Trước khi mang thai nên uống thuốc gì

Mang bầu và sinh con là khả năng tự nhiên của người phụ nữ nhưng để có được một thai kỳ khỏe mạnh, vui vẻ thì mẹ cần lên kế hoạch thực hiện chu đáo. Hơn nữa, chính sức khỏe và tinh thần của mẹ khi mang thai còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con sau này. Khi mẹ đã sẵn sàng để đón con đến với thế giới này thì cũng là lúc mẹ nên thay đổi chế độ sinh hoạt theo những hướng dẫn dưới đây.

1. Luyện tập tăng cường sức khỏe

Mặc dù đây là việc nên làm ở bất kỳ độ tuổi và giai đoạn nào nhưng không phải ai cũng có thói quen tập thể dục đều đặn. Nhưng nếu mẹ đã bắt đầu kế hoạch mang bầu thì cần tập thể dục mỗi ngày trong khoảng 30 phút. Đi bộ, đạp xe, bơi hay tham gia các lớp tập đặc biệt dành cho bà bầu… đều đem lại hiệu quả tốt. Tập thể dục không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà theo các bác sĩ, hình thể gọn gàng còn góp phần hạn chế nhiều rắc rối khi sinh nở sau này.

2. Chế độ ăn uống hợp lý

Chuẩn bị mang bầu, mẹ cần thay đổi thực đơn hàng ngày từ những món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ sang các thực phẩm tươi, có lợi cho sức khỏe. Mẹ cần bổ sung nhiều hơn lượng protein, sắt, can-xi và acid folic mỗi ngày. Các thực phẩm dồi dào dinh dưỡng này gồm có trái cây, đậu phộng (lạc), rau xanh (đặc biệt là rau lá xanh), ngũ cốc và các sản phẩm ít béo. Song song với đó, mẹ nên giảm các loại thử phẩm có hàm lượng calo thấp, khoai tây chiên, đồ nướng, soda… Không chỉ có mẹ mà bố cũng cần thay đổi theo thực đơn này vì con là kết quả của cả mẹ và bố.

Trước khi mang thai nên uống thuốc gì

Chuẩn bị mang bầu, mẹ cần thay đổi thực đơn hàng ngày sang các thực phẩm tươi, sạch, có lợi cho sức khỏe.

3. Bổ sung acid folic

Ngay từ thời điểm trước khi mang thai, mẹ nên uống vitamin mỗi ngày, đừng đợi đến lúc mang bầu. Trong giai đoạn chuẩn bị mang bầu, mẹ cần khoảng 400mcg acid folic mỗi ngày. Mẹ có thể bổ sung acid folic qua thực phẩm nhưng thường không đảm bảo đủ lượng cần thiết, vì vậy, viên uống dạng nén hoặc viên nang sẽ thuận tiện hơn cho mẹ. Acid folic giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho con, do đó mẹ cần chuẩn bị từ sớm.

4. Theo dõi cân nặng

Rất nhiều mẹ không để ý đến vấn đề này nhưng cơ thể quá gầy, lượng mỡ bụng không đủ cũng khiến khả năng thụ thai giảm. Ngược lại, khi mẹ béo phì thì cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (cho cả mẹ và con), tăng huyết áp và luôn cảm thấy mệt mỏi, nặng nề hơn khi mang bầu. Mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn chính xác cân nặng phù hợp.

5. Khám sức khỏe

Hiểu được các vấn đề sức khỏe mình đang gặp phải có thể giúp mẹ chủ động hơn trong quá trình mang thai và sinh nở sau này. Vì vậy, mẹ cần đến bệnh viện để được tư vấn các nội dung sau:

  • Tiêm phòng trước khi mang thai, gồm bốn loại vắc-xin là Rubella, thủy đậu, viêm gan siêu vi B và cúm.
  • Vitamin cho thai kỳ.
  • Phát hiện và điều trị các vấn đề sức khỏe mẹ đang gặp phải.
  • Những loại thuốc được và không được uống khi mang bầu.

