Thưởng thức nghệ thuật là gì

Trước tranh, công chúng có nhiều phản ứng khác nhau, nhưng đa số thường thể hiện ở hai chiều trái ngược hoặc “kính nhi viễn chi” — né tránh không ý kiến, hoặc bình thản bình phẩm — khen cái này “đẹp”, chê cái kia “xấu”, công nhận hoạ sĩ này “tài năng”, gạt phắt hoạ sĩ kia như một thứ “điên rồ” v.v. Và, trước người xem tranh, không ít hoạ sĩ, cũng vẫn thường nhắc nhở: “cần phải chuẩn bị một tâm hồn”, “cần phải học hỏi về nghệ thuật” v.v.

Và hãy đưa tâm hồn mình vào trạng thái thưởng thức chứ không phải là xem một bức tranh đơn thuần, cũng như là thưởng thức một  món ăn  ngon chứ không phải là ăn cho qua bữa.

Thưởng thức hội hoạ là thưởng thức cái được thể hiện trên mặt tranh. Tuy nhiên, sự thưởng thức hội hoạ, theo các nhà tâm lý học nghệ thuật hiện đại, không bao giờ thuần túy có nghĩa là thưởng thức cái được nhìn thấy [tranh]. Có rất nhiều thứ mai phục bên trong, ẩn kín nơi tâm hồn mỗi người, chi phối cái sự nhìn và thấy đó. Đó chính là những hành trang văn hoá, là vốn sống, vốn kiến thức mà mỗi người mang theo khi tiếp cận tác phẩm hội hoạ. Với vốn sống và vốn văn hoá khác nhau, người ta sẽ thấy ở tác phẩm hội hoạ được nhìn những sắc thái và ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Cũng là “Phố” Hà Nội của một Bùi Xuân Phái, nhưng trong mắt nhìn của một người đã từng gắn bó với Hà Nội, đã từng yêu Hà Nội, và trong mắt nhìn của một người chưa từng một lần đến Hà Nội, sẽ hoàn toàn khác nhau. Với những người đã từng gắn bó, từng yêu Hà nội, “Phố Phái”, không chừng, chỉ là những cái cớ dẫn họ vào một không gian nào đó trong ký ức của mình. Với họ, “Phố” của Bùi Xuân Phái, không hẳn đã là đối tượng của sự thưởng lãm nghệ thuật, mà nhiều khi chỉ là đối tượng của kỷ niệm. Cách tiếp cận này, có thể trở thành một trở ngại cho sự cảm thụ nghệ thuật. Bởi, khi là đối tượng của kỷ niệm, người ta thường chỉ nhận thấy khía cạnh ý nghĩa, mà ở đó, hình vẽ thuần túy chỉ như một khái niệm, thậm chí, chỉ là cái cớ. Còn với người xa lạ, Bùi Xuân Phái, nhiều khi được nhìn nhận như một hoạ sĩ nhiều hơn. Không biết về Hà Nội, không biết nhiều về tác giả của “Phố Phái”, người ta phải chăm chú vào bề mặt tranh. Phải cảm Hà Nội, phải cảm Bùi Xuân Phái từ những gì hiện diện trên mặt tranh, không bị chi phối bởi những câu chuyện, những huyền thoại, người ta có cơ may trở nên khách quan hơn khi đánh giá tài năng của nhà hoạ sĩ nổi tiếng...

Hình 1. Phố, sơn dầu, Bùi Xuân Phái

Kiến thức về hội hoạ, về nghệ thuật nói chung, và sự tiếp xúc thường xuyên, chính là các yếu tố quyết định cho sự thích ứng hiểu theo nghĩa quan tâm hay yêu thích với kênh dòng hội hoạ nào đó. Và quyết định cho sự hoà nhập, thụ cảm với một ngưỡng, độ giá trị nghệ thuật nào đó.

Điều này được thấy rất rõ qua sự xuất hiện của tác phẩm “Cội nguồn trần thế”của danh họa Gustave Courbet.

Vào lúc đó tác phẩm này bị xem là khiêu khích vì nó quá thực, vì nó gợi lên ý nghĩ "những gì bạn trông thấy và nắm bắt được", nó bị xem là xấc xược vì cho thấy một đỉnh vú cương cứng, tức là người mẫu vừa qua cơn thoả mãn hoặc sắp sửa đạt được. Hoạ sĩ đã dám phô bày cái ham muốn của người mẫu, điều này chưa ai làm. Cũng bị cho là xấc xược vì nó là bức tranh. Nếu là quyển sách hay truyền hình thì nguời ta có thể khép sách hay tắt truyền hình - trừ phi phải che bằng tấm màn như nhà sưu tập. Và rằng những gì phô bày hết trong vòng kín đáo thì không thể phơi bày ra trước công chúng.

"Cội nguồn trần thế" cũng bị xem là điếm nhục ngay cả đến ngày nay đối với một số người, vì hội hoạ là loại nghệ thuật cao, có vai trò phải đưa tâm hồn con người hướng thượng, không được hạ xuống các chuyện xung năng. Trái lại nghệ thuật khiêu dâm có thể chấp nhận được trong chừng mực đạo đức vào thời đó.

Tác phẩm cũng bị một số người quan niệm là hạ giá đàn bà vì nó đã giảm đàn bà xuống thành đàn bà thành như đồ vật, cũng là hạ giá hội hoạ vì dù là vẽ, bức tranh này không còn là một biểu tượng nghệ thuật nữa.

Không tiếp xúc nhiều với thế giới hội hoạ, không thấy sự đa dạng của các hình thức nghệ thuật, và gắn liền với nó là sự đa dạng vô cùng tận của các quan điểm và phương pháp sáng tác v.v. người ta, hoặc rất dễ sa đà trong các ngộ nhận cho rằng, nghệ thuật là cái gì sẵn có, có bản chất bất biến và có những qui phạm có giá trị vĩnh cửu..., hoặc cứ quẩn quanh trong sự đối chiếu nghệ thuật với thế giới hiện thực trong “đôi mắt vật lý” nhìn ra. Trong cách thứ nhất, người ta rất dễ cố thủ trong những giá trị của quá khứ, lấy đó làm chuẩn mực cho sự đánh giá, nhìn nhận. Và, rất dễ có thái độ dị ứng, loại trừ những gì quá mới lạ... Trong cách thứ hai, người ta rất dễ tự nhốt mình trong sự ngưng trệ của tiêu chuẩn hội hoạ “truyền thần”, xem vẽ chỉ là mô phỏng, là tái tạo “hiện thực”, đồng hoá cái đẹp trong nghệ thuật với cái “đèm đẹp”, cái “xinh”, cái “nhã”, cái “cao thượng” trong cuộc sống; đồng hoá công việc sáng tác của người nghệ sĩ như một nghề thủ công, và, xem tài năng hoạ sĩ, chỉ là ở “hoa tay” v.v...

Nói chung, trong mắt người xem, như đã “ghi chú” ở trên, tác phẩm hội hoạ, thực chất, không còn giá trị độc bản nữa. Có bao nhiêu người xem, là có bấy nhiêu dị bản, và thường, chẳng có cái nào giống cái nào... 

Những hoạ sĩ tin rằng hội hoạ là để tôn vinh vẻ đẹp của tự nhiên, là để thanh lọc tâm hồn hay làm thăng hoa các cảm xúc con người... dễ có khuynh hướng đi vào quĩ đạo của các chuẩn mực nghệ thuật đã trở thành Cổ điển. Các chuẩn mực đề cao sự hài hoà hiểu theo nghĩa cân bằng thị giác..., đề cao sự cao cả, sự trong sáng của hình tượng, của tư tưởng và tình cảm v.v...

Nếu lịch sử nghệ thuật cho thấy có nhiều quan điểm thẩm mỹ và nhiều phong cách khác nhau thì một kết luận không thể tránh được là: không có một tiêu chuẩn chung cho cái gọi là hiệu quả trên mặt tranh nói chung. Cũng như, không có tiêu chuẩn chung cho “cái đẹp”, không có qui phạm chung cho cái gọi là nghệ thuật. Thử xem, nếu xem những thiếu nữ no tròn mũm mĩm trong ánh nắng với bảng màu lung linh của Renoir là “đẹp”, thì những bà già tóp teo, dúm dó trong xó nhà âm u của Van Gogh là gì? Nếu xem những vệ nữ duyên dáng, thanh tao của Botticelli là “đẹp”, thì những hình mẫu đàn bà “cao su hoá” nhễu nhão của Dali, hay những mẫu “nude” như bê tông, như gạch vụn của Picasso là gì?... Nếu xem những bức tranh phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống như của Coubert, những bức tranh phơi bày mãnh liệt các xung động nội tâm như của Van Gogh là nghệ thuật..., thì những bức tranh không rõ hình thù, không rõ tâm tình như của Mondrian, của Kandinsky v.v..., thì gọi là gì? v.v... và v.v...

Tính chất đa dạng của những cái gọi là “đẹp” ấy cho thấy lịch sử nghệ thuật là một sự vận động liên tục. Niềm tin vào tính chất phổ quát và vĩnh cửu của môt phong cách hay một kỹ thuật sáng tác nào đó chỉ là một ảo tưởng. Một nghệ sĩ lớn chỉ lớn khi góp phần thúc đẩy quá trình vận động của các quan niệm về nghệ thuật cũng như về cái đẹp. Nói cách khác, chính bản thân họ phải thay đổi cách nhìn cùng lúc với việc thay đổi cách vẽ.

Vì vậy trong phần người thưởng thức đối diện với tác phẩm này, tôi mạnh dạn đưa vào một số phương pháp giúp người xem hiểu được tác phẩm.

Dòng tranh Siêu Thực thường là những tranh có nội dung từ bỏ sự thật, chiêm bao, mê sảng, mông lung. Cái khách quan trở thành khúc xạ của tinh thần, ở đó tinh thần chỉ có thể thoát lộ bằng cách hủy diệt cái tồn tại thực.

Có nhiều phương pháp để hình thành một bức tranh siêu thực: Thứ nhất là phương pháp phản ánh những cái nhìn thấy cộng với tư duy. Họa sỹ Nga, Marc Chagall là một trong những thủ lĩnh của phương pháp này. Ở trong tranh của Chagall có hai trạng thái khác nhau, trạng thái ở những giấc mơ khi ông nhớ nhà thì hình ảnh của quê hương chỉ là những chi tiết nhỏ được ghép nối với nhau theo cái ngẫu hứng dàn trải trên bố cục vì vậy tỉ lệ của các cái cụ thể cũng không giống nhau, tùy theo họa sỹ nhớ cái nào nhất thì cái đó được thể hiện rõ, còn những gì nhớ không rõ thì hình ảnh thể hiện lờ mờ. Tất cả những hình ảnh đó được lặp đi lặp lại như một giấc mơ, thành những khoảng giống nhau mà không ăn nhập gì với nhau về mặt logic, nhưng lại thống nhất ăn nhập với nhau theo một giấc mơ về nỗi nhớ quê hương.

Một phương pháp nữa mà Chagall gợi ý, tức là vẽ về cảm xúc của con người và dùng cái phi lý để thể hiện cảm xúc đó. Trong bức tranh “Ngày sinh nhật” Chagall vẽ hai người hôn nhau, trong đó người đàn ông được cảm xúc mạnh của nụ hôn như được bay lên, đó chính là ông vẽ trạng thái tình cảm ở bên trong thành ra cái nhìn cụ thể. Đứng về mặt logic thì hình ảnh người bị bay lên là không logic, nhưng nếu chúng ta cảm thụ bức tranh theo khuynh hướng về trạng thái của tâm hồn thì ta lại thấy là hợp lý.

Hình 2. Ngày sinh nhật, sơn dầu, Chalgal

Có rất nhiều tác phẩm hội họa được vẽ theo phương pháp phản ánh những cái nhìn thấy cộng với tư duy, hoặc vẽ theo cảm xúc...Vì vậy việc xem tranh không thể chỉ nhìn bằng con mắt hiện thực mà còn phải kết hợp với tư duy.

Một dòng tranh nữa cũng thuộc lọai khó hiểu với người xem đó là những tranh vẽ theo cái nhìn hồn nhiên. Hồn nhiên là một khuynh hướng nghệ thuật mà người ta vẽ bằng bản năng ban đầu. Nhưng không phải ai cũng có bản năng vẽ ra nghệ thuật hồn nhiên. Mà nghệ thuật hồn nhiên cần phải có năng khiếu về mặt thẩm mỹ, có trí tưởng tượng mạnh và tâm hồn phong phú, đồng thời cũng phải có khả năng về mặt tạo hình. Tuy nhiên họ không vẽ theo lối căn bản hàn lâm mà hoàn toàn từ sự phong phú của tâm hồn, trí tưởng tượng mãnh liệt và bàn tay khéo léo, các họa sỹ hồn nhiên vẽ theo cảm thức của họ và dần nâng lên thành một bức tranh mang tính hồn nhiên.

Điển hình nhất là họa sỹ Henri Roussau, cho tới 40 tuổi ông mới bắt đầu vẽ, ông vẽ về rừng, về Châu Phi và cảm thức về tình yêu, đêm trăng, rừng rậm...Trong tranh, cuốc sống đã được nhìn bằng một con mắt khác, bởi vì ông không dùng lý trí để phân tích các hình thể, ông nghĩ rằng điều đó có thể làm cho bức tranh trở nên khô cằn, giả tạo. Tất cả những gì thể hiện trong tranh Roussau hoàn toàn là không thực tế. Khác với cách học hàn lâm là đi ghi chép ở thực tại rồi vẽ ra, đó là phương pháp có nguồn gốc, có căn cứ, trung thực với một cách nhìn nào đấy. Thế nhưng ở Roussau thì khác, ông nhờ trí tưởng tượng phong phú, ông nghĩ rằng Châu Phi là như thế và ông tin rằng cái vẻ đẹp mà ông nghĩ ra nó là Châu Phi, ông cũng không cần biết Châu Phi thật nó là như thế nào mà ông hình dung ra cả ma quỷ, bóng tối, cây cối rậm rạp, thú dữ...tất cả những cái đó ông nghĩ ra và tạo thành bức tranh. Ở đây có sự khác biệt giữa người không có năng khiếu với Roussau ở chỗ Roussau tạo ra thẩm mỹ ở trong bức tranh làm cho người ta vẫn rung động về cái đẹp , chỉ có điều vẻ đẹp này là của trí tưởng tượng của ông về một đề tài cụ thể, nhưng không có thực tế và cũng không có khách quan. Được nghiên cứu cẩn thận cái khách quan mà ông mô tả lại là những cái phong phú về tâm hồn, của trí tưởng tượng và của những cái ông thích thú mơ ước đến. Nhưng vượt qua tất cả là bức tranh đã tạo ra được vẻ đẹp thật sự và người xem vẫn rung cảm được. Trái lại nếu tưởng tượng được mà vẽ ra không đẹp thì không thể trở thành tác phẩm hội họa được. Ở Việt Nam cũng có những họa sỹ tôn vinh vẻ đẹp của hồn nhiên. Tranh hồn nhiên còn thấy ở trong Đình, Chùa, thể hiện ở những phù điêu hay tranh khắc nói về thế giới âm phủ ma quỷ, một thế giới mà do trí tưởng tượng cao mà con người nghĩ ra trong đó có quỷ sứ, diêm vương, những cảnh hành hình ở âm phủ...

