Triết học của khoa học

Đây lại là một bế tắc nữa của chủ nghĩa thực chứng mới. Và Pôppơ (K.Popper) lại một lần nữa muốn gỡ sự lúng túng đó. Ông muốn thực hiện lôgíc của nghiên cứu khoa học tức lôgíc phát minh chứ không chỉ phân tích tri thức đã thành hình, đã có sẵn, đả thuộc về quá khứ như chủ nghĩa thực chứng đã làm. K-Pốppơ muốn thực hiện lôgíc phát minh đó bằng phương pháp thử nghiệm và loại bỏ "sai lầm" nhằm phân tích tri thức, lý luận mới với tính cách là sự phủ nhận những lý luận trước nó. Ở đây, đối tượng của lôgíc phát minh là tiền đề và phản đề. Quá trình thay thế các lý luận đó trở thành quá trình tăng trưởng" của tri thức, về nguyên tắc, quá trình này là vô hạn. Khái niệm "tăng trưởng" trong luận điểm của Pốppơ được xem là đặc trưng quyết định của khoa học. Vấn đề đặt ra là làm thế nào đánh giá được sự tăng trưởng của tri thức, sự tăng trưởng đó được thực hiện như thế nào, cơ chế của nó ra sao ? Dưới dạng chung nhất, đó là việc miêu tả sự phát triển của tri thức khoa học. K.Pốppơ đã không làm được điều đó. Tư tưởng tăng trưởng cũng như tư tưởng phát triển phải dựa trên cơ sở kế thừa, chứ rõ ràng không phải là sự gia tăng, tích lũy tri thức thuần túy về số lượng.

Tri thức học

Một khi đã tuyên bố sự vô nghĩa của triết học, sự tồn tại học ở bản thân khoa học thực chứng, chủ nghĩa thực chứng mới đã xây dựng cho mình một chương trình về "triết học của khoa học".

Một khái niệm khác là tri thức học cũng được các nhà thực chứng sử dụng để chỉ phướng pháp luận của khoa học. Theo lập trường của chủ nghĩa thực chứng, bản thân khoa học đã có triết học, người ta ra sức xây dựng tri thức học cho mọi khoa học, từ những khoa học xã hội như kinh tế học, xã hội học, tâm lý học, văn học, cho đến khoa học tự nhiên như vật lý học, sinh học.

Các nhà thực chứng kỳ vọng triết học của khoa học, tri thức học trở thành một "logos về tri thức" đặt dưới sự chỉ đạo của một "học thuyết về nhận thức", do đó, nó có một quy chế riêng, một đối tượng riêng. Cùng với sự thắng thế của chủ nghĩa thực chứng ở phương Tây, triết học của khoa học, tri thức học đã dần dần có một quy chế và đã được coi là một học thuyết đại học độc lập như các bộ môn khoa học khác.

Chúng ta hãy xem xét "triết học về khoa học" của chủ nghĩa thực chứng mới, tức lý luận cơ sở được thống nhất dưới hình thức chung nhất, dưới hình thức lý luận về lôgíc của nó.

Theo lý luận về lôgíc đó, có ba phát biểu: phát biểu tổng hợp, phát biểu phân tích (hoặc trùng ngữ) và phát biểu không có nghĩa. Tương ứng với ba phạm trù trên là ba lĩnh vực nhận thức khoa học: quyết đoán tổng hợp tức nhận thức thực nghiệm; quyết đoán phân tích tức lý thuyết khoa học chung, có ích nhưng hoàn toàn mang tính quy ước; quyết đoán siêu hình tức lý thuyết triết học có hại mà khoa học phải xóa bỏ.

Về nhận thức thứ ba tức triết học, chủ nghĩa thực chứng mới đã thực hiện chương trình loại trừ nó như đã nói ở trên. Bây giờ cần xem xét hai lĩnh vực còn lại để thấy được lý luận về lôgíc của nó.