Trước khi mang thai nên uống thuốc gì

Tiêm phòng là việc mẹ cần làm trước khi mang thai.

6. Khám răng

Khi mang thai, mẹ có nguy cơ bị viêm lợi cao hơn bình thường do thay đổi hormone và chế độ ăn uống, vệ sinh răng. Mức độ nặng hay nhẹ lại phụ thuộc vào tình trạng lợi của mẹ trước khi mang thai. Viêm lợi nặng có thể làm tăng nguy cơ sinh non và tiền sản giật. Vì vậy, mẹ cần duy trì thói quen khám răng định kỳ kết hợp vệ sinh răng đúng cách.

7. Giảm lượng caffeine

Nhiều mẹ có thói quen uống cafe mỗi ngày để giúp cơ thể tỉnh táo nhưng theo các bác sĩ, trong giai đoạn chuẩn bị mang bầu, mẹ không nên dung nạp quá 200 mg caffeine mỗi ngày (tương đương một tách nhỏ cafe và trà). Thay vào đó, sữa và nước trái cây sẽ có lợi hơn cho mẹ.

8. Bỏ thuốc lá, rượu bia

Thói quen hút thuốc của mẹ hoặc bố sẽ khiến khả năng thụ thai giảm đi đáng kể. Ngoài ra, nếu mẹ hút thuốc thì thai nhi sẽ bị nhẹ cân, nguy cơ sinh non và sảy thai cao. Bé của bố, mẹ nghiện thuốc cũng đối diện với nguy cơ của hội chứng đột tử cao (SIDS).

Cũng như thuốc, lượng cồn trong rượu khiến việc thụ thai khó khăn hơn. Mẹ uống rượu khi mang thai là nguyên nhân của dị tật bẩm sinh và vấn đề trí não ở trẻ.

9. Chuẩn bị về tài chính

Mang thai và chuẩn bị cho sự ra đời của con, mẹ cần “tẩm bổ” nhiều hơn, mua sắm cho con từ quần áo, xe nôi, sữa, bỉm… Mẹ hãy lên danh sách những thứ cần mua sắm và tiết kiệm tiền để luôn chủ động trong mọi việc.

10. Để dành những ngày nghỉ phép sau sinh

Đây cũng là điều mẹ cần tính toán từ sớm, đặc biệt với những mẹ có tính chất công việc bận rộn, không thể nghỉ đủ 6 tháng sau sinh. Mẹ nên để dành ngày nghỉ phép cho những khi con bị ốm, khi đưa con đi tiêm vắc-xin (dựa vào lịch tiêm chủng có sẵn để lên kế hoạch).

TPCN viên bổ sung PreIQ giúp bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao cho phụ nữ trước, trong quá trình mang thai và sau sinh giúp giảm thiểu các nguy cơ dị tật, nhất là dị tật ống thần kinh của thai nhi; Hỗ trợ phát triển não bộ, mắt, hệ miễn dịch ở thai nhi và trẻ nhỏ; Giúp hình thành hệ xương chắc khỏe cho trẻ, phòng chống loãng xương cho mẹ; Giúp giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở trẻ.

Thông tin chi tiết vui lòng truy cập tại đây hoặc gọi hotline 19006436 để được tư vấn trực tiếp.

Trước khi mang thai nên uống thuốc gì

Số GPQC: 1831/2015/XNQC-ATTP

Sản xuất & chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn. Địa chỉ: Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Bà bầu nên uống thuốc bổ gì con phát triển toàn diện trong suốt 9 tháng thai kỳ? Dưới đây là 5 loại vi chất đặc biệt cần thiết cho mẹ.                     
 

Tiêu thụ các chất dinh dưỡng phù hợp là rất quan trọng trong mọi giai đoạn của cuộc đời. Nhưng với phụ nữ mang thai nó đặc biệt quan trọng. Vì phụ nữ mang thai cần phải nuôi dưỡng cả bản thân và em bé đang lớn.
 

