Trùng biến hình di chuyển nhờ cái gì

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 7
  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 7
  • Giải Sinh Học Lớp 7
  • Giải Sinh Học Lớp 7 (Ngắn Gọn)
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 7
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7

Câu 1: Trong các phát biểu sau phát biểu nào sai?

A. Trùng giàu di chuyển nhờ lông bơi.

B. Trùng biến hình luôn biến đổi hình dạng.

C. Trùng biến hình có lông bơi hỗ trợ di chuyển.

D. Trùng giày có dạng dẹp như đế giày.

Câu 2: Trong các đặc điểm nào dưới đây có cả ở trùng giày, trùng roi và trùng biến hình?

A. Cơ thể luôn biến đổi hình dạng.

B. Cơ thể có cấu tạo đơn bào.

C. Có khả năng tự dưỡng.

D. Di chuyển nhờ lông bơi.

Câu 3: Dưới đây là 4 giai đoạn trùng biến hình bắt mồi và tiêu hoá mồi :

(1) : Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh.

(2) : Lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi.

(3) : Không bào tiêu hoá tạo thành bao lấy mồi, tiêu hoá mồi nhờ dịch tiêu hoá.

(4) : Khi một chân giả tiếp cận mồi (tảo, vi khuẩn, vụn hữu cơ…).

Em hãy sắp xếp các giai đoạn trên theo trình tự hợp lý ?

A. (4) – (2) – (1) – (3).

B. (4) – (1) – (2) – (3).

C. (3) – (2) – (1) – (4).

D. (4) – (3) – (1) – (2).

Câu 4: So với trùng biến hình chất bã được thải từ bất cứ vị trí nào trên cơ thể, trùng giày thải chất bã qua

A. bất cứ vị trí nào trên cơ thể như ở trùng biến hình.

B. không bào tiêu hoá.

C. không bào co bóp.

D. lỗ thoát ở thành cơ thể.

Câu 5: Trong các động vật nguyên sinh sau, loài động vật nào có hình thức sinh sản tiếp hợp?

A. Trùng giày.

B. Trùng biến hình.

C. Trùng roi xanh.

D. Trùng kiết lị.

Câu 6: Sự khác nhau về nhân của trùng giày và trùng biến hình là

A. trùng biến hình có 2 nhân, trùng giày có 1 nhân.

B. trùng biến hình có 1 nhân, trùng giày có 3 nhân.

C. trùng biến hình có 1 nhân, trùng giày có 2 nhân.

D. trùng biến hình có 2 nhân, trùng giày có 3nhân.

Câu 7: Lông bơi của trùng giày có những vai trò gì trong những vai trò sau ?

1. Di chuyển.

2. Dồn thức ăn về lỗ miệng.

3. Tấn công con mồi.

4. Nhận biết các cá thể cùng loài.

Phương án đúng là:

A. 1, 2. B. 2, 3. C. 3, 4. D. 1, 4.

Câu 8: Trong các động vật nguyên sinh sau, động vật nào có cấu tạo đơn giản nhất?

A. Trùng roi. B. Trùng biến hình.

C. Trùng giày. D. Trùng bánh xe.

Đáp án

Câu 1 2 3 4
Đáp án C B A D
Câu 6 7 8 9
Đáp án A C A B

Trùng biến hình trần hay trùng biến hình amip, trùng chân giả trần (danh pháp hai phần: Amoeba Proteus, trước đây còn gọi là Chaos Diffluens) là đại diện tiêu biểu của trùng biến hình. Chúng sống ở mặt bùn của các ao tù hay các hồ nước lặng. Nhiều khi, chúng nổi lẫn vào lớp váng ở ao, hồ. Một cá thể trùng biến hình thường không có màu nhưng có thể có màu từ thức ăn của chúng. Kích thước chúng thay đổi từ 0,01 mm.

Trùng biến hình di chuyển nhờ cái gì
Trùng biến hình trầnPhân loại khoa họcVực (domain)EukaryotaGiới (regnum)AmoebozoaNgành (phylum)TubulineaBộ (ordo)TubulinidaHọ (familia)AmoebidaeChi (genus)AmoebaLoài (species)A. proteus'Danh pháp hai phầnAmoeba proteus

Trùng biến hình sống ở các vũng bùn, hồ tù, hồ nước lặng, trùng biến hình là cơ thể đơn bào.