Những phát biểu tổng hợp là những xét đoán độc lập, bảo đảm cho con người thu nhận được những kiến thức về thực tại. Chủ nghĩa thực chứng đã hiểu thực tại theo lập trường duy tâm chủ quan của Makhơ, tức là một phức hợp những cảm giác. Khách thể của nhận thức, như vậy bị quy về sự việc riêng lẻ, là một hỗn hợp của những cá thể tính, do đó quy luật, tính phổ biến không còn nằm trong thực tại khách quan.

Xét đoán tổng hợp bao hàm tất cả những thực nghiệm. Vì vậy, nguyên tắc tính chứng thực trực tiếp là tiêu chuẩn để đánh giá một xét đoán tổng hợp.

Tình hình sẽ không còn thế nữa, khi xem xét những xét đoán phân tích, những lý thuyết khoa học chung, ở đây là những trùng ngữ. Chủ nghĩa thực chứng mới cho toàn bộ lôgíc học, toán học đều là những trùng ngữ, tuyệt đối độc lập với thực tại. Nó trống rỗng về nội dung, chỉ có tính chất hình thức thuần túy. Giá trị chân lý của nó được lấy từ những hiện tượng ngẫu nhiên ở trong thực tại, không tùy thuộc vào kinh nghiệm. Một trùng ngữ là đúng một cách apriori (tiên quyết). Bằng cách tuyệt đối hóa khái niệm trùng ngữ, một khái niệm có giá trị lớn về tính chất chặt chẽ của lôgíc toán, chủ nghĩa thực chứng mới đã khuếch đại một cách vụ lợi ý nghĩa của khái niệm đó.

Quan hệ giữa lĩnh vực thực nghiệm và quy luật ra sao ?

Chủ nghĩa thực chứng mới khẳng định rằng, cái trên không thể phát sinh theo lôgíc từ cái dưới. Lập luận này là một trong những hòn đá tảng được chủ nghĩa thực chứng lấy làm cơ sở để xác định "sự tách rời lớn" giữa hai lĩnh vực trên. Việc làm đó thể hiện trước hết ở chỗ, chủ nghĩa thực chứng mới phủ nhận phép quy nạp. Bởi vậy, ta sẽ thấy chủ nghĩa thực chứng quan niệm về ý nghĩa của phép quy nạp khác hẳn với cách hiểu từ xưa trong lịch sử triết học.

Để giải thích sự hình thành của những lý thuyết chung, quả thực phép quy nạp với tất cả tính phức hợp của nó vẫn là một phương pháp lôgíc tương đối đơn giản. Nhưng không thể không thấy, như trường hợp chủ nghĩa thực chứng mới, khoa học hiện đại được suy đoán lôgíc từ những sự kiện thực nghiệm dựa trên cơ sở của phương pháp lôgíc từ trừu tượng đến cụ thể.

Các nhà thực chứng mới cho rằng, khoa học xuất hiện như một sáng tạo thuần túy. Nói như Cácnáp, nó hiện ra qua trung gian là trực giác, là ước vọng, là sự may mắn của nhà khoa học. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan đã dẫn chủ nghĩa thực chứng mới tới chủ nghĩa quy ước, tức tới một quan niệm phi phản ánh về khoa học. Đây là đặc trưng nổi bật, quan trọng của chủ nghĩa thực chứng mới.

