Uống thuốc ngủ quá nhiều có tác hại gì

Mất ngủ về đêm là tình trạng thường gặp ở nhiều người, đặc biệt là những người cao tuổi. Đêm mất ngủ nhiều người thường nghĩ ngay đến việc sử dụng thuốc an thần để tiếp tục giấc ngủ nhưng liệu điều này có đúng không? Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc ngủ, thuốc an thần? Nếu đêm mất ngủ thì nên làm gì? Cùng tham khảo ngay trong bài viết dưới đây.

1. Đêm mất ngủ do nguyên nhân nào?

Nếu bạn bị mất ngủ về đêm, hãy lưu ý đến một số các nguyên nhân sau đây:

– Áp lực, lo lắng, căng thẳng từ công việc, cuộc sống, gia đình, học tập có thể khiến bạn bị căng thẳng thần kinh, suy nghĩ nhiều và dẫn đến khó ngủ, đêm mất ngủ

– Sử dụng chất kích thích như bia, rượu, cafe, trà, thuốc lá,… trước khi ngủ có thể khiến hệ thần kinh bị ảnh hưởng, dẫn tới khó ngủ, mất ngủ.

– Do môi trường: phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh, ồn ào, ánh sáng không phù hợp (quá sáng), phòng ngủ vệ sinh không sạch sẽ,…

– Do bệnh lý: các bệnh lý mạn tính như cơ xương khớp, tim mạch, bệnh thận, tiêu hóa, tiểu đường, xoang … tái phát có thể khiến đêm mất ngủ. Hoặc một số bệnh lý cấp tính như viêm amidan cấp, viêm xoang cấp, viêm họng cấp, ngộ độc thực phẩm,… cũng có thể dẫn đến mất ngủ.

Ngoài ra các bệnh lý về thần kinh như đau đầu, chóng mặt, chấn thương sọ não và bệnh trầm cảm cũng khiến nhiều người bị mất ngủ. Sở dĩ điều này là do người bị trầm cảm khiến hormone cân bằng hóa học trong não bị suy giảm, gây rối loạn sức khỏe tâm thần.

– Thói quen xấu trước khi ngủ: lịch ngủ không đều khiến đồng hồ sinh học trong cơ thể bạn bị thay đổi khiến bạn ngủ không ngon giấc và thường tỉnh giấc vào ban đêm, sáng dậy uể oải. Thói quen xem điện thoại hoặc hoạt động mạnh vào buổi tối có thể khiến bạn dễ bị mất ngủ.

– Ăn muộn vào ban đêm: ăn quá nhiều trước khi ngủ sẽ khiến cơ thể bạn không thoải mái bởi hệ tiêu hóa phải hoạt động hết công suất cả ngày lẫn đêm, cơ thể sẽ dễ bị mệt mỏi, khó chịu. Nhiều người khi ăn no vào buổi tối sẽ gặp phải tình trạng ợ nóng, trào ngược acid và thức ăn từ dạ dày thực quản khiến bạn cảm thấy rất khó chịu. Điều này có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn.

Uống thuốc ngủ quá nhiều có tác hại gì

Mất ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau, cần tìm đúng nguyên nhân để có biện pháp điều trị hiệu quả.

2. Đêm mất ngủ có nguy hiểm không?

Nếu mất ngủ liên tục vào ban đêm gây ra nhiều hệ lụy xấu đến sức khỏe của bạn.

Cụ thể:

– Thừa cân, béo phì hoặc gầy sút, suy nhược

– Làm giảm hiệu quả làm việc, học tập

– Tăng nguy cơ mắc tâm thần: trầm cảm, rối loạn lo âu

– Giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh thông thường

– Tăng nguy cơ mắc các bệnh huyết áp cao, bệnh tim mạch, tiểu đường

Uống thuốc ngủ quá nhiều có tác hại gì

Mất ngủ dễ làm tăng huyết áp, kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

3. Đêm mất ngủ có nên dùng thuốc an thần không?

Nhiều người lầm tưởng thuốc an thần chỉ có tác dụng dễ ngủ, dùng thuốc nhiều cũng sẽ không ảnh hưởng gì tới sức khỏe nên đã tùy tiện sử dụng mặc dù chưa đi thăm khám và lắng nghe tư vấn cũng như chỉ định của bác sĩ.

Thực chất các loại thuốc an thần làm chậm hoạt động của não bộ và giúp điều hòa hệ thần kinh. Thuốc có tác dụng trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương (não) để tạo sự kích thích hoặc ức chế thần kinh với mục đích phòng và chữa bệnh.

