Tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp

Bên cạnh đó, sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý đất; ủ phân hữu cơ; thuốc bảo vệ thực vật sinh học; sản xuất rau quả trong nhà lưới áp dụng biện pháp tưới và cung cấp dinh dưỡng tự động... Trong chăn nuôi, các giống lợn cao sản, giống bò lai, gà lai... được đưa vào nuôi theo tiêu chuẩn thực hành chăn nuôi tốt [VietGAHP] theo hướng hàng hóa đã nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Qua đó, thu hút đầu tư từ các công ty, tập đoàn kinh tế như Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn Mavin vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Từ đó, góp phần giúp nông dân phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi. 

Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Phú Mỹ Xanh, đội 17, xã Thanh Xương [huyện Ðiện Biên] áp dụng công nghệ trồng bí xanh chất lượng cao và một số loại rau, củ, quả.

Một trong những mô hình điển hình và đạt được kết quả khi đưa ứng dụng KHKT vào áp dụng, triển khai thực tế đó là Mô hình Quản lý dịch hại tổng hợp [IPM] và Xử lý lúa lẫn áp dụng máy cấy. Mô hình đã khắc phục những hạn chế nổi cộm trong sản xuất hiện nay: Không sử dụng thuốc trừ cỏ, giảm lượng giống, dễ kiểm soát sinh vật gây hại, giảm từ 2 - 3 lần phun thuốc bảo vệ thực vật và giảm tỷ lệ lúa lẫn đến 90% so với gieo vãi truyền thống; từ đó giảm chi phí sản xuất, cải thiện chất lượng gạo, nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường. Ðây là một bước tiến trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất tại tỉnh, góp phần tích cực thực hiện chủ trương cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh, giải phóng sức lao động của nông dân, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, thay đổi sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo sự liên kết trong sản xuất, bảo vệ môi trường. Hiệu quả mô hình là rất thiết thực, có khả năng nhân rộng trong sản xuất, được nông dân nhiệt tình hưởng ứng, áp dụng.

Nhờ tham gia mô hình trồng thanh long ruột đỏ sử dụng giống mới [giống Long Ðịnh, TL4] có năng suất, chất lượng cao thay thế các giống cũ có năng suất thấp. Với hơn 3.000m2 trồng thanh long lâu năm của gia đình ông Nguyễn Thế Vịnh đội 8, xã Thanh Xương [huyện Ðiện Biên] đã cho quả ổn định, tỉ lệ đậu quả cao, hoa không bị thối rụng, quả đẹp, chất lượng tốt được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện tại, các hộ nông dân thực hiện mô hình và các hộ lân cận đã chủ động mở rộng diện tích gần 2ha, góp phần thay đổi nhận thức của người dân trong việc sử dụng giống mới, phát triển nông nghiệp theo hướng sản phẩm hàng hóa. Ông Vịnh cho biết: Từ khi tham gia mô hình năm 2018 đến nay mỗi vụ thu hoạch thanh long ruột đỏ đều có trọng lượng bình quân từ 0,4 - 0,5kg/quả, 15kg/trụ, sản lượng đạt 14 - 16 tấn, giá bán buôn tại vườn dao động từ 15.000 - 20.000 đồng/kg; còn bán lẻ đạt 30.000 - 35.000 đồng/kg mà không đủ cung cấp ra thị trường.

Theo bà Chu Thị Thanh Xuân, thời gian tới, xác định nhiệm vụ ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh là giải pháp then chốt và là đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, thực hiện hiệu quả Kế hoạch Cơ cấu lại ngành Nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Ngành Nông nghiệp tỉnh sẽ ưu tiên đầu tư đúng mức cho việc ứng dụng khoa học công nghệ gắn với chuyển giao, định hướng cho người dân sản xuất theo nhu cầu của thị trường và phù hợp với mục tiêu cơ cấu lại ngành Nông nghiệp; tiếp tục duy trì, đẩy mạnh và phát triển các mô hình, hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ hiệu quả, thành công giai đoạn trước; tăng cường phát triển sản xuất theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, theo chuỗi giá trị trong sản xuất, đảm bảo kết nối giữa sản xuất với thị trường tiêu thụ...

Khoa học - kỹ thuật [KHKT] ngày càng chứng minh được vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

Thời gian qua, các Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ [Bộ KH&CN] đã chủ động dịch chuyển và tăng cường hỗ trợ cho doanh nghiệp trong hoạt động ứng dụng, đổi mới công nghệ...

Xác định ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật [KHKT] trong sản xuất nông nghiệp là “chìa khóa” để thực hiện thành công các mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp. Những năm gần đây, cả nước đã tích cực đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ KHKT, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất đã đem lại những kết quả đáng khích lệ.

Đặc biệt, các trung tâm có vai trò quan trọng trong hoạt động tiếp nhận, đánh giá, lựa chọn, cầu nối và ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất theo đặc thù của địa phương, phục vụ đời sống dân sinh, không vì mục tiêu lợi nhuận, là đầu mối cung cấp thông tin phục vụ cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình định hướng, xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ.