Vì sao bà bầu nên uống thuốc bổ?

Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng đa lượng của phụ nữ tăng lên đáng kể. Các chất dinh dưỡng đa lượng bao gồm carbohydrate, protein và chất béo. Tuy nhiên, so với các chất dinh dưỡng đa lượng, nhu cầu về các vi chất như vitamin, khoáng chất,… thậm chí còn tăng hơn rất nhiều. Vitamin và khoáng chất giúp con phát triển khỏe mạnh và đúng chuẩn từng giai đoạn. Nó hỗ trợ sự hình thành, tăng trưởng tế bào và phát triển não bộ thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng thường ngày sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu của mẹ. Bổ sung không đầy đủ không những ảnh hưởng tới thai nhi mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ về lâu về dài.

Khoảng 90% phụ nữ bị ốm nghén khi mang thai. Một số biểu hiện ốm nghén như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn,… Việc không ăn uống được có thể sẽ dẫn tới giảm cân và thiếu hụt chất dinh dưỡng cho cả mẹ và con.  

Vitamin tổng hợp phù hợp với những bà bầu có chế độ ăn uống hạn chế
 

Vitamin tổng hợp là một lựa chọn hoàn hảo cho những bà mẹ có chế độ ăn kiêng như người ăn chay, người không dung nạp được thực phẩm và dị ứng,… Qua các lần mang thai, cơ thể mẹ sẽ bị bòn rút hết chất dinh dưỡng và càng những lần mang thai sau mẹ càng dễ dàng bị thiếu chất và mệt mỏi hơn. Với những bà mẹ mang thai đôi, mẹ cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho 3 người. Chính vì thế, bổ sung thuốc bổ trong thai kỳ không những giúp cho con khỏe mạnh mà còn giúp cho mẹ phòng tránh các bệnh mãn tính khi về già. Folate trong thực vật hay ở một số viên uống bổ sung dạng axit folic cần được chuyển hóa qua nhiều bước để trở thành dạng mà cơ thể sử dụng được. Mà trong đó enzym MTHFR đóng vai trò chủ chốt quyết định quá trình. Nhưng đáng tiêc, một số người lại bị đa hình gen này, khiến cho axit folic vào cơ thể mà không thể hoạt động được. Hiện nay trên Việt Nam chưa có số liệu nghiên cứu cụ thể về dạng đột biến này. Tuy nhiên, một số nước khác trên thế giới như Mỹ, Anh Quốc, tỷ lệ này rất cao. Để khắc phục tình trạng này, mẹ có thể sử dụng luôn loại thuốc bổ có chứa axit folic ở dang hoạt động.  

Bà bầu nên uống thuốc bổ gì?


Sự phát triển không ngừng của ngành Y- Dược dẫn tới sự ra đời của nhiều loại thuốc bổ. Tuy nhiên, nó cũng gây khó khăn cho các bà bầu. Giữa hàng trăm loại thuốc bổ, nên sử dụng loại nào? Dưới đây là 5 loại thuốc bổ mà mẹ bầu chắc chắn cần trong thời gian thai kỳ. Bà bầu nên uống thuốc bổ acid folic đầu tiên khi phát hiện mình có thai. Bởi vì: Quá trình tổng hợp AND, sản xuất hồng cầu, tăng trưởng và phát triển của thai nhi đều có sự có mặt của acid folic. Vitamin B9 này còn ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh, hở vòm miệng và mắc bệnh tim ở trẻ sơ sinh.
Uống 600 mg acid folic hằng ngày sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa những chứng bệnh trên. Bà bầu nên uống thuốc bổ tiếp theo, sau acid folic là sắt. Sắt có vai trò tổng hợp Hemoglobin và Myoglobin giúp tạo máu và vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.              Nếu thiếu sắt, thai phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn. Tình trạng này kéo dài, mẹ sẽ suy dinh dưỡng, không đủ sức nuôi bé. Thai nhi không được mẹ cung cấp oxy do thiếu máu sẽ chậm phát triển, sinh non hoặc lưu thai.