Có nhiều loại thuốc an thần khác nhau. Các mức liều dùng phù hợp sẽ có lợi ích trên những người bị lo âu, căng thẳng hoặc rối loạn giấc ngủ. Đôi khi, một số thuốc trong nhóm này còn được sử dụng để gây mê, chống co giật, giảm đau, thư giãn cơ…

Tuy nhiên thuốc an thần dễ bị lạm dụng, nếu sử dụng bừa bãi các tác dụng phụ của thuốc sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người bệnh. Thậm chí nếu sử dụng quá liều có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê và tử vong. Trong những ngày đầu tiên khi mới sử dụng thuốc, người bệnh có thể cảm thấy lơ mơ, đứng không vững, ngủ gật và khó tập trung.

Vì vậy, nếu đêm mất ngủ nhưng tình trạng này chỉ diễn ra 1 hoặc 2 lần và bạn cũng chưa đi khám bác sĩ thì không nên tự ý sử dụng thuốc an thần. Thay vào đó bạn nên áp dụng một số biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ không cần dùng thuốc trước, nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn hoặc cải thiện không đáng kể thì nên đi khám với bác sĩ để được chẩn đoán đúng, có biện pháp điều trị hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng đêm mất ngủ kéo dài dẫn tới khó điều trị. Ngoài ra, việc hạn chế sử dụng thuốc khi không cần thiết có thể giúp bạn tránh được tác dụng phụ không mong muốn của thuốc an thần.

Uống thuốc ngủ quá nhiều có tác hại gì

Bị mất ngủ không tùy tiện sử dụng thuốc an thần khi chưa thăm khám và có chỉ định từ bác sĩ.

4. Những tác dụng phụ của thuốc an thần là gì?

Buồn ngủ vào sáng hôm sau: Sự tồn dư tự nhiên của thuốc an thần có thể khiến bạn buồn ngủ vào sáng ngày hôm sau. Mức tồn dư của thuốc càng lớn nếu bạn uống thuốc quá muộn nhất là vào buổi đêm. Bởi nếu bạn uống vào khoảng 10 giờ tối hôm trước thì khoảng 2 tiếng sau là 12 giờ đêm thuốc sẽ đạt nồng độ cao nhất, do thuốc thấm rất tốt vào mô mỡ nên đến tận 6 giờ tối ngày hôm sau thuốc mới thải được một nửa, mức tồn dư trong cơ thể còn lại gây tác dụng buồn ngủ vào ngày hôm sau.

Ngoài ra, một số tác dụng phụ của thuốc có thể đi kèm như: chóng mặt, mờ mắt, không thể nhìn tốt như bình thường, phản xạ suy giảm, thở chậm hơn, khó tập trung hoặc suy nghĩ, nói chậm hơn hoặc nói ngọng.

Nếu bạn lạm dụng thuốc an thần trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ như: chứng hay quên, bệnh trầm cảm, lo lắng, rối loạn chức năng gan, phụ thuộc vào thuốc ngủ thậm chí là nghiện thuốc.

Sử dụng thuốc ngủ một cách tùy tiện không đúng chỉ định đang là một vấn nạn báo động trong xã hội, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch khiến những vấn đề stress hay mất ngủ càng trở nên phổ biến hơn. Việc uống thuốc ngủ quá nhiều hoặc không đúng chỉ định có thể gây nên những tác hại rất nguy hiểm, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Uống thuốc ngủ quá nhiều có tác hại gì

1. Tác dụng của thuốc ngủ
Thuốc ngủ có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, giúp người sử dụng nhanh chóng đạt được giấc ngủ mong muốn. Do đó thuốc ngủ thường được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân căng thẳng, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ do áp lực công việc, gia đình hàng ngày.

Thuốc ngủ thường được phân loại dựa vào cấu trúc hóa học gồm:

– Dẫn xuất của Barbituric: Là nhóm thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương có tác dụng an thần, gây ngủ, chống co giật và chống động kinh. Thuốc tác dụng trong khoảng 8-12 giờ.

– Dẫn xuất của Benzodiazepin: Là nhóm thuốc có tác dụng an thần và gây ngủ, có hiệu quả trong vòng 6 giờ kể từ khi tác dụng.
uống thuốc ngủ quá nhiều

Uống thuốc ngủ quá nhiều có tác hại gì

Uống thuốc ngủ quá nhiều có thể gây nên những tác hại rất nguy hiểm

2. Uống thuốc ngủ quá nhiều có sao không?
Các trường hợp lạm dụng, uống thuốc ngủ kéo dài nếu nhẹ thì thường không có triệu chứng gì rõ rệt, nhịp thở vẫn đều đặn và có đáp ứng cơ thể khi bị tác động. Tuy nhiên sau khi thức giấc thường hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu. Các trường hợp nặng thì có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm như:

– Hôn mê sâu;

– Mạch nhanh, thở chậm và nông, có thể kèm khò khè khó chịu;

–  Nhịp tim không đều, lúc nhanh lúc chậm và thường xuyên bị ngắt quãng;

– Đồng tử co, phản xạ ánh sáng chậm;

– Huyết áp giảm hoặc không đo được;

– Uống quá liều còn có thể gây co giật, hôn mê triền miên, da xanh tím, thậm chí là tiêu chảy và nôn ra máu;

–  Người uống thuốc ngủ kéo dài lâu dần cũng trở nên “nhờn thuốc” khiến cho thuốc mất khả năng cải thiện giấc ngủ mà vẫn gây ra các tác dụng phụ như mệt mỏi, suy giảm trí nhớ hay thậm chí là tâm thần.

