Tp hcm cho học sinh nghỉ học

Mới đây, trên mạng xã hội xôn xao thông tin Sở GD-ĐT Hà Nội đề xuất cho học sinh các cấp tạm dừng đến trường từ ngày 17/2. Kèm theo đó, một số phụ huynh đã chia sẻ tờ trình của Sở GD-ĐT gửi tới UBND TP Hà Nội về việc tiếp tục quay lại dạy học trực tuyến ở tất cả các cấp nhằm bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Văn bản đang được lan truyền trên mạng xã hội

Trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, không có chuyện Sở đề xuất cho học sinh các cấp tạm dừng đến trường từ ngày 17/2.

“Văn bản trên đã được ký từ ngày 14/2/2021, ở thời điểm khi dịch Covid-19 vẫn đang bùng phát mạnh mẽ. Nhiều phụ huynh do không để ý ngày phát hành đã vội vã chia sẻ thông tin, gây hoang mang dư luận.

Hiện học sinh từ lớp 7-12 của toàn thành phố và học sinh lớp 1 – 6 của 18 huyện, thị xã vẫn đang học trực tiếp tại trường bình thường. Sở GD-ĐT không có bất kỳ văn bản nào đề xuất lên UBND TP Hà Nội xin cho học sinh nghỉ học ở thời điểm này”, ông Tiến khẳng định.

Về việc cho học sinh tiểu học và lớp 6 ở các quận nội thành đi học trở lại, theo Phó Giám đốc Sở GD-ĐT, hiện Hà Nội chưa có kế hoạch cụ thể.

Một văn bản cũ được ban hành từ 14/2/2021 đang lan truyền trên mạng

Không chỉ tại Hà Nội, mới đây, phụ huynh TP.HCM cũng xôn xao thông tin thành phố kéo dài thời gian học sinh, sinh viên, học viên trên địa bàn thành phố ngừng đến trường đến ngày 28/2 để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Đại diện UBND TP.HCM cũng khẳng định, thông tin lan truyền trên là giả. Đây là nội dung của văn bản cũ được ban hành từ 14/2/2021, thời gian áp dụng là đến 28/2/2021.

Thúy Nga

PGS.TS Lưu Lan Hương - giáo viên dạy Sinh học của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên [Trường ĐH Khoa học Tự nhiên] khiến nhiều học sinh bất ngờ vì luôn lên lớp trong bộ đồ bảo hộ kín mít.

Bộ GD-ĐT cho biết, Hà Nội là 1 trong 4 tỉnh, thành phố đã có kế hoạch cho trẻ mầm non trở lại trường trong tháng 2 nhưng chưa xác định rõ thời gian cụ thể.

UBND TPHCM vừa có chỉ đạo khẩn đến Sở GD&ĐT, Sở Y tế và các quận, huyện về việc kiểm soát dịch COVID-19 trong trường học.

Theo đó, UBND TPHCM yêu cầu các cơ sở giáo dục, các quận, huyện thực hiện kịch bản xử trí đối với trường hợp phát hiện nhiều F0. Cụ thể, nếu trong cùng một ngày, lớp học phát hiện từ 2 F0 trở lên, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của cơ sở giáo dục căn cứ kết quả điều tra dịch tễ để quyết định hình thức của những học sinh còn lại trong lớp.

Học sinh được giáo viên hướng dẫn rửa tay sát khuẩn trước khi vào trường

Áp lực bởi vừa trực tuyến, vừa trực tiếp

Cô Hoa, giáo viên một trường tiểu học ở quận Gò Vấp cho biết, sau 10 ngày tổ chức dạy học trực tiếp, số ca F0 của trường tăng vùn vụt, trong đó có cả học sinh lẫn giáo viên, bảo mẫu, bảo vệ. Theo cô Hoa, trước kia, khi có F0 thì cả lớp được cho nghỉ học trực tiếp và chuyển sang học online nhưng nay theo quy định mới, chỉ những học sinh F1 mới nghỉ học cùng F0, còn lại vẫn học bình thường nên công việc vất vả hơn rất nhiều. “Lớp tôi, do có học sinh F0, sau khi khoanh vùng thì có gần ½ lớp vẫn đang học trực tiếp theo thời khóa biểu trên lớp, số còn lại phải học online trong khoảng thời gian từ 17- 19 giờ mỗi ngày. Như vậy, công việc tôi tăng lên gấp đôi, nhiều lúc rất áp lực”, cô Hoa nói.

