Thuyết minh về danh lam thắng cảnh phố cổ Hội An ngắn nhất

 Phố cổ Hội An là di sản thế giới được UNESCO công nhận vào năm 1999, một danh lam thắng cảnh cực kỳ nổi tiếng và được rất nhiều du khách ghé thăm. Hôm nay A32danang.com sẽ chia sẻ cho các bạn bài thuyết minh về phố cổ Hội An ngắn gọn dành cho các bạn hướng dẫn viên cũng như cho các du khách chưa có dịp ghé thăm địa danh này.

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh phố cổ Hội An ngắn nhất

Xem thêm:

DÀN Ý THUYẾT MINH PHỐ CỔ HỘI AN

GIỚI THIỆU 

Chào mừng quí đoàn đã đến điểm tham quan phố cổ Hội An.

Xin hỏi ai là người đại diện của đoàn minh ạ?

(Bắt tay): Vâng, xin chào anh/chị. Hân hạnh được chào đón đoàn.

Xin giới thiệu mình là Uyên – Hướng dẫn viên của đoàn. Hôm nay rất vinh dự được là người đồng hành cùng các anh chị.

Lộ trình chúng ta tham quan sẽ bao gồm 03 điểm : Chùa Cầu, Hội Quán Phúc Kiến và cuối cùng là nhà cổ Tấn Ký.

Với lộ trình trên chúng ta sẽ tham quan phố cổ trong vòng 02 giờ đồng hồ. Bây giờ là 03 giờ chiều và kết thúc lúc 05 giờ chiều. Và đoàn chúng ta sẽ tập kết lại tại điểm xuất phát này ạ.

Chúng ta sẽ di chuyển trong vòng 2km nên xin lưu ý là các anh chị cần đi theo đoàn, đội mũ nón để đảm bảo sức khỏe. Và Uyên biết rằng quí đoàn nằm ban quản lý phố cổ Hà Nội nên những nội qui chung trong phố cổ các anh chị đã nắm rất rõ rồi nên Uyên sẽ không nhắc lại nữa.

Và bây giờ mời quí đoàn đầu bắt đầu chuyến tham quan phố cổ Hội An. Chúng ta sẽ di chuyển đến điểm tham quan đầu tiên : chùa  Cầu.

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh phố cổ Hội An ngắn nhất

MỞ BÀI THUYẾT MINH VỀ PHỐ CỔ HỘI AN (s1-2:1p)

Ai qua phố Hội chùa Cầu

Để thương để nhớ để sầu cho ai

Để sầu cho khách vãng lai

Để thương để nhớ cho ai chịu sầu

Nghe qua câu thơ, ai trong chúng ta cũng cảm nhận được dấu ấn đặc biệt của Hội An để lại trong lòng mỗi du khách khi ghé thăm nơi này. Đó là sự quyến luyến và vấn vương.

Vậy điều gì đã để lại cho du khách một Hội An ấn tượng như vậy?

Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn,  vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ về nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo,...Sự tồn tại một đô thị như Hội An là trường hợp duy nhất ở Việt Nam và cũng hiếm thấy trên thế giới. Đây được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.



Với những giá trị nổi bật như vậy, phố cổ Hội An được tổ chức UNESCO công nhận là một di sản văn hóa thế giới vào cuối năm 1999 dựa trên hai tiêu chí:

  • Phố cổ Hội An là sự kết hợp các nền văn hóa /qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế.
  • Hội An là điển hình tiêu biểu /về một cảng thị châu Á truyền thống /được bảo tồn một cách hoàn hảo.

THÂNBÀI THUYẾT MINH VỀ PHỐ CỔ HỘI AN

1. Chùa cầu (s3:50s;s4:30s;s5:20s)

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh phố cổ Hội An ngắn nhất

- Thưa các anh chị! Trước mặt chúng ta là Chùa Cầu – Một trong những di tích nổi tiếng đã trở thành biểu tượng của phố cổ Hội An.

Về thời gian xây dựng cầu, chưa được xác định chính xác, nhưng theo thư tịch cổ thì cầu được người nhật xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ 16. Đến nay cầu đã trải qua nhiều lần trùng tu, lần gần đây nhất là vào năm 1986.

Cầu có kiến trúc khá độc đáo: trên là nhà dưới là cầu. Cầu rộng 3 thước, dài 18 thước. Chùa Cầu là sự kết hợp phong cách kiến trúc của ba nước Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc. Mái cầu lợp ngói âm dương, bờ nóc đắp nổi hình "Lưỡng long tranh châu" cách điệu là lối kiến trúc pha trộn giữa Việt và Hoa. Từ bên ngoài, quý khách có thể thấy cầu mang dáng dấp phong cách kiến trúc Nhật Bản thể hiện nổi bật ở hệ thống mái uốn cong mềm mại với độ dốc nhỏ gần như nằm ngang, khác với độ dốc mái truyền thống của các kiến trúc thuần Việt có độ dốc mái 50% khi đứng ở vị trí này.

