Trong khu đông dân cư ô to con được chạy bao nhiêu km

1. Quy định về biển báo đường đông dân cư

- Đường bộ trong khu vực đông dân cư là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã và những đoạn đường có dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ và được xác định bằng biển báo là đường qua khu đông dân cư [khi cần thiết có thể xác định riêng cho từng chiều đường].

- Đối với đoạn đường nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã: Căn cứ vào mức độ đô thị hóa và mật độ dân cư sinh sống bên đường để đặt biển báo hiệu “Bắt đầu khu đông dân cư” [Biển số 420] và biển báo hiệu “Hết khu đông dân cư” [Biển số 421] trên các tuyến đường ở vị trí vào, ra đô thị cho phù hợp [không đặt biển báo theo địa giới hành chính được quy hoạch, nếu chưa đô thị hóa hoặc dân cư thưa thớt]; Biển số 420 có hiệu lực khu đông dân cư đối với tất cả các tuyến đường nằm trong khu vực đô thị cho đến vị trí đặt biển số 421.

- Đối với đoạn đường nằm ngoài nội thành phố, nội thị xã: Đoạn đường được xác định là qua khu đông dân cư khi có chiều dài từ 500 m trở lên, các lối ra vào nhà trực tiếp với đường có cự ly trung bình từ 6 m trở xuống theo chiều ngang; mật độ các lối ra vào nhà trung bình dưới 10 m.

2. Tốc độ tối đa cho phép

Khu vực đông dân cư:

- Đường đôi [có dải phân cách giữa]; đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên : 60km/h

- Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới: 50 km/h

Ngoài khu vực đông dân cư [trừ đường cao tốc]:

- Đường đôi [có dải phân cách giữa]; đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên

+ Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ [trừ xe buýt]; ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn: 90 km/h

+ Xe ô tô chở người trên 30 chỗ [trừ xe buýt]; ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn: 80 km/h

+ Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô: 70 km/h

+ Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác : 60 km/h

- Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới

+ Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ [trừ xe buýt]; ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn: 80 km/h

+ Xe ô tô chở người trên 30 chỗ [trừ xe buýt]; ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn: 70 km/h

+ Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô: 60 km/h

+ Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác: 50 km/h

- Xe máy chuyên dùng, xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự không quá 40 km/h.

Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h.

Carmudi Vietnamlà website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổimua bán ô tôđáng tin cậy nhất tại Việt Nam!

Như thế nào là khu đông dân cư? Và tốc độ tối đa của mọi phương tiện tại khu vực này là bao nhiêu? Đây là một trong những câu hỏi đang được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Như các bạn đã biết, khu vực đông dân cư có mật độ dân số khá cao, cùng với đó là số lượng xe qua lại rất đông.

Do vậy khi chạy xe trong khu vực này thì chúng ta phải giảm tốc độ để bảo đảm an toàn khi tham giao thông, tránh xảy ra va chạm, hạn chế những tình huống bất ngờ. Nhưng như thế không có nghĩa là chúng ta điều khiển phương tiện chạy với tốc độ thấp.

Vì nếu chạy như vậy không những gây cản trở giao thông mà còn làm cho giao thông bị ùn tắc, chạy nhanh quá cũng không được, vì lỡ không may gặp tình huống bất ngờ có thể không xử lý kịp. Vì vậy các bạn có biết mỗi loại phương tiện được quy định tốc độ tối đa khi di chuyển trong khu vực đông dân cư là bao nhiêu không?

Khu đông dân cư là gì?

Đối với những đoạn đường nằm ngoài nội thành phố, nội thị xã được xác định là khu đông dân cư khi đoạn đường đó có chiều dài từ 500m trở lên và các lối ra vào nhà trực tiếp với đường có cự ly trung bình từ 6m trở xuống tính theo chiều ngang. Mật độ lối ra vào nhà trung bình dưới 10m.

Đối với đoạn đường nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã thì khu đông dân cư được xác định dựa vào mức độ đô thị hóa và mật độ dân cư sinh sống bên đường để đặt biển báo số R.420 “Bắt đầu khu đông dân cư”, biển có hiệu lực khu đông dân cư đối với tất cả các tuyến đường nằm trong khu vực đô thị cho đến vị trí đặt biển số R.421 “Hết khu đông dân cư”.

Điều này đồng nghĩa với việc khi bạn tham gia giao thông đang đi trên tuyến đường này gặp biển Khu đông dân cư và đi tiếp qua vài ngã ba, ngã tư mà không thấy đặt biển nhắc lại thì đoạn đường vẫn đang thuộc khu đông dân cư và chỉ khi nào có biển “Hết khu đông dân cư” mới là hết hiệu lực.