Ông Lê Hữu Hân, Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Đa [quận Bình Thạnh, TPHCM] cho biết, hiện trường ghi nhận 20 học sinh mắc COVID-19 đang điều trị tại nhà. Những trường hợp này đều có biểu hiện nhẹ, các em vẫn tham gia học trực tuyến.

Trường tiểu học Trưng Trắc [quận 11] có trên 1.400 học sinh. Sau gần 2 tuần đi học trực tiếp, có 40 học sinh bị F0. Anh Phạm Thanh Hưng, phụ huynh có con học lớp 5 Trường tiểu học Trưng Trắc cho hay, cách đây 2 hôm khi đang làm ở công ty thì nhà trường điện báo trong lớp có F0 nên đến đón con về. “Con tôi được xác định là F1 do ngồi bàn sau của bạn F0. Khi đến nơi thì con tôi đang ở phòng y tế để chờ sẵn”, anh Hưng kể và cho biết, nhà trường dặn chúng cho cháu ở nhà học online 1 tuần, hàng ngày đo thân nhiệt và theo dõi sức khỏe của cháu, nếu sức khỏe tốt thì đi học trở lại.

Ông Dương Văn Dân, Trưởng phòng GD&ĐT quận 8 cho hay, ngoài hàng trăm học sinh mắc COVID-19 thì hiện nay toàn quận có 20 giáo viên đang bị F0 nhưng vẫn dạy học online ở nhà cho học sinh. “Nguyên do là cả giáo viên và học sinh bị F0, đa phần có triệu chứng nhẹ, tỉ lệ nhập viện thấp nên việc dạy và học vẫn được thực hiện nhằm đảm bảo chương trình”, ông Dân nói và cho biết, các trường trên địa bàn quận đang gấp rút lập danh sách học sinh trong độ tuổi từ 5 đến 11 để chuẩn bị cho việc tiêm phòng vắc xin nhằm đảm bảo cho việc học trực tiếp được ổn định hơn.

Chia ca và khung giờ

Dù đã lên nhiều kịch bản ứng phó với dịch COVID-19 khi đón học sinh đi học trở lại nhưng với số ca F0 trong trường tăng mạnh khiến nhiều trường đã phải gia tăng, điều chỉnh các biện pháp để thích nghi với thực tế.

Ông Lê Hữu Hân cho biết, trong bối cảnh số lượng F0 gia tăng, nhà trường đã tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch, như đôn đốc giáo viên, cán bộ quản lý luân phiên kiểm soát ở cổng trường. Buổi sáng, trước cổng trường sẽ có 4 giáo viên đo thân nhiệt, khử khuẩn và kiểm tra việc khai báo y tế của học sinh.

Học sinh TPHCM đang đến trường học khi dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp

Trường THCS Hà Huy Tập [quận Bình Thạnh, TPHCM] phải chia các khung giờ và khu vực ăn khác nhau cho từng khối, thay vì tập trung một chỗ, trong cùng một khung giờ như trước. Theo đó, học sinh khối 6, 7, 8 sẽ ăn trước, sau đó tới khối 9. Một số lớp học sẽ được ra chơi tại chỗ, đồng thời có xe của nhà ăn phục vụ riêng tại lớp, không ăn uống tập trung.

