Trung Kỳ gồm những tỉnh nào

Điều 12 của Hiệp ước Quý Mùi (1883) nêu rõ: “Ở Bắc kỳ sẽ có một công sứ tại Hà Nội, một ở Hải Phòng, một tại những thành phố ven biển có thể được thành lập sau này, một ở thủ phủ của mỗi tỉnh lớn…” (Nguyễn Xuân Thọ, Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt Nam (1858 - 1897), Omega+ và NXB Hồng Đức, 2018, tr.604). Các công sứ tránh “can dự vào các công việc nội bộ hành chính cụ thể của các tỉnh. Các quan lại bản xứ bất cứ hạng nào sẽ tiếp tục cai trị và điều hành dưới sự kiểm soát của các công sứ” (điều 14), “có trách nhiệm kiểm soát công tác an ninh trong các đô thị” (điều 17), “nắm giữ các dịch vụ thuế, mà ông ta sẽ giám sát cả thu và chi” với sự cộng tác của quan bố chánh (điều 18)…

Trung Kỳ gồm những tỉnh nào

Tòa đốc lý hay Tòa thị chính Hà Nội trên một bưu thiếp

Pierre Dieulefils

Điều 6 của Hiệp ước Giáp Thân (1884) cho biết: “Các tỉnh nước Đại Nam từ giáp Ninh Bình trở về phía Bắc, tỉnh nào có sự cần cấp, thì nước Đại Pháp nên đặt công sứ hay bọn phó công sứ, đều theo lệnh quan khâm sứ ở Kinh. Tỉnh nào có công sứ hay phó công sứ, thì ở trong các tỉnh ấy, gần chỗ quan tỉnh ở thì công sứ, phó sứ đó, có lính Pháp hay lính Nam theo hầu” (Đại Nam thực lục, tập 9, nhóm dịch, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007, tr.75). Sau khi thiết lập chức danh Thống sứ Bắc kỳ ngày 27.1.1886, các công sứ (ở tỉnh lị của tỉnh lớn) và phó công sứ (ở tỉnh lị của tỉnh nhỏ) ở Bắc kỳ đặt dưới quyền vị lãnh đạo mới này. Thông qua các công sứ và phó công sứ, Thống sứ Bắc kỳ nắm các hoạt động từ cấp tỉnh trở xuống phủ, huyện...

Chức danh và quyền hạn của công sứ chủ tỉnh được thiết lập ở Bắc kỳ căn cứ theo nội dung của hiệp ước 1883 và 1884. Theo đó, công sứ kiểm soát công việc cai trị của quan tổng đốc và tuần phủ trở xuống mà không trực tiếp cai trị, công sứ được quyền thuyên chuyển/thay thế quan lại bản xứ đi nơi khác nếu trong quá trình kiểm soát thấy chống đối hoặc biểu hiện không tốt, chịu trách nhiệm xét xử án dân sự, tiểu hình và thương mại có yếu tố ngoại quốc, và cũng phụ trách, kiểm soát việc thu thuế… Cả hai hiệp ước 1883 và 1884 chỉ đề cập việc thiết lập công sứ ở Bắc kỳ, bởi lúc đó vùng đất Trung kỳ vẫn do triều đình Huế cai quản.

Gần một tháng sau ngày thất thủ kinh đô (5.7.1885) và chiếm đóng kinh thành Huế, Tổng trú sứ de Courcy chỉ thị cho Silvestre soạn sẵn một bản quy ước (phụ ước) mới nhằm bổ túc cho hiệp ước bảo hộ (6.6.1884). Ngày 30.7.1885, de Courcy triệu tập các nhân vật chủ chốt Pháp - Việt yêu cầu họ ký vào bản quy ước với một số nội dung như de Courcy cho giải tán quân đội Việt và thành lập quân đội mới trực thuộc quân đội Pháp, áp dụng chế độ trực trị, đặt lãnh thổ Trung kỳ dưới chế độ quân quản của Pháp… (Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Văn Tường và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của nhà Nguyễn, quyển 1, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2020, tr.394 và 404).

Ở Trung kỳ, chức danh công sứ ra đời từ sau quy ước 30.7.1885, muộn hơn Bắc kỳ 2 năm. Quy ước 30.7.1885 không được chính phủ Pháp thông qua do vi phạm nghiêm trọng hiệp ước bảo hộ 1884.

