Top nhung nuoc co muc luong cao nhat the gioi năm 2024

Mục đích của lương tối thiểu là thiết lập một mức thu nhập cơ bản cho người lao động tại một quốc gia/vùng lãnh thổ. Về mặt lý thuyết, mức lương này đủ để đảm bảo các nhu cầu tối thiểu như thực phẩm và nhà ở.

Biểu đồ thông tin dưới đây thể hiện mức lương tối thiểu tháng cho một người lao động toàn thời gian tại 67 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tính tới tháng 1/2023, theo dữ liệu từ Picodi. Mức lương này đã trừ thuế và được đổi sang USD.

Theo đó, các quốc gia phát triển là những nơi có chi phí sinh hoạt cao hơn, do đó cần mức lương tối thiểu cao hơn.

Đáng chú ý trong số 67 quốc gia, vùng lãnh thổ dưới đây là Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina, nơi chứng kiến mức lương tối thiểu tăng trên 100% so với tháng 1/2022.

Thổ Nhĩ Kỳ đang trải qua cuộc khủng hoảng tiền tệ khi đồng nội tệ Lira mất hơn 40% giá trị trong năm 2021. Giá cả các mặt hàng cơ bản tại nước này đã tăng đáng kể khi đồng Lira tiếp tục lao dốc. Năm 2022, một cuộc khảo sát cho thấy 70% người được hỏi ở Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng họ phải chật vật để trang trải chi phí thực phẩm.

Trong khi đó, Argentina, nền kinh tế lớn thứ hai tại khu vực Nam Mỹ, cũng đang chứng kiến lạm phát tăng mạnh. Để ứng phó, nước này đã tăng lương tối thiểu 3 lần trong năm 2022.

Đứng đầu danh sách này là Luxembourg với mức lương tối thiểu tháng là 2.140 USD, tăng 9,2% so với tháng 1/2022. Theo sau là Australia với 2.022 USD, Hà Lan với 1.895 USD và New Zealand với 1.866 USD.

Mỹ đứng thứ 8 trong danh sác này với lương tối thiểu 1.550 USD/tháng. Trong top 20 nơi có lương tối thiểu cao nhất thế giới chỉ có 3 đại diện châu Á là Hàn Quốc [1.333 USD], Hồng Kông [959 USD] và Đài Loan [800 USD].

Việt Nam nằm trong nhóm cuối bảng với mức lương tối thiểu 162 USD/tháng, đứng thứ 159/167 quốc gia, vùng lãnh thổ được khảo sát. Con số này tăng khoảng 6% so với tháng 1/2022.

Đứng sau Việt Nam là Ukraine [146 USD], Philippines [141 USD], Armenia [138 USD], Kazakhstan [131 USD], Pakistan [111 USD], Ấn Độ [95 USD], Uzbekistan [72 USD] và Nigeria [68 USD].

Một số nền kinh tế như Trung Quốc, Nhật Bản... không có mặt trong danh sách do không có dữ liệu về lương.

Mức lương trung bình ở mỗi quốc gia là thước đo thể hiện sức mạnh tài chính cũng như mức sống của người dân nước đó. Đó có nghĩa là khi bạn có nhiều tiền hơn để chi tiêu hay tiết kiệm. Mặc dù vậy, lương cao không hẳn đã đồng nghĩa với một cuộc sống tuyệt vời, vì bên cạnh đó còn rất nhiều yếu tố để cân nhắc như thuế, an ninh, phúc lợi xã hội...

1. Hà Lan - 29.269 USD

Mặc dù thu nhập hàng năm lên tới 47.056 USD, các khoản khấu trừ bắt buộc tại quốc gia này lại lên tới 37,8%. Thực phẩm, hàng hóa, điện, máy móc, du lịch và hóa chất thống trị nền kinh tế ở Hà Lan. Ngoài ra, nó có cảng biển lớn nhất châu Âu nằm tại Rotterdam và vị trí kinh tế chiến lược gần Anh và Đức.

