Trang phục của người việt thể hiện thế nào đối với sự ứng phó với môi trường tự nhiên

Academia.edu no longer supports Internet Explorer.

To browse Academia.edu and the wider internet faster and more securely, please take a few seconds to upgrade your browser.

Việt Nam trải qua hàng nghìn năm hình thành và phát triển, với nền lịch sự văn hóa lâu đời được hình thành bởi nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến yếu tố về điều kiện tự nhiên. Do vậy với nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam.

Đôi nét về điều kiện tự nhiên của Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia nằm ở cực đông nam bán đảo Đông Dương, có khí hậu nhiệt đới với những vùng đất thấp, đồi núi, nhiều cao nguyên với những cánh rừng rậm.

Biên giới Việt Nam tiếp giáp với nhiều quốc gia, phía nam tiếp giáp với vịnh Thái Lan, phía đông tiếp giáp vịnh Bắc bộ và biển Đông, phía bắc giáp với Trung Quốc, Lào và Campuchia ở phía tây. Ngoài ra Việt Nam có đường bờ biển dài, rơi vào khoảng 3260 km không kể diện tích các đảo.

Dọc theo lãnh thổ nước ta thì được phân chia thành 3 vùng khí hậu khác nhau, là: Miền bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, miền trung mang đặc tính khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền nam thì nằm trong vùng nhiệt đới xavan. Nhìn chung khí hậu Việt Nam có độ ẩm tương đối trung bình, vào khoảng 84-100% cả năm.

Tuy nhiên, vì có sự khác biệt lớn về vĩ độ và địa hình nên nhìn chung khí hậu giữa các vùng ở nước ta cũng có sự khác biệt rõ nét. Lượng mưa hàng năm ở mỗi vùng cũng đều có sự dao động lớn từ 120 đến 300 cm và ở một số nơi có thể dẫn đến tình trạng ngập lụt. Khoảng 90% lượng mưa đổ xuống vào mùa hè, nền nhiệt trung bình hàng năm ở đồng bằng thường cao hơn so với vùng núi và cao nguyên.

Về sông ngòi thì Việt Nam hiện nay có khoảng 392 con sông, với mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, đem lại nguồn phù sa lớn đã tạo ra một số đặc điểm cho thiên nhiên Việt Nam như:

– Địa hình Việt Nam được xác định chủ yếu là đồi núi được Tân kiến tạo làm trẻ lại do có độ dốc lớn

– Mật độ sông suối dày đặt, phân bố không đồng đều, thường đều là những con sông ngắn và dốc.

Ngoài giải đáp cho Qúy khách về điều kiện tự nhiên của Việt Nam, thì với nội dung tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp thêm cho Qúy khách các nội dung khác về Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam.

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực Việt Nam

Mỗi vùng miền khác nhau sẽ có điều kiện địa lý khác nhau, chính vì vậy mà con người phải có những ứng xử nhất định để có thể phù hợp và thích nghi với môi trường sống.

Ở những khu vực châu thổ, đồng bằng có điều kiện thuận lợi để phát triển lúa nước, đây được coi là nguồn lương thực chính cho người dân Việt Nam, từ đó sáng tạo ra nhiều loại bánh được làm từ gạo.

Còn những khu vục đồng bằng khô ở vùng cận nhiệt đới và ôn đới thì lượng thực chính lại là lúa mì, ở vùng thảo nguyên thì nguồn thức ăn chính của con người lại là thịt, do địa hình tự nhiên thuận lợi cho hoạt động chăn nuôi phát triển.

Tiếp đến là sự khác biệt về khí hậu giữa các vùng miền sẽ quyết định đến hương vị của món ăn, ví dụ ở những vùng có khi hậu mát lạnh thì những món ăn sẽ có chút cay hoặc nêm nếm sẽ nghiêng về tính nóng hơn, còn đối với những vùng có khí hậu nóng thì món ăn sẽ thường thanh mát, nhiều rau xanh với trái cây. Vì vậy có thê thấy, miền Bắc thì với hương vị đậm đà, miền Trung đặc trưng với hương vị chua cay, còn miền Nam thì lại thanh ngọt hơn.

Trang phục của người việt thể hiện thế nào đối với sự ứng phó với môi trường tự nhiên

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến văn hóa trang phục Việt Nam

Với diện tích kéo dài, địa hình có sự phân biệt rõ ràng nên những dân tộc sẽ có những nơi tập trung sinh sống khác nhau, mà mỗi dân tộc sẽ có những nét văn hóa riêng trong trang phục mang bản sắc văn hóa riêng của minh.

Ngoài ra về mặt khí hậu, nơi có khí hậu nóng, nhiều ánh sáng thì con người thường sử dụng các trang phục với loại vải mỏng, sáng màu. Ngược lại những vùng có khí hậu lạnh giá thì con người thường sử dụng các loại vải dầy, chất len sợ để giữ ấm cơ thể.

Đặc biệt cái riêng này còn được thể hiện thông qua chất liệu của trang phục. Ví dụ ở những khu vực phát triển mạnh với nghề nông nghiệp thì trang phục thường sẽ được làm từ sợi gai, đay, tơ tờm…với các màu sắc đặc trưng như tím, đen, nâu…cho những trang phục thường ngày.

Các trang phục của người Việt qua các thời kì đều chịu sự chi phối của hai nhân tố chính đó là khí hậu nhiệt đới với nền nhiệt nóng và công việc trồng lúa nước.

Trước khi người dân ưu chuộng váy vì một phần đây là trang phục truyền thống, phần còn lại thì nó không chỉ mát mà còn thuận tiện với công việc đồng áng, đối với nam giới thì quấn khố, phù hợp với khí hậu đồng thời dễ thao tác trong lao động.

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến văn hóa ở và đi lại của Việt Nam

Việc ở là để đối phó với các hiện tượng tự nhiên, những hiện tượng tự nhiên này luôn tác động trực tiếp đến đời sống của con người. Chúng ta không thể thay đổi được tự nhiên cho nên chỉ có thể thích nghi với môi trường tự nhiên để tồn tại.

Theo quan niệm của người Việt thì ngôi nhà là cái tổ ấm để đối phó với nóng lạnh, mưa nắng, gió bão, là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo cho cuộc sống định cư ổn định. Ở các khu vực là vùng sông nước thì ngôi nhà của người Việt truyền thống cũng mang đậm dấu ấn của vùng sông nước.

Những người chài lưới, chèo đò thường sử dụng ngay thuyền bè làm nhà ở, nhiều gia đình tụ họp với nhau lại tạo nên các làng chài, xóm chài…. Rồi nhiều người, tuy không sống bằng nghề sông nước nhưng cũng làm nhà sàn để ứng phó với tình trạng lũ lụt xảy ra quanh năm.

Ngôi nhà Việt cổ thường làm với chiếc mái cong mô phỏng hình thuyền – kỉ niệm sông nước và thường rất được chú trọng đến việc chọn hứng nhà. Hướng nhà tiêu biểu là hướng Nam vì Việt Nam gần biển, trong khu vực gió mùa, trong 4 hướng chỉ có Nam và Đông Nam là tránh được cái nóng từ phương Tây, cái bão từ phương Đông và gió lạnh thổi vào mùa rét từ phương Bắc, nhưng lại tận dụng được cái gió mát từ phương Nam vào mùa nóng. Ngoài ăn ở thì việc đi lại cũng là để thích nghi với môi trường tự nhiên.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam. Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.

Ăn mặc, ở, đi lại là những nhu cầu tiết thân của con người nhưng cũng đồng thời thể hiện sự ứng xử văn hóa của con người với môi trường tự nhiên. Thể hiện rõ nét dấu ấn loại hình văn hóa nông nghiệp trồng trọt, đồng thời thể hiện khả năng tận dụng, thích nghi và ứng phó linh hoạt với môi trường tự nhiên vùng sông nước và xứ sở thực vật.

Lĩnh vực văn hóa vật chất được hể hiện qua 4 nội dung chính sau:

  • Văn hóa sản xuất vật chất.
  • Văn hóa ẩm thực.
  • Văn hóa trang phục.
  • Văn hóa đi lại.

Trang phục của người việt thể hiện thế nào đối với sự ứng phó với môi trường tự nhiên

Trong văn hóa sản xuất vật chất, người Việt đã biết tận dụng và ứng phó với môi trường tự nhiên. Từ điều kiện tự nhiên nóng ẩm, mưa nhiều… thuận lợi phát triển nghề nông trồng lúa nước và giữa vị trí chủ đạo, chi phối toàn bộ nền kinh tế của XH VN truyền thống. Quá trình cải tạo và chinh phục tự nhiên, chinh phục đầm lầy, lấn biển, đắp đê chống lụt… đã trở thành những vùng đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ và Nam bộ để chuyên canh lúa nước. Ngoài ra, với điều kiện tự nhiện thuận lợi, người Việt còn tận dụng để trồng các loại cây cho củ, cho quả, cho lá cây, cho sợi để làm các nghề thủ công… Tận dụng điều kiện tự nhiên để chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, các nguồn lợi thủy hải sản từ tự nhiên.

Trong văn hóa ẩm thực: Hai yếu tố có tính trội chi phối đến văn hóa vật chất của người Việt là tính chất sông nước và thực vật. Sự chi phối của hai yếu tố tự nhiên này được thể hiện trước hết trong việc lựa chọn cơ cấu một bữa ăn truyền thống với 3 thành phần chính: cơm – rau – cá. Cơm được làm từ gạo, đứng vị trí đầu tiên trong bữa ăn “Người sống vì gạo, các bạo vì nước”, bữa ăn của người Việt gọi là bữa cơm. Người Việt không chỉ tận dụng cây lúa thành gạo để nấu cơm mà còn biết tận dụng từ gạo để làm bún và làm bánh: bánh lá, bánh đúc, bánh tráng… Gạo nếp dùng làm xôi, làm bánh mặn, bánh ngọt… Thành phần thứ hai trong cơ cấu bữa ăn người Việt là rau quả. Là nước nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nông nghiệp lại là ngành kinh tế chủ yếu nên rau quả vô cùng phong phú. Việc dùng rau trong cơ cấu bữa ăn chứng tỏ khả năng tận dùng môi trường tự nhiên của người Việt. Người Việt thường hay nói “Đói ăn rau, đau uống thuốc”, “Ăn cơm không rau như đánh nhau không có người gỡ”, “Ăn cơm không rau như người giàu chết không kèn trống”. Rau quả đặc thù trong cơ cấu bữa ăn là rau muống và dưa cà: “Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”. Cà và dưa cà, dưa cải là những món ăn hợp thời tiết, được người Việt ưa thích và thường được dự trữ để ăn thường xuyên: “có dưa chừa rau”, “có cà thì tha gắp mắm”, “thịt cá là hoa, tương cà là gia bản”.

Bên cạnh các loại rau quả là thành phần chính trong cơ cấu bữa ăn còn có những loại rau quả dùng làm gia vị như: hành, gừng, ớt, tỏi, rau răm, rau diếp cá… Gia vị cũng là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt. Thành phần thứ ba trong bữa ăn của người Việt là cá. Việt Nam có phía Đông giáp với biển Đông lài có hệ thống sông ngòi, ao hồ chằng chịt nên dùng các trong cơ cấu bữa ăn cũng là khả năng tận dụng môi trường tự nhiên của người Việt. Cá đứng thứ ba trong cơ cấu bữa ăn và đứng đầu trong bảng các loại thức ăn thủy sản (so với tôm, cua, mực…). Người Việt thường nói: “Cơm với cá như má với con”. “Có cá đổ vạ cho cơm”, “con cá đành ngã bát cơm”. Người Việt còn tận dụng các loài thủy sản để chế biến ra một thứ đồ chấm đặc biệt là nước mắm và mắm các loại: nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm sét, các loại nước mắm nổi tiếng: Nghệ An, Phan Thiết, Phú Quốc. Thực phẩm được chế biến từ thủy sản cũng rất đa dạng: nấu chin, ướp mắm, phơi khô. Chế biến cũng có nhiều cách: chiên, xào, kho, luộc, nướng, gỏi… Văn hóa ẩm thực của người Việt thể hiện ở việc ăn uống theo mùa, theo vùng miền. Đó là biểu hiện của lối ứng xử thích nghi với môi trường tự nhiên, thích nghi với nền kinh tế tự cung tự cấp.

Trong văn hóa trang phục, người Việt biết tận dụng các điều kiện tự nhiên chọn các màu sắc trang phục phù hợp với môi trường sông nước như màu nâu, màu đen…, có ý thức làm đẹp. Người Việt sử dụng các chất liệu may mặc có sẵn trong tự nhiên, mang đậm dấu ấn nông nghiệp trồng trọt, sống ở xứ nóng nên chọn các chất liệu mỏng, nhẹ, thoáng mát như tơ tằm, sợi bông, sợi đay… trang phục của phụ nữ: váy, yếm, áo tứ thân, áo dài, quần lĩnh… Ngoài ra chiếc nón là phần không thể thiếu trong trang phục phụ nữ được tận dụng để che mưa, che nắng. Trang phục của nam giới: áo cánh, quần ống rộng để phù hợp với khí hậu nóng bức và công việc đồng áng.

Văn hóa ở và đi lại: Văn hóa ở – Tận dụng điều kiện tự nhiên, có sẵn trong tự nhiên người Việt xây nhà bằng các chất liệu như gỗ, tre, nứa, rơm rạ… Kiến trúc nhà mang dấn ấn của vùng sông nước, lá nhà sàn thích hợp cho cả miền sông nước lẫn miền núi để ứng phó với những tác động xấu của môi trường. Không gian nhà là không gian mở, có cửa rộng thoáng mát và giao hợp với thiên nhiên. Trong quan niện về kiến trúc, xây nhà, dựng cửa: người Việt biết chọn hướng nhà, chọn đất, tránh hướng gió độc, đó lấy hướng mặt trời, hay xây dựng nhà cửa gần sông suối để tiện nước sinh hoạt (“nhất cận thị, nhị cận giang”), trồng trọt. Một điểm đặc biệt trong kiến trúc nhà cửa là các kiến trúc đều thuận theo phong thủy. Đó là sự hài hòa giữa thề đất, thế núi, ngồn nước… Điều này thể hiện rất rõ trong kiến trúc thành quách như thành Thăn Long, thành nhà Hồ, kinh thành Huế… hay trong thuyết tam tài của người dân: “thiên-địa-nhân”.

Văn hóa đi lại: do điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhiều sông ngòi…tận dụng sông nước nên phương tiện đi lại của người Việt chủ yếu là thuyền, ghe, đò, xuồng…

Tóm lại, ăm mặc, ở, đi lại là những nhu cầu tiết thân của con người nhưng cũng đồng thời thể hiện sự ứng xử văn hóa của con người với môi trường tự nhiên. Thể hiện rõ nét dấu ấn loại hình văn hóa nông nghiệp trồng trọt, đồng thời thể hiện khả năng tận dụng, thích nghi và ứng phó linh hoạt với môi trường tự nhiên vùng sông nước và xứ sở thực vật.