\n

So với Bắc kỳ, chức năng của công sứ ở các tỉnh Trung kỳ không được quy định rõ bằng. Điều 6 của hiệp ước 1883 cho biết, công sứ chủ tỉnh (người Pháp) ở Trung kỳ nắm giữ các vấn đề về thuế vụ (thương chính) và công chính, các quan chức cấp tỉnh (tổng đốc, tuần phủ…) người Việt “sẽ cai trị như trong quá khứ, không có bất cứ sự kiểm soát nào của Pháp”. Ở mỗi tỉnh Bắc và Trung kỳ, có một tòa công sứ và hội đồng hàng tỉnh (Conseil provincial) phụ tá cho công sứ.

Ở Bắc kỳ, Hà Nội và Hải Phòng là vùng nhượng địa, cả hai đều là thành phố cấp 1 (municipalité de première classe). Đứng đầu thành phố là một viên đốc lý (maire) người Pháp, căn cứ theo nghị định ngày 19.7.1888 về việc thành lập thành phố Hà Nội và Hải Phòng của Toàn quyền Đông Dương (đăng trên Moniteur du protectorat de l’Annam et du Tonkin (tạp chí Người hướng dẫn xứ Trung - Bắc kỳ), số tháng 7.1888, tr.392-401). Theo đó, Hội đồng thành phố (Conseil municipal) Hà Nội gồm 1 đốc lý và 16 ủy viên, Hội đồng thành phố Hải Phòng gồm 1 đốc lý và 14 ủy viên. Ủy viên (người Pháp và bản xứ) phải từ 25 tuổi trở lên, nghị định cũng quy định rõ thành phố Hà Nội có 4 ủy viên người bản xứ, Hải Phòng là 2.

Theo nghị định này, đốc lý phụ trách vấn đề dân sự và tư pháp trong địa phận thành phố, có quyền hạn tương đương một công sứ tỉnh, phụ tá cho đốc lý là Hội đồng thành phố và các sở liên quan.

Mãi đến năm 1945 mới có một đốc lý Hà Nội là người Việt, đó là bác sĩ Trần Văn Lai. Trong khoảng thời gian một tháng ngắn ngủi tại vị, ông Trần Văn Lai đã cho đổi tên đường phố Hà Nội từ tên Pháp sang tên các danh nhân và địa danh nước Việt, cho hạ các tượng Tổng trú sứ Paul Bert, tượng Bà đầm xòe xuống… như một cách xóa bỏ, đoạn tuyệt với di sản thực dân Pháp.

Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - những mốc lịch sử hình thành và phát triển Đảng bộ tỉnh Bình Thuận
  • Thành Tài
  • /
  • 4.2.2020 - 13:44

Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - những mốc lịch sử  hình thành và phát triển Đảng bộ tỉnh Bình Thuận

Trung Kỳ gồm những tỉnh nào

- Nhân dân các dân tộc tỉnh Bình Thuận tiếp thu đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, một lòng đi theo Đảng trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc

- Tỉnh Bình Thuận tiếp thu đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ  năm 1930, khi đồng chí Dương Chước, đảng viên của chi bộ Hòn Khói, Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) đến làng Đại Nẫm, phủ Hàm Thuận (nay là xã Phong Nẫm, thành phố Phan Thiết) và làng Phú Hội (nay là xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc) tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin cho thanh niên trong hai làng Đại Nẫm, Phú Hội. Sau một thời gian xây dựng, đồng chí kết nạp một số đảng viên mới: Nguyễn Tỵ, Phan Xích, Ngô Đức Tốn.

Đồng chí Ngô Đức Tốn, sau khi vào Đảng đã về làng Tam Tân tập hợp quần chúng yêu nước thành lập tổ chức “Phản đế đồng minh Hội”. Từ những hạt nhân của “Phản đế đồng minh Hội”, 06 quần chúng tốt đã được kết nạp vào Đảng là: Cao Có, Lê Chạy, Lê Thanh Lư, Hồ Vũ, Nguyễn Hữu Lợi, Nguyễn Gia Bát. Cuối năm 1930, tại dốc Ông Bằng ở làng Tam Tân (nay là xã Tân Tiến, thị xã La Gi), cuộc họp thành lập chi bộ được tiến hành, gọi là Chi bộ Tam Tân, do đồng chí Ngô Đức Tốn làm Bí thư. Đây là chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập ở Bình Thuận.

