Thuyết minh về 1 tác giả văn học, Nguyễn Trãi

Thuyết minh về tác giả văn học là dạng bài đòi hỏi người viết cần phải hiểu chính xác về lịch sử, thời đại tác giả sống cùng các thông tin, những cống hiến của tác giả đó với đời, với nền văn học Việt Nam như thế nào. Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử toàn tài, ông vừa giỏi văn vừa giỏi võ. Bạn có thể tham khảo bài thuyết minh về Nguyễn Trãi sau đây để có thêm những thông tin hữu ích.

Dàn ý tổng quát thuyết minh về Nguyễn Trãi

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi

2. Thân bài

2.1. Cuộc đời Nguyễn Trãi có những thăng trầm gì

  • Bối cảnh xã hội thời của Nguyễn Trãi
  • Gia đình và những sóng gió Nguyễn Trãi gặp phải

2.2. Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi

  • Thành quả văn học  của Nguyễn Trãi trong từng thể loại
  • Nghệ thuật làm văn của Nguyễn Trãi

3. Kết bài

Khẳng định tầm vóc của Nguyễn Trãi

Dàn ý chi tiết thuyết minh về Nguyễn Trãi

1. Mở bài

  • Việt Nam ta tự hào khi có tới ba danh nhân văn hóa thế giới được UNESSCO công nhận
  • Trong đó không thể không kể đến Nguyễn Trãi, chính trị gia và nhà văn đại tài của dân tộc

2. Thân bài

2.1. Cuộc đời

  • Nguyễn Trãi [1380 – 1442] hiệu là Ức Trai, cha ông là Nguyễn Phi Khanh – con rể quan Tư đồ Trần Nguyên Đán dưới thời Trần
  • Ông sinh ra trong bối cảnh nhà Trần suy yếu, bị Hồ Quý Ly cướp ngôi, thành lập triều đại nhà Hồ.
  • Nguyễn Trãi thi đỗ làm quan Ngự sử đài chính chưởng, nhưng không bao lâu sau đó nhà Minh sang xâm lược với danh nghĩa phù Trần diệt Hồ, lật đổ nhà Hồ. 
  • Cha Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc
  • Với khát vọng “ Đền nợ nước, trả thù nhà”, Nguyễn Trãi gia nhập khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi đứng đầu, hiến kế đánh giặc cùng ngoại giao với kẻ thù
  • Sau khi đánh bại quân Minh, mở ra triều đại Hậu Lê, Nguyễn Trãi làm quan giữ chức Nhập nội hành khiển và Thừa chỉ dưới hai thời vua
  • Năm 1442, Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc vì vụ án Lệ Chi Viên
  • Ông có năm người vợ và bảy người con nhưng chỉ có Nguyễn Anh Vũ may mắn sống sót sau vụ án tru di này.
  • Năm 1464, Nguyễn Trãi được vua Lê Thánh Tông xuống chiếu ân xá

2.2. Sự nghiệp

  • Nguyễn Trãi để lại cho đời nhiều tác phẩm thi ca, chính luận đặc sắc song có một số tác phẩm bị thiêu hủy sau vụ án Lệ Chi Viên
  • Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi còn lưu giữ, tập thơ “ Ức Trai Thi Tập”, “ Quốc Âm Thi Tập”,….. các bài chính luận “Bình Ngô đại cáo”, “Quân trung từ mệnh tập”,” Lam Sơn thực lục” cùng các bài chiếu, cáo khác hay bài về địa lý “Dư Địa Chí”,….
  • Tư tưởng chủ đạo trong các thi phẩm, bài chính luận là tư tưởng nhân nghĩa, mệnh trời, tư tưởng nhân dân, sống theo tư tưởng đạo Nho nhưng không gò bó, câu nệ tiểu tiết mà vô cùng khoáng đạt, rộng rãi.
  • Nghệ thuật thơ của Nguyễn Trãi có ngôn từ giản dị, gần gũi, hình ảnh thơ giàu tính ước lệ

3. Kết bài

  • Nguyễn Trãi là nhà chính trị gia, nhà văn, nhà thơ tài giỏi của dân tộc
  • Dù qua gần 6 thế kỷ nhưng sức vóc, tầm ảnh hưởng của ông là không hề thay đổi, luôn in đậm dấu ấn trong lòng bao thế hệ người dân Việt Nam