Một trong những họa sỹ tôn vinh vẻ đẹp hồn nhiên và thành công là họa sỹ Lê Thiết Cương.

Hình 3, Đèn dầu, lụa, Lê Thiết Cương

Thoạt nhìn vào tranh của Lê Thiết Cương ta thấy như là trẻ thơ vẽ. Hình ảnh những con trâu tạo hình giống con trâu lá đa mà trẻ em nông thôn thường chơi, với nét vẽ ngây thơ, hồn nhiên, giống như ở lứa tuổi lên bốn, lên năm vẽ xuống nền gạch, nền đất, nền tường...nhưng trong tranh Lê Thiết Cương đã tạo nên vẻ đẹp nhờ màu sắc đẹp, sự nghiên cứu tạo ra bố cục hợp lý. Vẻ đẹp ở đây là vẻ đẹp phối hợp giữa sự có học, có hiểu biết của nghệ sỹ và có thẩm mỹ cao, nhưng cách vẽ lại là học tập lối vẽ hồn nhiên của thiếu nhi. Vẻ đẹp ở đây là vẻ đẹp phối hợp giữa sự có học , có hiểu biết của nghệ sỹ về nghệ thuật bố cục và sự sắp xếp các màu sắc với sự học tập nét đẹp hồn nhiên, ngây thơ của trẻ em. Ở đây không hẳn tác giả là người hồn nhiên mà tác giả là người thụ cảm được vẻ hồn nhiên của trẻ em và nâng nó lên thành giá trị nghệ thuật, đưa vẻ đẹp hồn nhiên lên một tầng cao mới.

Nghệ thuật hồn nhiên là lấy sự hồn nhiên làm ngôn ngữ chủ đạo, do vậy người thưởng thức tranh phải biết được cách làm việc như vậy thì mới hiểu được và thấy thích thú, yếu thích đúng chứ không có sự nhầm lẫn là họa sỹ vẽ không đẹp và cho rằng vẽ như vậy thì trẻ con cũng vẽ được.

Một phương pháp nữa mà tôi cho rằng công chúng cũng khó tiếp nhận, đó là không nhìn hay chán cái nhìn của hiện thực cuộc sống. Họa sỹ tiêu biểu là Mondrian, hướng nghệ thuật của Mondrian là tìm đến những cái gì ít dục vọng mà nó chỉ mang tính khái quát. Điều này thể hiện trong một loạt tranh vẽ về cây táo. Đầu tiên ông nhìn cây táo và ông nghĩ rằng, nếu như chúng ta nhìn mãi cây táo thì nó vẫn chỉ là một đối tượng khách quan mang tính hiện thực, nhưng khi chúng ta nhìn cây táo và quay đi thì ấn tượng còn lại là những cành ngang đặc trưng, đặc thù nhất của cây táo, cái đó gọi là kí ức.

Xuất phát từ điều này, Mondrian cho rằng, nếu như chúng ta muốn trình bày sâu những ấn tượng của chúng ta về tính tự nhiên hay vẻ đẹp đặc thù của tự nhiên thì chúng ta nên vẽ những kí ức về chúng hơn là vẽ những cái ta nhìn thấy. Đó là vẽ những hình ảnh còn lưu tồn trong kí ức chứ không còn vẽ thực tế nữa, họa sĩ lược bỏ những gì không đặc thù, không quan trọng lắm, dần dần Mondrian đã tìm ra những hình khái quát hơn, đó là những hình vuông, to nhỏ khác nhau.

Hình 4. Bố cục hình vuông, sơn dầu, Mondrian

Do ông tìm thấy ở một không gian hữu hạn, giữa không gian bên trong và bên ngoài. Đấy chính là tương quan của cái nội tại và khách quan. Nó cũng giống như ấn tượng của tác giả khi chúng ta còn nhìn bằng mắt thì chúng ta có một ấn tượng cụ thể, nhưng khi chúng ta đi sang một không gian khác thì những cái còn lại là kí ức. Hai cái đó là sự khác biệt giữa cái bên ngoài và cái bên trong. Khi ta diễn tả kí ức là ta diễn tả cái nội tại và bỏ qua cái khách quan.

Một khuynh hướng nữa cũng vẽ về những hình ảnh trong suy nghĩ nhưng không phải là những hình ảnh về kí ức nội tại mà đó là những hình thể méo mó. Một trong số những tác giả vẽ theo lối này là họa sỹ Đinh Ý Nhi

Hình 5, Security 13, sơn dầu, Đinh Ý Nhi

Đó là sự phản ứng lại cách nhìn ở trong trạng thái ổn định về tâm lý cũng như là có một hướng tích cực trong cái nhìn về hiện thực. Họa sỹ cho rằng trong cuộc sống có những khoảnh khắc u ám nào đó mà con người không được hoàn chỉnh, cân xứng mà nó bị méo mó đi, ghê rợn hơn. Từ đó tác giả đã khủng khiếp hóa hình thể, phản ứng hình thể ở trạng thái tích cực bằng cách tạo ra hình thể ở trạng thái tiêu cực. Để mô tả lại những khoảnh khắc mà con người không còn ở trong trạng thái bình thường, trạng thái đẹp nữa. Vì vậy, khi xem tranh chúng ta phải thấy đây là những hình ảnh mang tính biểu hiện cao, mặc dù trong tranh có nhịp điệu, có sự cân xứng trong sắp đặt, nhưng đây là những hình ảnh thể hiện sự méo mó biến dạng của con người do tác động của xã hội, do phải mưu sinh trong cuộc sống....Khi đồng cảm với cách nhìn nhận như vậy ta sẽ tiếp cận được tác phẩm hội họa.

Một khuynh hướng cuối cùng mà theo tôi là khó hiểu nhất đối với người xem. Đó là khuynh hướng phi hình thể hay trừu tượng. Đây là khuynh hướng sử dụng nhiều những trạng thái tương ứng như:

Đồng điệu: Cùng cong, cùng thẳng, cùng nhám, cùng nhẵn...

Tương phản: ngắn, dài, to nhỏ, hư ảo và cụ thể....

Hài hòa: làm cho ta thấy đẹp mắt.

Những trạng thái hoàn toàn không ăn nhập gì với nhau.

Tất cả những trạng thái này đều gần giống với những sinh hoạt của con người trong cuộc sống hàng ngày. Các họa sỹ không muốn diễn tả hình ảnh cụ thể nữa mà lấy ngay yếu tố hài hòa, tương phản, đồng điệu, hoặc bảng lảng của các yếu tố tạo hình đó để nói lên ý nghĩ. Vì vậy, muốn hiểu được tranh trừu tượng thì người xem không thể lấy hình ảnh trong thực tế để hiểu người vẽ tranh trừu tượng . Vì người vẽ tranh trừu tượng không hề đưa hình ảnh thật trong cuộc sống vòa tranh mà là phi hình thể. Nếu chúng ta cứ tìm xem nó là hình gì thì vô ích và không thể hiểu được. Nhưng nếu người xem có ý thức tìm hiểu về nghệ thuật tạo hình trên phương diện lý thuyết, cấu trúc cơ bản, những mối tương quan của yếu tố tạo hình như đồng điệu, tương phản, hài hòa...và các yếu tố đường nét, chất cảm, màu sắc....thì nhìn vào bức tranh trừu tượng chắc chắn sẽ cảm thức được, hiểu được chỗ nào là hài hòa, đồng điệu...Tất cả những cái đó được tác giả phối hợp trình bày như hiện trạng cuộc sống. Nhưng cuộc sống ở đây không được tái hiện bằng hình ảnh mà bằng các yếu tố tạo hình. Giá trị của các tác phẩm trừu tượng là giá trị biểu hiện của những yếu tố thẩm mỹ đó. Vì vậy, tranh trừu tượng chỉ dành cho những người có hiểu biết về các yếu tố mỹ thuật trong hội họa.

Ngoài ra còn rất nhiều trào lưu nghệ thuật mới khác mà các họa sỹ của chúng ta đã và đang theo đuổi. Một số những khuynh hướng sáng tác được nêu ở phần trên bài viết chỉ là vài trong số rất nhiều khuynh hướng mới, nhưng qua đó để thấy rằng:

Trong xã hội hiện đại ngày nay, ở lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đã nảy sinh những quan niệm mới trong cách nhìn nhận đánh giá về những xu hướng nghệ thuật. Bao nhiêu quan niệm, cách nhìn nhận khác nhau về nghệ thuật từ Đông sang Tây. Nhưng trước hết ta phải biết tác phẩm hội họa là tấm gương phản chiếu của tâm hồn, sáng tạo là một hành trình gian khổ để tìm ra vẻ đẹp đích thực. Một tác phẩm thực thụ là kết quả của sự tổng hợp những kinh nghiệm sống, sự suy tưởng và niềm cảm hứng sáng tạo. Sáng tác hội họa luôn luôn gắn liền với một quan niệm được dẫn dắt bởi một luồng tư tưởng chủ đạo nào đó. Mỗi tác phẩm thể hiện một thái độ, một lối nhìn nhận của người sáng tác  về cuộc đời. Và dù được vẽ với phong cách nào vẫn thấp thoáng những ước mơ, trăn trở đối với con người và thời đại mình sống.

Một bức tranh dù là theo trướng phái trừu tượng, siêu thực, hiện thực....thì hơn ai hết, tác giả là người đầu tiên nêu lên vấn đề rồi lao động suy nghĩ và đấu tranh với vấn đề đó, cho đến khi kết thúc tác phẩm. Do đó, ở địa vị người thưởng thức, nếu muốn hiểu được tác phẩm thì phải đặt mình vào cương vị sáng tác của người nghệ sỹ.

Một bức vẽ chỉ là cái cụ thể trước mắt, còn điều quan trọng hơn chính là sự liên tưởng được gợi ra từ đó, được coi như là sự thăng hoa của nghệ thuật. Nhiệm vụ của người xem là phải tìm cho ra được cái mạch ngầm ở phía sau đó. 

 Hà Thị Minh Chính - Phó trưởng Khoa Nghệ thuật

Page 2

Bài 1: Ghi chú về người xem tranh

Trước tranh, công chúng có nhiều phản ứng khác nhau, nhưng đa số thường thể hiện ở hai chiều trái ngược: hoặc “kính nhi viễn chi” — né tránh không ý kiến, hoặc bình thản bình phẩm — khen cái này “đẹp”, chê cái kia “xấu”, công nhận hoạ sĩ này “tài năng”, gạt phắc hoạ sĩ kia như một thứ “điên rồ” v.v... Và, trước người xem tranh, không ít hoạ sĩ, cũng vẫn thường nhắc nhở: “cần phải chuẩn bị một tâm hồn”, “cần phải học hỏi về nghệ thuật” v.v...

Trong bài viết này, tôi không muốn bình phẩm các phản ứng của công chúng hay hay dở, các ý kiến của các hoạ sĩ đúng hay sai như thế nào, mà chỉ đưa ra một ít ghi chú sơ sài để mọi người nghĩ lại... :

1. Thưởng thức hội hoạ là thưởng thức cái được thể hiện trên mặt tranh. Tuy nhiên sự thưởng thức hội hoạ, theo các nhà tâm lý học nghệ thuật hiện đại, không bao giờ thuần túy có nghĩa là thưởng thức cái được NHÌN THẤY [tranh]. Có rất nhiều thứ mai phục bên trong, ẩn kín nơi tâm hồn mỗi người, chi phối cái sự NHÌN VÀ THẤY đó. Đó chính là những hành trang văn hoá, là vốn sống, vốn kiến thức mà mỗi người mang theo khi tiếp cận tác phẩm hội hoạ.Với vốn sống và vốn văn hoá khác nhau, người ta sẽ thấy ở tác phẩm hội hoạ được nhìn những sắc thái và ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Cũng là “Phố” Hà Nội của một Bùi Xuân Phái, nhưng trong mắt nhìn của một người đã từng gắn bó với Hà Nội, đã từng yêu Hà Nội, và trong mắt nhìn của một người chưa từng một lần đến Hà Nội, sẽ hoàn toàn khác nhau. Với những người đã từng gắn bó, từng yêu Hà nội, “Phố Phái”, không chừng, chỉ là những cái cớ dẫn họ vào một không gian nào đó trong ký ức của mình. Với họ, “Phố” của Bùi Xuân Phái, không hẳn đã là đối tượng của sự thưởng lãm nghệ thuật, mà nhiều khi chỉ là đối tượng của kỷ niệm. Cách tiếp cận này, có thể trở thành một trở ngại cho sự cảm thụ nghệ thuật. Bởi, khi là đối tượng của kỷ niệm, người ta thường chỉ nhận thấy khía cạnh Ý NGHĨA, mà ở đó, hình vẽ thuần túy chỉ như một khái niệm, thậm chí, chỉ là cái cớ. Còn với người xa lạ, Bùi Xuân Phái, nhiều khi được nhìn nhận như một hoạ sĩ nhiều hơn. Không biết về Hà Nội, không biết nhiều về tác giả của “Phố Phái”, người ta phải chăm chú vào bề mặt tranh. Phải cảm Hà Nội, phải cảm Bùi Xuân Phái từ những gì hiện diện trên mặt tranh, không bị chi phối bởi những câu chuyện, những huyền thoại, người ta có cơ may trở nên khách quan hơn khi đánh giá tài năng của nhà hoạ sĩ nổi tiếng...