- Cùng thời gian trên, đồng chí Hồ Quang Cảnh, một đảng viên cộng sản từ Sài Gòn về  móc nối với một đảng viên người xứ Nghệ cũng từ Sài Gòn về xây dựng phong trào cách mạng ở Bình Thuận. Sau một thời gian hoạt động dưới hình thức tổ chức Nông Hội, năm 1931, các đồng chí Nguyễn Tương, Nguyễn Gia Tú, Trần Hoành… được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Những đảng viên được kết nạp những năm đầu khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là những hạt nhân của việc hình thành, phát triển cơ sở Đảng, đảng viên ngày càng lớn mạnh và lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược tại Bình Thuận. Tuy kẻ thù đàn áp tàn bạo, các đồng chí đảng viên và cơ sở đảng lần lượt sa vào cảnh tù đày, phong trào cách mạng luôn gặp khó khăn và tổn thất, nhưng phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng ở Bình Thuận vẫn phát triển.

Cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8-1945, nhân dân Bình Thuận đã cùng nhân dân cả nước giành chính quyền về tay nhân dân. Tuy nhiên, khi Pháp xâm lược lần thứ hai, Bình Thuận tiếp tục rơi vào tay thực dân Pháp.

Khi Mỹ hất chân Pháp xâm lược miền Nam Việt Nam, nhân dân Bình Thuận tiếp tục cùng nhân dân cả nước đánh Mỹ cứu nước. Trong chặng đường chống Mỹ, cứu nước, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Bình Thuận đã không quản hy sinh, gian khổ, nêu cao truyền thống “Tự lực, tự cường, chiến đấu oanh liệt thắng lợi vẻ vang”, viết nên những trang sử hào hùng của quê hương, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Bình Thuận bắt tay xây dựng quê hương với vô vàn khó khăn, thử thách, nhưng luôn một lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, luôn nêu cao truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đoàn kết một lòng, ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, cùng cả nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội đạt nhiều thành tựu quan trọng.

II- Đảng bộ Bình Thuận hình thành và phát triển qua 13 lần Đại hội Đảng bộ

- Đầu tháng 6/1945, năm đảng viên từ nhà tù Buôn Ma Thuột về nhóm họp tại khu rừng cách Trường Cao đẳng Thể thao Đông Dương (Căng Esepic) 4 km về phía nam, quyết định thành lập Ban vận động Việt Minh lâm thời tỉnh Bình Thuận, do đồng chí Nguyễn Sắc Kim phụ trách chung. Sau khi giành chính quyền về tay nhân dân vào ngày 24/8/1945, Xứ ủy Trung Kỳ cử đồng chí Nguyễn Dân vào phụ trách Tỉnh ủy lâm thời. Khi đồng chí Dân bị bệnh mất, đồng chí Nguyễn Đức Dương được chỉ định thay thế đồng chí Dân.

Tháng 4/1947, Hội nghị cán bộ Đảng tỉnh Bình Thuận tổ chức tại Triền (nay thuộc xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc), bàn về công tác phát triển Đảng, củng cố chính quyền, đoàn thể quần chúng, thống nhất lực lượng vũ trang, phát triển kinh tế kháng chiến. Hội nghị đã bầu Ban chấp hành gồm 9 đồng chí, trong đó có 3 đồng chí Thường vụ, do đồng chí Trần Quỳnh làm Bí thư. Tháng 10/1947, đồng chí Trần Quỳnh chuyển công tác khác, đồng chí Nguyễn Đức Dương thay làm Bí thư.

Sau một thời gian xây dựng và tổ chức được lực lượng cần thiết, tháng 8/1949, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ I được tổ chức tại Ô Rô (nay là xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình). Đại hội kiểm điểm đánh giá các mặt hoạt động thời gian qua và đề ra nhiệm vụ năm 1950 về công tác xây dựng Đảng, kiện toàn công tác Mặt trận và dân vận. Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 11 ủy viên chính thức và 01 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Nguyễn Diêu được bầu làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Đình Huề làm Phó Bí thư. Đến tháng 10/1950, Hội nghị cán bộ tỉnh đã bầu đồng chí Hồ Liên (Hoàng Bích Sơn) làm Bí thư, thay đồng chí Nguyễn Diêu.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ II tổ chức vào tháng 8/1952 tại Triền, căn cứ Khu Lê Hồng Phong (nay thuộc xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc). Đại hội thảo luận về công tác tư tưởng, đề ra nhiệm vụ mới và bầu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh có 17 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Côn, Bí thư Ban Cán sự Cự Nam kiêm Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Gia Tú làm Phó Bí thư.