Về tổ chức học tập, bà Hứa Thị Diễm Trâm, Hiệu trưởng nhà trường cho hay, nếu lớp học có từ 5 ca F0 trở lên sẽ chuyển sang hình thức dạy online. Học sinh F0 được miễn học online các môn như Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục. Theo bà Trâm, đây là những môn học khó tổ chức online, học sinh được miễn để những em F0 có thời gian nghỉ ngơi thêm.

Bà Huỳnh Mỹ Dung, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Trưng Trắc cho hay, do học sinh đông, không gian hẹp, để hạn chế lây nhiễm, nhà trường tổ chức cho học sinh ăn, học, ngủ nghỉ tại lớp và có sơ đồ vị trí ngồi của các em. “Khi trong lớp có F0, nhà trường nhanh chóng khoanh vùng, xác định những em học sinh tiếp xúc gần với F0 thì được cho là F1 để cho về nhà theo dõi sức khỏe, các em còn lại tiếp tục học bình thường”, bà Dung nói.

Theo thống kê của Sở Y tế TPHCM, từ ngày 14 đến 22/2, số ca trẻ em mắc COVID-19 tăng cao gấp 3 lần so với tuần trước đó. Cụ thể, ghi nhận 7.505 ca trong trường học, gồm 706 giáo viên và 6.799 học sinh, trong đó cấp mầm non 394 học sinh, cấp tiểu học 2.786 học sinh, THCS 1.875 học sinh, THPT- Giáo dục thường xuyên 1.744 học sinh. Số trường học phát sinh ca nhiễm tuần qua cũng tăng với 201 trường.

Nghỉ học vì F0

Anh Hoàng Ngọc Bảo có con đang học lớp 3 Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ [quận Gò Vấp]. Sáng đầu tuần vừa rồi, trong lúc đang làm việc, anh Bảo được giáo viên chủ nhiệm thông báo đến đón con về vì trong lớp có học sinh F0. "Nhận được tin nhắn, tôi lập tức xin phép nghỉ làm để “phi” ngay về trường đón con. Đến nơi, anh Bảo thấy con cùng các bạn đã mang đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập và ngồi đợi", anh Bảo cho hay.

Giáo viên hướng dẫn học sinh mầm non rửa tay sát khuẩn trong ngày đầu đến trường

Theo anh Bảo, việc đang học trực tiếp nay bỗng nhiên chuyển sang học trực tuyến, ngoài ảnh hưởng đến công việc chung của anh thì còn ảnh hưởng đến việc học của con. “Việc học trực tiếp là rất cần thiết với sự phát triển về năng lực cũng như kiến thức của con. Chỉ mới 1 tuần học trực tiếp nhưng nhận thấy con rất vui và tiến bộ trong học tập".

Cũng cảnh ngộ, ngày 22/2, nhiều phụ huynh có con đang học lớp Lá 2 tại Trường mầm non Tuổi Thơ [TP Thủ Đức, TPHCM] cũng xôn xao khi nhận được thông báo con nghỉ học một giáo viên bị nhiễm COVID-19. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, Ban giám hiệu cho các bé lớp Lá 2 tạm ngưng đến trường và cách ly tại nhà 14 ngày. Trong thời gian này, phụ huynh cần theo dõi sức khỏe của trẻ, test nhanh khi có triệu chứng để thông tin kịp thời đến nhà trường và cơ sở y tế tại địa phương.

Ngay khi nhận được thông báo, một số phụ huynh tỏ rõ sự băn khoăn, lo lắng vì thời gian nghỉ quá nhiều trong khi thời gian con học ở trường thời gian tới không lâu, như vậy sẽ thiệt thòi cho trẻ vì tuổi này các con chuẩn bị vào lớp 1 cũng như ảnh hưởng đến công việc.