2. Kiến thức về hội hoạ, về nghệ thuật nói chung, và sự tiếp xúc thường xuyên, chính là các yếu tố quyết định cho sự thích ứng — hiểu theo nghĩa quan tâm hay yêu thích —với KÊNH, DÒNG hội hoạ nào đó. Và quyết định cho sự hoà nhập, thụ cảm với một NGƯỠNG, ĐỘ giá trị [nghệ thuật] nào đó. Không tiếp xúc nhiều với thế giới hội hoạ, không thấy sự đa dạng của các hình thức nghệ thuật, và gắn liền với nó là sự đa dạng vô cùng tận của các quan điểm và phương pháp sáng tác v.v... người ta, hoặc rất dễ sa đà trong các ngộ nhận cho rằng, nghệ thuật là cái gì sẵn có, có bản chất bất biến và có những qui phạm có giá trị vĩnh cửu..., hoặc cứ quẩn quanh trong sự đối chiếu nghệ thuật với thế giới hiện thực trong “đôi mắt vật lý” nhìn ra. Trong cách thứ nhất, người ta rất dễ cố thủ trong những giá trị của quá khứ, lấy đó làm chuẩn mực cho sự đánh giá, nhìn nhận. Và, rất dễ có thái độ dị ứng, loại trừ những gì quá mới lạ... Trong cách thứ hai, người ta rất dễ tự nhốt mình trong sự ngưng trệ của tiêu chuẩn hội hoạ “truyền thần”, xem vẽ chỉ là mô phỏng, là tái tạo “hiện thực”, đồng hoá cái đẹp trong nghệ thuật với cái “đèm đẹp”, cái “xinh”, cái “nhã”, cái “cao thượng” trong cuộc sống; đồng hoá công việc sáng tác của người nghệ sĩ như một nghề thủ công, và, xem tài năng hoạ sĩ, chỉ là ở “hoa tay” v.v...

Nói chung, trong mắt người xem, như đã “ghi chú” ở trên, tác phẩm hội hoạ, thực chất, không còn giá trị ĐỘC BẢN nữa. Có bao nhiêu người xem, là có bấy nhiêu DỊ BẢN, và thường, chẳng có cái nào giống cái nào...

 Bài 2: Ghi chú về người vẽ tranh

 Hoạ sĩ, không ít người luôn “kêu gào tự do”, nhưng chính họ, nhiều khi lại rất “độc đoán” khi bình phẩm về đồng nghiệp — làm như chỉ có họ mới là kẻ cầm nắm “chân lý”...

 Thực ra, người hoạ sĩ, khi sáng tác, cũng chịu sự chi phối của các yếu tố mai phục, ẩn kín như ở người xem tranh. Trước khi là con người-sáng tạo, hoạ sĩ là con người-văn hoá. Và, chính cái tính cách và tầm vóc con người-văn hoá này sẽ là những tác nhân thúc đẩy hay kiềm chế con người-sáng tạo nơi mỗi hoạ sĩ. Nó qui định hay quyết định cách nhìn, cách nghĩ của hoạ sĩ về nghệ thuật. Kéo theo là qui định hay quyết định phương pháp sáng tác của hoạ sĩ. Và đương nhiên, cuối cùng, là quan niệm, là tiêu chuẩn về hiệu quả trên mặt tranh.

— Những hoạ sĩ tin rằng hội hoạ là để tôn vinh vẻ đẹp của tự nhiên, là để thanh lọc tâm hồn hay làm thăng hoa các cảm xúc con người... dễ có khuynh hướng đi vào quĩ đạo của các chuẩn mực nghệ thuật đã trở thành Cổ điển. Các chuẩn mực đề cao sự hài hoà [hiểu theo nghĩa cân bằng thị giác...], đề cao sự cao cả, sự trong sáng của hình tượng, của tư tưởng và tình cảm v.v...

— Những hoạ sĩ tin rằng hội hoạ là để phản ánh hiện thực, hay để biểu lộ tâm tư, phơi bày bản ngã... dễ có khuynh hướng bấu víu vào các nội dung chỉ định của hình, vào tầm quan trọng của đề tài, và tính tư tưởng của chủ đề... Hiệu quả trên mặt tranh, được khoanh lại trong các tiêu chuẩn về tính điển hình của hình tượng, về tính chắt lọc và khái quát của ngôn ngữ thể hiện... — tất cả, là nhằm tạo nghĩa, nhằm làm “vang nghĩa” cho tranh. Ở đây, cái biểu đạt [hình thức nghệ thuật] gắn liền với cái được biểu đạt [hiện thực]. Và, mức độ bộc lộ sáng tỏ ý nghĩa cái được biểu đạt trở thành tiêu chuẩn xác định giá trị cái biểu đạt [hiệu quả trên mặt tranh]. Và dĩ nhiên, cũng là tiêu chuẩn xác định tài năng của hoạ sĩ...

— Những hoạ sĩ tin theo các quan điểm nghệ thuật hiện đại chủ nghĩa, cho rằng các tiêu chuẩn mỹ học cổ điển chỉ là giả tạo [đối tượng của nghệ thuật không chỉ là những vẻ đẹp lý tưởng]; cho rằng phương pháp sáng tác Hiện thực hay Lãng mạn chủ nghĩa lấy việc phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống, hay lấy việc biểu lộ chân thành cá tính hay tâm tư nghệ sĩ làm mục đích tối thượng chỉ là ảo tưởng hay ngộ nhận do sự trì trệ của tư duy trong tâm thế lạc hậu [Nếu lấy phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống làm mục đích tối thượng, hội hoạ không thể nhanh nhạy và hiệu quả như nhiếp ảnh, điện ảnh hay truyền hình; nếu lấy biểu lộ chân thành cá tính hay tâm tư nghệ sĩ làm mục đích tối thượng, thì trước tính chất DỊ BẢN trong cách nhìn và thấy nơi mỗi người xem, cũng trở thành vô nghĩa...] thì, như một lẽ đương nhiên, những hoạ sĩ đó dễ có khuynh hướng tự đưa mình vào cuộc phiêu lưu bất tận của những tìm tòi sáng tạo CÁI MỚI.

Xin lưu ý các chữ “dễ có khuynh hướng” trong các nhận định trên. Không ai có thể loại trừ trường hợp có những nghệ sĩ nghĩ và tin như thế này nhưng lại sáng tác theo một cách khác. Công việc sáng tạo vốn vô cùng phức tạp, bị/được thúc đẩy bởi nhiều động lực khác nhau, trong bản thân người nghệ sĩ cũng như bên ngoài xã hội, từ ý thức cũng như từ tiềm thức, từ những tài sản văn hoá tích luỹ lâu dài cũng như từ những ngẫu hứng bộc phát tình cờ, vượt ra ngoài mọi sự chờ đợi hay tiên đoán. Tuy nhiên, nhìn chung, các nhà lý thuyết nghệ thuật cũng như văn hoá đều tin tưởng vào mối quan hệ gần gũi giữa quan điểm thẩm mỹ và phong cách sáng tác.

Nếu lịch sử nghệ thuật cho thấy có nhiều quan điểm thẩm mỹ và nhiều phong cách khác nhau thì một kết luận không thể tránh được là: không có một tiêu chuẩn chung cho cái gọi là hiệu quả trên mặt tranh nói chung. Cũng như, không có tiêu chuẩn chung cho “cái đẹp”, không có qui phạm chung cho cái gọi là nghệ thuật. Thử xem, nếu xem những thiếu nữ no tròn mũm mĩm trong ánh nắng với bảng màu lung linh của Renoir là “đẹp”, thì những bà già tóp teo, dúm dó trong xó nhà âm u của Van Gogh là gì? Nếu xem những vệ nữ duyên dáng, thanh tao của Botticelli là “đẹp”, thì những hình mẫu đàn bà “cao su hoá” nhễu nhão của Dali, hay những mẫu “nude” như bê tông, như gạch vụn của Picasso là gì?... Nếu xem những bức tranh phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống như của Coubert, những bức tranh phơi bày mãnh liệt các xung động nội tâm như của Van Gogh là nghệ thuật..., thì những bức tranh không rõ hình thù, không rõ tâm tình như của Mondrian, của Kandinsky v.v..., thì gọi là gì? v.v... và v.v...

Tính chất đa dạng của những cái gọi là “đẹp” ấy cho thấy lịch sử nghệ thuật là một sự vận động liên tục. Niềm tin vào tính chất phổ quát và vĩnh cửu của môt phong cách hay một kỹ thuật sáng tác nào đó chỉ là một ảo tưởng. Một nghệ sĩ lớn chỉ lớn khi góp phần thúc đẩy quá trình vận động của các quan niệm về nghệ thuật cũng như về cái đẹp. Nói cách khác, chính bản thân họ phải thay đổi cách nhìn cùng lúc với việc thay đổi cách vẽ.

Nguồn: //www.tienve.org/home/visualarts/viewVisualArts.do?action=viewArtwork&artworkId=6285

Page 3

Serie tượng điêu khắc 'Những mảnh vỡ' của nghệ sỹ người Blake đang nhận được nhiều sự chú ý trên thế giới. Triển lãm phản ánh ý tưởng của con người cổ đại về vẻ đẹp đồng thời thể hiện vẻ đẹp này ở thời hiện đại.

Đầu tiên, Blake nặn tượng bằng đất sét theo tạo hình của người mẫu thật và phơi khô. Hình thù của các bức tượng được hình thành do quá trình nứt vỡ của đất sét theo chủ ý của tác giả. Đến một giai đoạn nào đó cảm thấy hình thù của tượng đã đạt đến độ ưng ý, tác giả đổ đồng và đem nung để hoàn thiện bức tượng.

Blake, nghệ sĩ điêu khắc người Canada.

Blake giữ nguyên hình dáng của người mẫu thật trên các bức tượng với nhiều cách tạo dáng phức tạp. Anh nói, điều khó khăn trong quá trình nặn tượng là giữ cho người mẫu đứng yên.

“Những mảnh vỡ” thể hiện bản chất tàn phá của lịch sử qua chiến tranh. Không phủ nhận lòng tôn kính với nghệ thuật điêu khắc cổ, Blake xem xét vai trò của nền nghệ thuật này trong lịch sử dưới một góc nhìn khác. Ông xem chúng như tàn tích của nền văn minh vĩ đại – nền văn minh ngợi ca chiến tranh và sự mở rộng quân đội. Không những vậy, những tác phẩm này đẹp và có thể đứng độc lập với lịch sử. Tuy nhiên, chúng là nạn nhân của lịch sử và nhiều năm đã qua chúng dần dần xấu đi cùng với các thành phố cổ nơi chúng đã từng đứng.

“Những mảnh vỡ” mang hơi hướng các bức tượng thời Phục Hưng, thể hiện vẻ đẹp dường như là chuẩn mực của con người. Thế nhưng tham vọng của Blake không phải là sao chép các loại hình nghệ thuật cổ xưa hay ca tụng vẻ đẹp của cơ thể con người. Anh hy vọng những tác phẩm điêu khắc này sẽ nâng cao nhận thức về bản chất tàn phá của chiến tranh và những ảnh hưởng nghiêm trọng tới người dân vô tội.

Một số bức tượng điêu khắc của Blake trong bộ sưu tập "Những mảnh vỡ".

Các nhân vật không đại diện cho các vị thần, những anh hùng vĩ đại hay những nhân vật thần thoại. Tên của họ không lấy từ sách sử mà được đặt tên theo nhãn hiệu của các loại bom mìn: Adam M-72. Claymore M18A1. Sadeye CBU-75. Những cái tên này nắm giữ số phận của các cá nhân trong lịch sử. Những khuôn mặt vô danh như những thương vong dân sự của chiến tranh, thường được đưa vào danh sách số và bản báo cáo tin tức rất mơ hồ. Ngoài ra, các tác phẩm hao mòn nhưng đầy sức sống, thậm chí là biểu tượng của sự sống và một tương lai đầy hy vọng.

Từ khi “Những mảnh vỡ” bắt đầu trưng bày vào năm 2007 tại London, các tác phẩm đã thành biểu tượng hi vọng cho những người đang nỗ lực dọn sạch bom mìn ở các nước đang phát triển. Phối hợp với chương trình No-More-Landmines và Adopt-A-Minefield của Liên Hợp Quốc, có thể nói “Những mảnh vỡ” đã dọn sạch nhiều bãi mìn và cứu sống nhiều cuộc đời. Với triển lãm này, Blake sẽ tặng một phần số tiền thu được để ủng hộ Viện bảo tàng bom mìn Campuchia.

"Những mảnh vỡ" triển lãm tại Bui Gallery, Hà Nội, từ 22/1 đến 12/3.

Bài, ảnh: Pham Mi Ly

Page 4

Các hiện vật từ thời Lý, Trần, Hậu Lê đến Nguyễn giúp người xem hình dung diện mạo hai linh vật và phản ánh vẻ đẹp điêu khắc cổ Việt Nam.

Thời gian qua, dư luận bức xúc về việc sư tử đá ngoại lai xuất hiện như là linh vật trong các công sở, địa điểm công cộng, đặc biệt là tại các di tích, không gian văn hóa của người Việt. 

Với mục đích góp phần tuyên truyền, quảng bá hình tượng và giá trị của con nghê và sư tử trong di sản nghệ thuật, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng Nam Định thực hiện triển lãm chuyên đề "Hình tượng sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam". Triển lãm diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ ngày 7 tới 17/11. 

Sư tử đá thế kỷ XI ở chùa Bà Tấm, Hà Nội - hiện vật trưng bày trong triển lãm.

Có thể nói đây là lần đầu có một triển lãm lớn về linh vật sư tử và nghê như vậy. Gần 60 hiện vật từ thời Lý, Trần, Hậu Lê đến Nguyễn không chỉ giúp người xem hình dung được diện mạo hai linh vật, mà còn phản ánh vẻ đẹp điêu khắc cổ Việt Nam. Phần lớn được làm bằng nhiều chất liệu như đá, gốm, sành, gỗ, đồng... Những hiện vật này đều là linh vật, tác phẩm điêu khắc độc lập, hoặc một phần khắc trên các công trình kiến trúc như đình chùa, khắc trên đồ vật như bình hoa, chân đèn...

