnh báo có thể gây hại cho cơ thể nếu không được sử dụng an toàn. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn ngăn chặn được những tác dụng không mong muốn từ các loại thuốc trên:

  • Không nên tự ý mua thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn ở các nhà thuốc mà nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và kê đơn phù hợp.
  • Bên cạnh đó, bạn cần biết thêm rằng đơn thuốc chỉ có hiệu lực mua hoặc lĩnh trong vòng 5 ngày kể từ ngày kê đơn, số lượng thuốc tối đa kê trong đơn thuốc là 30 ngày [trừ thuốc gây nghiện, hướng thần có quy định riêng].
  • Việc quy định hiệu lực mua/lĩnh thuốc và số lượng ngày thuốc tối đa trong đơn để đảm bảo người bệnh dùng thuốc kịp thời, phù hợp với tình trạng bệnh, được thăm khám, xét nghiệm lại để đánh giá lại tình trạng bệnh và điều chỉnh phác đồ nếu cần thiết.

Với tình trạng dịch bệnh Covid căng thẳng hiện nay cũng khiến một số người bệnh lo ngại lây nhiễm khi đến cơ sở khám chữa bệnh, dẫn đến tự ý mua lại đơn thuốc cũ ở bên ngoài. Việc này không đem lại lợi ích cho việc điều trị và có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ. Thay vào đó, người dân hãy đi khám đúng hẹn, tuân thủ quy định 5K để tránh lây lan dịch, hoặc có thể đăng ký khám sức khoẻ từ xa ở một số bệnh viện đang triển khai dịch vụ này, trong đó có bệnh viện Vinmec.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Nhiều người dùng thuốc Adalate để trị bệnh tăng huyết áp rất hoang mang khi mua được loại thuốc có tên Adalate LA hoặc Adala LP. Hai loại thuốc này khác nhau ở chữ viết tắt sau tên thuốc, nhưng cách sử dụng lại khác nhau, hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa một số từ viết tắt sau tên thuốc để có thể sử dụng cho đúng nhé.

Đầu tiên là kí hiệu ”R” là chữ viết tắ của tiếng anh “Registered” có nghĩa là “Đã được đăng ký”. Những nhán hiệu có ký hieuj R thường là những nhãn hiệu đã được đăng ký, không cho phép bất kỳ ai giả mạo nhãn hiệu đó. [vd: thuốc Herbesser].

Chữ viết tắt “Rx” là kí hiệu viết tắ của tiếng la tinh, là những thuốc kê đơn. Thuốc kê đơn là thuốc khi cấp phát, bán lẻ sử dụng phải có đơn thuốc, nếu sử dụng không theo đúng chỉ định của người kê đơn sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng sức khỏe. [vd: Thuốc clamoxyl].

Mọi người khi thấy ký hiệu “Rx” thì hãy sử dụng thận trọng và tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ nhé.

Tiếp theo là “Plus”: nghĩa là cộng thêm vào, chỉ thuốc có nhiều thành phần [vd: Thuốc MicardisPlus].

Chữ viết tắt “Repetab”: viết tắt của Repeat-action tablet, có nghĩa là “viên nén cho tác dụng lặp lại”. [vd: Thuốc Polaramine repetab].

Chữ “Forte”: nghĩa là mạnh [vd: Thuốc Bactrim forte].

Hiện nay người ta còn sản xuất các loại thuốc có khả năng giải phóng dần dần dược chất và có tác dụng điều trị chậm hoặc kéo dài. Các dạng thuốc này được gọi là hệ điều trị. Vì một viên thuốc loại này chứa một dược chất bằng 3 hoặc 4 viên thông thường khi vào đường tiêu hóa sẽ giải phóng chất liên tục theo tốc độ kiểm soát thời gian kéo dài 12 hoặc 24 giờ.

Hoặc trong tên thuốc có chữ ngầm cho biết tác dụng chậm hoặc kéo dài như: Slow-k, Slo-Phylline, Durogesic,… Hoặc một số thuốc ký hiệu như “8 hour extended release” [phóng thích thuốc kéo dài trong 8 giờ].

Một số thuốc có tên viết tắt ví dụ: Thuốc NO-SPA, bác sĩ có thể biết đây là thuốc chống co thắt giúp giảm đau do bị co thắt cơ trơn [ NO là “không” và SPA viết tắt của Spasm có nghĩa là “sự co thắt”].

Các bạn nhớ lưu ý đọc kỹ tên thuốc hoặc tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng nhé, xin chào và hẹn gặp lại.