 Mô hình ứng dụng tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp

Cụ thể, về làm chủ công nghệ, hệ thống Trung tâm đã làm chủ gần 400 công nghệ, tập trung ở một số lĩnh vực: Công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ thông tin, xử lý môi trường, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, tiết kiệm năng lượng,...

Về dịch vụ tư vấn, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ triển khai công nghệ: đã có hơn 14.000 hợp đồng tư vấn, chuyển giao công nghệ do các Trung tâm thực hiện [trung bình 2.800 hợp đồng/năm] với tổng giá trị hợp đồng tư vấn, chuyển giao công nghệ khoảng 320 tỷ đồng, tăng trưởng 10-12%/năm. Lĩnh vực tư vấn chủ yếu là nông nghiệp, công nghệ thông tin, xử lý môi trường, an toàn bức xạ, năng lượng, kiểm nghiệm.

Về triển khai nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ: các Trung tâm đã và đang thực hiện 1.030 nhiệm vụ KH&CN trong các lĩnh vực chủ yếu sau: Nông nghiệp, an toàn bức xạ, năng lượng, công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ thông tin, xử lý môi trường, vật liệu xây dựng, điều khiển tự động... đáp ứng yêu cầu ứng dụng, đổi mới công nghệ tại địa phương.

Qua đó, trung tâm đã chuyển giao và nhân rộng được nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao, điển hình như: mô hình ứng dụng hệ thống canh tác lúa thông minh trong sản xuất lúa chất lượng đạt năng suất cao gắn với tiêu thụ sản phẩm; mô hình thâm canh cây đậu tương giống mới trên vùng đất chuyên màu không chủ động tưới gắn với tiêu thụ sản phẩm; mô hình chuyển giao kỹ thuật nuôi ong lấy mật thích ứng với biến đổi khí hậu; mô hình cải tạo đàn dê bằng biện pháp luân chuyển đực giống chất lượng và ứng dụng các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng để đạt năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu. Các mô hình nuôi thủy sản ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới cả về công nghệ, đối tượng, như: cá rô phi, cá chép, cá chim vây vàng, ngao... Các mô hình chuyển giao ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới về giống và các biện pháp kỹ thuật thâm canh gỗ lớn, giổi ăn hạt, quế...

Việc tuyên truyền, tập huấn và triển khai thực hiện các mô hình chuyển giao KHKT trong sản xuất nông nghiệp đã giúp bà con nông dân và cán bộ phụ trách nông nghiệp các cấp được cập nhật những tiến bộ KHKT mới, nắm bắt được tình hình sản xuất nông nghiệp, thị trường nông sản, vướng mắc trong quá trình sản xuất để rút kinh nghiệm và có định hướng phát triển đúng đắn, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế. Các mô hình chuyển giao tiến bộ KHKT được triển khai và nhân rộng cũng đã và đang góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế so với diện tích sản xuất nông nghiệp theo phương thức truyền thống.

 Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ tỉnh Kon Tum chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật

Việc tuyên truyền, tập huấn và triển khai thực hiện các mô hình chuyển giao KHKT trong sản xuất nông nghiệp đã giúp bà con nông dân và cán bộ phụ trách nông nghiệp cấp xã được cập nhật những tiến bộ KHKT mới, nắm bắt được tình hình sản xuất nông nghiệp, thị trường nông sản, vướng mắc trong quá trình sản xuất để rút kinh nghiệm và có định hướng phát triển đúng đắn, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế. Các mô hình chuyển giao tiến bộ KHKT được triển khai và nhân rộng cũng đã và đang góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế từ 15 đến 20% so với diện tích sản xuất nông nghiệp theo phương thức truyền thống.

Thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao, nhân rộng tiến bộ KH&CN vào sản xuất nông nghiệp với nội dung thiết thực, phù hợp đến cán bộ, đảng viên và nhân dân; chủ động mở rộng liên kết, hợp tác với các viện, các trường, các cơ sở nghiên cứu để đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao các tiến bộ khoa học, công nghệ, đồng thời xác định, lựa chọn tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất và cây trồng, vật nuôi phù hợp nhất với điều kiện thực tiễn của các địa phương trên cả nước.

Ngoài ra, theo Bộ KH&CN, cần phải tăng cường hoạt động và hình thành liên kết mạng lưới giữa các Trung tâm với các viện trường để khai thác thế mạnh, hỗ trợ và liên kết nghiên cứu ứng dụng các thành quả nghiên cứu. Tạo các sân chơi của khu vực, vùng để nhân rộng các kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm các công nghệ đã có trên thị trường phù hợp với điều kiện của địa phương.

Ứng dụng và khai thác hiệu quả trang thông tin điện tử của mạng lưới các Trung tâm để quảng bá, giới thiệu các công nghệ, sản phẩm của trung tâm sẵn sàng chuyển giao, nhất là quan tâm đầu tư ứng dụng nền tảng công nghệ thông tin để phát triển các kênh giao dịch thương mại điện tử đối với các sản phẩm công nghệ của trung tâm, thích ứng linh hoạt với điều kiện dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp trong thời gian qua và phù hợp với xu thế thương mại điện tử trên toàn cầu.

Nguồn: vietq.vn [08/12/2021]

Video liên quan

Chủ Đề