Tiểu đường thai kỳ có được an dưa chuột không

Dưa leo hay còn gọi là dưa chuột là một loại rau ăn quả thường xuyên xuất hiện trong các bữa ăn của người Việt. Vậy bà bầu ăn dưa leo được không và nên ăn như thế nào, ăn bao nhiêu là tốt?

Dưa leo hay còn gọi là dưa chuột là một loại rau ăn quả giòn ngon, thanh đạm. Trong 100g dưa chuột có thể cung cấp:

- 96g nước

- 0,6g protein

- 0,1g mỡ

- 22g đường

- 12mg vitamin C

- 0,02mg vitamin B2

- 0,03mg vitamin B1

- 45 đơn vị quốc tế vitamin A

- 0,3mg sắt

- 12mg canxi

- 15mg magie

- 24mg photpho

Ngoài ra còn nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu khác tốt cho sức khỏe.

Dưa leo giàu dinh dưỡng và rất dễ ăn. [Ảnh minh họa]

Với những thành phần dinh dưỡng thiết yếu và tốt cho sức khỏe có trong dưa leo, thì bà bầu hoàn toàn có thể ăn được dưa leo.

Dưa leo có chứa tới 95% là nước nên có thể bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể bà bầu khi mang thai, giải tỏa được cơn khát cho mẹ bầu.

Bên cạnh đó, các chất như axit hữu cơ, chất xơ, vitamin nhóm B, A, C, PP, E, magiê, niken, bạc, axit folic, phốt pho, sắt... có trong dưa leo cũng bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu. Dưa chuột có hàm lượng chất xơ cứng tự nhiên được dùng để hạ sốt hiệu quả và giúp mẹ bầu có trái tim khỏe mạnh.

Bà bầu 3 tháng ăn dưa leo được không? Bà bầu có thể ăn dưa leo trong cả thai kỳ nhưng nên chú ý phải ngâm rửa sạch trước khi ăn đề phòng ngộ độc thuốc trừ sâu hay hóa chất trên dưa.

Bà bầu có thể ăn dưa leo. [Ảnh minh họa]

Với câu hỏi bà bầu ăn dưa leo được không thì câu trả lời là bà bầu hoàn toàn có thể ăn được dưa leo. Có bầu ăn dưa leo sẽ có những lợi ích như:

- Lợi tiểu, giảm sưng tấy

Dưa chuột có chứa rất nhiều nước, lượng nước tự nhiên này có tác dụng giúp lợi tiểu, tốt cho thận nên giảm thiểu được tình trạng sưng phù khi mang thai.

- Không gây béo phì

Dưa chuột có chứa rất ít calo và nhiều nước nên bà bầu ăn dưa chuột sẽ no bụng, hạn chế ăn vặt hơn, giảm thiểu tình trạng béo phì.

- Tăng cường khả năng miễn dịch

Dưa chuột cung cấp vitamin A, C, K, beta carotene có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp mẹ bầu kháng lại những bệnh truyền nhiễm tốt hơn.

- Cung cấp nước cho cơ thể

Dưa chuột chứa 95% là nước và đây là nước tự nhiên có lợi cho sức khỏe. Bà bầu ăn dưa chuột bổ sung nước tự nhiên, ngăn ngừa tình trạng mất nước.

- Hạ huyết áp

Với thành phần nước tự nhiên rất lớn, bầu ăn dưa chuột có thể lợi tiểu tự nhiên và cũng có thể giúp hạ huyết áp.

Dưa leo cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu. [Ảnh minh họa]

Dưa chuột tuy lành tính và tốt cho sức khỏe và bà bầu có thể ăn được nhưng chỉ nên ăn một lượng nhỏ. Bà bầu chỉ nên ăn tối đa 100g dưa chuột/ ngày. Có thể chế biến dưa chuột thành các món salad hay rửa sạch, ngâm muối kỹ và ăn như một loại hoa quả. Mẹ cũng có thể ép dưa chuột thành nước ép để uống.

Bà bầu không nên ăn quá nhiều dưa chuột dễ gây đầy hơi, ợ hơi, khó tiêu… Nếu ăn quá nhiều dưa chuột có thể gây kích ứng đường ruột, kích thích tăng cường tiểu tiện dễ mất nước ở bà bầu.