Đi kèm với mỗi hiện vật là những chú thích, chú giải và những bài viết nói rõ niên đại, chất liệu, cách tạo hình, đặc điểm nổi bật và ý nghĩa tâm linh. Việc này giúp người xem hiểu hơn nguồn gốc, lịch sử, đặc điểm tạo hình và ý nghĩa tâm linh của linh vật thay đổi ở từng thời kỳ khác nhau.

Bên cạnh các hiện vật điêu khắc, triển lãm trưng bày các bản vẽ đạc họa, tường giải về linh vật cũng như không gian tìm thấy hiện vật. Một đoạn video được trình chiếu tại triển lãm nhằm giới thiệu sự thay đổi hình ảnh, đặc điểm linh vật qua từng thời kỳ.

Cùng với trưng bày, những người thực hiện triển lãm còn xây dựng chương trình giáo dục tương tác. Nhiều hình linh vật được in sẵn cho người xem, đặc biệt là các em học sinh có thể tô màu. 

Nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế là một trong những người tham gia công tác chuẩn bị. Anh cho rằng triển lãm thể hiện sự đa dạng từ chất liệu đến cách tạo hình, với nhiều công năng, sắc thái của hình tượng con nghê và sư tử.

Vượt qua vấn đề mỹ thuật, triển lãm trở thành cuộc trưng bày mang ý nghĩa lớn về di sản và giáo dục văn hóa truyền thống Việt.

Lam Thu

Page 5

Từ những tác phẩm của Nguyễn Sáng, nhà phê bình Thái Bá Vân đọc được hiện thực cao rộng, hoành tráng.

Danh họa Nguyễn Sáng 
- Ảnh: tư liệu

Khi Nguyễn Sáng chào miền Nam để ra Bắc, ông hẳn không nghĩ rồi mình sẽ trở thành một phần quan trọng của miền đất Bắc ấy. Ông đã trở thành một họa sĩ cách mạng. Ông thậm chí đã ở lại miền Bắc gần như suốt cả cuộc đời mình. Họa sĩ chỉ trở lại quê nhà để vẽ vài tác phẩm trước khi mất. “Nhìn qua lược sử quá trình hoạt động của họa sĩ Nguyễn Sáng, cũng không có gì khác biệt với bao nhiêu họa sĩ cách mạng khác, chỉ khác chăng ông là người miền Nam”, nhà phê bình Quách Phong viết.

Thẩm mỹ truyền thống, thẩm mỹ Hà Nội

Lý giải về mối duyên này, ông Phong cho rằng môi trường thẩm mỹ xã hội lai tạp khi ấy của Nam bộ đã không đủ sức giữ chân Nguyễn Sáng.

“... với Nam bộ là vùng đất mới thì văn hóa truyền thống lại càng hiếm hoi, những đình, chùa, miếu, mạo được xây dựng do những di dân từ miền Trung, miền Bắc và người Hoa thời Mạc Cửu, cùng với văn hóa Khmer và các công trình theo phong cách Pháp tạo thành, hầu hết đều bị tam sao thất bản. Nói chung là môi trường thẩm mỹ xã hội đã rất hiếm hoi, vừa lai tạp, không thuần khiết, vừa bị thị trường thương mại phát triển ngày càng mạnh hơn”, ông Phong phân tích.

Cũng chính vì thế, theo ông Phong, Nguyễn Sáng đã bị Hà Nội thu hút bởi môi trường nghệ thuật cổ truyền thống của mình. Khi đó, ở Hà Nội, truyền thống vẫn còn đậm nét từ nhà phố đến các đình chùa. Sắc thái dân tộc cũng bừng nét trên các tranh tượng dân gian, hoa văn hoành phi, câu đối, bia đá. “Với những người tân kỳ ra Hà Nội thường thấy Hà Nội như là cái gì cổ lỗ, nhưng những nhà văn hóa đích thực thì họ thấy Hà Nội là một thành phố cổ kính. Chính vì thế mà Nguyễn Sáng đã tìm thấy Hà Nội là điểm đến của mình cho con đường nghệ thuật”, ông Phong nhớ lại.

Rồi điều phải đến đã đến. Nguyễn Sáng đã nhập hẳn vào tinh thần Hà Nội ấy, cũng như tinh thần Hà Nội đã lan mãi trong các tác phẩm của ông. Nguyễn Sáng cũng nhận thức rất rõ điều đó. Sinh thời, Nguyễn Sáng hay nói đùa với bạn bè: “Tớ là người Bắc kỳ hơn cả Bắc kỳ”. Nghĩa là từ bảng màu đến đường nét, người ta đều thấy thấp thoáng cảnh vật, con người Hà Nội trong tranh Nguyễn Sáng. Nó lan tỏa nhưng không phô diễn. Chúng ta không thấy sự vận dụng phô trương của những hoa văn cổ. Càng không thấy những mảng khối dân gian được lắp ráp vô hồn. Nhưng đúng là tinh thần truyền thống ấy, tinh thần Hà Nội ấy.   

“Nhìn tranh của ông, ta thấy có âm hưởng tranh dân gian Việt Nam rất rõ. Nét to, mảng bẹt, cách bôi màu như ngây ngô vụng về không khéo tay. Tạo hình dạng [form] rất chắt lọc, rất chắc khỏe. Không gian ít dùng luật phối cảnh mà dùng không gian ước lệ, dùng mảng hình và khoảng trống tạo không gian ước lệ trong tranh. Tất cả những nguyên tố tạo hình đó đều có trong tranh dân gian và nghệ thuật Á Đông”, ông Quách Phong viết.

Do đó, theo các nhà nghiên cứu, nhìn vào tranh Nguyễn Sáng thấy sắc thái Á Đông ngay không chối cãi được. Song nó vẫn vô cùng hiện đại, bác học.

Nhân chứng thời đại hào hùng

Nghệ thuật của Nguyễn Sáng gắn liền với lịch sử cách mạng, lịch sử nghệ thuật của dân tộc. Ông là một trong số những họa sĩ có những tác phẩm sơn dầu, sơn mài đẹp nhất sáng tác về đề tài chiến tranh cách mạng Việt Nam

Họa sĩ  Trần Khánh Chương

“Nguyễn Sáng đã một đời lao động nghệ thuật, đầy nghị lực và sáng tạo. Nguyễn Sáng đã thành công”, ông Thái Bá Vân đánh giá. “Nhưng thành công này không của riêng anh, là thành công của cả nền hội họa hiện đại Việt Nam, của chúng ta, trong cuộc chuyển mình gay gắt vươn tới một thẩm mỹ cao đẹp, hòng đối xứng được với cuộc cách mạng xã hội đang lật ngược mọi đời sống cũ. Một thẩm mỹ phải có nguồn từ truyền thống và trên hành trình sẽ gặp nhiều dòng sông mới mẻ của nhân loại”.

Theo ông Vân, danh họa Nguyễn Sáng là một nghệ sĩ nhạy bén trong số những người đi vào cuộc lựa chọn và giác ngộ thẩm mỹ đó. Một yếu tố mà ông Vân đánh giá rất cao khác về ông Sáng chính là bản lĩnh kiên trì đi tới thẩm mỹ đó của ông. Sự kiên trì và xả thân đó được ví như một con ong của hội họa Việt Nam. Một đời, ông đã vẽ liên tục, vẽ như không thể không vẽ. Nguyễn Sáng, theo tư liệu để lại, đã vẽ trong những cơn sốt rét rừng run bần bật ở chiến khu trước kia, cũng có lúc hăm bốn tiếng liền bên giá vẽ.

“Tôi còn thấy hình họa của anh có gì gan góc. Anh nhìn cuộc đời hình thể một cách trực diện, can đảm không buông, và dựng chúng lên tranh ở cái thế đàng hoàng nhất, vững chãi và sòng phẳng nhất. Cùng với cách nhìn, Nguyễn Sáng còn là một tài năng hình họa”, ông Vân viết.

Điều này được ông Vân phân tích rất rõ qua bức tranh Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ. Tác phẩm này vừa được công nhận là bảo vật quốc gia đợt 2. Đây cũng là tác phẩm mang rõ dấu ấn của sáng tác về đề tài hiện thực, chiến tranh cách mạng trong số các bảo vật quốc gia là tác phẩm hội họa.

Bức Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ, một bảo vật quốc gia

Tác phẩm này, theo ông Vân, có phần thế giới hình thể phân minh, mạnh mẽ và thuyết phục. Hình thể người trong các tác phẩm của ông Sáng khiến người xem có thể an tâm về cái gì là nền tảng của hiện thực. Nó cũng khiến ông Vân thấy được tin cậy, được trao cho lòng tin về một cái gì cao rộng, hoành tráng. “Tôi còn cảm xúc cả cái ứng xử quả quyết, một chút ngang tàng đàn ông trên cử chỉ hội họa lao tới của Nguyễn Sáng trên những Thánh Gióng, hay Chọi trâu nữa”, ông Vân viết.

Cũng chính với những tác phẩm Giặc đốt làng tôi, Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ, Thành đồng tổ quốc, Nguyễn Sáng đã có câu chuyện thời đại riêng của mình. Ông vẽ được mọi chất liệu. Từ màu dầu đến sơn mài, từ lụa đến phấn. Những chất liệu ấy, theo ông Vân, qua tay Nguyễn Sáng bao giờ cũng mang một hơi thở thanh loát, nhẹ nhõm như cánh chim. “Anh đã dồn nhiều công sức và thành công ở những đề tài lớn làm chứng một thời đại hào hùng...”, ông Vân đánh giá.

Điều này được nhà nghiên cứu Quách Phong lý giải: Ông hiểu rõ hơn hết nghệ thuật chỉ phát triển trọn vẹn khi dân tộc đó có độc lập tự do. “Tôi nghĩ ông vẽ những tranh về kháng chiến như Nghỉ chân, Giặc đốt làng tôi, Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ, Trú mưa, Tình dân quân... không phải với ý nghĩa là đem nghệ thuật phục vụ cho kháng chiến, cho cách mạng, cho nhân dân như khái niệm mà người ta thường nói về chức năng của nghệ thuật. Nó là một sản phẩm văn hóa tinh thần thực sự của cuộc cách mạng của dân tộc”, ông Phong giải thích.

Họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật đánh giá: “Nghệ thuật của Nguyễn Sáng gắn liền với lịch sử cách mạng, lịch sử nghệ thuật của dân tộc. Ông là một trong số những họa sĩ có những tác phẩm sơn dầu, sơn mài đẹp nhất về đề tài chiến tranh cách mạng Việt Nam”.

Danh họa Nguyễn Sáng sinh năm 1923 tại Mỹ Tho [nay là Tiền Giang]. 1936 - 1938 ông học Trường Mỹ thuật Gia Định, sau đó ra học Mỹ thuật Đông Dương. 1945, ông tham gia biểu tình cướp chính quyền tại Bắc Bộ phủ. Sau đó, ông làm việc cho Bộ Tài chính. Thời kỳ này vẽ giấy bạc, vẽ tranh tuyên truyền cổ động. 1946, sáng tác bộ tem Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm lần thứ nhất Cách mạng tháng Tám và ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đây là bộ tem đầu tiên và là bộ tem đẹp nhất về Bác Hồ được đánh giá cao cho đến ngày nay. 1977, ông cùng gia đình vào TP.HCM sinh sống. Từ 1980 họa sĩ Nguyễn Sáng trở ra Hà Nội. Danh họa Nguyễn Sáng mất năm 1988. Tên tuổi của ông được ghi trong Từ điển Bách khoa Larousse [Pháp]. Ông đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 [1996].

Trinh Nguyễn [Thanh Niên]

Page 6

Các nghệ sĩ làm ra tác phẩm, nhưng lưu giữ nó lại là một việc khác và không phải ai cũng có duyên có được những tác phẩm nghệ thuật như ý và đỉnh cao. Hãy cùng chiêm ngưỡng một số tác phẩm vô giá của hội họa Việt Nam trong bộ sưu tập của Tira Vanichtheeranont [sinh năm 1949, người Thái Lan]

Ông Tira là một người may mắn khi sưu tập hội họa Việt Nam, dù vô tình hay hữu ý. Cách đây vài năm ông mua được chừng 200 ký họa và nghiên cứu của các họa sĩ Việt Nam chủ yếu vẽ trong giai đoạn 1950 – 1970.

Các tác phẩm trong bộ sưu tập là những bức tranh sơn dầu, màu nước… của các họa sĩ nổi tiếng đặt nền móng cho hội họa của nước ta như: Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái… những tác phẩm mang đến cho người xem cảm nhận về cuộc sống qua những nét vẽ của các họa sĩ tài ba, hơn nữa các bức tranh còn thể hiện các vấn đề xã hội trong từng phong cách thể hiện.

Bộ sưu tập này của ông Tira là một phần quan trọng của hội họa Việt Nam. Nó còn có giá trị ở nhiều bức họa chưa từng được biết đến. Dù thành công ở những mức độ khác nhau, nhưng có thể nói các họa sĩ lúc đó rất chân thành, muốn đem những tác phẩm của mình làm tốt đẹp hơn nền văn hóa mới, sâu sắc hơn thì âm thầm nói lên số phận con người trong chiến tranh, trong những biến động xã hội. Nó là một quá khứ rất đáng nhìn lại vì nó là bản chất con người với mọi vui buồn và bất lực của các nghệ sĩ. Những bức tranh này có lẽ quan trọng và vô giá theo nhiều nghĩa. Là chứng nhân của cả một thời, một trào lưu chẳng hạn và vì thế chúng là những tư liệu rất quý.