Khi thực hiện Hiệp định Giơnevơ (1954), đồng chí Trần Lê thay đồng chí Nguyễn Côn làm Bí thư Ban Cán sự Liên tỉnh 3 và kiêm Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận. Tháng 6/1956, đồng chí Võ Dân thay đồng chí Trần Lê làm Bí thư Tỉnh ủy. Tháng 5/1958, đồng chí Võ Dân bị bệnh từ trần, đồng chí Nguyễn Gia Tú thay phụ trách Tỉnh ủy, sau đó được chỉ định làm Bí thư. Tháng 5/1961, đồng chí Lê Văn Hiền được cử làm Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Gia Tú làm Phó Bí thư. Năm 1968, đồng chí Lê Văn Hiền chuyển về công tác ở Khu VI, đồng chí Nguyễn Gia Tú được chỉ định làm Bí thư.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ III  được tổ chức vào ngày 15/7/1970 tại căn cứ Salôn. Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 19 ủy viên, đồng chí Lê Thứ (Mười Bắc) được bầu làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Quý Đôn làm Phó Bí thư. Đầu năm 1974, đồng chí Lê Thứ chuyển về công tác ở Khu VI, đồng chí Nguyễn Quý Đôn thay làm Bí thư.

Sau khi Bình Thuận được giải phóng, đến ngày 20/12/1975 Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) ra Nghị quyết số 19 NQ/TW sát nhập 3 tỉnh Bình Thuận, Bình Tuy và Ninh Thuận thành tỉnh Thuận Hải.

- Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thuận Hải lần thứ I (Đại hội lần thứ IV của Đảng bộ tỉnh Bình Thuận) tiến hành từ ngày 26/02/1977 đến ngày 03/03/1977 tại thị xã Phan Rang. Dự Đại hội có 354 đại biểu thay mặt cho 5.300 đảng viên trong tỉnh. Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 39 đồng chí. Đồng chí Lê Văn Hiền được bầu làm Bí thư và đồng chí Trần Đệ, Trần Ngọc Trác làm Phó Bí thư.

- Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thuận Hải lần thứ II (Đại hội lần thứ V của Đảng bộ tỉnh Bình Thuận) diễn ra từ ngày 16 đến ngày 23/10/1979 tại thị xã Phan Thiết. Dự Đại hội có 331 đại biểu thay mặt cho 7.885 đảng viên trong toàn tỉnh. Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh 45 đồng chí (41 chính thức, 4 ủy viên dự khuyết). Ban Thường vụ có 13 đồng chí. Đồng chí Lê Văn Hiền được bầu làm Bí thư, đồng chí Trần Đệ và Trần Ngọc Trác làm Phó Bí thư.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thuận Hải lần thứ III (Đại hội lần thứ VI Đảng bộ tỉnh Bình Thuận) diễn ra từ ngày 03/3 đến 07/3/1983 tại thị xã Phan Thiết. Dự Đại hội có 392 đại biểu thay mặt cho 8.599 đảng viên trong tỉnh. Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 45 đồng chí (41 chính thức, 4 dự khuyết), Ban Thường vụ 13 đồng chí. Đồng chí Lê Văn Hiền được bầu làm Bí thư, đồng chí Trần Đệ và Trần Ngọc Trác làm Phó Bí thư.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thuận Hải lần thứ IV (Đại hội lần thứ VII của Đảng bộ tỉnh Bình Thuận) diễn ra từ ngày 12/10 đến ngày 18/10/1986 tại thị xã Phan Thiết. Dự Đại hội có 517 đại biểu đại diện cho gần 10.000 đảng viên trong tỉnh. Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 56 đồng chí, Ban Thường vụ 13 đồng chí. Đồng chí Mãn Tấn Dũng được bầu làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Trung Hậu, Ngô Triều Sơn làm Phó Bí thư. Đến tháng 6/1987, đồng chí Nguyễn Trung Hậu làm Bí thư, thay đồng chí Mãn Tấn Dũng.

