Trái Đất quay quanh Mặt Trời hay Mặt Trời quay quanh Trái Đất

Trái Đất có những chuyển động chính là Tự quay quanh trục và chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.

A. Tự quay quanh trục và quay xung quanh các hành tinh khác.

B. Tự quay quanh trục và chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.

C. Chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời và các hành tinh khác.

D. Tự quay quanh trục và chuyển động hình ê líp xung quanh Mặt Trời.

Đáp án đúng B.

Trái Đất có những chuyển động chính là Tự quay quanh trục và chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.

Lý giải việc chọn đáp án B là do:

Quỹ đạo của Trái Đất là đường đi của Trái Đất xung quanh Mặt trời. Trái Đất tự quay quanh trục trên quỹ đạo quanh Mặt Trời với khoảng cách trung bình 150 triệu km hết 365,2564 ngày Mặt Trời trung bình [1 năm thiên văn, số liệu đo được đến năm 2006]

Quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời gọi là đường hoàng đạo. Trên đường hoàng đạo có các điểm đặc biệt là: điểm cận nhật, điểm viễn nhật, điểm xuân phân, điểm hạ chí, điểm thu phân, điểm đông chí. Góc giữa điểm cận nhật và điểm xuân phân hiện nay khoảng 77° [mỗi năm góc này giảm khoảng 1’02”]. Quan sát từ Trái Đất, chuyển động biểu kiến của Mặt Trời thể hiện bằng sự thay đổi vị trí tương đối so với các ngôi sao, với vận tốc góc khoảng 1°/ngày, hay một khoảng cách bằng đường kính góc của Mặt Trăng hay Mặt Trời cứ sau mỗi 12 giờ về phía đông.

Vì chuyển động này, trung bình nó mất 24 giờ – một ngày Mặt Trời – để Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục sao cho Mặt Trời lại trở lại đường Tý Ngọ [kinh tuyến thiên cầu]. Vận tốc quỹ đạo của Trái Đất khoảng 30 km/s, đủ để đi hết quãng đường bằng đường kính Trái Đất [~12.700 km] trong 7 phút, hay khoảng cách đến Mặt Trăng [384.000 km] trong 3 giờ 33 phút.

Mặt Trăng quay cùng Trái Đất một vòng quanh tâm khối chung hết 27,32 ngày so với các ngôi sao trên nền. Khi kết hợp với chu kỳ quay quanh Mặt Trời của hệ Trái Đất-Mặt Trăng thì thời gian của một tháng giao hội từ sóc này tới sóc kế tiếp là 29,53 ngày.

Quan sát từ cực Bắc thiên cầu, chuyển động của Trái Đất, Mặt Trăng và sự tự quay quanh trục của chúng là ngược chiều kim đồng hồ. Nhìn từ một điểm cao thuận lợi trên cực Bắc của cả Trái Đất và Mặt Trời, Trái Đất dường như quay quanh Mặt Trời theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.

Mặt phẳng quỹ đạo và mặt phẳng trục không vuông góc với nhau: trục Trái Đất nghiêng một góc khoảng 23,5° so với đường thẳng vuông góc với mặt phẳng Trái Đất-Mặt Trời và mặt phẳng Trái Đất-Mặt Trăng nghiêng khoảng 5 độ so với mặt phẳng Trái Đất-Mặt Trời. Nếu không có độ nghiêng như vậy thì cứ hai tuần lại có hiện tượng thực với nhật thực và nguyệt thực xen kẽ nhau.

Theo thuyết địa tâm, mọi người coi Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, nó đứng yên và tất các các ngôi sao, hành tinh, kể cả Mặt Trời đều quay quanh đó

-->Mặt trời luôn quay quanh trái đất là ĐÚNG

“Năm 1543, Copecnic – nhà thiên văn Ba Lan trong tác phẩm vĩ đại “”Bàn về chuyển động của các thiên thể”” đã chứng minh không phải Mặt Trời quay quanh Trái Đất mà là Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Đó là chuyển động chung của Trái Đất. Thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời một vòng là 1 năm.