Thuốc theo toa [cũng là thuốc theo đơn] là một loại thuốc dược phẩm đòi hỏi phải có đơn thuốc y tế. Ngược lại, thuốc không kê đơn có thể được mua mà không cần toa bác sĩ. Lý do cho sự khác biệt này trong kiểm soát chất là phạm vi tiềm năng của việc sử dụng sai, từ lạm dụng thuốc đến hành nghề y không có giấy phép và không có giáo dục đầy đủ. Các khu vực pháp lý khác nhau có định nghĩa khác nhau về những gì cấu thành một loại thuốc theo toa.

Hình ảnh bao bì của bốn loại thuốc được đăng ký tại Vương quốc Anh, hiển thị Số giấy phép sản phẩm và ký hiệu biểu thị nếu chúng là Thuốc chỉ theo toa [POM] hoặc Dược phẩm [P]

"Rx" [℞] thường được sử dụng như một dạng viết tắt của thuốc theo toa ở Bắc Mỹ - một mã rút gọn của từ "recipe" - công thức trong tiếng Latin [một dạng bắt buộc của "recipere"] có nghĩa là "lấy".[1] Thuốc kê đơn thường được phân phối cùng với một tờ giấy [ở Châu Âu, Tờ thông tin bệnh nhân hoặc PIL] cung cấp thông tin chi tiết về thuốc.

Việc sử dụng thuốc theo toa đã gia tăng kể từ những năm 1960. Ở Mỹ, 88% người cao tuổi [62-85 tuổi] sử dụng ít nhất một loại thuốc theo toa, trong khi 36% dùng ít nhất năm loại thuốc theo toa đồng thời.[2]

Ngày hết hạn trên thuốc, được yêu cầu ở một số quốc gia, chỉ định ngày mà nhà sản xuất đảm bảo hiệu lực và độ an toàn của thuốc. Tại Hoa Kỳ, ngày hết hạn được xác định theo quy định do FDA thiết lập.[3] FDA khuyên người tiêu dùng không nên sử dụng sản phẩm sau ngày hết hạn.[4]

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ bao gồm hơn 100 loại thuốc, thuốc kê đơn và không kê đơn. Kết quả cho thấy khoảng 85% trong số đó là an toàn và hiệu quả cho đến 15 năm trước ngày hết hạn.   Joel Davis, cựu giám đốc tuân thủ ngày hết hạn của FDA, nói rằng với một số trường hợp ngoại lệ, đáng chú ý là nitroglycerin, insulin, một số loại kháng sinh dạng lỏng; tetracycline lỗi thời có thể gây ra hội chứng Fanconi - hầu hết thuốc hết hạn có thể có hiệu quả.[5]

Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ [AMA] đã ban hành một báo cáo và tuyên bố về Ngày hết hạn của dược phẩm.[6] Hướng dẫn Sức khỏe Gia đình của Trường Y Harvard lưu ý rằng, với những trường hợp ngoại lệ hiếm hoi, "đúng là hiệu quả của thuốc có thể giảm theo thời gian, nhưng phần lớn hiệu lực ban đầu của thuốc vẫn còn tác dụng một thập kỷ sau ngày hết hạn".[7]

  1. ^ Crane, Gregory R. “Perseus 4.0 [Perseus Hopper]”. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2014.
  2. ^ Qato, Dima M.; Wilder, Jocelyn; Schumm, L. Philip; Gillet, Victoria; Alexander, G. Caleb [ngày 1 tháng 4 năm 2016]. “Changes in Prescription and Over-the-Counter Medication and Dietary Supplement Use Among Older Adults in the United States, 2005 vs 2011”. JAMA Internal Medicine. 176 [4]: 473–482. doi:10.1001/jamainternmed.2015.8581. ISSN 2168-6114. PMC 5024734. PMID 26998708.
  3. ^ “Questions and Answers on Current Good Manufacturing Practices, Good Guidance Practices, Level 2 Guidance - Records and Reports”. United States Food and Drug Administration.
  4. ^ “Expiration Dates Matter”. United States Food and Drug Administration. ngày 14 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2015.
  5. ^ Cohen, Laurie P. [ngày 28 tháng 3 năm 2000]. “Many Medicines Prove Potent for Years Past Their Expiration Dates”. The Wall Street Journal. 235 [62]. tr. A1.
  6. ^ “Report 1 of the Council on Scientific Affairs [A-01] Full text: Pharmaceutical Expiration Dates”. American Medical Association. tháng 6 năm 2001.
  7. ^ Drug Expiration Dates - Do They Mean Anything?. Harvard Health Publications. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2011.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thuốc_theo_toa&oldid=63674046”

Video liên quan

Chủ Đề