Ngày 26/12/1991, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII, tại kỳ họp thứ 10, tỉnh Thuận Hải phân chia thành hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận..

- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ VIII (nhiệm kỳ 1992-1996) diễn ra từ ngày 29 đến 31/12/1992 tại thị xã Phan Thiết. Dự Đại hội có 234 đại biểu đại diện cho 8.500 đảng viên ở 9 huyện, thị và 4 đảng ủy trực thuộc. Đại hội đã ra nghị quyết cùng với các giải pháp quan trọng nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể nhiệm kỳ VII (1992- 1995). Đại hội đã bầu Ban chấp hành có 38 ủy viên; Ban Chấp hành bầu Ban Thường vụ có 11 đồng chí; đồng chí Đinh Trung được bầu làm Bí thư, đồng chí Đặng Văn Hải làm Phó Bí thư và đồng chí Nguyễn Quang Tưởng Ủy viên Thường vụ trực Đảng.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ IX (1996-2000) diễn ra từ ngày 25 đến ngày 27/4/1996 tại thị xã Phan Thiết. Dự Đại hội có 348 đại biểu đại diện cho 9.447 đảng viên sinh hoạt ở 469 tổ chức cơ sở Đảng trong toàn tỉnh. Đại hội kiểm điểm đánh giá nhiệm kỳ Đại hội VIII, đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ IX (1996-2000). Trong đó, nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm để phát triển kinh tế-xã hội làm tiền đề cho tỉnh nhà bước vào thế kỷ XXI. Đại hội bầu Ban Chấp hành có 43 ủy viên. Ban Chấp hành bầu Ban Thường vụ có 11 đồng chí. Đồng chí Đinh Trung được bầu làm Bí thư, đồng chí Đặng Văn Hải, Nguyễn Quang Tưởng làm Phó Bí thư.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ X (nhiệm kỳ 2001- 2005) diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16/02/2001 tại thành phố Phan Thiết. Dự Đại hội có 359 đại biểu đại diện cho hơn 12 ngàn đảng viên sinh hoạt tại 534 tổ chức cơ sở Đảng trong toàn tỉnh. Đại hội tổng kết, kiểm điểm, đánh giá những kết quả đạt được, những yếu kém, tồn tại và rút ra những nguyên nhân, kinh nghiệm. Đại hội đã quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu cho nhiệm kỳ 2001- 2005 nhằm đưa tỉnh nhà phát triển nhanh, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đại hội đã bầu 43 đồng chí vào Ban chấp hành và Ban Chấp hành đã bầu 9 đồng chí vào Ban Thường vụ. Đồng chí Nguyễn Ánh Minh- Ủy viên Trung ương Đảng, Phó ban Tổ chức Trung ương được Bộ Chính trị cử về làm Bí thư Tỉnh ủy. Đồng chí Huỳnh Văn Tí được Ban Chấp hành bầu làm Phó Bí thư.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XI (nhiệm kỳ 2005 - 2010)diễn ra từ ngày 7/12 đến ngày 9/12/2005 tại thành phố Phan Thiết. Về dự Đại hội có 298 đại biểu đại diện cho 16.014 đảng viên toàn Đảng bộ. Đại hội lần thứ XI Đảng bộ tỉnh đánh giá những kết quả thực hiện trong nhiệm kỳ X và đề ra nhiệm vụ nhiệm kỳ XI (2005- 2010). Đại hội bầu Ban Chấp hành có 49 đồng chí và 13 đồng chí vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đồng chí Huỳnh Văn Tí- làm Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Lê Tiến Phương- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và đồng chí Huỳnh Tấn Thành, Phó Bí thư- Chủ tịch UBND tỉnh.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XII (nhiệm kỳ 2010 - 2015) được tổ chức từ chiều ngày 27/9 đến sáng ngày 30/9/2010 (Đại hội trù bị chiều 27/9) tại thành phố Phan Thiết, với sự tham gia của 349 đại biểu đại diện cho ý chí, trí tuệ của hơn 22.000 đảng viên thuộc Đảng bộ tỉnh. Đại hội đã bầu 53 đồng chí vào BCH và BCH bầu 14 đồng chí vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đồng chí Huỳnh Văn Tí tiếp tục được bầu giữ chức Bí  thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010 - 2015; hai đồng chí Lê Tiến Phương và Nguyễn Mạnh Hùng bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2015 - 2020) được tổ chức từ chiều ngày 12/10 đến sáng ngày 15/10/2015 (Đại hội trù bị chiều 12/10) tại thành phố Phan Thiết, với sự tham gia của 349 đại biểu đại diện cho ý chí, trí tuệ của hơn 29.000 đảng viên thuộc Đảng bộ tỉnh. Đại hội đã bầu 50 đồng chí vào BCH và BCH bầu 15 đồng chí vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng được bầu giữ chức Bí  thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010 - 2015; ba đồng chí Huỳnh Thanh Cảnh, Nguyễn Ngọc Hai và Dương Văn An được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy.