3. Làm thế nào để sử dụng thuốc ngủ đúng cách?
Thực tế, khi phải đi khám vì mất ngủ thì bệnh nhân thường đã rơi vào giai đoạn mãn tính và có tiền sử tự sử dụng thuốc ngủ dài ngày nhưng không hiệu quả. Vì mất ngủ có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau như suy nhược thần kinh, stress, rối loạn lo âu, trầm cảm,… nên để đưa ra được chẩn đoán và điều trị chính xác cần phối hợp nhiều phương pháp. Lúc này bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra loại thuốc cũng như liều lượng phù hợp với tình trạng của người bệnh. Nếu bệnh mới phát hiện thì thường ưu tiên sử dụng liệu pháp hành vi và nhận thức hơn là sử dụng thuốc.

Một số khuyến cáo chung trong việc sử dụng thuốc ngủ mà bệnh nhân cần lưu ý bao gồm:

– Không uống rượu khi đang sử dụng thuốc ngủ vì có thể làm tăng tác dụng phụ dẫn tới liều độc, trường hợp bất khả kháng thì tối đa có thể dùng 2 cốc bia trước khi ngủ 6 giờ;

– Không ăn quá no vì sự tăng cao của đường máu có thể làm nặng thêm tình trạng khó ngủ;

– Tránh tối đa các tác động stress bên ngoài;

– Phối hợp việc điều chỉnh giấc ngủ với sử dụng thuốc ngủ để không rơi vào tình trạng ngủ quá muộn hoặc thức giấc quá sớm;

– Ưu tiên không gian ngủ thoải mái và thân thuộc để tăng chất lượng cho giấc ngủ.

–  Tóm lại, uống thuốc ngủ kéo dài có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh cần đi khám để bác sĩ đưa ra chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị mất ngủ phù hợp. Trong trường hợp phải sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách sử dụng hiệu quả và đảm bảo an toàn cho người bệnh.

4. Vậy điều trị mất ngủ như thế nào?
Mỗi bệnh nhân mất ngủ có nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị khác nhau. Việc sử dụng loại thuốc nào, thời gian dùng thuốc bao lâu, cách giảm dần liều thuốc để hồi phục triệu chứng mà không gây mất ngủ trở lại… cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ.

Người khó ngủ, mất ngủ không nên cố chịu đựng hoặc chủ quan mà cần đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân. Điều trị bệnh mất ngủ quan trọng nhất là tìm ra nguyên nhân để can thiệp tận gốc, chứ không phải điều trị triệu chứng. Mất ngủ đôi lúc chỉ là một biểu hiện của một vấn đề sức khỏe tiềm tàng.

Có thể thấy, việc chăm sóc và đầu tư vào chất lượng giấc ngủ là một vấn đề vô cùng quan trọng. Vì thế, nếu bạn đang bị mất ngủ kéo dài nhưng không thể khắc phục được, hãy đến các bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán, điều trị.

Hướng tới mục tiêu khám và điều trị hiệu quả các bệnh nội thần kinh, chăm sóc sức khỏe chuyên sâu cho mọi đối tượng, độ tuổi, Bệnh viện đa khoa Hợp Lực quy tụ đội ngũ bác sĩ tâm huyết, giàu kinh nghiệm. Cùng với dịch vụ khám chữa bệnh chuyên nghiệp, hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh cho người dân.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE 1900.9012 để được tư vấn miễn phí

————————————————————————————————————————————

Uống thuốc ngủ quá nhiều có tác hại gì
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỢP LỰC

Uống thuốc ngủ quá nhiều có tác hại gì
Địa chỉ: 595 Nguyễn Chí Thanh, Phường Đông Thọ, Thành phố Thanh Hoá

Uống thuốc ngủ quá nhiều có tác hại gì
Số điện thoại: 02373.713.713

Uống thuốc ngủ quá nhiều có tác hại gì
Tổng đài CSKH: 1900.9012

Uống thuốc ngủ quá nhiều có tác hại gì
Website: hopluchospital.com

Uống thuốc ngủ quá nhiều có tác hại gì
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCl4NQqBd37AgmZBw5a3yUOg