Từ nam ai nam bình được hiểu như thế nào năm 2024

Trong bài Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết :Ta làm con chim hótTa làm một cành hoa.Kết thúc bài Viếng lăng Bác, Viễn Phương có viết :Mai về miền Nam thương trào nước mắtMuốn làm con chim hót quanh lăng Bác.a. Hai bài thơ của hai tác giả viết về đề tài khác nhau nhưng có chung chủ đề. Hãy chỉ ra tư tưởng chung đó.b. Viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu phát biểu cảm nghĩ về 1 trong hai đoạn thơ trên

Đọc tiếp

Xem chi tiết

Từ nam ai nam bình được hiểu như thế nào năm 2024

Giọng điệu của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được tác giả thể hiện như thế nào?

Xem chi tiết

Từ nam ai nam bình được hiểu như thế nào năm 2024

Từ “lộc” trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy giải thích tại sao tác giả lại miêu tả người lính là “lộc dắt đầy trên lưng”?

Xem chi tiết

Từ nam ai nam bình được hiểu như thế nào năm 2024

Tại sao bài thơ viết vào mùa đông nhưng lại ca ngợi mùa xuân(Mùa xuân nho nhỏ)

Xem chi tiết

Từ nam ai nam bình được hiểu như thế nào năm 2024

Tại sao bài thơ viết vào mùa đông nhưng lại ca ngợi mùa xuân(Mùa xuân nho nhỏ)

Xem chi tiết

Từ nam ai nam bình được hiểu như thế nào năm 2024

Viết đoạn văn phân tích vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân và cảm xúc của tác giả trong khổ thơ đầu bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ". (Giúp mình với!!)

Xem chi tiết

Từ nam ai nam bình được hiểu như thế nào năm 2024

Qua bài thơ '' mùa xuân nho nhỏ'' , em có suy nghĩ j về bài học mà tác giả để lại cho chúng ta ?

Xem chi tiết

Từ nam ai nam bình được hiểu như thế nào năm 2024

Cho đoạn thơ sau :Một mùa xuân nho nhỏLặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươiDù là khi tóc bạc.a, Cho biết đoạn thơ được trích trong đoạn thơ nào ? tác giả là ai ? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ ?b, Hình ảnh mùa xuân cũ trở đi ,trở nên nhiều lần trong bài thơ , hãy chép lại những có chứa hình ảnh ấy ?c, Phân tích đoạn thơ để thấy rõ ước nguyện cao đẹp của tác giả ?

Biên phòng - Những chiếc thuyền rồng rực sáng trên dòng sông, ở đó, có những phòng nhạc lộ thiên âm thanh lúc réo rắt, tươi vui, khi buồn sầu, da diết với điệu hò Mái đẩy, Mái nhì, những điệu Nam Ai, Nam Bình, Chầu văn Huế... vang lên trên mênh mang cố xứ.

Từ nam ai nam bình được hiểu như thế nào năm 2024
Dòng sông Hương với cầu Trường Tiền, lấp loáng trên mặt sông là những chiếc thuyền rồng phục vụ du khách. Ảnh: Tiêu Dao

Tiếng hát giữa dòng Hương

Ở Huế có một “phòng thính nhạc lộ thiên trời cho” là sông Hương sau buổi hoàng hôn. Từ xưa, các cụ đã sử dụng không gian nghệ thuật này. Trên dòng trôi lững lờ, những âm thanh lúc réo rắt, tươi vui, khi buồn sầu, da diết của đờn tranh, đờn cò, đờn kìm, nhịp sanh loan, sanh tiền... vang trong đêm thơ mộng khiến nhiều người ngơ ngẩn. Huế lâu nay đã nổi danh trên bản đồ du lịch Việt Nam với nền ẩm thực đa dạng, với đền đài cố đô và văn hóa riêng có của xứ này. Nhưng có nhiều người nói rằng, nếu đến Huế mà chưa nghe ca Huế trên sông Hương thì xem như chưa một lần đến Huế.