 

"Bác Hồ" của Phạm Văn Đôn

Bức "Bác Hồ ở Pác Bó"- tác giả Mai Văn Hiền

Cuộc đấu tranh cách mạng kiên cường của người dân Nam bộ được thể hiện trong tác phẩm tranh sơn dầu của họa sĩ Nguyễn Cao Thượng

Bức "Trận Bạch Đằng" của Nguyễn Cao Thượng

Bức ảnh "Thiếu nữ" của Tô Ngọc Vân

Bức "Phố" của Bùi Xuân Phái

Khung cảnh biển Mỹ Khê qua chất liệu sơn dầu của họa sĩ Bùi Xuân Phái

Bức tranh “Giải phóng Thăng Long” với chất liệu đồng và sơn mài của tác giả Ngô Chính

Bản làng, Mai Văn Nam, mực nhỏ và màu nước trên giấy, 1963

Một số bức tranh của họa sĩ Phan Thông về Cải cách ruộng đất:

Nông dân đem những hạt thóc cuối cùng nộp tô thuế cho địa chủ

Nông dân lam lũ đi cày và kiếm củi

Nông dân nghèo ăn sắn khoai trừ bữa

Vợ chồng địa chủ mâm cao cỗ đầy

Địa chủ đánh đập nông dân

Gia đình hạnh phúc

Theo designs.vn

Page 7

Giấc mơ của Đặng Việt Linh cũng là những gì mà con người mơ ước: một đời sống tốt đẹp, luôn vui vẻ, tự do, trân trọng những điều mà mình đang có. Ở nơi đó mỗi người đều sống hết mình, bản năng một chút, hoang dại một chút, phiêu lưu và mạo hiểm một chút, dám mơ và dám theo đuổi đến cùng giấc mơ của mình…

Cựu binh Mỹ đầu tư cho họa sĩ trẻ Việt Nam

23 tuổi, học năm 4 trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp, Đặng Việt Linh là một trong số rất ít những họa sĩ trẻ đếm trên đầu ngón tay đã có triển lãm cá nhân mà còn ngay tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam – nơi trang trọng nhất cho mọi cuộc triển lãm tranh mà bất cứ họa sĩ nào cũng muốn hướng tới. Phong cách hội họa của Việt Linh đã lọt vào tầm ngắm của nhà sưu tầm tranh người Mỹ Thomas Linzmeier. Ông đã quyết định tài trợ hoàn toàn cho triển lãm cá nhân đầu tiên của Việt Linh. Đó là triển lãm “Mơ” diễn ra từ 26- 29/7/2015 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam [số 66 Nguyễn Thái Học – Hà Nội].

Đặng Việt Linh [trái] chụp ảnh cùng bạn bè trong ngày khai mạc triển lãm.

Linh cho biết, trong hai năm 2013 và 2014 khi đại sứ quán Đan Mạch có tổ chức cuộc triển lãm giới thiệu hội họa Việt Nam cho công chúng Việt Nam và quốc tế, Linh có 3 tác phẩm tham dự. Sau đó, nhà sưu tầm tranh người Mỹ Thomas Linzmeier đã tự tìm tới Linh và làm việc với chàng họa sĩ trẻ trong thời gian khá dài.

Ông Thomas nói với Linh rằng: “Tôi thích tranh của bạn và những bức tranh ấy có thị phần ở Mỹ cũng như một số nước khác. Bạn cứ vẽ theo những gì bạn muốn, theo phong cách của bạn, dùng chất liệu và hình ảnh của mình thì nhất định sẽ thành công”.

Tác phẩm "vườn địa đàng" của Đặng Việt Linh.

Tại buổi họp báo ngày 25/7, chị Nguyễn Quỳnh Hoa, đại diện của AoVN Marketing Group - nhóm xúc tiến các hoạt động mỹ thuật cho các họa sỹ tại Việt Nam, dưới sự bảo trợ và điều hành của ông Thomas Linzmeier – cho biết, tuy đã có nhiều hoạt động hỗ trợ giới thiệu tranh của các họa sĩ trẻ Việt Nam tới thị trường thế giới, đặc biệt là Mỹ trong nhiều năm qua, nhưng Việt Linh là họa sĩ trẻ đầu tiên được Thomas Linzmeier quyết định đầu tư dài hơi. Ông Thomas đẩy mạnh hoạt động giới thiệu tranh của Đặng Việt Linh ra thị trường thế giới.Sau triển lãm tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, cuối năm nay, Thomas Linzmeier sẽ tiếp tục tài trợ cho cuộc triển lãm cá nhân của Việt Linh tại Mỹ. Triển lãm cá nhân tại Mỹ này sẽ trưng bày 23 bức tranh trong Triển lãm “Mơ” cộng thêm 7 tác phẩm khác.

Những giấc mơ bồng bềnh, rực rỡ...

Triển lãm “Mơ” là triển lãm cá nhân đầu tiên của Đặng Việt Linh, đánh dấu chặng đường sáng tác chuyên nghiệp của Linh trong 3 năm qua. Qua những nét chì đi 1 lần, Linh truyền đạt tới người xem, ước mơ con người sống hướng tới những gì tốt đẹp, luôn vui vẻ, sống tự do, trân trọng những điều mà mình đang có, hết mình, rất bản năng nhưng không mất đi những nét hoang dại tự nhiên, dám phiêu lưu và mạo hiểm, dám mơ và dám theo đuổi đến cùng giấc mơ của mình.

Mảng màu rực rỡ trên giấy dó của chàng sinh viên năm 4 ĐH Mỹ thuật công nghiệp.

Quan điểm của Đặng Việt Linh về các tác phẩm trong triển lãm: “Trong ý nghĩ của tôi, thế giới hiện đại luôn phẳng và công bằng. Mọi ngôn ngữ, văn hóa, chủng tộc... đều có sự kết nối và giao thoa tạo nên tổng thể của một xã hội văn minh và hội nhập. Vì vậy các tác phẩm của tôi thường sử dụng mảng phẳng làm ngôn ngữ tạo hình chính kết hợp với rất nhiều các họa tiết trang trí truyền thống và hiện đại không chỉ ở riêng Việt Nam mà còn của nhiều dân tộc khác. Đặt chúng trong cùng một tổng thể, khung cảnh để tạo nên sự hòa hợp, giao lưu mang tính cộng đồng bởi chúng ta sinh ra giống nhau.”

Đặng Việt Linh đã sáng tác bộ tranh 23 bức rực rỡ sắc màu và hình thể tự do, bay bổng phiêu diêu đến siêu thực. Loạt tranh được vẽ bằng màu guache trên giấy dó truyền thống của dân tộc của Đặng Việt Linh thu hút lập tức người xem bởi những mảng màu rực rỡ tươi vui như hân hoan nhảy múa trên nền giấy vân trắng.

Tác phẩm hội họa của Đặng Việt Linh.

Các bức tranh được vẽ lên một cách tự nhiên và bồng bềnh trong một không gian vô định, nhẹ nhàng, thanh thản và vui tươi rộn rã. Hình ảnh trong tranh không chỉ là thiên thần, những chú ngựa với đôi cánh trắng; có thần vệ nữ; có hình rồng, phượng trong văn hóa phương Đông; những thiếu nữ Việt xưa và nay, những con người với trang phục sắc tộc rực rỡ; những con thú kỳ dị thường thấy trong tranh dân gian, tranh thờ ở nhiều nơi trên thế giới. Những hình thể bay lượn, những bản hòa tấu đầy sắc màu trong các bố cục của Linh như được tuôn trào từ đâu đó trong nghệ thuật tranh kính Châu Âu, nghệ thuật trang trí thảm vùng Trung Á, Tiểu Á; những hình thể do thổ dân Châu Phi, Mỹ La Tinh hay Châu Đại Dương sáng tạo, những trang phục và tranh dân gian Việt Nam; từ những nền mỹ thuật tôn giáo qua mỹ thuật Phục Hưng, hội họa của Henri Matisse, Gustav Klim, của các nghệ sỹ siêu thực trước đây và bây giờ.

Mây và trăng...

Theo họa sĩ Nguyễn Nghĩa Phương, có thể nói, bằng thủ pháp tổng hòa Đặng Việt Linh đang tạo nên một không gian thẩm mỹ, không gian văn hóa mang tính nhân loại, thể hiện cảm thức và tâm thức của một người sống trong thời đại hội nhập. 

Còn thầy Võ Ngọc Hùng, trưởng khoa Thiết kế nội thất trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp khẳng định, tranh của Đặng Việt Linh là một trong số không nhiều sinh viên mỹ thuật có thể không kí tên mà vẫn nhận diện ra được và ông rất hi vọng vào người học trò này.

ĐẶNG VIỆT LINH

Sinh ngày: 19 tháng 11 năm 1993, tại Việt Trì, Phú Thọ. Hiện đang sống tại Hà Nội.  Sinh viên năm thứ 4 trường Đại Học Mỹ Thuật Công Nghiệp Hà Nội, chuyên ngành Hội họa Từng tham gia:  + Triển lãm khu vực III của Hội Mỹ thuật Việt Nam [2008, 2011, 2013, 2014] + Triển lãm của Quỹ Đan Mạch [2013, 2014] + Triển lãm tại Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam [2013] và tại Hàn Quốc [2014] + Đạt giải nhì trong triển lãm “Tranh ảnh đề tài dân tộc miền núi phía bắc Việt Nam [2007]

+ Tác phẩm có trong bộ sưu tập của các nhà sưu tầm Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam

Page 8

Từ ngày 19 -10, tại Bảo tàng Mỹ thuật diễn ra một triển lãm quan trọng có tên“Hội họa Việt Nam - Một diện mạo khác”. Triển lãm trưng bày 67 bức tranh quý của hơn 30 họa sĩ trải dài từ thời Trường Mỹ thuật Đông Dương đến những năm xây dựng XHCN ở miền bắc.

Từ trước đến nay, giới mỹ thuật trong nước hầu như chỉ biết đến Vũ Cao Đàm [1908 - 2000] như một nhà điêu khắc qua hai tác phẩm còn được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật. Cũng như câu chuyện ông là nghệ sĩ Việt kiều đầu tiên đến làm tượng chân dung Bác Hồ năm 1946 khi Người sang Pháp để đàm phán với Chính phủ Pháp về hòa bình ở Việt Nam. Nhưng triển lãm này cho người xem một cái nhìn thật bất ngờ về con người hội họa của ông, với các bức sơn dầu trữ tình vẽ thiếu nữ, Truyện Kiều với ánh sáng và sắc lam đặc biệt.

Họa sĩ Lê Phổ [1907 - 2001] cũng vậy. Họa sĩ bậc thầy này được Bộ Văn hóa Pháp công nhận là danh họa quốc gia, danh sách các tác phẩm của ông được liệt kê, đánh số và cấm mang ra khỏi Pháp. Tác phẩm của ông cũng lập kỷ lục cao nhất về giá tranh của một họa sĩ gốc Việt [Bức “Nhìn từ đỉnh đồi” được nhà đấu giá Christie bán với giá 840.000USD năm 2014]. Tại triển lãm lần này, người xem được “no nê” với sắc vàng nắng trong hàng chục bức sơn dầu vẽ thiếu nữ, tĩnh vật, hoa của người họa sĩ tài danh, sống xa Tổ quốc nhưng tấm lòng và nghệ thuật luôn hướng về quê hương. Người xem còn được chiêm ngưỡng những bức tranh lụa của họa sĩ vẽ lụa nổi tiếng Mai Trung Thứ [1906 - 1980]. Hoặc là bức vẽ độc đáo của họa sĩ Vũ Cao Đàm, vẽ chân dung của Lê Thị Lựu [1911 - 1988], nữ họa sĩ đầu tiên của Trường Mỹ thuật Đông Dương.

Một vế là tác phẩm của những họa sĩ - nhà văn hóa đã “ra biển” và có những thành công, đóng góp không chỉ cho nghệ thuật nước nhà mà cả nghệ thuật thế giới. Còn vế bên kia của triển lãm là tác phẩm của các họa sĩ - chiến sĩ, hăng hái ghi lại những tác phẩm “nhật ký tạo hình” cuộc sống và chiến đấu, hy sinh của người trong nước như: Trọng Kiệm, Phan Thông, Lê Quốc Lộc… và rất nhiều họa sĩ “cổ điển” của thời kháng chiến. Xem lại các tác phẩm của họ, dù là sơn mài, sơn dầu, ký họa mầu nước hay chì, đều rất xúc động bởi sự trung thực và sinh động. Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng đánh giá đó là những tác phẩm “có giá trị thức tỉnh con người, và những người thức tỉnh đã bằng cách này hay cách khác gìn giữ chúng, trong những điều kiện gần như không thể”.

Tranh "Chuyện trò" của họa sĩ Vũ Cao Đàm.

Để công chúng có thể tận mắt chiêm ngưỡng một phần bộ sưu tập quý như vậy, phải kể đến công lao của nhà sưu tập Nguyễn Minh, người có công đi “lùng” các tác phẩm từ nhiều nhà đấu giá nước ngoài. Bắt đầu từ năm 2010, sau khi đấu giá thành công bức “Chuyện trò” [Vũ Cao Đàm vẽ năm 1964] tại nước ngoài, ông đã chuyển hướng từ việc chơi đồ cổ chuyển sang sưu tầm tranh với ý thức giữ gìn tinh hoa văn hóa dân tộc, đem nghệ thuật ta về cho dân ta xem. Cho đến nay, bộ sưu tập hơn 200 tác phẩm của ông trị giá tốn phí mua về đã lên tới tiền triệu USD, nhưng đáng quý nhất là chúng lại ở trong nước. Làm người đầu tư cho văn hoá thì luôn nhận được phần thiệt thòi về mình, vì đầu tư cho văn hóa thường không có lãi ngay lập tức. Bà Kim, vợ của nhà sưu tập Nguyễn Minh, kể lại rằng không hiếm lần có khi vợ chồng cãi nhau vì sự đam mê của chồng, tiền cứ vác đi, tranh đem về chật nhà mà chẳng thấy “hiệu quả”. Nhưng vì đam mê của chồng mà cuối cùng chị cũng hết lòng ủng hộ…

Thứ hai, là việc công phu lựa chọn, sưu tầm tư liệu mỹ thuật của nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng cùng các cộng sự. Họ mất hai năm trời nghiên cứu từ bộ sưu tập của Nguyễn Minh để viết nên bộ sách “Hội họa Việt Nam - Một diện mạo khác” [cũng là tên triển lãm] để giới thiệu với độc giả trong nước những giá trị cao từ của một “góc khác” của nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Khiến cho những điều tưởng như đã được khẳng định lại trở nên không chỉ như thế, làm ta không hết ngạc nhiên, xúc động trước những giá trị tinh thần - nghệ thuật của các thế hệ cận kề mà chúng ta được nối tiếp.

Triển lãm kết thúc vào ngày 23-10. Đây có lẽ là sự kiện mỹ thuật gây sự hấp dẫn và có ý nghĩa lớn trong đời sống mỹ thuật từ đầu năm tới nay.