2. Hàn Quốc - 31.051 USD

Hàn Quốc là đất nước trả cao nhất trong khu vực châu Á và cũng là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới từ sau những năm 60 đến thập niên 90. Theo thống kê, Hàn Quốc là nước xuất khẩu lớn thứ 6 thế giới và nhập khẩu lớn thứ 10 thế giới, do đó nước này có nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào thương mại quốc tế. Thu nhập trung bình ở đây chỉ là 35.406 USD mỗi năm, nhưng khoản khấu trừ lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ: 12,3%.

3. Nauy - 31,101 USD

Nauy là đất nước rất giàu tài nguyên với dầu, thủy điện, cá và khoáng chất. Đất nước này vận hành một hệ thống phúc lợi xã hội đầy đủ, hiệu quả và miễn phí - nhất là dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Chính phủ sở hữu cổ phần đáng kể trong mọi ngành nghề, Nauy cũng tự hào có tỷ lệ thất nghiệp thấp và năng suất lao động cao.

4. Canada - 35.662 USD

Đây là một trong số ít các quốc gia phát triển tập trung chủ yếu vào xuất khẩu năng lượng ròng với dầu mỏ và khí đốt. Trữ lượng dầu ở đây được chứng minh là lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Ả-rập Xê-út. Nó cũng là đất nước xuất khẩu khoáng sản và các sản phẩm nông nghiệp lớn.

5. Vương Quốc Anh - 33.513 USD

Nghành công nghiệp dịch vụ ở đất nước này chiếm tới gần 75% tổng sản phẩm quốc nội. Ngoài ra, du lịch là lĩnh vực quan trọng khác của Vương quốc khi nó xếp thứ sáu trên toàn thế giới. Ngoài ra, các thành phố như London, Edinburgh cũng nổi danh là những trung tâm tài chính lớn nhất toàn cầu. Mặc dù vậy, chi phí khấu trừ bắt buộc ở nước này cũng khá cao, lên tới 25,1%.

6. Úc - 34.952 USD

Đất nước nằm ở châu Đại dương này đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ trong hơn 10 năm qua với mũi nhọn xuất khẩu. Công dân ở đây kiếm được khoảng 44.983 USD với khoản khấu trừ bắt buộc là 22,3%.

7. Thụy Sĩ - 35.471 USD

Quốc gia này có lĩnh vực sản xuất sôi động với các mặt hàng như dược phẩm, y tế, hóa chất hay các dụng cụ đo lường chính xác. Nền kinh tế của Thụy Sĩ cũng thiên về ngân hàng, bảo hiểm và là điểm đến lý tưởng cho các tổ chức quốc tế. Khoản khấu trừ bắt buộc ở đây là 29,4% - khá cao nên mặc dù tổng thu nhập hàng năm ở đây là 50.242 USD, người dân cũng chỉ nhận được khoảng 35.000 USD.

8. Luxembourg - 37.997 USD

Các lĩnh vực ngân hàng và tài chính chiếm phần lớn thu nhập của đất nước khi Luxembourg là trung tâm quỹ đầu tư lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Các công ty Internet lớn như Skype, Amazon đều có trụ sở ở đây. Theo đó, mặc dù mức thu nhập trung bình lên tới 52.847 USD, song khoản khấu trừ chiếm 28,1% đã khiến Luxembourg không có được vị trí thứ hai trong danh sách này.

9. Ireland - 41.170 USD

Ireland sở hữu nền kinh tế tri thức với các dịch vụ và công nghệ cao phát triển. Nó cũng có lực lượng lao động với học vấn cao và mức thuế thu nhập thấp - đứng thứ hai trong danh sách [18,9%]. Do đó, tuy có tổng thu nhập là 50.764 USD, Ireland vẫn đứng cao hơn Luxembourg trong bảng xếp hạng.

10. Mỹ - 42.050 USD

là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới, đó là nhờ nguồn tài nguyên được thiên nhiên ưu đãi kết hợp cùng cơ sở hạ tầng phát triển cao và năng suất lao động hiệu quả. Nó xếp thứ nhất trong danh sách nhập khẩu và thứ hai về xuất khẩu. Người dân ở đây cũng có thu nhập hàng năm cao nhất: 54.450 USD với khoản khấu trừ là 22.8%.

Chủ Đề