Theo công thức lực vạn vật hấp dẫn để tính sức hút giữa Mặt Trời và Trái Đất ước khoảng 3500 tỉ tỉ Niutơn. Trái Đất quay quanh Mặt Trời với tốc độ 30 km/s, do đó sản sinh lực quán tính ly tâm cân bằng với lực hấp dẫn của Mặt Trời đối với Trái Đất, khiến cho Trái Đất không bị hút vào Mặt Trời mà quay quanh Mặt Trời mãi mãi.

Trên thực tế quỹ đạo của Trái Đất không phải hình tròn mà là hình elíp. Đầu tháng giêng hàng năm Trái Đất đi qua điểm gần Mặt Trời nhất trên quỹ đạo, trong thiên văn học gọi đó là điểm cận nhật, lúc đó Trái Đất cách Mặt Trời 147,1 triệu km. Còn đầu tháng 7 Trái Đất đi qua điểm cách Mặt Trời xa nhất, trong thiên văn học gọi là điểm viễn nhật, lúc đó Trái Đất cách Mặt Trời 152,1 triệu km. Căn cứ nguyên lý này, tháng giêng Mặt Trời mà ta nhìn thấy phải lớn hơn so với tháng 7 một ít. Nhưng vì quỹ đạo của Trái Đất là một hình elíp gần với hình tròn cho nên sự chênh lệch này trong thực tế không rõ lắm, mắt thường không thể phân biệt được, chỉ thông qua đo lường chính xác mới phát hiện được.

Những quan trắc chính xác hơn cho ta biết rằng, quỹ đạo của Trái Đất còn khác một ít so với hình elíp, đó là vì Mặt Trăng cũng như Hoả Tinh, Kim Tinh và các hành tinh khác đều ảnh hưởng lực hút của mình đến chuyển động của Trái Đất. Nhưng vì lực hút đó nhỏ hơn rất nhiều so với lực hút Mặt Trời nên ảnh hưởng rất nhỏ, cho nên quỹ đạo của Trái Đất được xem gần đúng với hình elíp.

Vì vậy, nếu nói một cách chặt chẽ thì quỹ đạo chuyển động của Trái Đất là một đường cong phức tạp. Đường cong này gần giống với đường elíp có độ lệch tâm rất nhỏ, các nhà thiên văn đã hoàn toàn nắm vững quy luật chuyển động phức tạp này của Trái Đất.”

Twitter Facebook LinkedIn

Không ít người tin rằng, Mặt trời là trung tâm vũ trụ, nó đứng yên và các hành tinh khác như Trái Đất, sao Kim, sao Hỏa... quay xung quanh nó. Vậy thực tế thì sao? Hãy đi đọc bài viết sau để có được câu trả lời chính xác nhất.

Thuyết địa tâm

Thuyết địa tâm là một trong những lý thuyết được hình thành sớm nhất của thiên văn học cổ đại. Theo thuyết này mọi người coi Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, nó đứng yên và tất các các ngôi sao, hành tinh, kể cả Mặt Trời, Mặt trăng đều quay quanh nó.

Thuyết địa tâm được coi là hình mẫu tiêu chuẩn vũ trụ thời Hy Lạp cổ đại. Ngay cả những nhà bác học hàng đầu thời kỳ đó như Aristotle, Ptolemy... cũng tán đồng với thuyết địa tâm.


Ảnh mô phỏng thuyết địa tâm.

Ở thời kỳ này, chiêm tinh học cổ đại đã xác định được Trái Đất có hình cầu. Quan điểm này cũng thống trị cả châu Âu thời đó.

Thuyết nhật tâm

Mãi đến thế kỷ 17, những học giả có tiếng như Copernicus, Kepler và đặc biệt là Galileo dần dần đưa ra khái niệm về thuyết nhật tâm.

Theo khái niệm này, Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ, và các hành tinh khác như Trái Đất, sao Hỏa, sao Thủy... quay quanh nó.


Ảnh mô phỏng thuyết nhật tâm.