Trùng biến hình được coi như một cơ thể đơn bào đơn giản nhất, kém tiến hóa nhất trong tất cả các động vật nguyên sinh. Cơ thể trùng biến hình trần gồm một khối chất lỏng nguyên sinh và nhân. Chúng di chuyển nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả. Vì thế cơ thể trùng biến hình trần luôn biến đổi hình dạng.

Một chân giả tiếp khi cận mồi, lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi. Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh, tạo thành một "lỗ nhỏ" ở giữa cơ thể trùng biến hình (không bào tiêu hoá). Chúng tiêu hoá thức ăn nhờ dịch tiêu hoá (tiêu hoá nội bào). Sự trao đổi khí (lấy O2, thải CO2) của trùng biến hình trần thực hiện qua bề mặt cơ thể. Nước thừa được tập trung về một chỗ gọi là không bào co bóp rồi chuyển ra ngoài. Chất thải được chuyển từ bất cứ chỗ nào trên cơ thể. Chúng bài tiết bằng không bào co bóp. Chúng còn có thể hô hấp qua bề mặt cơ thể.

Khi gặp điều kiện thuận lợi (thức ăn,nhiệt độ,... đầy đủ), thì trùng biến hình trần sinh sản theo hình thức phân đôi.

Amoeba proteus in motion

Amoeba engulfing a diatom

Trùng biến hình dùng chân giả để di chuyển.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Trùng_biến_hình_trần&oldid=67101193”

Câu 1: Trùng giày, trùng biến hình di chuyển nhờ bộ phận nào ?
Câu 2: Tế bào làm nhiệm vụ tự vệ, sinh sản ở ruột khoang ?
Câu 3: Con đường xâm nhập vào cơ thể người của sán dây, sán lá máu ?
Câu 4: Ở thân mền hạch thần kinh nào là phát triển nhất ?
Câu 5: Tôm có những hìnht hức di chuyển nào ? Khi gặp nguy hiểm tôm tự vệ bằng cách nào ?
Câu 6: Ở cá chép các vây cá, cơ quan đường bên có tác dụng gì ?
Câu 7: Vai trò của ngành thân mềm ?
Câu 8: Nêu tác hại của giun đũa với sức khỏe con người và biện pháp phòng chống giun đũa khí sinh ở người ?
Câu 9: Giải thích vì sao châu chấu non phải lột xác nhiều lần mới lớn lên thành con trưởng thành ?
Câu 10: Mô tả kiểu dinh dưỡng của Trai ? Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào vs môi trường nước ?

Trùng biến hình di chuyển như thế nào?

Trùng biến hình di chuyển nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía hình thành chân giả tiến về phía trước.

→ Đáp án A

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Trùng biến hình di chuyển bằng gì:” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Sinh học hay và hữu ích.

Trắc nghiệm:Trùng biến hình di chuyển bằng gì:

A.Roi bơi

B.Chân giả

C.Lông bơi

D.Không có cơ quan di chuyển

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Chân giả

Trùng biến hình di chuyển bằng chân giả.

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về Trùng biến hình dưới đây nhé.

Kiến thức tham khảo về trùng biến hình

1.Cấu tạo của trùng biến hình

Trùng biến hình được coi như một cơ thể đơn bào đơn giản nhất, kém tiến hóa nhất trong tất cả các động vật nguyên sinh.

Cơ thể trùng biến hình trần gồm một khối chất lỏng nguyên sinh và nhân. Chúng di chuyển nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả.

Trùng biến hình là đại diện của lớp Trùng chân giả. Chúng thường sống ở mặt bùn trong các ao tù hay các hồ nước lặng. Đôi khi chúng nổi lẫn vào lớp váng trên các mặt ao hồ.

Kích thước của trùng biến hình nhỏ thay đổi từ 0.01mm – 0.05mm, chỉ nhìn thấy dưới kính hiển vi.