Theo ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên, Trưởng phòng GD&ĐT TP Thủ Đức, việc cho học sinh nghỉ học khi có F0 của Trường mầm non Tuổi Thơ cũng là tình thế chung của các trường, ngành giáo dục hiện nay, nhất là với khối mầm non và tiểu học khi có giáo viên bị nhiễm. Cũng theo ông Nguyên, theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế, khi lớp học có học sinh F0, cán bộ y tế trường học và tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường, cán bộ y tế cấp xã tổ chức xét nghiệm kháng nguyên nhanh ngay cho toàn bộ học sinh của lớp đó. Chỉ những học sinh có tiếp xúc gần F0 mới nghỉ học trực tiếp để theo dõi 5 ngày, những em khác vẫn học bình thường.

Hiệu trưởng một trường tiểu học cho biết, hướng dẫn mới của Bộ Y tế về xử lý F0, F1 trong trường học cơ bản đã gỡ rối được cho các trường trong việc thực hiện dạy học khi có F0. “Tuy nhiên, điều chúng tôi băn khoăn là ngay khi có F0 thì cả lớp phải test nhanh COVID-19 liệu có hiệu quả và phát sinh kinh phí. Ngoài ra, trong một lớp nhưng vừa dạy trực tuyến vừa dạy trực tiếp thì kết quả sẽ không được đồng đều và gây khó cho giáo viên”, vị hiệu trưởng này nói.

F0 trong trường học tăng mạnh

Chiều 22/2, ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, từ ngày 14/2 đến nay, số ca trẻ em tăng cao hơn gấp 3 lần so với tuần trước [từ 7/2 đến 13/2]. Cụ thể, trong tuần qua có 201 trường ghi nhận có F0 với tổng số 7.505 ca, trong đó bao gồm 706 giáo viên và 6.799 học sinh ở tất cả các cấp học.

Số học sinh là F0 tăng mạnh khiến nhiều trường, phụ huynh bối rối

Ông Thượng cũng cho hay, hiện 3 bệnh viện nhi thành phố [Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 và Nhi Đồng TPHCM] đang điều trị nội trú cho 100 em, trong đó có 84% trẻ có triệu chứng sốt, 77% có triệu chứng đường hô hấp [ho, sổ mũi, đau họng], 11% trẻ em phải hỗ trợ hô hấp, 89% có triệu chứng trung bình hoặc nhẹ. Báo cáo của Sở Y tế TP.HCM cũng cho thấy số trẻ em dưới 12 tuổi chiếm 93% ca bệnh, đây là lứa tuổi chưa được tiêm vắc xin, trong đó 65% là trẻ dưới 5 tuổi.

Ông Thượng cho biết các chuyên gia đã xây dựng kịch bản khi số trẻ em mắc COVID-19 gia tăng sẽ mở rộng thêm số giường tại các bệnh viện nhi, huy động các bệnh viện quận, huyện có khoa nhi. “Ngành y tế sẽ tham mưu UBND TPHCM xem xét ngưng việc học trực tiếp khi số trẻ mắc COVID-19 có triệu chứng nặng cần hỗ trợ hô hấp nhiều hơn 100 ca/ngày. Hiện nay mỗi ngày chỉ có 5 ca trẻ em cần hỗ trợ hô hấp”, ông Thượng nói.

Trước thông tin này, chiều 23/2, trên mạng xã hội lan truyền thông tin "Học sinh TPHCM chuẩn bị dừng học trực tiếp. Sở GD&ĐT TPHCM tổ chức họp khẩn để đưa ra quyết định?".

Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT TP, đây là thông tin giả mạo vì hiện tại ngành giáo dục TP vẫn tiếp tục tổ chức dạy và học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục theo đúng kế hoạch của UBND TP đề ra.

Theo ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TPHCM, qua khảo sát ngẫu nhiên biến chủng Omicron trong cộng đồng từ ngày 10 - 17/2 cho thấy 70/92 mẫu bệnh phẩm dương tính với biến chủng này, chiếm 76%. Từ đó, ông Thượng nhận định biến chủng Omicron đang tăng cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến số ca nhiễm gia tăng.

Video liên quan

Chủ Đề