Là người theo chủ nghĩa quy ước, Raikhenbác cho rằng, những phát biểu về tương lai không phải là những mệnh đề đúng mà chỉ là những "món tiền đặt cọc". Người ta tạm cho chúng là đúng, vì người ta chưa có được một kiến thức cao hơn. Hempen cho rằng, lôgíc học chỉ là trò chơi ký hiệu theo các quy tắc đã định chứng khác gì trò chơi cờ tướng. Đối với R. Cácnáp, lôgíc học và cà toán học đều là những sơ đồ hình thức của suy luận. Những mệnh đề của chúng không có nội dung kinh nghiệm, cũng không phải là tiên nghiệm, mà là kết quả của sự quy ước. Tính chân lý của chúng là tính chân lý trùng ngữ, tức là đúng vô điều kiện (bị tuyệt đối hóa), về mặt ngữ nghĩa học, mệnh đề lôgíc học và toán học có nghĩa khoa học. Nhưng đó là nghĩa rỗng. Trong cơ học lượng tử, nhiều nhà thực chứng cho rằng, nguyên tắc nhân quả là không có nghĩa, chỉ là sự quy ước về trật tự trước sau trong thời gian.

Việc phủ định phép quy nạp với tính cách một phương pháp lôgíc đã dẫn tới chủ nghĩa quy ước. Và như vậy, về thực chất, chủ nghĩa quy ước lôgíc là sự tiếp tục đường lối của chủ Rghĩa bất khả tri của Hium và của Cantơ chống lại lý thuyết phản ánh duy vật chủ nghĩa.

Trường phái Viên, trước đây, đã có lúc chống lại không chỉ triết học mà cả lý thuyết khoa học cả hai đều bị xếp vào cái ô Vấn đề giả". Nhưng cuộc trừng phạt ấy đã chuốc lấy thất bại cho chủ nghĩa kinh nghiệm hẹp hòi. Chủ nghĩa thực chứng mới đã đưa ra một nguyên tắc mới là chủ nghĩa quy giản với lý thuyết về hệ thống diễn dịch - giả thiết nhằm mở rộng khái niệm tính chứng thực trực tiếp. Và bằng cách ấy, nó đã cứu nguy cho lý thuyết khoa học chung được chuyển sang hàng những xét đoán phân tích có ích dưới cái nhãn mới là chủ nghĩa quy ước.

Bây giờ chúng ta xem xét chủ nghĩa thực chứng mới thao diễn ra sao để bảo vệ nguyên tắc trục về tính chứng thực trực tiếp trong lý thuyết khoa học.

Chủ nghĩa thực chứng mới đề xuất chủ nghĩa quy giần tức là phương thức loại bỏ những mệnh đề lý thuyết và thay vào đó bằng "mệnh đề kinh nghiệm, "mệnh đề nguyên tử", "mệnh đế proteole". Và bằng hệ thống diễn dịch - giả thiết, nó rút từ trang những lý thuyết chung những quyết đoán biệt lập, và nhò đó cuối cùng sẽ thực hiện được sự chứng thực trực tiếp.

Theo nguyên tắc chứng thực trực tiếp, M.Slích đã đưa ra một cơ chế chứng thực như sau: người ta cần chứng minh một mệnh đề U. Muốn vậy, người ta vẫn sử dụng những mệnh để bổ trợ U (1), U (2)... U (n) và phép suy lý diễn dịch, U (n) có thể là những quyết đoán về sự thực hiện thực, hoặc là những định nghĩa hay những mệnh đề trùng ngữ. Có thể miêu tả sơ đồ diễn dịch như sau:

Triết học của khoa học

Mệnh đề Un được suy ra từ mệnh đề U, được đối chiếu trực tiếp với mệnh đề hay phán đoán quan sát (W). Phán đoán quan sát ấy lại là quan sát hay thí nghiệm (F) tức sự ghi nhận những sự việc của xúc cảm trực tiếp tại một thời điểm xác định nào đó.

Sơ đồ diễn dịch trên cũng có thể miêu tả một cách đơn giản như sau: trong toàn bộ tập hợp các quan sát, những sự vật bộc lộ một tính cách A đã quan sát được thì cũng bộc lộ một tính cách B, từ đó, nhờ diễn dịch, nhà khoa học đi tới một kết luận khoa học rằng "tất cả A đều là B". Trong trường hợp phức tạp và điển hình hơn, sự vật có tính chất A và đồng thời có tính chất C thì bộc lộ tính chất B; từ đó, kết luận bằng diễn dịch sẽ là: "Nếu A là C thì nó cũng là B".