Nguồn: ngaynay.vn

Page 9

Hội họa giúp con người có thêm cơ hội cảm nhận được cái đẹp của nghệ thuật qua từng bức tranh vẽ. Với Bệnh viện An Bình [Q.5, TP.HCM], hội họa còn là liều thuốc hỗ trợ đắc lực cho những bệnh nhân [BN] tại Khoa Y học cổ truyền - Vật lý trị liệu khắc phục được chứng rối loạn giao tiếp.

Các BN trong giờ học vẽ tại nhóm trị liệu mỹ thuật

Hai năm nay, những hộp màu nước, vài cái giá vẽ và những tờ giấy kro-ki trong Phòng trị liệu ngữ âm đã trở thành người bạn thân thiết của một nhóm BN đang được điều trị tại đây.

Lớp học có một không hai

Nếu không cho biết trước nhiều người cứ ngỡ phòng số 341 là một lớp dạy vẽ bị “lọt thỏm” trong một bệnh viện có hàng trăm phòng bệnh. Thay cho những chiếc giường bệnh hay các dụng cụ vật lý trị liệu thì ở đây là những chiếc giá vẽ gọn nhỏ đã được căng giấy sẵn để BN tha hồ múa bút. Đang mùa Giáng sinh nên chủ đề được đưa ra trang trí là cây thông, ông già tuyết và ông già Noel. Vất vả từng đường nét, BN Nguyễn Hoàng Linh, 23 tuổi ngụ ở Q.5 cầm cây bút màu sáp tô từng chiếc lá thông xanh. Bị liệt tay phải lại rối loạn giao tiếp nên Linh trả lời thật sự khó khăn khi có ai đó đến gần hỏi thăm. Linh là BN trẻ nhất nhưng cũng là người bị rối loạn giao tiếp nặng nhất. Vì lẽ đó mà Linh được các “thầy” kèm cặp rất kỹ. Sau khi pha màu xong, Trương Minh Sang - sinh viên lớp K12 Khoa Mỹ thuật [Trường ĐH Sài Gòn] giúp Hoàng Linh cách cầm cọ vẽ khỏi lem. Thay cho lời cảm ơn, Linh nở một nụ cười hiền lành. Bị tai biến mạch máu não mấy năm nay nên BN Phạm Văn Trung mắc chứng liệt nửa người. Không chỉ vận động khó khăn, anh Trung cũng rất vất vả khi trò chuyện với người đối diện. Dù cầm cọ bằng tay trái nhưng bức tranh phong cảnh của anh chỉ sau 1 tiếng đồng hồ cũng đã hoàn thành trong sự thích thú của chủ nhân và lời động viên của giáo viên dạy vẽ. Người dạy vẽ cho anh Trung là bạn Đặng Anh Thi - trưởng nhóm sinh viên tình nguyện của Trường ĐH Sài Gòn. Anh Thi thật sự ái ngại khi được bạn bè trong nhóm giới thiệu là cựu sinh viên của Trường ĐH Sài Gòn sau khi đi dạy vẫn gắn bó bền bỉ với lớp học vẽ có một không hai này. Cũng giống như BN Trung, anh Phan Minh Đức được nhiều người đứng xem trầm trồ tán thưởng hàng chữ Merry Christmas do anh thiết kế theo kiểu “rồng bay phượng múa”. Dù mới học năm thứ nhất nhưng với tinh thần thiện nguyện, Cao Thị Thanh Nga - sinh viên năm thứ nhất của khoa cũng đã hăng hái ghi tên để được nối gót đàn anh đi dạy vẽ. Nga nhiệt tình vì coi đây cũng là môi trường tốt để mình có thêm cơ hội học hỏi về chuyên môn.

Thành công ở nhóm trị liệu ngữ âm, thạc sĩ Điền mong ước mô hình giàu tính nhân văn này được nhân rộng ra ở các đơn vị bạn và các bệnh viện tỉnh thành khác để BN có thêm cơ hội sống cuộc đời có ý nghĩa hơn. Tuy nhiên theo anh, nếu không có sự khởi động của các nhà quản lý ngành y tế thì dù ý tưởng hay đến mấy cũng rất khó thực hiện. 

Một bức tranh lớn sau 3 tiếng đồng hồ đã được hoàn chỉnh trong niềm vui của những “người học trò” khuyết tật. Nhìn ánh mắt của các bạn sinh viên và đặc biệt là đội ngũ nhân viên, bác sĩ trong Phòng trị liệu ngữ âm mới thấy hạnh phúc đó lớn lao biết chừng nào. Thạc sĩ Lê Khánh Điền - Phó trưởng khoa Y học cổ truyền - Vật lý trị liệu không giấu được cảm xúc: “Dù bức tranh được vẽ như thế nào nhưng đó là thành quả rất đáng ghi nhận của các BN đang điều trị ở đây. Họ đã vượt qua mặc cảm, tự ti và cả những định kiến từ người thân để đến với nhóm trị liệu mỹ thuật. Chúng tôi cũng không ngờ sau 2 năm hoạt động, lớp học đã có nhiều hiệu ứng tích cực như thế”. Theo thạc sĩ Điền, ý tưởng thành lập nhóm trị liệu mỹ thuật được thai nghén sau khi anh học xong khóa 2 năm sau ĐH về âm ngữ trị liệu và 2 tháng tu nghiệp tại University of Sydney. Tuy nhiên anh không khỏi lo lắng khi có người ngăn cản vì coi đây là ý tưởng điên rồ. Giữa bệnh tật và hội họa chẳng có gì ăn nhập với nhau nên họ không tin vào những gì anh nói. Mặc dù bị một vài người nhà BN từ chối nhưng vào ngày 20-12-2013 Phòng trị liệu mỹ thuật đã ra đời.

Lòng tốt gặp nhau trong lớp học

Theo thạc sĩ Điền, một động lực mãnh liệt khác giúp anh thực hiện ý tưởng là cuộc gặp gỡ với nhà giáo Đỗ Xuân Tịnh - Trưởng khoa Mỹ thuật [Trường ĐH Sài Gòn]: “Lúc đầu tôi có liên hệ với một số họa sĩ nổi tiếng. Mặc dù ai cũng hưởng ứng nhưng mỗi người có một hoàn cảnh riêng nên không thể giúp sức thường xuyên được. Cảm ơn thầy Tịnh đã nhiệt tình hợp tác với khoa chúng tôi”. Từ lực lượng sinh viên Khoa Mỹ thuật, các thầy giáo dạy vẽ không bao giờ thiếu nguồn. Khóa này đi lại có lớp khác tiếp nối. Tuy nhiên có sinh viên đã gắn bó chung thủy suốt 2 năm nay như Anh Thi, Minh Sang. Cũng vì cảm kích với tinh thần cống hiến đó mà các BN của nhóm bất kể tuổi tác, địa lý vẫn gắn bó thường kỳ vào mỗi sáng thứ sáu hàng tuần mà điển hình là BN Lê Cao Nguyên tuần nào cũng được người nhà vượt hơn 100 cây số đưa từ Vũng Tàu lên chỉ học vẽ trong 3 tiếng. Khó khăn hơn có trường hợp người nhà đồng ý nhưng BN lại lắc đầu nguây nguẩy từ chối. Những ngày đầu BN sức khỏe yếu ngồi vào bàn vẽ rất khó khăn nên có lúc thạc sĩ Điền tưởng lớp học sẽ “tàn lụi” dần theo năm tháng. Nhưng không ngờ với ý chí của người bệnh và sự nhiệt tình của nhóm sinh viên tình nguyện mà lớp học vẫn cứ bền bỉ duy trì. Ít ai biết rằng các BN sau di chứng đột quỵ chỉ biết ngồi một chỗ, không nói không ăn được nhưng như có phép lạ lớp dạy vẽ đã biến họ thành những con người có ích, vẫn còn giá trị lao động vẫn biết vươn lên từng nấc thang giá trị thẩm mỹ. Môi trường giáo dục chan hòa và sự tương tác giữa thầy và trò chính là liều thuốc quý giúp họ tự đứng dậy bên giường bệnh đẩy lùi tự ti mặc cảm của kẻ sống thừa, gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Bài, ảnh: Quang Phan

Page 10

Rong ruổi khắp các nẻo đường trên thế giời, nghệ sĩ Julien Malland đã không ngừng sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đường phố độc đáo.

Họa sĩ người Pháp Julien Malland được biết đến nhiều hơn với cái tên Seth Globepainter. Sau khi tốt nghiệp tại trường Nghệ thuật Quốc gia ở Paris, Malland đã đi du lịch khắp nơi thế giới và phác họa hàng trăm bức tranh trên nhiều con phố ở các quốc gia.

Điều đặc biệt là những bức tranh này luôn có tính tương tác với môi trường xung quanh. Và mỗi khi đến một địa điểm nào đó, Malland luôn tìm đến các họa sĩ địa phương để học hỏi kinh nghiệm đồng thời cùng đóng góp ý tưởng. Người họa sĩ đặc biệt này còn ghi chép lại hành trình sáng tạo của mình vào cuốn sách mang tên Extramuros đã được phát hành vào tháng 11/2012.

Từ Pháp, Brazil, Mexico… tới Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam… những tác phẩm nghệ thuật của Malland luôn luôn được đánh giá rất cao. Hãy cùng ngắm nhìn những bức tranh vui tươi tô điểm khắp thế giới của Malland.

Malland tại quê hương Pháp.

Họa sĩ trẻ tới thăm Brazil.

Malland cùng những tuyệt tác tại Campuchia.

…và tới thăm Việt Nam trong hành trình của mình.

Page 11

Trong tiếng Hy Lạp cổ, từ chỉ “nghệ thuật” là techne, chính là nguồn gốc của các từ technique [kĩ thuật] và technology [công nghệ] - những thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong cả ngành khoa học và nghệ thuật. Nhìn vào hội họa thế kỷ 19, ta nhận thấy các họa sĩ thực sự là những kỹ sư ánh sáng và màu sắc tài tình.

Claude Monet, Bên bờ sông Sein, Bennecourt, 1868

Khoa học và nghệ thuật đều là những phương tiện nghiên cứu. Cả hai đều liên quan đến các ý tưởng, lý thuyết và giả thuyết được kiểm chứng ở những nơi mà cả trí óc và tay chân cùng được vận dụng: phòng thí nghiệm và studio. Nghệ sĩ, cũng như nhà khoa học, nghiên cứu tư liệu, thiên nhiên, con người, văn hóa, lịch sử, tôn giáo v.v, và biến những thông tin đó thành một thành phẩm khác.

Vào cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, những hiệu ứng sinh lý, tâm lý và giác quan về màu sắc và ánh sáng trở thành mối bận tâm chính của các họa sĩ trường phái Ấn tượng và Hậu Ấn tượng như Edgar Degas, Vincent van Gogh, Auguste Renoir, Paul Gauguin và Claude Monet. Được cho là họa sĩ tranh thiên nhiên vĩ đại nhất trong lịch sử hội họa hiện đại, Monet đã gợi ý rằng cảm giác của chúng ta về môi trường vật chất thay đổi liên tục cùng với những thay đổi trong nhận thức của chúng ta về ánh sáng và màu sắc.

Trong bức “Bên bờ sông Sein, Bennecourt” [On the Bank of the Seine, Bennecourt, 1868], Monet đã nắm bắt được cái “ấn tượng” thoáng qua của phong cảnh nhờ một phong cách vẽ và bố cục phóng khoáng. Ấn tượng này của ông là “tiền nhận thức” - trước khi tâm trí có thể dán nhãn, xác định và chuyển đổi những gì nó thấy vào bộ nhớ. Đặc biệt, người phụ nữ trong bức họa [chính là vợ tương lai của Monet] không nhìn thẳng vào những ngôi nhà và cây cối bên kia dòng sông mà nhìn vào hình ảnh phản chiếu dập dờn, lộn ngược của khung cảnh đó trên mặt nước. Góc nhìn này giống như bản chất quá trình nhận thức hình ảnh vậy: các hình ảnh đi vào mắt dưới dạng ánh sáng; khi ánh sáng thâm nhập, hình ảnh được đảo ngược lại và chiếu lên mặt sau của nhãn cầu, nơi các thông tin sẽ được não bộ xử lý. Bức tranh của Monet đã nắm bắt được sự dao động giữa ấn tượng và nhận thức - một khoảnh khắc ngẫu nhiên. Nó chuyển tải một cảm giác run rẩy khi ánh sáng và màu sắc phong cảnh thay đổi và thời gian trôi đi.

Monet còn khai thác một hiện tượng thị giác nữa gọi là afterimage [hậu ảnh], một hiện tượng thường gặp nhưng lại ít được chú ý. Hiện tượng này xảy ra khi ta nhìn chăm chú vào một khối màu đơn nào đó, ví dụ như màu đỏ, trong một khoảng thời gian dài ít nhất một phút, ta sẽ thấy xuất hiện một quầng màu bổ trợ cho màu đỏ [trong trường hợp này là màu xanh lục] ở xung quanh. Quầng màu sẽ trở nên rõ rệt hơn khi ta chuyển thật nhanh sang nhìn vào một khoảng màu trắng.

Trong chùm tranh về những đống cỏ khô [Haystacks, 1890–1891] của Monet, gần như tất cả các đống cỏ đều được viền bởi những quầng màu bổ trợ, tạo nên một vầng sáng mơ hồ.  Monet tuyên bố rằng mình đã trải nghiệm hiện tượng afterimage thì phải vẽ lại được hiện tượng đó. Như vậy, trong khi các nhà khoa học nghiên cứu hiện tượng này để tìm hiểu về chức năng và cơ chế của võng mạc thì các họa sĩ sử dụng hiệu ứng đó để tạo nên những tuyệt tác thị giác trong tranh của mình.

Cũng bị lôi cuốn bởi khoa học về màu sắc, Georges Seurat đã bắt đầu vẽ bức họa nổi tiếng “Một chiều Chủ nhật trên đảo La Grande Jatte” [A Sunday Afternoon on La Grande Jatte] từ năm 1884. Lúc bấy giờ là sinh viên Học viện Mỹ thuật tại Paris, Seurat nghiên cứu vật lý học màu sắc, và bức họa khổng lồ này thực sự là một bài tập về lý thuyết màu sắc.

