Top 1 bậc thềm cửa hàng Huyện Chương Mỹ Hà Nội 2022

Bài viết đánh giá Top 1 bậc thềm cửa hàng Huyện Chương Mỹ Hà Nội 2022 theo quan điểm cá nhân của tác giả

Chùa Quảng Nghiêm

653 đánh giá
Địa chỉ: Tiên Phương,Chương Mỹ,Hà Nội 100000,Việt Nam
Website: https://chuaquangnghiem.business.site/

Chùa Trăm Gian tọa lạc trên đỉnh đồi, lối lên thoai thoải với hàng thông. Mình quay lại vào mùa covid nên chùa đóng cửa. Việc quản lý các di tích, nhất là các di tích ở Hà Tây cũ thật sự có vấn đề, dân lấn chiếm không gian mở hàng quán không theo quy hoạch, rác bừa bãi không ai quét dọn, di tích tô trát, sửa chữa tùy tiện trong khi vẫn có những chỗ rêu bụi, mục nát không quét dọn sửa chữa.

Chùa cảnh rất đẹp,trang nghiêm,thanh tịnh.
Đó là trải nghiệm tuyệt vời!

Chùa nằm trên sườn đồi thoai thoải, bên dưới trồng nhiều cây thông to, lối đi lên xếp bằng những viên đá to xen lẫn gạch nung, không khí khá yên tĩnh với tiếng tụng kinh phát qua loa nho nhỏ tạo cảm giác thư thái. Xung quanh khuôn viên chùa chưa thực sự sạch sẽ lắm, vật liệu xây dựng và rác không được che chắn và thu gom gọn gàng.

Chùa Quảng Nghiêm còn gọi là chùa Tiên Lữ hay chùa Trăm Gian là một ngôi chùa nằm trên một quả đồi cao khoảng 50 m, ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Sở dĩ chùa có tên là Trăm Gian vì quần thể kiến trúc ở đây có đến 104 gian nhà.

Chùa Trăm Gian đẹp và cổ kính rất đáng thăm quan tìm hiểu.

Chùa trăm gian
Địa điểm : Tiên phương , chương mĩ , Hà nội
Là ngôi chùa linh thiêng , có bề dày lịch sử
Là nơi có phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp
Là nơi có nhiều loại hình trò chơi dân gian vẫn được bảo tồn

Chùa Trăm Gian [chùa Quảng Nghiêm, chùa Tiên Lữ] là ngôi chùa nằm trên một quả đồi cao ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Chùa được lập vào thời Lý Cao Tông nhà Lý năm 1185. Đến thời nhà Trần có hòa thượng Bình An quê ở Bối Khê tu ở đây khi viên tịch được tôn là Đức Thánh Bối.
Ở sân chùa có gác chuông hai tầng tám mái được xây dựng vào năm 1693 đời vua Lê Hy Tông.
Cái tên Trăm Gian bình dị đã nói lên được vẻ đẹp và bề thế của nơi đây. Chùa phải nói là cực đẹp, ngồi ở dưới gác chuông gió thổi mát mẻ, cảm giác rất thư thái.

Chùa đẹp, cổ kính, phía trước chùa có hàng thông lên ảnh đẹp lắm. Bà mk thích. Mỗi tội WC hơi khuất

LỊCH SỬ CHÙA

Truyền thuyết kể rằng vào thời nhà Trần, ở làng Bối Khê có một người phụ nữ nằm mộng thấy đức Phật giáng sinh, rồi có mang, sinh ra đứa con trai. Năm lên 9 tuổi, sau khi bố mẹ mất, người con trai ấy bỏ nhà vào tu ở chùa Đại Bi trong làng. Lên 15 tuổi, đến thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, [huyện Chương Mỹ , Hà Nội ngày nay], thấy cảnh đẹp, người xin yết kiến và theo học kinh kệ với vị trưởng lão tu tại ngôi chùa trên núi. Sau mười năm học đạo, người thanh niên đó hiểu thấu mọi phép linh thông. Vua Trần nghe tiếng, sắc phong là Hòa Thượng, đặt hiệu là Đức Minh rồi mời về tu ở chùa trong kinh đô.

Chùa Trăm Gian hiện là di tích quốc gia

Sau khi vị trưởng lão ở chùa Tiên Lữ viên tịch, Hòa Thượng Đức Minh xin về làng dựng ngôi chùa mới. Năm 95 tuổi, Sư ngồi vào một cái khám gỗ, từ biệt đệ tử rồi siêu thoát. Một trăm ngày sau, đệ tử mở cửa khám, kim quang Sư bay mùi thơm nức, ngào ngạt gần xa. Dân làng và đệ tử xây tháp để gìn giữ kim thân và tôn thờ là đức Thánh Bối.

Chùa Trăm Gian thu hút hàng trăm ngàn lượt khách gần xa đền tham quan hàng năm và hiện đang được tu bổ xây dụng lại ao sen , gác chuông và 100 gian chùa để đón tiếp đồng bào gần xa đến tham quan. Chùa Trăm Gian được Bộ Văn hoá Thông tin Việt Nam chứng nhận di tích lịch sử quốc gia.

Chùa Trăm Gian có kiến trúc 104 gian nhà

Chùa có tên là Quảng Nghiêm tự, ở xã Tiên Phương, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ. Xã Tiên Phương xưa kia là xã Tiên Lữ nên chùa này cũng thường được gọi là chùa Tiên Lữ. Sở dĩ chùa có tên là Trăm Gian vì quần thể kiến trúc ở đây có đến 104 gian nhà.

Theo một số tài liệu, chùa được xây dựng từ thời Lý Cao Tông [1176-1210]. Nhưng ngôi chùa lớn với quy mô như hiện nay là đã được trùng tu và xây dựng thêm qua nhiều triều đại.

Chùa có 3 cụm kiến trúc chính. Cụm thứ nhất ở cửa vào, gồm 2 quán, trước đây dùng làm nơi đánh cờ người trong ngày hội. Gần đấy có ngôi nhà có tên là Giá Ngự, vì là nơi đặt kiệu “thánh” trong lễ rước thánh, đó cũng là nơi xem rối nước diễn trên hồ.

Cụm thứ hai là tòa gác chuông đẹp, có 2 tầng mái. Tầng trên treo quả chuông đồng đúc năm Cảnh Thịnh thứ hai [1794] có bài minh của tiến sĩ Trần Bá Lãm.

Qua các bậc đá có lan can chạm rồng, ta đến cụm kiến trúc thứ ba là ngôi chùa chính, gồm bái đường, nhà thiêu hương và thượng điện. Chùa có hơn 150 pho tượng, phần lớn bằng gỗ, một ít đắp bằng đất. Đặc biệt ở gian giữa thượng điện có một bệ bằng đất nung đỏ hình khối chữ nhật, giống kiểu các bệ đá thời Trần.

Chủ Đề