Quý khách cũng có thể nhận ra sắc thái kiến trúc của đất nước mặt trời mọc này thông qua những tấm ván được lát hình vòng cung ở mặt cầu. Vậy thì sắc thái kiến trúc Việt nó nằm ở đâu trên cây cầu này? Xin mời quý khách hướng mắt nhìn lên trên ạ! Đây là bộ vì kèo của cầu chính là nơi chứa đựng những nét độc đáo của kiến trúc thuần Việt được thiết kế theo “chồng rường giả thủ” vì trông các rường chồng lên nhau và úp xuống như hình bàn tay nên được gọi là như vậy.

Và phía trong cầu là một ngôi chùa được xây dựng bởi người Hoa thờ thần Bắc Đế Trấn Võ. Là vị thần trị thủy giúp người Hoa trong việc giao thương buôn bán trên biển.

Dạ, như vậy đoàn nhà mình đã tham quan xong tổ hợp kiến trúc tín ngưỡng di tích chùa Cầu, một biểu tượng của sự giao lưu văn hóa Việt-Trung-Nhật.

Đường: (s6:5s)

2. Hội Quán Phước Kiến (s7:35s;s8:40s)

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh phố cổ Hội An ngắn nhất

Mời tất cả các anh chị di chuyển sang Hội quán Phúc Kiến.

Khác biệt với phố cổ Hà Nội, phố cổ Hội An còn có khoảng 5 Hội Quán trong đó Hội quán Phúc Kiến là một Hội Quán tiêu biểu về giá trị tín ngưỡng thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Vị trí và chức năng:

- Thưa quý khách hiện nay chúng ta đang đứng trước Hội Quán Phúc Kiến,  tọa lạc tại số 46 đường trần phú. Là 1 trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của người Hoa tại Hội An với chức năng thờ thần, thờ tiền hiền, thờ Phật và là nơi hội họp của cộng đồng người hoa - Phước Kiến.

- Cấu trúc của Hội Quán bao gồm: cửa tam quan, tiền điện, chính điện, hậu điện.

- Xin mời đoàn nhà mình cùng vào bên trong tiếp tục tham quan chính điện (thờ thiên hậu thánh mẫu)

( Chính điện thờ Quan thế âm bồ tát, bên trái thờ thần Thiên lý nhãn (nhìn xa ngàn dặm) , bên phải là thần  Thượng phong nhĩ ( nghe xa ngàn dặm), đây là 2 vị thần phụ tá cho Thiên hậu thánh mẫu. Và phần cuối chính điện thờ Thiên hậu Thánh mẫu.)

Các tích về bà Thiên Hậu Thánh Mẫu

Truyền thuyết về Bà Thiên Hậu có nhiều dị bản,  khi sinh ra bà có hương thơm ngào ngạt, hào quang rực rỡ xung quanh, và đặc biệt là không hề khóc. Từ nhỏ, bà đã có lòng giúp đỡ người khác, bà đã phát hiện ra một thứ rong biển dùng để nấu thạch làm thức ăn cứu đói cho dân, và còn tìm ra một thứ dầu ăn gọi là "ma mộc" rút từ cây thuộc họ vừng (mè) giúp dân nghèo qua những trận đói kéo dài. Có tích kể rằng bà nổi tiếng bơi lặn giỏi và biết chữa bệnh, bà hay mặc đồ đỏ đứng ở bờ biển làm hiệu hướng dẫn thuyền bè cặp bến an toàn cho dù trời đang mưa hay bão…Đến đời Tống Ung Hy tứ niên (CN987) vào ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch, bà không bệnh tật mà tự nhiên qua đời. Lúc đó Bà mới 25 tuổi. Theo thánh phả bà hóa vào một ngày có quần tiên tấu nhạc. Bốn chữ "Bạch nhật phi thăng" khắc ở cỗ kiệu trong đền của bà nói lên điều đó.

Người dân Trung Hoa tôn bà là Thần Biển nên di cư đến đâu mang thần tích, lập đền thờ đến đó. Cho nên ta không lấy làm lạ, dọc theo bờ biển nước ta có nhiều nơi lập đền thờ Thiên Hậu.

- Xin mời quý đoàn chúng ta có 10 phút tự do tham quan hậu điện.