Bổ sung sắt là cần thiết trong thai kỳ để đủ máu cho con 

Vậy nên, sắt là thuốc bổ quan trong mẹ bầu phải bổ sung khi mang thai. Các chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai nên uống 27mg sắt/ ngày. Tuy nhiên con số này chỉ mang tính tương đối. Lượng sắt cần tiêu thụ có thể ít đi với người khỏe mạnh, đã đủ chất. Với người ốm yếu, thiếu sắt nghiêm trọng thì lượng sắt cần uống nhiều hơn con số khuyến cáo.

Mẹ bầu nên uống sắt sau bữa ăn 1-2 h. Vì lúc đó, acid trong dạ dày tiết ra nhiều giúp chuyển hóa sắt thành dạng cơ thể dễ hấp thu.

Một bào thai đang phát triển cần canxi cho xương, răng, cơ bắp, dây thần kinh và trái tim khỏe mạnh.Ngoài ra, canxi còn giúp mẹ bầu giảm thiểu các cơn đau do chuột rút, đau lưng khi mang thai. Vậy mẹ bầu còn băn khoăn gì nữa mà không uống khoảng 1000 mg canxi/ ngày?  Thời gian tốt nhất để uống canxi là sau bữa ăn sáng hoặc sau bữa ăn trưa khoảng 1 giờ.

Tuyệt đối không bổ sung canxi vào buổi tối. Vì lúc này, cơ thể cần nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động. Do vậy, canxi không thể chuyển hóa vào cơ thể mà lắng đọng lại gây ra các bệnh như: sỏi thận, cản trở giấc ngủ.

 

Omega 3 là axit béo quan trọng cho sự phát triển não bộ thai nhi 

Hai thành phần quan trọng nhất của Omega- 3 đó là DHA và EPA. Đây là hai acid béo quan trọng trong sự phát triển não bộ của thai nhi. Mẹ bổ sung đầy dủ DHA và EPA trong thai kỳ giúp tăng IQ  và thị lực của trẻ đồng thời giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh ở mẹ.

Omega- 3 nên uống vào buổi sáng ( trước 14h) sẽ hấp thu tốt hơn với hàm lượng 250- 300 mg/ ngày.

Vitamin D rất quan trọng trong việc hấp thu canxi, tăng cường miễn dịch,… Vitamin D cũng giúp mẹ giảm thiểu nguy cơ bị tiền sản giật, sinh non, tiểu đường thai kỳ Mẹ bầu cần bổ sung ngay 15 mcg vitamin D/ ngày để không còn phải lo lắng về những nguy cơ xấu có thể xảy ra.

Buổi sáng chính là thời gian lý tưởng để bổ sung vitamin D.

Không tự ý sử dụng thuốc bổ, không tự ý thay đổi liều dùng. Lắng nghe và làm theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng để không phát sinh thêm bệnh do dùng sai liều.            
 

Lưu ý khi uống thuốc bổ cho bà bầu
Lưu ý khi uống thuốc bổ cho bà bầu

Sắt- canxi không thể uống cùng lúc. Do vậy, khi uống sắt thì không được uống sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phomai,…. Nếu muốn sử dụng các thực phẩm này phải uống cách nhau ít nhất là 1h. Sự có mặt của vitamin C làm tăng khả năng hấp thụ sắt. Nên các mẹ có thể uống chung sắt- acid folic với nước cam, nước trái cây giàu vitamin C. Ngoài sử dụng thuốc bổ nhưng bà bầu cũng cần bổ sung dinh dưỡng qua chế độ ăn uống hợp lý. “Bà bầu nên uống thuốc bổ gì” đã có câu trả lời thích đáng trong bài viết trên. Hy vọng bài viết đã giúp mẹ lựa chọn đúng thuốc bổ mình cần và bổ sung đúng cách.