Khái niệm nhật tâm có lẽ liên quan đến nhiều người nhưng điển hình là Galileo, người được coi là cha đẻ của khoa học hiện đại, cha đẻ của vật lý hiện đại, người được Stephen Hawking ca ngợi: " Galileo, có lẽ hơn bất kỳ một người riêng biệt nào, chịu trách nhiệm về sự khai sinh khoa học hiện đại".


Nhà khoa học vĩ đại Galileo thời trẻ.

Ông là người đã đấu tranh cho lẽ phải, cho khoa học, dù cho sau này bị buộc phải từ bỏ thuyết nhật tâm và sống những ngày cuối đời bị quản thúc tại gia theo lệnh của Tòa án dị giáo La Mã. Ông có 1 câu nói mang giá trị rất lớn cả về nghĩa bóng lẫn nghĩa đen: "Dù sao thì Trái Đất vẫn quay!".

Vậy thực tế điều đó có đúng?

Hiện nay, sự phát triển của thiên văn học giúp loài người có những bước tiến lớn trong việc quan sát và nghiên cứu vũ trụ, thuyết Nhật tâm đã không còn chính xác bởi sự sai lệch trong khái niệm vũ trụ của thời đại trước với hiện tại.


Thực tế về sự di chuyển của hệ mặt trời.

Mặt trời không phải là trung tâm của vũ trụ mà nó chỉ là tâm và cũng chỉ đứng yên nếu xét trên hệ quy chiếu mặt phẳng của hệ Mặt Trời.

Trên thực tế, Mặt Trời chỉ là 1 trong khoảng 200-400 tỷ ngôi sao của dải Ngân Hà [Milky Way]. Cũng giống như Trái Đất luôn quay quanh Mặt Trời, chính ngôi sao này của chúng ta cũng liên tục di chuyển, quay quanh nhân của dải Ngân Hà chứ không đứng yên như thuyết nhật tâm đã đề cập!


Hệ Mặt Trời khi di chuyển quanh dải Ngân Hà.

Dải Ngân Hà là 1 thiên hà xoắn ốc khổng lồ theo dạng hình đĩa, có các nhánh liên kết không chặt chẽ và có phần gần trung tâm lồi hẳn lên. Nó có đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng.

Khoảng cách từ Mặt Trời đến tâm Milky Way là khoảng 28.000 năm ánh sáng, chính vì vậy, cho nên dù Mặt Trời di chuyển với tốc độ khổng lồ 828.000 km/h nhưng vẫn phải mất đến 226 triệu năm để hoàn thành 1 vòng bao quanh dải Ngân Hà.

Kết quả

Như vậy ta có thể thấy, cả Mặt Trời và Trái Đất đều không phải tâm của vũ trụ và mọi thứ không quay quanh nó. Mặt trời luôn di chuyển, thậm chí là với tốc độ rất lớn, nhưng điểm đáng nói là nó luôn mang theo "đàn con" của minh khi quay quanh dải Ngân Hà rộng lớn.


Mặt phẳng Hệ Mặt Trời khi di chuyển.

Cũng chính vì lý do đó mà có những sự nhầm lẫn trong thuyết địa tâm, nhật tâm.

Nhưng qua đây chúng ta lại có thêm nhiều câu hỏi hơn nữa, dải Ngân Hà [Milky Way] cũng chỉ là 1 trong vô vàn thiên hà thuộc vũ trụ bao la, vậy nó quay quanh cái gì? Hay rộng lớn hơn, bên ngoài vũ trụ còn gì khác nữa không hay vũ trụ có quay quanh gì không?

Hệ quy chiếu là gì?

Trong cơ học, hệ quy chiếu là một hệ tọa độ, dựa vào đó vị trí của mọi điểm trên các vật thể và vị trí của các vật thể khác được xác định, đồng thời có một đồng hồ đo thời gian để xác định thời điểm của các sự kiện. Cùng một sự kiện vật lý, khi ta thay đổi hệ quy chiếu thì vị trí và thời gian xảy ra sẽ khác nhau.

Video liên quan

Chủ Đề