- Tiếp theo chúng ta cùng đến tham quan, nhà cổ Tấn Ký.

Đường (s9:5s)

3. Nhà cổ Tấn Ký:

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh phố cổ Hội An ngắn nhất

Giống như phố cổ Hà Nội, đặc trưng của phổ cổ Hội An cũng là nhà cổ. Mời cả đoàn chúng ta cùng đến tham quan nhà cổ Tấn Ký để hiểu kiến trúc nhà cổ Hội An và sự khác biệt với nhà cổ Hà Nội.

Kiểu kiến trúc nhà cổ Hội An.

Hội An hiện nay có 1.068 nhà cổ. Một điều dễ thấy là tất cả các ngôi nhà cổ ở Hội An đều có hình ống và lấy bộ sườn nhà làm cơ sở chịu lực. Bộ sườn ấy được cấu thành bằng sự liên kết các vì kèo.

Giới thiệu lịch sử ngôi nhà.

Thưa quý đoàn, chúng ta đang tại Nhà cổ Tấn Ký nằm tại 101 Nguyễn Thái Học, là ngôi nhà tiêu biểu nhất cho lối kiến trúc cổ của nhà phố ở HA, xây dựng khoảng 200 năm trước, nhưng được bảo vệ hầu như nguyên vẹn kiến trúc và vật dụng trong ngôi nhà gắn liền với nhiều thế hệ chủ nhân ngôi nhà.

Vật liệu xây dựng & mắt cửa:

- Nhà cổ T. ký, được làm bằng vật liệu gỗ, mái lợp ngói âm dương, thể hiện triết lý người Việt. Nhờ vậy, ngôi nhà luôn thoáng vào mùa hè, ấm vào mùa đông. Phía trên cửa chính là Mắt cửa. Với con người, đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, với ngôi nhà Việt đôi mắt cửa là linh hồn của ngôi nhà.  Mắt cửa có thể yểm tà ma, trừ thủy quái đem lại sự bình yên, là lời mời thân thiện với  khách hàng trong kinh doanh buôn bán hàng ngày của chủ nhân.

Kết cấu ngôi nhà:

Xin mời vào bên trong, cũng như những nhà cổ khác ở HA, nhà cổ này được thiết kế theo hình ống, với 2 mặt tiền, 1 mặt trước là mặt hướng phố và 1 mặt sau, hướng sông, mặt tiền đảm bảo chức năng buôn bán thương mại và sinh sống của chủ nhân.

Bây giờ chúng ta đang đứng ở nếp nhà thứ nhất, với 2 tầng mái, tầng trệt không rộng, trước đây là nơi trưng bày và bán hàng.

Nếp thứ 2 của ngôi nhà là trung tâm của toàn bộ ngôi nhà, trước kia đây là nơi tiếp khách, nay là gian thờ tổ tiên, thờ phật và phòng khách của gia đình.

Nối giữa nếp nhà trước và nếp nhà sau là nơi nghỉ ngơi và hóng mát của chủ nhân. Khoảng sân rộng và giếng tạo sự thoáng mát để lấy ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà.

Nếp nhà cuối cùng nằm song song với nếp nhà thứ nhất là nơi sinh sống của chủ nhân.  

3. KẾT BÀI THUYẾT MINH VỀ PHỐ CỔ HỘI AN

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh phố cổ Hội An ngắn nhất

Thưa quý khách, chúng ta đã cùng nhau khám phá những điểm tham quan mang đầy giá trị của phố cổ Hội An. Nơi lưu giữ những giá trị văn hóa qua kiến trúc đa dạng, độc đáo - vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hóa với các nước phương Đông và phương Tây.Đây chính là một trong những thế mạnh đưa Hội An trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương.

Phố cổ Hội An được bảo tồn một cách hoàn hảo là sự nổ lực không ngừng nghỉ của chính quyền và nhân dân từ xưa đến nay. Vì vậy chúng ta càng cần phải biết trân trọng và cùng tích cực tham gia vào công cuộc bảo tồn này.

Ngoài 3 điểm tham quan chính mà đoàn đã đi qua thì Hội An còn có những loại hình du lịch đầy thú vị khác như du lịch Làng Mộc Kim Bồng và Làng Rau Trà Quế. Rất mong sẽ được đón quý khách trở lại Hội An trong 1 thời gian không xa.

Chúc các anh chị một buổi tối vui vẻ và ý nghĩa!

Vậy là các bạn đã cùng A32danang.com khám phá và nắm được bài thuyết minh về di tích lịch sử phố cổ Hội An. Nếu còn thắc mắc điều gì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới:

A32danang.com