Rút cục, tính chứng thực trực tiếp của một phán đoán khoa học phụ thuộc vào kinh nghiệm của chủ thể, không hề có nội dung khách quan của bản thân khách thể nhận thức.

Phương pháp khoa học của chủ nghĩa thực chứng cho rằng, khoa học nảy sinh trước hết nhờ thu thập được những báo cáo "quan sát" và từ đó thưc hiện những "diễn dịch. Theo sơ đồ diễn dịch này, cơ cấu của lý thuyết khoa học có hai tầng chính: tầng ngôn ngữ lý thuyết và tầng ngôn ngữ kinh nghiệm. Giữa hai tầng này có tầng trung gian gồm những mệnh đề minh họa, nói theo R.Cácnáp, là những quy tắc tương ứng. Vậy lý thuyết (T) sẽ có dạng là:

Triết học của khoa học

E E' là mệnh đề quan sát. Il, I2 là mệnh đề minh họa. Sơ đồ nhằm xác nhận kinh nghiệm cho lý thuyết (T). Nhưng thực ra nó chỉ xác nhận phép bội I1, T, I2 chứ không chỉ riêng cho T về cơ sở kinh nghiệm của nó là điều không sao làm được.

Sơ đồ diễn dịch - giả thiết thể hiện một quan niệm về sự tiến triển của tri thức khoa học theo chủ nghĩa lũy tích. Đó là một quan niệm phản biện chứng, bởi vì tri thức khoa học chỉ được tăng trưởng bằng cách tích lũy sự việc kinh nghiệm không có những bước nhảy vọt về chất, không có cách mạng trong khoa học.

Như trên đã trình bày, chủ nghĩa thực chứng mới phủ định phép quy nạp đã chia cắt giữa nhận thức kinh nghiệm và lý thuyết khoa học. Nhưng nó lại quan niệm phép quy nạp chỉ là phép toán lôgíc dùng để kiểm nghiệm sau khi lý thuyết đã được xây dựng. Rõ ràng đây chỉ là lôgíc xác minh. Bởi vì, quy giản những thuật ngữ lý thuyết về những thuật ngữ quan sát đã vạch ra: S => (R - C): s là tình huống tạo lập thí nghiệm, R là kết quả thí nghiệm và c là thuật ngữ được đưa vào.

Đây lại là một bế tắc nữa của chủ nghĩa thực chứng mới. Và Pôppơ (K.Popper) lại một lần nữa muốn gỡ sự lúng túng đó. Ông muốn thực hiện lôgíc của nghiên cứu khoa học tức lôgíc phát minh chứ không chỉ phân tích tri thức đã thành hình, đã có sẵn, đả thuộc về quá khứ như chủ nghĩa thực chứng đã làm. K-Pốppơ muốn thực hiện lôgíc phát minh đó bằng phương pháp thử nghiệm và loại bỏ "sai lầm" nhằm phân tích tri thức, lý luận mới với tính cách là sự phủ nhận những lý luận trước nó. Ở đây, đối tượng của lôgíc phát minh là tiền đề và phản đề. Quá trình thay thế các lý luận đó trở thành quá trình tăng trưởng" của tri thức, về nguyên tắc, quá trình này là vô hạn. Khái niệm "tăng trưởng" trong luận điểm của Pốppơ được xem là đặc trưng quyết định của khoa học. Vấn đề đặt ra là làm thế nào đánh giá được sự tăng trưởng của tri thức, sự tăng trưởng đó được thực hiện như thế nào, cơ chế của nó ra sao ? Dưới dạng chung nhất, đó là việc miêu tả sự phát triển của tri thức khoa học. K.Pốppơ đã không làm được điều đó. Tư tưởng tăng trưởng cũng như tư tưởng phát triển phải dựa trên cơ sở kế thừa, chứ rõ ràng không phải là sự gia tăng, tích lũy tri thức thuần túy về số lượng.