Bài văn số 1: Văn mẫu thuyết minh về Nguyễn Trãi

Việt Nam ta tự hào khi là đất sinh thành của ba danh nhân văn hóa thế giới được UNESSCO ghi nhận gồm Nguyễn Du, Hồ Chí Minh và Nguyễn Trãi. Trong đó, Nguyễn Trãi là nhân vật lịch sử xuất hiện sớm nhất từ thế kỷ XIV, là chính trị gia, nhà văn, nhà thơ tài giỏi của dân tộc.

Nguyễn Trãi [ 1380 – 1442], hiệu là Ức Trai, có quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Linh Sơn, lộ Lạng Giang [ nay là huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương] sau đó chuyển về làng Nhị Khê [ nay là xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Nội]. Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh, người học trò nghèo, đỗ Thái học sinh, mẹ ông là bà Trần Thị Thái, có cha là Trần Nguyên Đán làm quan tư đồ nhà Trần. Từ khi còn nhỏ, ông đã chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng của cha và ông ngoại là tinh thần yêu nước và thương dân, vì nhân dân. Nhưng cuộc sống hạnh phúc không kéo dài bao lâu thì năm Nguyễn Trãi sáu tuổi, mẹ ông mất, năm mười tuổi thì ông ngoại qua đời, đây cũng là lúc ông cùng cha về đất Nhị Khê sinh sống, cha làm nghề dạy học. Bối cảnh xã hội lúc bấy giờ khá rối ren khi thời Trần bị suy yếu nặng nề, Hồ Quý Ly cướp ngôi lật đổ nhà Trần, lập nên nhà Hồ song không được lòng dân. Năm 1400, Nguyễn Trãi lên kinh thi đỗ làm quan nhà Hồ dưới chức Ngự sử đài chính chưởng. Nội quốc rối ren dần bình ổn nhưng lại phải đối mặt với cuộc xâm lược của nhà Minh vào năm 1406 dưới danh nghĩa phù Trần diệt Hồ, cuối cùng nhà Hồ bị lật đổ. Cha ông Nguyễn Phi Khanh bị giặc Minh bắt về nước, Nguyễn Trãi muốn theo cha song được cha khuyên, ông quay về nước một lòng muốn trả thù cho nước, đền nợ nhà. Vì thế, Nguyễn Trãi đã gia nhập cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy trở thành mưu sĩ và ngoại giao chính trị với giặc. Sau khi đánh thắng giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi lập ra triều Hậu Lê, Nguyễn Trãi được phong làm Nhập nội hành khiển nhưng bị vua nghi oan, không được tin dùng như trước, Nguyễn Trãi cáo quan về Côn Sơn. Đến thời vua Lê Thái Tông, ông được gọi về triều làm quan. Tuy vậy vào năm 1442, ông bị vướng vào vụ án Lệ Chi Viên, vua Lê Thái Tông chết đột ngột tại nhà Nguyễn Trãi vì thế ông bị khép tội mưu hại vua, bị tru di tam tộc. Nguyễn Trãi có năm người vợ và bảy người con nhưng chỉ có người con Nguyễn Anh Vũ may mắn sống sót qua họa tru di này. Đến thời vua Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi được vua xuống chiếu ân xá. Có thể nói cả đời Nguyễn Trãi luôn sống vì nước, vì dân, cống hiến tài trí của mình trong cuộc chiến chống quân Minh nhưng đến cuối cùng Nguyễn Trãi không nhận được cái kết xứng đáng.

Cái tài của Nguyễn Trãi được ông thể hiện rõ nhất qua sự nghiệp văn chương đồ sộ cả về chữ Hán và chữ Nôm trên các thể loại thi ca, chính luận,…tuy sau vụ án Lệ Chi Viên một số tác phẩm của ông đã bị thiêu hủy nhưng trong sử sách ghi chép lại những tác phẩm nổi bật của ông như về thi ca có “ Ức Trai Thi Tập”, “ Quốc Âm Thi Tập”,….. về thể loại chính luận có “Bình Ngô đại cáo”, “Quân trung từ mệnh tập” . mảng lịch sử tiêu biểu với ” Lam Sơn thực lục” về địa lý có “Dư Địa Chí”,….cùng các bài chiếu, cáo khác. Tư tưởng chủ đạo qua các tác phẩm của Nguyễn Trãi là tư tưởng nhân nghĩa, mệnh trời, tư tưởng nhân dân. Không chỉ vậy, con người ông chịu ảnh hưởng một phần không nhỏ bởi đạo Nho nhưng không gò bó, khuôn phép mà Nguyễn Trãi sống khoáng đạt và rộng rãi, ngoài ra ông cũng chịu ảnh hưởng bởi đạo Phật và đạo Giáo. Nghệ thuật thơ Nguyễn Trãi nổi bật với ngôn từ giản dị, gần gũi, hình ảnh thơ giàu tính ước lệ. Tác phẩm “ Bình Ngô Đại Cáo” viết về chiến thắng trước giặc Minh, thay Lê Lợi tuyên cáo với toàn thể nhân dân đã được đưa vào chương trình dạy phổ thông, thấm nhuần khí thế hào hùng, tư tưởng của Nguyễn Trãi.

Như vậy, Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử có tài mưu lược, chính trị, ngoại giao và sở hữu sự nghiệp văn chương đồ sộ nhưng cuộc đời ông bị kết thúc trong sự hàm oan, chỉ được ân xá dưới triều vua Lê Thánh Tông và được vua ca ngợi “ Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”. Dù gần 6 thế kỷ đã trôi qua, cảnh còn người mất nhưng tầm ảnh hưởng của Nguyễn Trãi vô cùng lớn và sâu sắc, luôn in đậm dấu ấn trong lòng bao thế hệ người dân Việt Nam.

Bài viết thuyết minh về Nguyễn Trãi trên đây cung cấp cho người đọc, các bạn học sinh những vốn kiến thức chính xác về nhân vật lịch sử và được trình bày dưới dạng các dàn bài, bài văn mẫu rõ ràng. Mong ràng bạn có thể tham khảo để biết cách làm và vận dụng vào các bài tương tự. Chúc các bạn thành công.

Trên bầu trời văn học Việt Nam có rất nhiều vì sao sáng. Xuất hiện vào thế kỉ XV và có ánh sáng rực rỡ nhất thế kỉ này chính là vì sao Khuê —Nguyễn Trãi.

Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại [nay thuộc Chí Linh, Hải Dương], sau dời đến làng Ngọc Ổi [nay thuộc xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Tây]. Cha của Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng . Long [sau đổi tên thành Nguyễn Phi Khanh] vốn là học trò nghèo, thi đỗ Thái học sinh còn mẹ là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, dòng dõi quý tộc.

Nguyễn Trãi sinh ra và lớn lên trong một thời đại đầy biến động dữ đội. Nhà Trần suy vi, Hồ Quý Li lên thay, lập ra nhà Hồ. Năm 1400, Nguyễn Trãi đi thi, đỗ Thái học sinh. Cả hai cha con Nguyễn Trãi đều làm quan cho nhà Hồ.

Khi quân Minh sang cướp nước ta, chúng bắt cha con Hồ Quý Li cùng các triều thần đem về Trung Quốc, trong đó có Nguyễn Phi Khanh. NguyễnTrãi cùng em là Nguyễn Phi Hùng đã theo cha sang Trung Quốc. Nhưng đến ải Nam Quan, nghe lời cha dặn phải tìm cách rửa nhục cho nước, ông trở vẻ và bị giặc bắt giữ ở Đông Quan. Sau Nguyễn Trãi bỏ trốn theo Lê Lợi, dâng Bình Ngô sách [nay đã thất truyền] và được tin dùng. Ông trở thành quân sư số một của Lê Lợi. Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, cùng Lê Lợi bàn mưu tính kế, giúp Lê Lợi soạn các văn thư, chiếu lệnh, góp công lớn trong sự nghiệp giải phóng đất nước.

Sau khi đuổi xong giặc Minh, Nguyễn Trãi chưa kịp thực hiện hoài bão xây dựng đất nước thái bình, thịnh trị, của dân hòa mục thì cuộc đời ông lại sang một trang mới, khó khăn và bi thảm. Sau khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi mở một cuộc thanh trừng các tướng sĩ, Nguyễn Trãi cũng nằm trong số đó. Suốt mười năm [1429 – 1439], Nguyễn Trãi không được tin dùng. Năm 1439, ông xin cáo quan về ở Côn Sơn nhưng mấy tháng sau Lê Thái Tông lại vời ông ra làm việc nước. Đang tràn trề hi vọng một thời cơ mới thì ba năm sau [năm 1442], một thảm họa đã giáng xuống Nguyễn Trãi và gia đình mình. Vụ án Lệ Chi Viên, vụ án oan lớn nhất trong lịch sử Việt Nam đã cướp đi sinh mệnh, khiến ông mãi mãi không còn cơ hội thực hiện hoài bão của mình.

Sinh thời, Nguyễn Trãi sáng tác rất nhiều thơ văn. Song sau khi ông mất, nhiều tác phẩm của ông bị ra lệnh tiêu hủy. Năm 1467, Lê Thánh Tông mới truyền lệnh sưu tầm tác phẩm của Nguyễn Trãi nhưng rồi lại bị thất tán. Đến đầu thế kỉ XIX, tác phẩm của ông mới được tìm lại và nửa cuối thế kỉ XIX mới được khắc in.

Nguyễn Trãi sáng tác trên nhiều phương diện, phương diện nào cũng có những tác phẩm hay, độc đáo. Về quân sự và chính trị, ông có Quân [trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo. Trong đó, Quân trung từ mệnh tập là tác phẩm gồm một số thư từ, biểu, quân lệnh gửi cho các tướng của ta và những bức thư ông nhân danh Lê Lợi viết để giao thiệp với tướng nhà Minh, thực hiện kế hoạch “tâm công”. Bình Ngô đại cáo là áng “thiên cổ hùng văn” trong lịch sử, tổng kết đầy đủ và xúc động cuộc kháng chiến chống quân Minh anh dũng và cũng là bản tuyên ngôn về lòng yêu hòa bình của nhân dân ta. Ông còn có 28 bài phú, chiếu, biểu, tấu, bi kí, lực…, tiêu biểu là Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục. Về lịch sử, Nguyễn Trãi viết Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, ghi lại quá trình khởi nghĩa Lam Sơn, khẳng định tư tưởng gắn bó với nhân dân là điều kiện tiên quyết của mọi thắng lợi. Ngoài ra, Nguyễn Trãi còn có Dư địa chí – một tác phẩm địa lí nhất còn lại ở nước ta. Về văn học, Nguyễn Trãi có Ức Trai thi tập — tập thơ chữ Hán và Quốc âm thi tập —- tập thơ chữ Nôm đánh dấu sự hình thành của nền thơ ca tiếng Việt.

Xuyên suốt các sáng tác thơ văn của Nguyễn Trãi là tư tưởng nhân nghĩa, triết lí thế sự và tình yêu thiên nhiên. Nếu như tư tưởng nhân nghĩa của nhà nho để cao việc yêu người, tạo dựng cho người, không áp đặt cho người [Kỉ dục lập nhi lập thân, Ki sở bất dục vật thi ư nhân], thì ở Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa mang nội dung yêu nước thương dân. Nguyễn Trãi với truyền thống dân tộc, hiểu nhân nghĩa theo nội dung yêu nước, thương dân. Nhân nghĩa là làm cho nhân dân sống yên ổn:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

[Bình Ngô đại cáo]

Nhân nghĩa là khiến cho muôn dân được ấm no, hạnh phúc:

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

[Cảnh ngày hè]

Cùng với tư tưởng nhân nghĩa, thơ văn Nguyễn Trãi còn thể hiện những triết lí sâu sắc về thế sự, nhân sinh:

Dưới công danh đeo khổ nhục

Trong dại dột có phong lưu.

[Ngân chí, bài 2]

Phượng những tiếc cao, diều hãy liệng,

Hoa thì hay héo, cô thường tươi. ‘

[Tự thuật, bài 9]

Người trị âm ít, cầm nên lặng

Lòng hiếu sinh nhiều, cá ngại câu.

