Văn cúng mùng 1 ngày rằm hàng tháng năm 2024

Trong tập tục văn hóa của ông bà ngày xưa, mùng 1 và ngày rằm là hai ngày thường được bày cúng lễ để cầu bình an gia đạo, tạ ơn tổ tiên. Để buổi lễ cúng được trọn vẹn, hợp nghi thức nhất bạn sẽ không thể thiếu văn khấn mùng 1, văn khấn ngày rằm. Cùng Mua Bán khám phá chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Văn khấn mùng 1, ngày rằm hàng tháng đầy đủ nhất

I. Lễ vật cúng vào mùng 1 và ngày rằm hàng tháng gồm những gì?

Trước khi biết về văn khấn mùng 1 và ngày rằm ra sao, chúng ta cần xem qua những đồ lễ cần chuẩn bị để lập bàn cúng đầy đủ nhất. Những vật phẩm cần có bao gồm:

Lễ vật cần có trên mâm cúng ngày rằm và mồng 1 hàng tháng

  • Bình hoa tươi.
  • Mâm ngũ quả.
  • Nhan, hương.
  • Đèn cày hoặc đèn ly.
  • Dĩa trầu cau.
  • Ba chung nước, ba chung rượu trắng.
  • Giấy tiền vàng bạc
  • Mâm đồ ăn mặn như thịt heo quay, vịt quay, gà luộc,… hoặc mâm đồ chay tùy phong tục từng gia đình.

Theo truyền thống, ngày mùng 1 còn gọi là ngày Sóc và lễ cúng mùng 1 thường diễn ra vào chiều tối ngày 29,30 âm lịch tháng cũ. Mục đích của việc cúng lễ mùng 1 đó là tỏ lòng biết ơn thần linh, đất trời đã phù hộ gia đạo bình an, tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Vào những ngày cúng lễ này người ta thường đọc kèm theo bài văn khấn mùng 1.

Xem thêm: Văn khấn khai trương cửa hàng mới mang về may mắn tài lộc 2023

II. Mẫu văn khấn mùng 1 và ngày rằm hàng tháng chuẩn xác nhất

Văn khấn mùng 1 hay ngày rằm là bài văn không thể thiếu trong các buổi lễ cúng hàng tháng. Dưới đây là những mẫu văn khấn mùng 1, ngày rằm chuẩn xác nhất mà bạn có thể tham khảo và sử dụng:

1. Văn khấn thổ công và thần linh vào mùng 1 và ngày rằm

Văn khấn mùng 1 dành cho cúng Thổ Công và Thần Linh

Bài văn khấn mùng 1 cúng Thổ Công, Thần Linh – Bài số 1:

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! [3 lạy]

– Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Thần Quân

– Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần

– Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần

– Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ [chúng] con là:…… Ngụ tại: ………

Hôm nay là ngày … tháng … năm … [VD: Ngày 01.2.2023 âm lịch có thể đọc là Ngày Kỷ Mão, Tháng Ất Mão, Năm Quý Mão] tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! [3 lần kèm 3 lạy].

Nguồn tham khảo: Internet

Tải văn khấn mùng 1 bài 1 đầy đủ: Tại đây

Bài văn khấn mùng 1 cúng Thổ Công, Thần Linh – Bài số 2:

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Con kính lạy ngài Bản gia Tiền chủ ngụ trong nhà này.

Tín chủ con là… sinh năm…

Ngụ tại…

Hôm nay là ngày mùng 1 tháng… năm… Âm lịch.

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần, ngài Bản gia Tiền Chủ.

Cúi xin Chư vị Tôn thần Bản gia Tiền Chủ thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Nguồn tham khảo: Internet

Tải văn khấn mùng 1 bài 2 đầy đủ: Tại Đây

2. Văn khấn gia tiên vào mùng 1 và ngày rằm hàng tháng

Văn khấn mùng 1 dành cho cúng Gia Tiên

Bài văn khấn mùng 1, ngày rằm cúng gia tiên

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! [3 lạy]

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh [nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ]

Tín chủ [chúng] con là: ………………

Ngụ tại: ………………………………..

Hôm nay là ngày ….. gặp tiết ….. [ngày rằm, mồng một], tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ ………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! [3 lại]

Nguồn tham khảo: Internet

Tải văn khấn mùng 1 hay ngày rằm cúng gia tiên Tại Đây

Bài văn khấn mùng 1, ngày rằm cúng gia tiên vào ngày Tết Nguyên Đán

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật.

Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.

Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng năm…, chúng con là:… hiện cư ngụ tại số nhà…, ấp/khu phố… , xã/phường…, quận/huyện…, tỉnh/thành…

Nay theo tuế luật, âm dương vận hành tới tuần Nguyên Đán, mồng một đầu xuân, mưa móc thấm nhuần, đón mừng năm mới.

Con cháu tưởng niệm ân đức tổ tiên như trời cao biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo đáp ba xuân.

Do đó, chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, oản quả hương hoa kính dâng trước án.