Hơn nữa, sự tăng trưởng có tính chất tiến bộ đòi hỏi phải lý giải tất yếu lịch sử của việc thay thế các quan niệm lý luận, tức việc vận dụng phương pháp lịch sử. Nhưng K.Pốppơ lại là người bác bỏ kiên quyết chủ nghĩa lịch sử, xem phương pháp lịch sử là phương pháp nghèo nàn, không có hiệu quả.

Thực tiễn khoa học đòi hỏi hoạt động nghiên cứu khoa học không thể chỉ dựa vào những khái niềm lôgíc phát minh, mà cả các khái niệm và phạm trù của quá trình. Lôgíc phát minh do đó đòi hỏi phải có lôgíc của quá trình. K.Pốppơ mong muốn đi một bước của con đường vạn dặm đó. Để giải thích cơ chế của sự tăng trưởng, ông sử dụng khái niệm "phương pháp phê phán". Nhưng sự phê phán chỉ đơn thuần là sự phản tư của nhà nghiên cứu, là kêu gọi phát huy năng lực của chủ thể.

K.Pốppơ vẫn chưa ra khỏi vòng vây của chủ nghĩa lũy tích thực chứng, và lôgíc phát minh của ông đương nhiên cũng bị hạn chế, còn quá ngặt nghèo.

Cuối cùng, phải nói tới chủ nghĩa vật lý, một thứ chủ nghĩa quy ước đặc biệt nữa của chủ nghĩa thực chứng mới nhằm thống nhất tất cả mọi khoa học trên cơ sở một ngôn ngữ thống nhất. Chủ nghĩa vật lý là một trong những biểu hiện của chủ nghĩa duy danh hiện đại do Ốttô Nâyrót đề ra.

Chủ nghĩa thực chứng mới kiên trì sự thống nhất khoa học trên cơ sở kinh nghiệm bằng nguyên tắc cơ bản là tính chứng thực trực tiếp. Để cho "lâu đài khoa học" của họ được hoàn chỉnh, người ta còn muốn thống nhất cả ở phương diện lôgíc nghiên cứu: nhà thực chứng nhìn thấy sự thống nhất "chân chính" đó ở ngôn ngữ vật lý, mà tất cả mọi ngôn ngữ khoa học khác, kể cả tâm lý học đều có thể phiên dịch sang được. R. Cácnáp là người đã đặt nền móng cho chủ nghĩa nhất nguyên ngôn ngữ đó.

Rút cục, chủ nghĩa thực chứng mới đã quy giản ngôn ngữ vật lý về ngôn ngữ hiện tượng chủ nghĩa" hay "ngôn ngữ sự vật" tức ngôn ngữ của những điều có thể quan sát trực tiếp bằng cảm quan của chủ thể. L.Vitghéntainơ là người sáng lập ra chủ nghĩa nhị nguyên ngôn ngữ học: ông chủ trương biến ngôn ngữ hàng ngày, tức thành ngôn ngữ hiện tượng chủ nghĩa.

Chủ nghĩa vật lý đã tự phơi bày sự quy giản của nó, vừa là duy tâm chủ quan, vừa là phản biện chứng, phi lịch sử. Phản biện chứng, phi lịch sử bởi vì nếu không có căn cứ lý luận khoa học nào đó chứng minh sự quy giản khoa học này sang khoa học khác, thì cũng không thể làm điều đó với ngôn ngữ của chúng. Là duy tâm chủ quan bởi không những nó không tìm sự thống nhất của khoa học ở sự thống nhất của thế giới; không những nó đã đồng nhất hiện thực với "hiện thực khoa học" mà cả với ngôn ngữ mà khoa học dùng để miêu tả hiện thực.