2. Hình thức dinh dưỡng của trùng biến hình là gì?

Hình thức dinh dưỡng của trùng biến hình là dị dưỡng.

Trùng biến hình dinh dưỡng bằng cách bắt mồi và tiêu hóa mồi. Được thực hiện qua 4 bước:

+ Bước 1: Khi chân giả tiếp cận mồi (tảo, vi khuẩn, vun hữu cơ, …).

+ Bước 2: Lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi.

+ Bước 3: Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh.

+ Bước 4: Không bào tiêu hóa tạo thành bao lấy mồi, tiêu hóa nhờ dịch tiêu hóa.

Dị dưỡng là kiểu dinh dưỡng của những sinh vật không có khả năng cố định cacbon hoặc sử dụng các hợp chất hữu cơ để phát triển.

3. Không bào co bóp của trùng giày và trùng biến hình khác nhau như thế nào?

- Không bào co bóp ở trùng giày khác với trùng biến hình ở chỗ:

- Chỉ có 2, nhưng ở vị trí cố định, có túi chứa hình cầu ở giữa (để chứa) và các rãnh dẫn chất bài tiết ở xung quanh (như cánh hoa thị), có nghĩa là cấu tạo phức tạp hơn.

4. Nhân trùng giày có gì khác với nhân trùng biến hình về số lượng và hình dạng?

Nhân của trùng giày và trùng biến hình khác nhau ở những điểm sau:

+ Trùng giày: To, có 2 nhân (nhân to, nhân nhỏ), hình hạt đậu

+ Trùng biến hình: Nhỏ, tròn, có 1 nhân

5. Cách bắt mồi và sinh sản của trùng biến hình

a, Trùng biến hình bắt mồi như thế nào?

Cách bắt mồi của trùng biến hình có khá nhiều điểm tương tự với cách thủy tức bắt mồi. Cụ thể, sinh vật đơn bào này bắt mồi bằng cách:

+ Tạo ra các chân giả để tiếp cận và bao vây con mồi (như tảo, vi khuẩn hay các vụn hữu cơ…).

+ Sau đó chân giả của chúng sẽ kéo con mồi vào sâu bên trong chất nguyên sinh để nuốt con mồi.

+ Cuối cùng, chúng dùng không bào tiêu hóa để bao vây lấy con mồi và dần dần tiêu hóa nhờ có dịch tiêu hóa được tiết ra.

Dinh dưỡng của trùng biến hình được gọi là tiêu hóa nội bào. Trùng biến hình bắt mồi sau đó sẽ tiêu hóa ngay trong cơ thể. Ngược lại, việc hô hấp như trao đổi khí, lấy O2 (Ôxy) và thải CO2 sẽ được thực hiện qua bề mặt cơ thể.

b, Sinh sản của trùng biến hình

Cách sinh sản của trùng biến hình tương tự với cách trùng roi sinh sản. Trùng biến hình cũng sinh sản theo hình thức sinh sản vô tính. Khi gặp các điều kiện thuận lợi về thức ăn hay nhiệt độ, trùng biến hình sẽ phân đôi cơ thể theo mọi hướng cho đến khi tạo thành 2 tế bào riêng biệt.

6. So sánh trùng biến hình và trùng giày

Quan sát các hình ảnh hay video về trùng giày, ta có thể dễ dàng nhận ra trùng giày có cấu tạo phức tạp hơn trùng biến hình. Vậy trùng giày có phức tạp hơn ở những điểm nào? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bảng so sánh dưới đây.

Trùng giày

Trùng biến hình

Thuộc lớp chân cỏ Thuộc lớp chân giả
Trùng giày có cơ thể giống hình đế giày. Trùng biến hình có hình dạng cơ thể không ổn định và có thể thường xuyên biến đổi.
Cơ thể không chứa chất diệp lục Không chứa chât diệp lục
Di chuyển được trong nước nhờ các lớp lông phủ phía ngoài cơ thể Di chuyển trong nước bằng việc tạo ra các chân giả
Sinh sản theo 2 hình thức sinh sản vô tính và hữu tính Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể
Bài tiết qua lỗ thoát Bài tiết thông qua bất kỳ vị trí nào trên cơ thể