Thuở trước, ca Huế trên sông không hẳn chỉ ở trên thuyền rồng, mà có thể là ở trên đò. Người ta thường xuống đò sau bữa cơm chiều. Đò là một chiếc thuyền chở khách, chở hàng hóa. Ở Huế, đò còn được dùng như một cái nhà có nơi nấu nướng, thờ tự, ăn ngủ di động. Ở hai khoang chính của con đò được lát ván bằng phẳng và trải chiếu hoa tươm tất. Khách nghe hát ngồi trên đó, lắng nghe ca nương và người chơi đàn, nhâm nhi những ly rượu nhỏ và nghe hát, lãng đãng với thú tiêu dao trên sông. Đò rời bến đến một nơi thật yên tĩnh trên sông Hương. Những tài tử giai nhân, hay mặc khách vẫn ngồi ở trên thuyền như thế, với nước trà, rượu ngon, bánh ngọt, nem tré, đôi khi có cả một đỉnh trầm tỏa hương thơm ngát trong ánh đèn sáp dìu dịu lung linh. Theo điệu Cổ Bản Phú Lục réo rắt, khách nhìn ra ngoài một màu nước lung linh ánh bạc.

Trong thuyền, rượu gạo làng Chuồng được khách chuyền tay nhau nhấp vài ngụm, nhâm nhi với tré hay trái vả dầm chua. Hơi men bốc lên lâng lâng. Những điệu Lý bắt đầu làm khách từ từ ngấm hơi say tiếp nối điệu Chầu văn, qua những điệu hò sông Hương như hò Mái nhì, hò Mái đẩy, hò Nam Ai, chấm dứt với điệu hò Giã gạo. Con đò nhỏ trở về bến cũ, khách bịn rịn rời thuyền trong tiếc nuối, cứ nhớ mãi một đêm sông Hương huyền diệu...

Cách đây gần 40 năm, Câu lạc bộ ca Huế được thành lập. Rồi đôi ba mươi năm trở lại đây, khi nhu cầu nghe ca Huế trên sông Hương được nâng cao, nhu cầu nhiều hơn, đồng thời, hình thành nên những đội thuyền chuyên phục vụ việc đưa khách nghe ca Huế trên sông, những chiếc đò nhỏ đã thôi không còn thực hiện công việc ấy nữa, mà thay vào đó là những chiếc thuyền rồng, được đóng mới hơn, trang trí cầu kỳ hơn, rộng rãi hơn để đón những đoàn khách vài chục người. Cứ thế, những con thuyền rồng ngày ngày đậu tại bến rồi đến đêm lại rực rỡ đón khách.

Thuyền rồng trên sông Hương êm đềm trôi trong màn sương, khán giả trên thuyền, kẻ háo hức ngước nhìn thành phố Huế thơ mộng từ sông Hương, người thì chăm chú xem các nghệ sĩ chuẩn bị biểu diễn. Ban nhạc trên thuyền tuy không đông nhưng phải đủ bầu, nhị, nguyệt, còn phách thì do chính ca nhi kiêm giữ. Trước đây, nữ ca nhi mặc trang phục áo the, đội khăn xếp, nay đơn giản hơn, như mặc áo dài, đội mấn (vấn) cách tân, sử dụng thành thục các nhạc cụ. Khách được thưởng thức những điệu hò Mái đẩy, Mái nhì, những điệu Nam Ai, Nam Bình, Chầu văn Huế buồn sầu, thao thiết...

Thương dáng thuyền rồng chiu chắt mưu sinh

Cách đây mấy năm, dịch Covid-19 đã khiến nhiều chủ thuyền long đong, như cái cách con đò ngày trước chòng chành trên mặt nước ngày gió nổi. Dịch bệnh suy giảm, những chủ thuyền lại chiu chắt mưu sinh từ con thuyền rồng của mình. Gần 2 năm trở lại đây, du lịch phục hồi trở lại, những đội thuyền lại tất tả bận rộn với công việc đón khách, dặt dìu những điệu ca da diết trên mặt nước. Nhưng, cũng sau dịch bệnh và cũng đôi năm trở lại đây, khi những con thuyền bắt đầu hết niên hạn phải giải bản, nhiều chủ thuyền đã bắt đầu lo lắng về kế sinh nhai.