Việc đặt biển báo hiệu “Bắt đầu khu đông dân cư” và biển báo hiệu “Hết khu đông dân cư” căn cứ vào tình hình dân cư thực tế hai bên đường bộ. Không đặt biển báo hiệu khu đông dân cư đối với các tuyến đường chưa đô thị hóa và dân cư thưa thớt, tầm nhìn không bị hạn chế.

Chắc chắn rằng, sẽ có rất nhiều người không biết về vấn đề này. Vậy nên hôm nay trường dạy lái xe ô tô Tiến Thành chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn biết về tốc độ tối đa trong khu vực đông dân cư cho mỗi phương tiện là bao nhiêu.

Để các bạn có thể nắm rõ khi tham gia giao thông cũng như thi lý thuyết sau này khi học lái xe nhé. Trong 600 câu hỏi của phần thi lý thuyết sẽ có vài câu hỏi liên quan đến vấn đề này như sau:

Câu 62: Trên đường bộ trong khu vực đông dân cư, xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là bao nhiêu?

1 – 60 km/h

2 – 50 km/h

3 – 40 km/h

4 – 30 km/h

Đáp án chính xác là số 3.

Câu 63: Trên đường bộ tại khu vực đông dân cư, loại xe nào được tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là 40 km/h?

1 – Ô tô có trọng tải từ 3500 Kg trở lên, ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi, ô tô sơ mi rơ moóc, ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo xe khác, ô tô chuyên dùng, xe gắn máy, xe mô tô.

2 – Ô tô chở người dưới 30 chỗ ngồi, ô tô tải có trọng tải dưới 3500 Kg.

3 –Xe công nông, xe máy kéo, xe lam, xe lôi máy, xe xích lô máy, xe ba gác máy, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự [loại đang được phép hoạt động].

Đáp án chính xác của câu này là câu số 1. Vì trong câu trả lời có xe gắn máy, xe mô tô. Vậy là các bạn biết thêm một số phương tiện được chạy với tốc độ là 40 km/h trong khu đông dân cư rồi nhé.

Câu 64: Trên đường bộ tại khu vực đông dân cư, loại xe nào tham gia giao thông với tốc độ tối đa là 50 km/h?

1 – Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi, ô tô tải có trọng tải từ 3500 Kg trở lên, ô tô kéo rơ moóc, ô tô sơ mi rơ moóc, ô tô kéo xe khác, ô tô chuyên dùng, xe mô tô, xe gắn máy.

2 – Xe công nông, xe máy kéo, xe lam, xe lôi máy, xe xích lô máy, xe ba gác máy, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự [loại đang được phép hoạt động].

3 – Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi, ô tô tải có trọng tải dưới 3500 Kg.

4 – Tất cả các ý trên.

Đáp án câu này là số 3.

Khi thi lý thuyết có thể sẽ có 2 câu, câu 63 và 64 trong đề, nên các bạn nhớ nhìn kỹ câu trả lời rồi chọn đáp án nhé. Đừng nhìn sơ qua thấy số 30 chọn liền là coi chừng sai nhé.

Vậy tốc độ tối đa trong khu vực đông dân cư là gì?

Tốc độ tối đa trong khu dân cư được định nghĩa như sau:

+ Đối với xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi, ô tô tải có trọng tải từ 3500 Kg trở lên, ô tô sơ mi rơ moóc, ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo xe khác, ô tô chuyên dùng, xe mô tô, xe gắn máy. Sẽ được chạy với tốc độ tối đa là 40km/h trong khu vực đông dân cư.

+ Còn với ô tô dưới 30 chỗ ngồi, ô tô tải có trọng tải dưới 3500 Kg thì tốc độ tối đa trong khu vực đông dân cư là 50km/h.

Bài viết với những thông tin bổ ích nhất mà trường chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc. Hy vọng rằng qua bài viết này anh chị có thể biết được như thế nào là khu đông dân cư. Để có thể áp dụng một cách chính xác nhé để tránh vi phạm luật được quy định của Bộ GTVT. Chúc anh chị thành công!

——–

Từ khóa liên quan:

  • Thế nào là khu đông dân cư
  • Tốc độ tối đa trong khu vực đông dân cư
  • Biển báo khu đô thị
  • khu đông dân cư là gì
  • khu dân cư là gì
  • Biển báo hết khu vực đông dân cư
  • Biển báo hết khu dân cư

Như Thế Nào Là Khu Đông Dân Cư Và Tốc Độ Tối Đa

Video liên quan

Chủ Đề