Kính mời các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ độ trì con cháu, năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, bốn mùa không hạn ách nào xâm hại, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

Tín chủ chúng con đồng tâm kính mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng, phù hộ cho chúng con được bách sự như ý, vạn sự cát tường.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nguồn tham khảo: Internet

Tải văn khấn mùng 1 hay ngày rằm cúng gia tiên ngày Tết Nguyên Đán Tại Đây

III. Một số lưu ý khi cúng ngày mùng 1 và rằm hàng tháng

Một số lưu ý khi cúng ngày mùng 1 và rằm hàng tháng

Muốn buổi lễ cúng của bạn được diễn ra trọn vẹn và suông sẻ, ngoài việc chuẩn bị mâm lễ, bài văn khấn mùng 1 đầy đủ bạn cũng cần lưu ý những điều sau:

  • Người chủ lễ phải ăn mặc chỉnh tề, nghiêm trang không mặc hở hang thiếu tôn trọng bàn lễ.
  • Khi cúng lễ cần làm theo thứ tự trước sau, cúng thần linh, thổ công trước rồi mới đến cúng gia tiên.
  • Trong lúc đọc văn khấn mùng 1, ngày rằm để cúng thổ công, bạn cần đọc rõ và đầy đủ những tên các vị thần gia hộ mảnh đất của bạn.
  • Chuẩn bị bàn lễ đầy đủ, tránh thiếu đồ vật như vậy sẽ giảm bớt sự thành kính của bạn. Nên bày bàn cúng phù hợp với văn hóa người Việt ta.
  • Lựa chọn thời gian cúng lễ phù hợp, lựa ngày giờ tốt để cầu thêm bình an, may mắn đến với gia chủ.
  • Nên sử dụng bài văn khấn mùng 1 phù hợp với điều kiện và mục đích cúng lễ.

Như vậy, muốn buổi lễ cúng của bạn trở nên hoàn chỉnh nhất và trang trọng nhất, bạn hãy nên bỏ túi những lưu ý trên đây nhé.

Xem thêm: Văn Khấn Cúng Xe 2023 – Bài văn khấn, lễ vật và ý nghĩa cúng xe

Lời kết

Văn khấn mùng 1, văn khấn ngày rằm được người xưa sử dụng thường xuyên trong những ngày lễ cúng hàng tháng. Sử dụng văn khấn để giúp bạn thực hiện buổi lễ một cách bài bản, trọn vẹn và thành kính. Ngoải ra, muốn buổi lễ được suôn sẻ bạn cũng nên chuẩn bị mâm lễ cúng với đầy đủ đồ vật cần thiết và biết được những lưu ý khi thực hiện cúng lễ.

Từ bài viết trên đây, Mua Bán đã cùng bạn tìm hiểu thêm về văn khấn mùng 1, ngày rằm đầy đủ chi tiết nhất. Hy vọng thông tin được chia sẻ vừa rồi sẽ hữu ích cho bạn. Và cũng đừng quên ghé thăm website Muaban.net thường xuyên để xem thêm nhiều chủ đề khác như mua bán nhà đất, xe ô tô, xe máy,… được đăng tải mỗi ngày nhé!

Ngày rằm ngày mùng 1 hàng tháng nên cúng những gì?

Gia đình Việt thường thắp hương, cúng ông bà tổ tiên vào ngày rằm, mùng 1 hàng tháng. Người Việt ta coi ngày Sóc, Vọng là ngày tưởng nhớ tổ tiên, cúng ông bà, ông vải. Ngày Sóc, Vọng còn có ý nghĩa “Cát tường” xem ngày tốt xấu thấy là ngày tốt nhất trong tháng.

Cúng mùng 1 lúc mấy giờ?

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, có 3 khung giờ vàng để thắp hương ngày mùng 1 âm lịch tháng 10/2023 đó là: Giờ Thìn [7 - 9 giờ]; Giờ Mùi [13 - 15 giờ]; Giờ Thân [15 - 17 giờ]. Để lựa chọn được giờ cúng ngày mùng 1 phù hợp với thời gian rảnh của gia đình thì gia chủ có thể tham khảo các giờ trên.

Cúng mùng 1 và 15 hàng tháng là cung gì?

Lễ cúng bái và đọc văn khấn Thổ Công thường được thực hiện vào ngày mùng 1 và ngày 15 hàng tháng. Những ngày này thì các gia đình sẽ cúng chay hoặc mặn tùy theo điều kiện và phong tục từng vùng.

Mùng 1 có ý nghĩa gì?

Theo quan niệm lâu đời của người Việt Nam, ngày mùng 1 gọi là ngày sóc. Nguyên nghĩa từ sóc là khởi đầu, bắt đầu. Ngày mùng 1 là ngày bắt đầu của một tháng nên gọi là ngày sóc. Người Việt coi ngày sóc là ngày tưởng nhớ tổ tiên, cúng ông bà, ông vải.

Chủ Đề