Bà bầu không nên ăn dưa leo muối chua, các loại dưa muối, cà muối có quá trình lên men nếu ăn nhiều không thật sự tốt cho sức khỏe.

Bà bầu không nên ăn quá nhiều dưa leo [Ảnh minh họa]

- Bà bầu ăn dưa leo cảm thấy khó tiêu, tiểu rắt, dị ứng như sưng miệng, ngứa miệng... thì nên dừng ăn lại ngay. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn cần đi gặp bác sĩ.

- Dưa chuột được bán nhiều ngoài chợ nhưng đây là loại rau có rất nhiều chất bảo quản, thuốc trừ sâu... vì vậy trước khi ăn bà bầu cần đảm bảo rửa sạch, ngâm kỹ, nếu không chắc chắn được sự an toàn thì nên gọt bỏ vỏ bên ngoài. Tốt nhất bà bầu nên ăn những quả dưa chuột nhà trồng được hoặc mua ở những nơi uy tín, tránh ngộ độc.

- Không ăn nhiều và liên tục dưa leo. Hãy đa dạng các loại rau, củ quả khác nhau để đảm bảo dinh dưỡng thai kỳ.

Như vậy, bà bầu ăn dưa leo được không thì câu trả lời là bà bầu có thể ăn được trong cả thai kỳ. Nhưng chỉ ăn một lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/ba-bau-an-dua-leo-duoc-khong-va-an-bao-nhieu-thi-t...Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/ba-bau-an-dua-leo-duoc-khong-va-an-bao-nhieu-thi-tot-d283493.html

Xem thêm chủ đề Dinh dưỡng thai kỳ

Theo Thùy Dương. [thoidaiplus.suckhoedoisong.vn]

Thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ thường hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột khiến mẹ bầu đối mặt với cảm giác đói. Hãy cùng chúng tôi khám phá cách giải quyết vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Chế độ dinh dưỡng là bước đầu tiên quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ. Thực đơn cho người bị tiểu đường thai kỳ giúp ổn định chỉ số đường máu tiểu đường thai kỳ và đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho bé yêu. Tuy nhiên, việc thay đổi thói quen ăn uống cũng như hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường bột khiến mẹ bầu khó thích nghi ngay và có thể đối mặt với cảm giác đói. Dưới đây là một số cách để giúp mẹ bầu giải quyết cảm giác đói mà vẫn kiểm soát chỉ số đường huyết trong khi mang thai hiệu quả.
Gặp chuyên gia dinh dưỡng Mẹ bầu hãy đảm bảo thực đơn trong thai kỳ của mình được hướng dẫn và theo dõi bởi một chuyên gia dinh dưỡng. Học hỏi kinh nghiệm từ các mẹ bầu khác có rất nhiều lợi ích nhưng vai trò của chuyên gia về dinh dưỡng cực kỳ quan trọng, họ sẽ tính toán nhu cầu của mẹ và em bé đồng thời cân đối tỉ lệ các chất dinh dưỡng để đảm bảo mục đích kiểm soát chỉ số đường máu tiểu đường thai kỳ cũng như sự phát triển khỏe mạnh của bé yêu. Thực đơn cụ thể cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ sẽ được xây dựng dựa trên kiến thức khoa học và cân nhắc đến các nhu cầu, sở thích của cá nhân mẹ bầu. Nếu mẹ bầu đã tuân thủ thực đơn do bác sỹ dinh dưỡng đề ra mà vẫn cảm thấy đói, hãy trao đổi thêm với bác sỹ của mình để thay đổi cho phù hợp với nhu cầu cá nhân.

Lựa chọn những thực phẩm “không” đường.


Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ, những món ăn “không” đường là món ăn có ít hơn 20 calo, 5 gam carbohydrate mỗi phần ăn. Một số thực phẩm “không” đường có thể ăn với một lượng vừa phải trong ngày mà không ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết. Do đó, đây là những lựa chọn rất tốt cho những bữa ăn phụ, hoặc ngay cả bữa chính, giúp mẹ bầu đương đầu với cơn đói mà không lo ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy mẹ bầu tiểu đường nên ăn loại thực phẩm nào, hãy cùng điểm qua dưới đây

