Top 10 quốc gia mạnh nhất thế giới năm 2022

WDMMA là trang web theo dõi 98 quốc gia và vùng lãnh thổ, 124 lực lượng không quân [gồm cả các đơn vị không quân của lục quân, hải quân và thủy quân lục chiến, nếu có] với tổng số 47.840 máy bay.

Để đánh giá tổng quan khả năng chiến đấu của nhiều lực lượng không quân khác nhau trên khắp thế giới và dựa vào đó để xếp hạng, WDMMA sử dụng một công thức tính điểm gọi là TvR, cho phép đánh giá sức mạnh chiến đấu tổng thể của lực lượng không quân các nước dựa trên các yếu tố, như: Hiện đại hóa, năng lực tấn công, năng lực phòng thủ...

Theo phương pháp này, lực lượng không quân chiến thuật của một quốc gia được đánh giá không chỉ phụ thuộc vào số lượng máy bay mà còn bao gồm cả chất lượng và sự đa dạng hóa trong kho vũ khí của nước đó.

Điều thú vị trong bảng xếp hạng của WDMMA năm 2022 theo công thức tính điểm TvR là hai vị trí dẫn đầu thuộc về không quân Mỹ và hải quân Mỹ, tiếp đó lần lượt là không quân Nga, không quân lục quân Mỹ, không quân thủy quân lục chiến Mỹ, không quân Ấn Độ, không quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc...

Theo bảng xếp hạng trên, không quân Mỹ có điểm TvR cao nhất với 242,9 điểm. Tính đến cuối năm 2021, không quân Mỹ có 5.217 máy bay đang hoạt động, trở thành đội bay lớn nhất, công nghệ tiên tiến nhất và mạnh nhất thế giới.

Trong số đó không quân Mỹ có 2.740 máy bay chiến đấu, 744 máy bay đặc nhiệm, 627 máy bay tiếp dầu, 982 máy bay vận tải... Nếu tính cả số lượng máy bay của hải quân, lục quân và thủy quân lục chiến Mỹ, tổng số máy bay quân sự hiện có của Mỹ là 13.247 chiếc. Con số này lớn hơn nhiều so với tổng số máy bay của 5 quốc gia tiếp theo cộng lại.

Trong khi đó, không quân Nga có điểm TvR là 114,2 đứng ở vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng. Không quân Nga sở hữu 3.829 máy bay quân sự, nếu tính thêm 310 máy bay của hải quân, nước này hiện có 4.139 máy bay quân sự.

Trong Chiến tranh lạnh, sức mạnh không quân của Liên Xô có thể sánh ngang với Mỹ. Sau khi Liên Xô tan rã và Liên bang Nga được thành lập, ngân sách dành cho lực lượng không quân giảm đáng kể. Tuy nhiên, bước sang thế kỷ 21, không quân Nga đã không ngừng cải tiến và giữ vững quyền kiểm soát vị trí của mình trong bảng xếp hạng của WDMMA.

Với điểm TvR là 69,4, không quân Ấn Độ được WDMMA xếp thứ 6 với tổng cộng 1.645 máy bay chiến đấu. Theo trang web adda247.com, không quân Ấn Độ được thành lập vào ngày 8-10-1932. Vào ngày 1-4-1933, không quân Ấn Độ thực hiện chuyến bay đầu tiên.

Không quân Ấn Độ từng tham gia các chiến dịch lớn như Vijay, Meghdoot, Chiến dịch Xương rồng và Chiến dịch Poomalai. Nhiệm vụ của không quân Ấn Độ được xác định theo Luật Lực lượng vũ trang năm 1947, Hiến pháp Ấn Độ và Luật Không quân năm 1950.

Ở Ấn Độ, Tổng thống Ấn Độ giữ chức Tư lệnh Tối cao của không quân Ấn Độ và chức vụ này hiện do Tổng thống Ram Nath Kovind đảm nhận. Không quân Ấn Độ có nhiệm vụ bảo vệ không phận nước này, tham gia các hoạt động sơ tán, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và phản ứng nhanh.

Không quân Ấn Độ từng tham gia một số hoạt động cứu trợ trong các đợt thiên tai, như: Cơn bão Gujarat năm 1998, động đất gây sóng thần năm 2004, lũ lụt ở Bắc Ấn Độ năm 2013 và Chiến dịch Cầu vồng ở Sri Lanka.

So với không quân Ấn Độ, không quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc nhiều máy bay chiến đấu hơn [2.040 chiếc], nhưng tính theo điểm TvR thì lại có số điểm thấp hơn [63,8]. Các vị trí tiếp theo lần lượt là Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản [58,1], không quân Israel [58] và không quân Pháp [56,3], Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh [55,3]... WDMMA cho biết, công thức TvR vẫn đang được tiến hành liên tục và trang web này sẽ đánh giá lại khi cần thiết.

PHƯƠNG VŨ

Dưới đây là những thông kê, phân tích của GFP về tình hình xếp hạng sức mạnh quân sự thế giới ngày nay. Hơn 125 quốc gia đã được đánh giá, so sánh để có một cái nhìn tương đối về sức mạnh quân sự thế giới trong thời kỳ hiện đại.

