Tỉnh Đồng Nai có diện tích là bao nhiêu?

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 74/NQ-CP điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối [2016 - 2020] tỉnh Đồng Nai.

Với 589.775 ha diện tích đất tự nhiên, đến năm 2020 tỉnh Đồng Nai có khoảng 435.990 ha đất nông nghiệp, chiếm 73,92% diện tích đất toàn tỉnh.

Trong đó, nhiều nhất là đất trồng cây lâu năm, chiếm tới 44,67% diện tích đất nông nghiệp, tương đương 194.746 ha. Ngoài ra, 112.460 ha đất rừng đặc dụng; 25.291 ha đất rừng sản xuất; 24.948 ha đất trồng lúa.

Diện tích đất phi nông nghiệp là 153.785 ha chiếm 26,08% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Từ 2016-2020, 34.420 ha đất nông nghiệp được chuyển sang phi nông nghiệp.

Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối [2016 - 2020], trong đó rà soát điều chỉnh quy hoạch của các ngành, các địa phương trong tỉnh có sử dụng đất cho thống nhất với điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của tỉnh; việc tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất chặt chẽ từ cấp tỉnh đến cấp xã đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt; điều tiết phân bổ nguồn lực nhà nước bảo đảm lợi ích giữa các khu vực có điều kiện phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ với các khu vực giữ nhiều đất trồng lúa; có chính sách, biện pháp phù hợp để giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, để người trồng lúa yên tâm sản xuất; tăng đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các khu vực.

UBND tỉnh Đồng Nai cần quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch nhất là khu vực sẽ chuyển mục đích sử dụng đất để tập trung cho phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ, đô thị để tăng nguồn thu cho ngân sách; đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, khắc phục tình trạng bỏ hoang đất đã giao và cho thuê.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai theo quy hoạch nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiên quyết không giải quyết giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với các trường hợp không có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xử lý các trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng, sử dụng sai mục đích.

Đầu năm nay, Chúng tôi xin cập nhật mới nhất thông tin về Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai & Thông tin quy hoạch 2 thành phố & 9 huyện mới nhất để các bạn có được 1 cái nhìn tổng thể nhất về 1 Đồng Nai đang trên đà phát triển mạnh mẻ.

Tỉnh Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích tự nhiên là 5.907,2 km². Đồng Nai có tọa độ từ 10o30’03B đến 11o34’57’’B và từ 106o45’30Đ đến 107o35’00″Đ, có vị trí địa lý tiếp giáp với các vùng lân cận như sau:

  • Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận
  • Phía tây giáp tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh
  • Phía nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Phía bắc giáp các tỉnh Lâm Đồng và Bình Phước.

TẢI NGAY BẢN ĐỒ ĐỒNG NAI – FULL PDF CỠ LỚN 40M TẢI NGAY

Bản đồ Quy hoạch Tỉnh Đồng Nai

1. Vị trí địa lý:


Đồng Nai là tỉnh nằm trong khu vực miền Đông Nam Bộ của Việt Nam, vùng đất nối liền giữa Nam Bộ, cực nam Trung Bộ và nam Tây Nguyên. Tỉnh Đồng Nai nằm ở cực bắc miền Đông Nam Bộ, có toạ độ địa lý từ 10o30’03 đến 11o34’57’’vĩ độ Bắc và từ 106o45’30 đến 107o35’00 kinh độ Đông.

Đồng Nai có diện tích 5.862,37 km2, bằng 1,76% diện tích tự nhiên của cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ, giữ vị trí quan trọng trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam của đất nước.

Đồng Nai giáp các tỉnh: phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận; phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh; phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước; phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.

2. Địa hình:

Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng bắc nam. Có thể phân biệt các dạng địa hình chính như sau:

- Địa hình đồng bằng gồm 2 dạng chính: Các bậc thềm sông có độ cao từ 5 đến 10m hoặc có nơi chỉ cao từ 2 đến 5m dọc theo các sông và tạo thành từng dải hẹp có chiều rộng thay đổi từ vài chục mét đến vài km. Đất trên địa hình này chủ yếu là các aluvi hiện đại.

- Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển: là những vùng đất trũng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với độ cao dao động từ 0,3 đến 2m, có chỗ thấp hơn mực nước biển, thường xuyên ngập triều, mạng lưới sông rạch chằng chịt, có rừng ngập mặn bao phủ. Vật liệu không đồng nhất, có nhiều sét và vật chất hữu cơ lắng đọng.

- Dạng địa đồi lượn sóng: Độ cao từ 20 đến 200m. Bao gồm các đồi bazan, Bề mặt địa hình rất phẳng, thoải, độ dốc từ 30 đến 80. Loại địa hình này chiếm diện tích rất lớn so với các dạng địa hình khác bao trùm hầu hết các khối bazan, phù sa cổ. Đất phân bổ trên địa hình này gồm nhóm đất đỏ vàng và đất xám.

- Dạng địa hình núi thấp: Bao gồm các núi sót rải rác và là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn với độ cao thay đổi từ 200 – 800m. Địa hình này phân bố chủ yếu ở phía bắc của tỉnh thuộc ranh giới giữa huyện Tân Phú với tỉnh Lâm Đồng và một vài núi sót ở huyện Định Quán, Xuân Lộc. Tất cả các núi này đều có độ cao [20–300], đá mẹ lộ thiên thành cụm với các đá chủ yếu là granit, đá phiến sét.

Nhìn chung đất của Đồng Nai đều có địa hình tương đối bằng phẳng, có 82,09% đất có độ dốc < 8o, 92% đất có độ dốc 15o chiếm khoảng 8%. Trong đó:

Đất phù sa, đất gley và đất cát có địa hình bằng phẳng, nhiều nơi trũng ngập nước quanh năm. Đất đen, nâu, xám hầu hết có độ dốc

Chủ Đề