  • Dưa chuột: chứa nhiều kali, magne và chất xơ, vừa ngon vừa mát. Mẹ bầu có thể làm salad hoặc đơn giản là dùng kèm trong bữa chính.
  • Cà rốt: rất giàu là tiền chất vitamin A và chất xơ giúp ổn định đường huyết sau ăn.
  • Cà chua: không chỉ giàu β-caroten mà còn chứa lượng lớn vitamin K.
  • Bơ: đặc biệt giàu chất xơ, folate và các khoáng chất như kali, đồng, và các vitamin thiết yếu như E, A, K, B6 và C.
  • Các loại rau xanh: chọn các loại ra xanh chứa ít tinh bột như bắp cải, bông cải xanh, bí ngô,... vừa giúp bổ sung vitamin mà vẫn kiểm soát tốt chỉ số đường huyết.
  • Các loại đồ uống không đường: một số loại sữa không đường hay các loại sinh tố cũng là lựa chọn tốt cho một bữa ăn nhẹ. Tuy nhiên mẹ bầu hãy cân nhắc lựa chọn các sản phẩm uy tín và xem xét kĩ thành phần trước khi sử dụng.

Dù chứa rất ít đường nhưng mẹ bầu cũng không nên lạm dụng ăn quá nhiều các loại thực phẩm trên và đừng quên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi thay đổi thực đơn của mình.

Dưa leo mang lại nhiều loại ích cho sức khỏe

Đối với người bệnh đái tháo đường [tiểu đường], việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng hàng ngày rất quan trọng trong việc cải thiện tình trạng bệnh. Dưa leo [dưa chuột] có thể là một lựa chọn lý tưởng cho người bệnh.

Dưa leo tốt cho người đái tháo đường?

Hàm lượng dinh dưỡng của dưa leo

Giá trị dinh dưỡng của dưa leo rất cao

Dưa leo là thực vật cùng họ với dưa và bí. Dưa leo trên thị trường được chia thành hai loại, một loại thường dùng để ăn sống và một loại dùng để làm dưa chuột muối. Loại quả này chứa ít carbohydrate và giàu chất xơ, vậy nên đây được coi là thực phẩm phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường.

Trong 1/2 chén dưa leo tươi thái lát có chứa 0.3gr chất xơ, 0.87gr đường, 0.34gr protein, 0.06gr chất béo, 1.89gr carbohydrate, 8 calo. Ngoài ra, dưa leo còn cung cấp hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào như kali, magne, phốt pho, vitamin [B, C, K],…

Bên cạnh đó, chỉ số đường huyết của dưa leo là 15, thấp hơn so với các loại trái cây và rau quả khác như bí đỏ, dưa hấu, táo, chuối,…

Dưa leo và bệnh đái tháo đường

Hiệp hội đái tháo đường Hoa kỳ khuyến cáo người bệnh đái tháo đường type 2 nên chọn chế độ dinh dưỡng chứa nhiều chất xơ và giàu dưỡng chất. Dưa leo chứa ít carbohydrate và giàu chất xơ, vậy nên loại quả này được coi là thực phẩm phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường.

Bị bệnh đái tháo đường có nên ăn dưa leo?

Những nghiên cứu mới dừng lại ở thí nghiệm trên động vật. Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu trên người chứng minh rằng dưa leo có ảnh hưởng tới lượng đường trong máu. Vì vậy, bạn không nên dùng dưa chuột để làm phương pháp chính ngăn ngừa bệnh đái tháo đường.

Theo một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên tạp chí Plant Foods for Human Nutrition cho thấy ăn dưa leo có thể làm giảm lượng đường trong máu. Ở thí nghiệm này, những con chuột bị đái tháo đường được cho ăn vỏ của dưa leo, bí ngô và kinda. Kết quả cho thấy cả ba loại vỏ đều có tác dụng giảm lượng đường trong máu.

Trong một nghiên cứu khác vào năm 2014 trên tạp chí nghiên cứu dược liệu [Journal of Medicinal Plant Research] cho thấy bột dưa leo cũng có thể được sử dụng để kiểm soát tình trạng đái tháo đường hiệu quả ở chuột.

Dưa leo được xem như một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mà người bệnh đái tháo đường có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày không lo đường huyết bị ảnh hưởng. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ về chế độ ăn uống, sinh hoạt và cách ăn dưa leo để kiểm soát bệnh đái tháo đường.

Lê Tuyết H+ [ Theo Boldsky]

Video liên quan

Chủ Đề