Từ nam ai nam bình được hiểu như thế nào năm 2024
Các ca nương và nhạc công đều mặc áo dài truyền thống cùng biểu diễn ca Huế. Ảnh: Tiêu Dao

Bà Nguyễn Thị Tám, chủ một thuyền rồng ở Bến Tòa Khâm ngậm ngùi chia sẻ: "Các chủ thuyền rồng ở đây gần như gắn bó cả cuộc đời với sông nước và quá quen với công việc chở khách du lịch trên sông Hương. Bây giờ nói thuyền hết niên hạn phải dừng hoạt động, muốn tiếp tục phải đóng thuyền mới với mẫu mã, giá thành cao hơn thì chúng tôi không đủ khả năng để làm. Trong khi đó, giờ mà lên bờ thì biết làm gì đây?". Bà Tám âu lo như thế và đó cũng là nỗi âu lo của nhiều ca nương, nhiều nhạc công khi không còn “đất diễn”, phải chật vật đi tìm thuyền khác, nhất là trong bối cảnh các thuyền đều đã có những đội nhạc, đội ca nương cố định.

Ông Trần Ngọc Nô, sinh năm 1969, chủ một chiếc thuyền rồng hoạt động 30 năm nay buồn thiu khi sắp tới, chiếc thuyền rồng của ông phải ngừng hoạt động vì hết niên hạn. “Đó là cả một gia sản mà vợ chồng tôi phải chắt chiu, vay mượn để đóng và làm phương tiện mưu sinh bấy lâu nay. Thuyền của tôi được đóng bằng nhôm chỉ hoạt động trên sông Hương nên đến giờ vẫn rất bền!” - ánh mắt của ông chủ thuyền rưng rưng nhìn ra mặt sông Hương lững lờ trôi.

Ý ông, có lẽ cũng giống với nhiều chủ thuyền khác đều mong cơ quan chức năng đánh giá lại tất cả các thuyền rồng, chiếc nào bảo đảm an toàn nên cho gia cố thêm để tiếp tục được chở khách. Mong muốn ấy của những chủ thuyền cũng là có căn cơ, bởi để đóng mới một con thuyền rồng phục vụ khách cũng có giá vài trăm triệu đến cả tỷ đồng. Với những người chủ thuyền như thế, số tiền đóng mới thuyền rồng có lẽ là quá lớn với họ.

Nhưng những con thuyền hết niên hạn như thế, đó không chỉ là mưu sinh, mà còn là sự an toàn về tính mạng và của cải, không chỉ với du khách mà ngay với cả những chủ thuyền. Chính quyền địa phương biết nỗi khó của những chủ thuyền, cơ quan chức năng cũng hiểu điều ấy.

Nhưng làm du lịch cần sự an toàn và chuyên nghiệp, như ông Nguyễn Văn Thành, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế cũng chia sẻ với nỗi trăn trở của các chủ thuyền: “Các thuyền rồng này ngày xưa vốn là các thuyền khai thác cát sạn hoặc thuyền chở khách qua sông, sau đó, tiến hành hoán cải thêm chứ cũng không phải được thiết kế một cách bài bản theo các tiêu chuẩn của đăng kiểm để phục vụ du lịch”.

Đêm, thuyền rồng cứ xuôi ngược sông Hương, văng vẳng tiếng ca Huế ngọt ngào lay động lòng khách phương xa một lần ghé đến. Chỉ mong rằng, những chủ thuyền ấy sẽ được hỗ trợ để có thể tìm kiếm sinh kế khác, hoặc được vay vốn để đóng mới những chiếc thuyền rồng mới đúng quy chuẩn, để đêm đêm, những điệu lý, điệu hò, những câu Nam Ai - Nam Bình lại vọng lên bên họ, như cái cách họ đã sống, đã giữ những gì rất Huế trên dòng sông Hương thơ mộng này.