Khác với các họa sĩ thời Phục Hưng và những họa sĩ Hà Lan ở những thời kỳ trước, Seurat hay Monet không tự trộn màu vẽ mà hưởng thành quả từ những đột phá của các nhà hóa học Pháp đầu thế kỷ 19. Tiến bộ khoa học đã giúp phát minh ra màu vẽ trộn sẵn đóng trong tuýp và các chất màu tổng hợp, ví dụ như màu xanh biếc [trước đó phải tốn rất nhiều tiền mới sản xuất được]. Sử dụng những chất màu mới này, Seurat đã phát minh ra một kỹ thuật gọi là Pointillism để tìm hiểu các màu đặt liền kề nhau sẽ hòa trộn với nhau như thế nào trong mắt nhìn của con người. Nhìn gần thì bề mặt bức tranh này của Seurat chứa hàng nghìn những chấm và nét màu - những khoảng màu riêng biệt. Nhưng Seurat đặt những chấm màu có tính chất bổ trợ cho nhau cạnh nhau - tím cạnh vàng, cam cạnh xanh lam, xanh lục cạnh đỏ - để khi nhìn từ xa, các màu tương tác và tạo ra những sắc màu pha rực rỡ.

Nguồn: Mỹ Anh - Tia Sáng

Theo //www.artic.edu/aic/education/sciarttech

Page 12

1. Monet – siêu nhân nhìn thấy tia cực tím?

Họa sĩ Ấn tượng Claude Monet sở hữu sự nhạy cảm đặc biệt đối với ánh sáng và màu sắc, hai yếu tố làm nên phong cách rất riêng của ông giữa một rừng tài năng thời kỳ Impressionism. Cezanne đã nhận xét về Monet “chỉ là một con mắt thôi – nhưng một con mắt như thế nào chứ!” Tuy nhiên từ năm 65 tuổi, họa sĩ không may bị mắc chứng đục thủy tinh thể. Căn bệnh khiến ông không nhìn được những màu sắc như trước, đồng thời thị giác của ông kém hẳn. Điều này được thể hiện khá rõ trong những bức họa thời kì 1905-1923 của ông – những chi tiết trở nên nhòe nhoẹt hơn, và màu sắc chủ đạo của chúng là đỏ, cam, nâu. Monet than phiền về những màu “lạ” mà ông nhìn thấy từ khi bị căn bệnh tấn công; bệnh đục thủy tinh thể khiến người bệnh nhìn vạn vật có tông vàng và bợt hơn bình thường.
 

Hồ hoa súng, Monet vẽ năm 1899

Vào năm 1923, khi Monet đã 82 tuổi, ông đã trải qua một cuộc phẫu thuật dưới tay bác sĩ Charles Coutela. Lý do khiến Monet chần chừ một thời gian dài trước khi đi đến quyết định này là do tấm gương Mary Cassatts [bà gần như mù hoàn toàn sau khi phẫu thuật thủy tinh thể.]

Một chút chi tiết khoa học: mắt người không thể nhìn thấy tia UV-A [tia cực tím A] vì trong mắt chúng ta có một thấu kính đặc biệt lọc hết những bước sóng dưới 400nm. Thời của Monet, khi làm phẫu thuật thủy tinh thể, bác sĩ sẽ gỡ bỏ thấu kính này [ngày nay một thấu kính ngăn tia cực tím mới sẽ được đặt vào mắt người bệnh.] Sau phẫu thuật, Monet bắt đầu nhìn thấy nhiều màu xanh và tím hơn hẳn lúc trước. Tình trạng này có tên gọi Aphakia – khả năng nhìn thấy các màu trong khoảng tia cực tím. Các bức tranh của Monet sau năm 1923 thể hiện sinh động “con mắt” mới của họa sĩ. Monet qua đời 3 năm sau đó nhưng cuộc phẫu thuật đã đem lại cho ông một cái nhìn hoàn toàn khác, theo nghĩa đen.
 

Ngôi nhà nhìn từ vườn hồng, Monet vẽ trước khi phẫu thuật. 

Ngôi nhà nhìn từ vườn hồng, Monet vẽ sau khi phẫu thuật.

2. Khi đầu bếp cũng có máu nghệ sĩ:

Carpaccio là một món khai vị Ý nổi tiếng thường được phục vụ ở các nhà hàng cao cấp. Nguyên liệu chính của món ăn này là thịt sống, có thể là thịt cá hồi, cá ngừ, thịt bê, thịt nai, nhưng phổ biến nhất là thịt bò. Các miếng thịt được thái mỏng, ăn kèm nước sốt chanh, dầu ô liu. Do bản chất không nấu nên chất lượng của thịt dùng cho món Carpaccio phải đạt chuẩn hảo hạng.

Món Carpaccio được thai nghén bởi đầu bếp Giuseppe Cipriani tại Harry’s Bar, Venice  và là một trong những nhà hàng được liệt vào “di sản quốc gia” của Ý. Trong số những người nổi tiếng tới đây có nữ công tước Amalia Nani Mocenigo. Năm 1950, bà tới Harry’s Bar và yêu cầu một món ăn chế biến từ thịt sống, dựa theo lời khuyên của bác sĩ riêng. Một món khai vị huyền thoại đã ra đời.

Cũng vào năm đó, một cuộc triển lãm tranh của Vittore Carpaccio diễn ra ở Venice và Giuseppe Cipriani chính là một “big fan” của họa sĩ này. Lấy cảm hứng từ những mảng màu đỏ chủ đạo trong tranh Carpaccio, Giuseppe đã đặt tên món ăn này theo tên họa sĩ, vì lý do thịt sống cũng… đỏ. Và món Carpaccio chết tên từ đó.

Đặt cạnh nhau:
 

“Bài thuyết giáo của thánh Stephen,” tranh của Vittore Carpaccio, 1514 

Giống hay khác?

Chưa dừng ở đó, Giuseppe còn chế tạo một loại cocktail nổi tiếng chứa tinh chất đào có màu hồng, và gọi nó là Bellini, dựa trên bức tranh có tông màu tương tự của Giovanni Bellini [trùng hợp thay, chính là thầy của Carpaccio]

Sự kết hợp của ẩm thực và hội họa thật ngọt ngào!

3. Quả cam có trước hay màu cam có trước?

Vốn từ vựng về màu sắc của loài người không phải luôn đầy đủ như bây giờ. Trong mọi ngôn ngữ, đa phần hai màu trắng, đen sẽ được “phát minh” trước, sau đó là đỏ, xanh, vàng. Có nhiều màu sắc không hề có tên riêng, thậm chí không được coi là một màu riêng mà chỉ được đặt dựa theo tên của vật có màu đấy, ví dụ như màu xanh cổ vịt trong tiếng Việt chẳng hạn.

Da cam là một màu như vậy. Cho đến tận thế kỉ 15 ở châu Âu, màu này không có tên riêng mà chỉ được gọi là màu đỏ-vàng. Mãi cho tới khi những cây cam đầu tiên được nhập khẩu từ châu Á, người dân châu Âu mới coi màu cam là một màu riêng đặc sắc. Tên tiếng Anh “orange” xuất phát từ “naranga”, từ Sanskrit chỉ quả cam.

Sau khi nhà hóa học Louis Vauquelin phát hiện ra chất crocoite dẫn đến sự phát minh của màu vẽ da cam, màu này trở nên rất phổ biến và được các họa sĩ từ Pre-Raphaelites đến Gauguin, Van Gogh yêu thích. 
 

“Tháng sáu rực lửa,” tranh của Frederic Leighton, 1895

Tương tự như màu da cam, màu hồng [pink] cũng lấy tên từ loại hoa cẩm chướng dianthus. Trước khi có tên này, các tài liệu văn học chỉ nhắc đến màu đỏ nhạt hoặc màu của hoa hồng.

4. Màu xanh vương giả:

 

.

Lapis lazuli [tiếng Latin – lapis: đá, tiếng Arab, azula: màu xanh] là một loại đá quý có màu xanh thẳm và các tia sáng li ti phát ra từ bên trong. Lapis lazuli được nghiền ra để tạo thành một màu xanh lam rực rỡ Ultramarine [xanh hơn cả biển.] Cho đến ngày nay, lapis lazuli vẫn là loại màu vẽ đắt tiền nhất. Ngày nay khi trên thị trường có hàng nghìn màu vẽ tổng hợp công nghiệp phong phú và rẻ, thật khó hình dung thời xưa các họa sĩ đã phải sáng tác với một bảng màu giới hạn ra sao, bởi tất cả các màu đều phải được chiết xuất từ thiên nhiên. Ví dụ như màu indigo chế từ lá cây chàm, màu đỏ từ thần sa, thậm chí màu nâu từ… xác ướp. Thời Phục Hưng, lapis lazuli chỉ được sử dụng cho những nhân vật cao quý nhất, đặc biệt là những bộ trang phục của Đức Mẹ đồng trinh. Lapis lazuli đã từng đắt hơn cả vàng! 

Chi tiết vạt áo của Đức mẹ trong Lễ báo tin của Jan van Eyck. 

Lapis lazuli dùng để chế tác lông mày pharaoh Ai Cập Tutankhamun 

“Cô gái đeo hoa tai ngọc trai,” của Johannes Vermeer, 1665

Ngày nay, trái với nhiều loại màu vẽ đã mờ đi theo năm tháng và môi trường không thuận lợi, lapis lazuli vẫn giữ được màu thẫm và độ sáng hiếm có, khiến nó trở thành một công cụ không thể thiếu của những người làm nhiệm vụ khôi phục các tác phẩm hội họa bị hư hại. Màu xanh da trời cũng được coi là màu sắc hộ mệnh có khả năng xua đuổi ma quỷ, cộng thêm tư tưởng trọng nam khinh nữ là lý do trẻ em trai thường mặc đồ màu xanh [cho đến tận ngày nay]. Ngược lại, trẻ em nữ thường mặc đồ màu đen cho đến thời Trung Cổ.

5. Màu tím hoàng gia, ai cũng biết nhưng không biết tại sao:

Đã bao giờ bạn nghe cụm từ “born in the purple” chưa? Nghĩa của nó cũng hơi giống như biểu cảm “sinh ra với chiếc thìa bạc trong miệng vậy”, song còn cao quý hơn nữa. Từ thời Byzantine, màu tím đã là màu của hoàng gia, chỉ riêng hoàng gia mới được sử dụng, giống như áo hoàng bào vậy. Một đứa trẻ có dòng máu hoàng tộc khi mới sinh sẽ được quấn trong vải vóc màu tím, nên gọi là “born in the purple” là vậy.

Không phải sắc tím nào cũng được coi là danh giá, chỉ có một sắc tím duy nhất được gọi là Tyrian purple mà thôi, tên của nó lấy từ thành Tyre, nơi sinh của nàng Europa – mẹ của châu Âu trong thần thoại Hy Lạp. Theo truyền thuyết, anh hùng Heracles [hay Héc-quin] chính là người phát hiện ra màu tím này khi… dắt chó đi dạo. Chú chó hăm hở gặm những con sên trên bờ biển khiến mồm trở nên tím sẫm [giống học sinh Việt Nam gặm bút mực vậy] Loại sên này, Bolinus brandaris,  chính là nguyên liệu để chế thuốc nhuộm tím huyền thoại.

“Heracles tìm ra thuốc nhuộm tím,” của Peter Paul Rubens, 1636 

Hoàng đế Justinian đệ nhất mặc đồ tím Tyrian, tranh khảm mosaic lấy từ cung điện ở San Vitale, Ravenna, Ý

Truyền thuyết là vậy, nhưng đến thời La Mã vua chúa mới bắt đầu cuồng màu tím. Màu tím Tyrian được ưa chuộng không những vì sự sang trọng, nhất là khi được “mix đồ” với vàng, mà còn vì tính chất đặc biệt: càng mặc lâu càng đẹp rực rỡ. Nhiều tài liệu còn lại từ thời La Mã có miêu tả kỹ lưỡng tính chất, cách thu hoạch, chế biến loại màu nhuộm hoàng gia này. Giá của nó thì khỏi phải nói: một cân thuốc nhuộm có giá bằng sáu năm lương một người thợ La Mã! Sau khi đế chế La Mã sụp đổ, các triều đại sau đó từ Charlemagne cho đến nữ hoàng Catherine đệ Nhị vẫn không ngừng ưu ái màu tím, mặc dù cách chế tạo màu tím chuẩn Tyrian đã bị thất lạc cho đến tận thế kỷ 20. Các giám mục Thiên Chúa cũng chọn màu tím làm màu lễ phục chính thức.

Chân dung vua George, cha của nữ hoàng Anh hiện giờ.

Page 13

Họa sĩ David Zinn đã khéo léo tô điểm cho những góc phố nhỏ với bộ sưu tập độc đáo các tác phẩm nghệ thuật mình của mình.

Ngày bé chẳng ai là chưa từng nghịch ngợm lấy phấn màu tô vẽ lên tường, lên nền nhà phải không nào? Với David Zinn, sở thích vẽ vời không chỉ dừng lại ở tuổi thơ mà đã lớn lên cùng anh, giúp chàng họa sĩ tạo nên những tác phẩm độc đáo. Bảng vẽ của David chính là những con đường, góc phố thân thuộc tại chính thành phố Ann Arbor, Michigan nơi anh sinh sống. Chỉ sử dụng phấn màu và chì than đơn giản, chàng họa sĩ đã hô biến những góc phố thân thương thành nơi trú ngụ của biết bao người bạn động vật đáng yêu.

 David Zinn bắt đầu "công cuộc" trang hoàng đường phố Ann Arbon từ năm 1987.

Tác phẩm của anh không chỉ là những bức vẽ đơn thuần, David luôn tận dụng các "họa tiết" có sẵn và sáng tạo nên đội quân động vật siêu đáng yêu.

Trải qua năm tháng, những người bạn động vật dễ thương xuất hiện ở khắp mọi ngóc ngách của thành phố Ann Arbor.

 David còn trìu mến đặt tên cho những người bạn thân thiết của mình, nổi tiếng nhất phải kể đến quái vật xanh lá Sluggo hay chú lợn biết bay Philomena.

 Những tác phẩm độc đáo rải rác khắp thành phố đều được David chụp hình lại và tổng hợp trong cuốn sách ảnh mang tên "Temporary Preserves".