III- Về xây dựng tổ chức Đảng tỉnh Bình Thuận (1975 – 2020)

Trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ quê hương và nhất là trong thời kỳ đổi mới, hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở của Bình Thuận không ngừng được củng cố, kiện toàn và trưởng thành. Từ sau khi chia tách tỉnh năm 1992, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bình Thuận luôn nêu cao ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết một lòng, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, phấn đấu vươn lên giành được những thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới. Nhất là, từ năm 2015 đến nay, công tác xây dựng Đảng được các cấp ủy đảng và toàn Đảng bộ tỉnh quan tâm. Cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đã góp phần nâng cao ý thức rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ; bước đầu khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên; nâng cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu; phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn tỉnh.

Năm 1990, 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã có tổ chức đảng, sau khi chi bộ xã Gia Huynh (huyện Tánh Linh) được thành lập. Số lượng đảng viên phát triển từ 10.328 đồng chí (năm 1991) tăng lên 36.607 đồng chí (cuối năm 2019); từ 638 tổ chức cơ sở đảng (năm 1991) sắp xếp, củng cố, sáp nhập lại còn 477 tổ chức cơ sở đảng (cuối năm 2019).

Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính quyền được nâng lên; công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được tăng cường, tệ tham nhũng trên các lĩnh vực như đất đai, tài nguyên, khoáng sản... có giảm, đã làm cho nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể có nhiều cố gắng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, sát cơ sở hơn, đã góp phần củng cố, mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Không khí dân chủ trong nội bộ Đảng và trong xã hội ngày càng được phát huy, tạo cơ sở rất quan trọng để tiếp tục củng cố sự thống nhất ý chí trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, sự ổn định chính trị của tỉnh.

*

Nhìn chung thời gian qua, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Đảng bộ tỉnh Bình Thuận đã thực hiện đem lại nhiều thành tựu to lớn, đó là: Cùng với cả nước, tỉnh ta đã vượt qua không ít những khó khăn, thực hiện nhiệm vụ chính trị tạo sự chuyển biến tích cực trên nhiều mặt. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng; cơ sở vật chất và năng lực các ngành, các lĩnh vực được tăng cường; các hoạt động văn hóa - xã hội có những tiến bộ mới; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, mức sống nhân dân được nâng cao; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; hệ thống chính trị ngày càng nâng cao hơn vai trò, hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội... Đó là những kết quả tạo nền tảng cơ bản, quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế- xã hội tỉnh Bình Thuận phát triển nhanh hơn trong thời gian đến.

Tuy vậy nền kinh tế tăng trưởng chưa thật sự ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng của nền kinh tế. Năng lực cạnh tranh thấp; tình trạng thiếu vốn đầu tư phát triển sản xuất chưa được khắc phục do nguồn vốn huy động thấp trong khi nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước khó khăn. Công nghiệp nông thôn phát triển chậm. Thị trường xuất khẩu chưa thật ổn định. Sản phẩm du lịch chưa đa dạng. Giải quyết việc làm và đào tạo nghề còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu học tập và lao động của dân. Đời sống một bộ phận nhân dân, đối tượng chính sách, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Chất lượng của hệ thống chính trị, nhất là ở cơ sở chưa cao, công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đất đai, tài nguyên, khoáng sản… còn bất cập; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn xảy ra, v.v… Đặc biệt, tình trạng suy thoái phẩm chất, đạo đức cách mạng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa được ngăn chặn hiệu quả đang ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng.