Tửu lượng của các nhóm máu

Nhiều người khi uống rượu có biểu hiện đỏ mặt nhưng cũng có nhiều người lại tái mặt. Cũng từ đây, nhiều người thường truyền tai nhau rằng người mặt tái có tửu lượng cao hơn, điều này có chính xác?

Tại sao uống rượu lại đỏ mặt hoặc tái mặt?

Khi uống rượu một số người chỉ uống một ly nhỏ rượu là mặt nóng bừng và biến sang màu đỏ, ở một số người khác mặt chẳng những không đỏ mà càng uống càng tái. Tại sao lại có hiện tượng như vậy?

Khoảng 70-85% lượng rượu (thành phần hóa học của rượu là ethanol) đưa vào cơ thể sẽ được hấp thu ở tá tràng và phần trên của ruột non. Chỉ có khoảng 20% được hấp thu ở niêm mạc dạ dày.

Rượu được hấp thu từ ruột sẽ theo tĩnh mạch cửa đến gan. Gan là cơ quan chuyển hóa rượu quan trọng nhất. Tại đây, trên 90% lượng rượu hấp thu sẽ được chuyển hóa. Phần còn lại sẽ được thải ra ngoài qua phổi và thận. sau khi uống rượu, trên 90% ethyl alcohol sẽ chuyển hóa thành ethanol rồi chuyển hóa tiếp thành axit acetic, sau đó thải ra ngoài.

Tửu lượng của các nhóm máu

Những người mặt đỏ sau khi uống rượu là do tốc độ phân giải thành ethanol trong máu diễn ra hơi nhanh, khiến ethanol tích tụ làm cho mao mạch phình lên, xuất hiện tình trạng mặt đỏ. Ngược lại, người mặt tái sau khi uống rượu là do tốc độ ethanol phân giải thành axit acetic chậm, làm cho mạch máu co lại, máu cung cấp ít, sắc mặt tái đi. 

Lý giải về người đỏ mặt và tái mặt sau khi uống rượu, PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm (Bệnh viện 103) cũng cho biết, nguyên nhân của hội chứng này nằm trong một gien có tên là ALDH2. Nhiều nghiên cứu trong vòng hai thập niên qua cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin quan trọng về ảnh hưởng của gien đến tửu lượng của từng cá nhân.

Gen ALDH2 có hai type là Glu (G) và Lys (L). Do đó, trong dân số có 3 nhóm người với 3 kiểu gien: GG, LG và LL. Người mang kiểu gen LL cơ thể không có khả năng chuyển hóa acetaldehyde một cách hữu hiệu, và do đó chất này tích tụ trong cơ thể. Khi uống rượu mặt trở nên đỏ bừng, hay nôn mửa, và tim đập nhanh. Kiểu gien LL có mặt trong khoảng 30-40% ở người Đông Á.

Khi uống rượu, lượng acetaldehyde được chậm chuyển hóa thành acetat và bị tích lũy lại với nồng độ cao trong máu gây ra dãn mạch mạnh, làm mặt và da đỏ, tim đập nhanh, nôn mửa, nhức đầu. Những người này nếu uống nhiều rượu sẽ có nguy cơ tổn thương các cơ quan như vữa xơ động mạch, xơ gan, đột quỵ, ung thư thực quản… nhiều hơn so với những người có kiểu gen GG hoặc LG khi uống cùng một lượng rượu. Acetaldehyde có tác dụng làm cho các mao mạch dãn rộng. Dãn rộng các mao mạch trên mặt là nguyên nhân khiến cho mặt bị đỏ.

Những người uống rượu mặt bị đỏ có nghĩa là có thể nhanh chóng chuyển hóa ethanol thành acetaldehyde do họ có enzyme alcohol dehydrogenase (ADH) có hoạt tính cao, nhưng lại chậm chuyển acetaldehyde thành acetat do hoạt tính của enzym acetaldehyde dehydrogenase2 (ALDH 2) thấp.

Bởi vậy cơ thể nhanh chóng tích tụ acetaldehyde, do đó thời gian đỏ mặt sẽ dài hơn nhưng sau một đến hai giờ mặt đỏ sẽ nhạt dần.

Ngược lại, những người này uống rượu nhiều mà càng uống mặt càng tái đi, đến một lúc nào đó đột nhiên không uống được nữa. Đó là vì họ có enzyme ALDH2 có hoạt tính cao, acetaldehyde vừa hình thành đã nhanh chóng được chuyển hóa thành acetate. Những người như vậy có thể uống được một lượng rượu rất nhiều và khi uống thường ra mồ hôi nhiều.

Điều đáng nói là, một nghiên cứu cho thấy người uống rượu đỏ mặt có nguy cơ ung thư thực quản rất cao nếu nghiện rượu. Ung thư thực quản là một bệnh nguy hiểm, bởi vì khoảng 2/3 bệnh nhân tử vong trong vòng 5 năm sau khi chẩn đoán. Người uống rượu càng nhiều, nguy cơ ung thư càng tăng theo cấp số nhân.

PGS.TS Hà Hoàng Kiệm cho rằng, nguy cơ ung thư tùy thuộc vào kiểu gien. Nếu cùng uống một lượng rượu như nhau, người uống rượu mặt bị đỏ (dấu hiệu cho biết người đó có thể mang kiểu gien LL của gien ALDH2) có nguy cơ ung thư cao hơn người bị tái mặt (mang kiểu gien LG và GG). Ung thư thực quản cũng như tổn thương các cơ quan khác còn phụ thuộc vào lượng rượu được uống. Chẳng hạn, người uống nhiều rượu (trên 400 mg mỗi tuần) có nguy cơ ung thư thực quản tăng gấp 50 lần so với người uống với liều lượng thấp (dưới 200 mg ethanol mỗi tuần).

Tửu lượng của các nhóm máu

Tuy nhiên, vì những biến chứng nôn mửa và nóng bừng, tim đập nhanh nên những người bị mặt đỏ thường không uống nhiều rượu. Do đó, ung thư thực quản lại hay thấy ở những người uống rượu mặt không đỏ.

Người nhóm máu nào bị đỏ mặt và tái mặt? Người mặt tái có tửu lượng cao?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học nhận thấy, khi trong 100 gam máu có 0,520ml rượu nguyên chất, thì trong não có 0,410ml; thận có 0,390ml; cơ bắp có 0,330ml.

Não ngấm rượu như vậy nhưng phản ứng thần kinh của từng người với rượu mạnh yếu khác nhau.

Có người phản ứng mạnh thiên về giãn nở mạch máu ngoại vi, co mạch nội tạng (tạm gọi nhóm A). Nhưng cũng có những người thần kinh lại phản ứng bằng cách giãn nở hệ mạch máu trong các cơ quan nội tạng như tim, gan, dạ dày, ruột, lá lách; còn mạch máu ở da (ngoại vi) co lại (tạm gọi nhóm B)

Khi bị rượu tác động mạnh tới não, ở nhóm người A, các mạch máu bên trong (các phủ, tạng) co nhưng mạch máu bên ngoài (dưới da) lại giãn mạnh nên mặt đỏ bừng bừng.

Người nhóm B ngược lại – thần kinh phản ứng bằng cách ra lệnh giãn các mạch máu nội tạng, co mạch máu ở ngoại vi nên da mặt bị tái.

Người uống rượu mặt tái có tửu lượng cao là nhận định không hề đúng. Tửu lượng cao hay không tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người. Do gan đào thải độc rượu tốt, do có gen di truyền, do tập luyện hay do cơ thể quen với chất cồn… 

Như vậy, tửu lượng của một người không phải mang tính ổn định mà còn có mối quan hệ mật thiết với trạng thái tinh thần và sức khỏe của họ.

Thùy Dương (tổng hợp)