 David không theo học bất cứ khóa học nghệ thuật chuyên nghiệp nào, vậy mà giờ đây anh lại trở thành một giảng viên hội họa tài năng.

 Không chỉ giới hạn ở những bức vẽ trên phố, công việc hàng ngày của David còn bao gồm thiết kế logo cho các công ty, vẽ tranh minh họa cho sách hay vẽ poster kịch.

 Không dừng lại ở những con phố quen thuộc của Michigan, David còn sẵn sàng "vượt biên", đưa những người bạn dễ thương của mình tới Manhattan hay thậm chí là cả sa mạc Sonoran  xa xôi.

[Nguồn: Colossal]

Theo Dreamsounds / Trí Thức Trẻ

Page 14

Cùng bức tranh hoa anh đào trừu tượng, Liêu Nguyễn đã trở thành nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên được Apple chọn để tôn vinh sản phẩm trên khắp thế giới.

Trong khi điểm họa vẫn còn là khái niệm gì đó rất xa vời với số đông thì một họa sĩ người Việt đã đưa trường phái hội họa đương đại mới mẻ này đến với người xem khắp nơi trên thế giới thông qua chiến dịch quảng cáo "Start something new" [Tạm dịch: Khởi đầu mới] của Apple. Đó chính là Liêu Nguyễn. Anh đã được Apple vinh danh là 1 trong 10 nghệ sĩ đương đại nổi bật nhất thế giới năm 2016.

Họa sĩ Việt Nam đầu tiên được Apple vinh danh

 Tác phẩm Hoa anh đào được vẽ trên iPad 2 của họa sĩ Liêu Nguyễn.

Đồng hành cùng với Liêu Nguyễn trong chiến dịch quảng cáo của Apple năm nay là tác phẩm "Hoa anh đào - Cherry Blossom" được sáng tác trên iPad 2. Cùng với sự trợ giúp của bút cảm ứng Pencil của hãng FiftyThree và ứng dụng hỗ trợ thiết kế Procreate, bức tranh vẫn được vẽ theo thủ pháp chấm màu "tủ" của anh. Cùng với hàng loạt các tác phẩm nghệ thuật đương đại bao gồm hội họa, nhiếp ảnh, nghệ thuật sắp đặt... của các nghệ sĩ thế giới, bức tranh "Hoa anh đào" hiện đang được trưng bày tại tất cả các cửa hàng bán lẻ của Apple trên toàn thế giới.

Có thể nói 2015 chính là cột mốc đánh dấu tiêu biểu nhất trong sự nghiệp của Liêu Nguyễn bởi anh không chỉ gặt hái được thành công trong buổi triển lãm tranh cá nhân "Mèo mơ màu mè" mà còn vinh dự là nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên đại diễn cho lĩnh vực hội họa góp mặt trong chiến dịch quảng bá hình ảnh trên khắp thế giới của thương hiệu táo cắn dở. Được biết, đây là hoạt động thường niên của Apple nhằm tôn vinh những tác phẩm nghệ thuật được sáng tác trên các sản phẩm công nghệ của hãng.

 Tranh của họa sĩ Liêu Nguyễn được trưng bày tại San Francisco, Mỹ.

Cái tên Liêu Nguyễn nghe thật "kêu". Vậy anh là ai trong 12 con giáp?

 Họa sĩ Liêu Nguyễn Hướng Dương.

Họa sĩ Liêu Nguyễn tên thật là Liêu Nguyễn Hướng Dương, sinh năm 1975. Trong sự nghiệp của mình, họa sĩ đương đại gốc Trà Vinh này đã tham gia vào nhiều cuộc triển lãm tranh lớn, nhỏ trong và ngoài nước. Hiện nay, tại Việt Nam, anh là người bước những bước đi đầu tiên của phong cách vẽ tranh "hành động điểm màu" - kết hợp giữa hội họa hành động [gestural abstraction] và trường phái điểm họa [pointillism] hay hiểu nôm na là búng màu.

Nhìn chung các tác phẩm của Liêu Nguyễn đều có màu sắc rực rỡ và mang hơi hướng phóng khoáng. Anh thường bị mê đắm trong khung cảnh thiên nhiên nên phần lớn các tác phẩm đều xoay quanh đề tài phong cảnh. Điểm xuyết vào đó, họa sĩ tài ba này còn tìm thấy niềm đam mê ở các bức họa kinh điển của thế giới. Không phải sao chép mà anh vẽ lại chúng theo cách rất riêng, rất Liêu Nguyễn.

Trường phái hội họa điểm màu - chấm cả ngày không thấy mỏi

Nhắc tới họa sĩ tài năng này, có lẽ sẽ thật thiếu sót nếu như không nhắc tới trường phái hội họa chấm màu mà anh đã dành bao tâm huyết lâu nay. Trong cuộc phỏng vấn với chúng tôi, Liêu Nguyễn cho biết, vẽ tranh theo phong cách hành động điểm màu tức là họa sĩ vừa di chuyển quanh tấm toan, vừa vẩy sơn và nhỏ giọt để tạo thành hình khối.

Công đoạn này đòi hỏi người họa sĩ phải kiểm soát được động tác vẩy mạnh mẽ, dứt khoát nhưng chứa đựng cảm xúc của mình. Không những thế, điểm họa còn đòi hỏi sự tập trung cao độ cũng như tính quyết đoán. Một họa sĩ giỏi còn là người biết quyết định thời điểm dừng vẽ kịp thời. Theo anh, nếu họa sĩ không biết cách cũng như dừng vẽ kịp thời, bức tranh có thể sẽ không còn đẹp nữa. Với Liêu Nguyễn, điểm họa không khó. Cái khó duy nhất là phải làm thế nào để thủ pháp của mình phải có chất riêng, tranh của mình phải khác biệt với những họa sĩ tiền bối đi trước mà thôi.

Ngay đến lúc này đây, khi điểm màu vẫn còn là một phạm trù mới với nhiều người nhưng họa sĩ Liêu Nguyễn chưa bao giờ cảm thấy bị lạc lõng hay tủi thân khi nghệ thuật của anh chưa được biết tới nhiều. Trái lại, anh còn cảm thấy mình là người may mắn bởi đã được người xem đón nhận từ lúc mới đặt chân vào con đường hội họa hành động điểm màu độc đáo này.

Vẫn biết trường phái điểm họa chưa phổ biến tại Việt Nam nhưng tất cả những gì Liêu Nguyễn có thể làm bây giờ chỉ là vẽ, vẽ và vẽ mà thôi. Vì vậy, anh không muốn nghĩ tới hai từ "định hướng" xa xôi. Sắp tới, Liêu Nguyễn sẽ có một vài cuộc triển lãm tranh, anh hy vọng người xem, đặc biệt là các bạn trẻ sẽ dành ra thời gian để tới chiêm ngưỡng các tác phẩm của anh cũng như tìm hiểu thêm về trường phái nghệ thuật điểm màu.

Một số tác phẩm khác của họa sĩ Liêu Nguyễn:

Theo Chi Mai / Trí Thức Trẻ

Page 15

Công chúng được dịp thưởng lãm hơn 50 tác phẩm của các họa sĩ trưởng thành từ Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Trong lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương [tiền thân của Đại học Mỹ thuật Việt Nam ngày nay] có vai trò quan trọng. Đây là nơi đào tạo nên thế hệ họa sĩ hiện đại đầu tiên của đất nước. 

Khoảng 50 tác phẩm của các họa sĩ thành danh từ ngôi trường này sẽ được giới thiệu trong triển lãm "Hội họa Việt Nam - một diện mạo khác". Triển lãm khai mạc lúc 18h ngày 19/10, kéo dài tới hết ngày 23/10 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Các tác phẩm trưng bày thuộc bộ sưu tập tư nhân của nhà sưu tầm Nguyễn Minh. 

Tác phẩm "Điểm tâm" của Lê Phổ. 

Sở dĩ triển lãm được đặt tên "Một diện mạo khác" bởi các tác phẩm trưng bày đều được Nguyễn Minh mua qua hình thức đấu giá quốc tế. Nhiều bức trong số đó được các họa sĩ Việt Nam sáng tác khi ở nước ngoài. "Họ vẽ về Việt Nam qua hồi ức, bởi thế tác phẩm mang một diện mạo khác", Nguyễn Minh nói.

Trong số 50 tác phẩm, chiếm lượng lớn nhất là tranh của Lê Phổ với 12 bức. Tranh của bậc thầy trường phái hậu ấn tượng được trưng bày đều là sơn dầu, có thể kể tên một vài bức như Cô gái trong vườn, Hái hoa hồng, Bữa sáng, Tĩnh vật...

Triển lãm cũng có chín bức của họa sĩ Vũ Cao Đàm - nổi tiếng ở nghệ thuật điêu khắc và tranh sơn dầu. Một số tác phẩm được trưng bày trong triển lãm như Thúy Kiều - Kim Trọng, Mẫu tử...

"Chuyện trò" - tác phẩm của Vũ Cao Đàm  trưng bày trong triển lãm .

Ngoài ra, triển lãm giới thiệu tới công chúng những tác phẩm của các họa sĩ nổi tiếng trưởng thành từ Mỹ thuật Đông Dương như Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu, Trần Duy, Phan Thông, Phạm Hậu...

Nhà sưu tầm Nguyễn Minh sở hữu nhiều tranh quý. Bộ sưu tập nghệ thuật của anh hiện lưu giữ hơn 200 tác phẩm hội họa hiện đại trải dài qua nhiều giai đoạn, từ thời kỳ Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, thời chiến tranh, bao cấp và giai đoạn đổi mới.

Để có được những tác phẩm này, Nguyễn Minh phải cất công theo đuổi, lặn lội tìm kiếm cả trong và ngoài nước. Nhiều bức anh phải cạnh tranh vất vả tại các phiên bán của các nhà đấu giá nổi tiếng như Christie, Sotheby's... 

Lam Thu

Page 16

Triển lãm Mỹ thuật "Handshake" quy tụ hơn 80 tác phẩm của 16 họa sĩ, trong đó có sáu tác giả người Nga.

Chiều 3/3, sự kiện công bố Triển lãm Mỹ thuật Việt - Nga Handshake [Bắt tay] lần thứ năm được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM. Năm nay, ban tổ chức mời họa sĩ từ các tỉnh Nam Trung bộ, Tây Nguyên, TP HCM và các họa sĩ Nga ở thành phố Magadan, Khabarovsk, Vladivostok cùng tham gia.

Bức "Thiếu nữ đội nón Việt Nam" của họa sĩ Gorbachev.  Ảnh: M.N.

Đây là hoạt động giao lưu hàng năm giữa họa sĩ hai nước, khởi xướng bởi Phó giáo sư, tiến sĩ Olga Zotova - khoa Báo chí và Xuất bản, Đại học Far Eastern Federal ở Nga và họa sĩ Bùi Văn Quang - chi hội trưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam ở Khánh Hòa.

Theo họa sĩ Bùi Văn Quang, đây là đợt triển lãm có lượng tác giả tham gia đông nhất. Ông Quang cho biết đề tài của họa sĩ Nga trong triển lãm lần này chủ yếu là tranh phong cảnh, theo phong cách chủ nghĩa hiện thực. Những tên tuổi tham dự đều có nhiều tác phẩm tốt và đã thành danh.

Các họa sĩ đã giao lưu, trao đổi về văn hóa nghệ thuật của hai quốc gia bằng những buổi vẽ ngoài trời tại các làng chài, vùng đảo nhỏ của hai thành phố biển Nha Trang và Vladivostok. Họ được giới thiệu món ăn truyền thống, chương trình ca nhạc vùng quê và một số phong tục tập quán ở địa phương. 

Các họa sĩ và giáo sư Việt - Nga chụp ảnh tại buổi công bố triển lãm. Ảnh: M.N.

Tổng lãnh sự quán Liên bang Nga - ông Alexey V Popov - sẽ tổ chức một buổi giới thiệu về triển lãm và gặp mặt các họa sĩ ở nhà riêng của ông. Triển lãm cũng được sự hỗ trợ của hội cựu du học sinh Việt tại Nga MGIMO.

Triển lãm diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM [số 97 Phó Đức Chính, quận 1] từ ngày 4-12/3.

Mai Nhật

Page 17

 

 

VCG498168M | Bán đấu giá tác phẩm hội họa của Rare Raphael

  • Mô tả - Nội dung
  • Thẻ
  • Thông tin

Một trong những tác phẩm hiếm hoi còn lại của Rare Raphael Tác phẩm là bức tranh vẽ chân dung cháu trai của giáo hoàng Leo X, Lorenzo de" Medici. Bức tranh là một trong những tác phẩm hiếm hoi còn lại của họa sĩ thời kỳ Phục hưng Rare Raphael, hy vọng sẽ bán được 15 triệu bảng Anh. Bức tranh sẽ được triển lãm tại Christie từ ngày 30-6 sau 40 năm công chúng không có cơ hội được nhìn thấy, sau đó phiên đấu giá sẽ diễn ra ngày 5-7. Nhà tổ chức phiên đấu giá nói rằng bức tranh của Rare Raphael là một trong những tác phẩm tiêu biểu và quan trọng nhất của thời kỳ Phục hưng. Rare Raphael [1483 - 1520] là một danh họa người Ý rất nổi tiếng xuất hiện trong thời kỳ Phục hưng. Năm 2004 bảo tàng National Gallery đã phải chi 22 triệu bảng Anh để có được bức tranh Madonna of the Pinks của ông. Giáo hoàng Leo X đã đặt vẽ bức chân dung này khi ông chuẩn bị đám cưới cho cháu trai của ông, Lorenzo de"Medici kết hôn với Madeleine de la Tour d"Auvergne, em họ của vua nước Pháp, Francois đệ nhất. Họ có một con gái, về sau là vợ của vua Pháp, Henry II. Raphael chưa từng gặp Lorenzo de"Medici, và ông đã vẽ phóng tác theo lời mô tả của giáo hoàng Leo X. Trong bức chân dung Lorenzo mặc một bộ quân phục bằng vàng, khoác ngoài một chiếc áo lông thú rực rỡ tương phản với nền màu xanh của bức tranh. Bức tranh là một trong những tác phẩm hoàn mỹ nhất của nền hội hoạ châu Âu. T.HUỆ [Theo BBC News] Việt Báo [Theo_Tuổi Trẻ ]

Video liên quan

Chủ Đề