[Tức sự, bài 10]

Thơ văn Nguyễn Trãi không chỉ bộc lộ những tư tưởng lớn lao mà còn thể hiện một tâm hồn nghệ sĩ, rất mực yêu thiên nhiên, xem thiên nhiên như bầu bạn, cư xử với thiên nhiên như đối với con người:

– Núi láng giềng, chim bầu bạn

Máy khách khứa, nguyệt anh tam. ¬

[Thuật hứng, bài 19]

– Trì tham nguyệt hiện chăng buông cá,

Rừng tiếc chim về ngại phát cây.

[Mạn thuật, bài 6]

Đi liên với những giá trị tư tưởng sâu sắc đó là những giá trị nghệ thuật đặc sắc. Trước hết, với Quân trung từ mệnh tập và Bình Ngô đại cáo, Nguyễn . Trãi là một nhà văn chính luận kiệt xuất. Quân trung từ mệnh tập là tập văn chính luận phản ánh đầy đủ chiến lược “công tâm” của quân Lam Sơn. Còn Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập hùng tráng, đanh thép.

Với mảng thơ ca, Nguyễn Trãi đã thể hiện một thế giới thẩm mĩ phong phú, vừa trữ tình, trí tuệ, vừa hào hùng, lãng mạn qua các sáng tác chữ Hán. Còn với thơ Nôm, ông để lại những bài thơ giàu trí tuệ, sâu sắc, thấm đẫm trải nghiệm về cuộc đời với một thứ ngôn ngữ tinh luyện, trong sáng, đăng đối một cách cổ điển:

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

[Bảo kính cảnh giới, bài 43]

Ao cạn vớt bèo cấy muống,

Đìa thanh phát cỏ ương sen.

[Thuật hứng, bài 24]

Nguyễn Trãi còn là nhà thơ sớm đưa tục ngữ vào tác phẩm. Chỉ trong một bài thơ tám câu nhưng có đến bốn câu thơ ông sử dụng sáng tạo tục ngữ dân gian: Ở bầu thì tròn ở ống thì dài; Xấu tốt rập khuôn; Gần nhà giàu đau răng ăn cám, gân kê trộm ốm lưng chịu đòn; Gần mực thì đen gần đèn thì rạng:

Ở bầu thì dáng ắt nên tròn,

Xấu tốt đều thì rắp khuôn.

Lân cận nhà giàu no bữa cám,

Bạn bè kê trộm phải no đòn.

Chơi cùng đứa dại nên bầy dại,

Kết mấy người khôn học nết khôn.

Ở đống thấp thì nên đấng thấp,

– Đen gân mực, đỏ gần son.

[Bảo kính cảnh giới, bài 21]

Cũng chính Nguyễn Trãi đã đưa vào thơ ca những hình ảnh thân thuộc như “lảnh mồng tơi”, “bè rau muống”, “vị núc nác”.. dân dã, quê kiểng:

Tả lòng thanh, mùi núc nác

Vun. đất di, lãnh mồng tơi.

[Ngôn chí, bài 9]

Ao quan thả gửi bè rau muống,

Đất Bụt ương nhờ một lảnh mùng.

[Thuật hứng, bài 23]

Cơm ăn dầu có dựa muối,

Áo mặc nài chỉ gấm thêu.

[Ngôn chí, bài 3

Và cũng chính Nguyễn Trãi đã Việt hóa một thể thơ của Trung Quốc khi sáng tạo nên hình thức thơ thất ngôn xen lục ngôn độc đáo:

Bui có một lòng trung lẫn hiếu,

Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.

[Thuật hứng, bài 24]

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

[Bảo kính cảnh giới, bài 43]

Với tất cả những gì đã làm được cho nhân dân, dân tộc, với tất cả những gì đã để lại cho nhân loại, Nguyễn Trãi xứng đáng là danh nhân văn hóa lỗi lạc Trên tư cách một nhà văn, nhà thơ, ông là người có công đầu trong việc đặt nền móng cho thi ca Việt Nam. Năm 1980, ông được Unessco công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới và tổ chức kỉ niệm 600 năm năm sinh của ông.

Ảnh minh họa [Nguồn internet]

Video liên quan

Chủ Đề