Việc xếp hạng quân sự thế giới này phần lớn dựa trên tiềm lực của các nước thông qua khả năng chiến tranh trên biển, đất liền và trên không. Các thứ hạng cuối cùng là kết hợp của các giá trị liên quan đến nguồn nhân lực, tài chính, vị trí địa ý và hơn 50 yếu tố khác nhau.

Top 10 quốc gia có sức mạnh quân sự lớn nhất

  1. Mỹ
  2. Nga
  3. Trung Quốc
  4. Ấn Độ
  5. Pháp
  6. Anh
  7. Nhật Bản
  8. Thổ Nhĩ Kỳ
  9. Đức
  10. Ý

Việt Nam đứng thứ 17. Ở khu vực Đông Nam Á, sức mạnh quân sự Việt Nam chỉ đứng sau Indonesia. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sức mạnh quân sự Việt Nam chi tiết ở phần dưới.

Như đã nói ở phần trên, sức mạnh quân sự của một quốc gia sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, hơn 50 yếu tố. Bây giờ hãy cùng cacnuoc.vn tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng.

Nhân lực – Quân lực

Tổng dân số của một quốc gia là thước đo sức mạnh quân sự căn bản nhất, từ đó các khía cạnh của quyền lực toàn cầu xuất hiện. Nhìn chung, một quốc gia có dân số nhiều hơn sẽ có sức mạnh lớn hơn. Điều này thể hiện rõ nhất khi Trung Quốc và Ấn Độ lần lượt chiếm vị trí thứ 3 và 4 trong bảng xếp hạng sức mạnh quân sự, cả 2 quốc gia này đều có dân số trên 1 tỷ người.

Sức mạnh về nhân lực sẽ bị phụ thuộc bởi các yếu tố như:

  • Số người có khả năng chiến đấu
  • Số người đến tuổi nhập ngũ hằng năm
  • Số lượng quân đội thường trực,…

Sức mạnh quân sự trên đất liền

Phần lớn các quốc gia có diện tích là đất liền, vì vậy khả năng chiến đấu trên đất liền được xem là yếu tố cực kỳ quan trọng để đánh giá xếp hạng.

Sức mạnh trên đất liền của mỗi quốc gia sẽ thể hiện qua số lượng xe tăng, xe bọc thép, đại bác, … Trong đó xe tăng là biểu tượng chính.

Ba quốc gia dẫn đầu về sức mạnh quân sự trên đất liền là: Nga, Trung Quốc, Mỹ. Việt Nam xếp thứ 18 về xe tăng.

Sức mạnh trên không

Chiến trường hiện đại ngày nay, ưu thế trên không vẫn là một ưu tiên hàng đầu của các nhà hoạch định chiến tranh ở bất kỳ cuộc chiến nào.

Chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên được sử dụng là vào thế chiến thứ 1, từ đó đến nay những chiếc máy bay quân sự ngày càng tiến hóa: tốc độ âm thanh, tàng hình, dẫn đường.

Không chỉ riêng về máy bay quân sự, những tên lửa đánh chặn, máy bay vận tải, trực thăng, sân bay, … góp phần tạo nên sức mạnh trên không của một quốc gia.

Mỹ là quốc gia có sức mạnh trên không dẫn đầu và bỏ xa các quốc gia khác.

Sức mạnh trên biển

Trải qua lịch sử hàng ngàn năm đã khẳng định, sức mạnh trên biển là yếu tố quân sự then chốt để để trở thành cường quốc quân sự trên thế giới. Sức mạnh hải quân được sử dụng để đối phó với các tranh chấp trong lãnh thổ, cũng như bảo vệ biên giới hàng hải và lợi ích quốc gia.

Nói đến sức mạnh hải quân ngày nay không thể không nhắc đến những chiếc tàu sân bay, và cũng không lạ lẫm gì khi Mỹ cũng chính là quốc gia thống trị các đại dương với 19 tàu sân bay. Trong khi Pháp có 4, Nhật có 3, Trung Quốc 1.

Các yếu tố khác

  • Tài nguyên
  • Hậu cần
  • Tài chính
  • Vị trí địa lý
  • Quyền hạn trong khu vực

Lưu ý: Còn một ẩn số lớn để quyết định sức mạnh quân sự thế giới là Vũ khí hạt nhân không được đề cập trong báo cáo này.

Cùng nhìn lại sức mạnh quân sự Việt Nam

Về tổng thể sức mạnh quân sự Việt Nam hiện nay đang đứng vị trí thứ 17 và là quốc gia mạnh thứ 2 ở Đông Nam Á.

Về nhân lực đứng ở vị trí thứ 14, số người có khả năng chiến đấu là 50 triệu người, số người đến tuổi nghĩa vụ quân sự hằng năm là 1.6 triệu người, quân lực hiện tại là 415.000 người.

Đất liền: Xe tăng – 1450 chiếc, xe bọc thép – 3150 chiếc, súng tự động – 450, pháo – 2200, …

Trên không: Máy bay chiến đấu – 238 chiếc – xếp hạng 32, trực thăng – 150 chiếc – xếp hạng 31, …

Chủ Đề