Văn khấn tất niên 2023

Show

698 ratings

Theo nghi thức truyền thống của người Việt Nam, lễ tất niên thường được tiến hành vào 30 tết, cũng có năm sớm hơn vào ngày 29. Đây là khoảnh khắc gia đình con cháu quây quần sum họp bên nhau, cùng mời gia tiên, tiền tổ của mình về chung vui và đón tết. Bài viết dưới đây, Mộc Nam Dương sẽ giúp bạn chuẩn bị đồ lễ, bài văn khấn 30 tết được đầy đủ, trọn vẹn và ý nghĩa nhất.

Theo nghi thức truyền thống của người Việt Nam, lễ tất niên thường được tiến hành vào 30 tết, cũng có năm sớm hơn vào ngày 29. Đây là khoảnh khắc gia đình con cháu quây quần sum họp bên nhau, cùng mời gia tiên, tiền tổ của mình về chung vui và đón tết. Bài viết dưới đây, Mộc Nam Dương sẽ giúp bạn chuẩn bị đồ lễ, bài văn khấn 30 tết được đầy đủ, trọn vẹn và ý nghĩa nhất.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

  • 1. Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Nguyên đán
    • 1.1. Nguồn gốc ý nghĩa Tết Nguyên đán
    • 1.2. Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 có gì đặc biệt
  • 2. Phong thủy tết Nguyên đán Quý Mão 2023
    • 2.1. Phong thủy nhà ở ngày Tết Nguyên đán 2023 (phòng thủy phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp)
    • 2.2. Phong thủy cây cảnh đón Tết nguyên đán 2023
    • 2.3. Phong thủy ngày đón Tết Quý Mão 2023
  • 3. Những việc nên làm và không nên làm 3 ngày Tết âm 2023
    • 3.1. Những việc nên làm để đón may mắn
    • 3.2. Những việc không nên làm để tránh vận đen đủi ngày Tết 2023
  • 4. Chọn trang phục theo phong thủy tuổi, mệnh
    • 4.1. Cách chọn trang phục cho người cao tuổi
    • 4.2. Cách chọn trang phục cho đàn ông hợp mệnh, hợp tuổi
    • 4.3. Cách chọn trang phục cho phụ nữ hợp mệnh, hợp tuổi
    • 4.4. Cách chọn trang phục cho trẻ em
    • 4.5 Cách chọn trang phục hợp mệnh, hợp tuổi trong 3 ngày đầu năm
  • 5. Cách chọn quà Tết 2023 theo phong thủy mệnh, tuổi
    • 5.1. Cách chọn quà Tết 2023 biếu người cao tuổi
    • 5.2. Cách chọn quà Tết 2023 biếu bố mẹ, người thân
    • 5.3. Cách chọn quà Tết 2023 tặng sếp
    • 5.4. Cách chọn quà Tết 2023 tặng đối tác
    • 5.5. Cách chọn quà Tết 2023 tặng bạn bè
  • 6. Phong thủy bàn thờ Tết nguyên đán 2023
    • 6.1. Cách bày bàn thờ ngày Tết 2023
    • 6.2. Cách bày mâm ngũ quả theo phong thủy 3 miền Bắc, Trung, Nam
    • 6.3. Cách sắm lễ cúng ngày Tết 2023
    • 6.4. Những thứ tuyệt đối không được bày trên bàn thờ ngày Tết 2023
  • 7. Trọn bộ văn khấn Tết Nguyên đán 2023
    • 7.1. Văn khấn ngày 30 Tết 2023
    • 7.2 Văn khấn Mùng 1 Tết 2023 (gia tiên, thần linh) đầy đủ nhất
    • 7.3. Văn khấn Mùng 2 Tết 2023 đầy đủ nhất
    • 7.4. Văn khấn Mùng 3 Tết 2023 đầy đủ nhất
  • 8. Phong thủy xuất hành ngày Tết
    • 8.1. Hướng xuất hành năm Quý Mão 2023 để đón tài lộc
    • 8.2. Xem hướng xuất hành Mùng 1 Tết Quý Mão 2023
    • 8.3. Xem hướng xuất hành Mùng 3 Tết Quý Mão 2023
  • 9. Phong thủy chọn người xông đất năm Quý Mão 2023
    • 9.1. Cách chọn người xông đất theo tuổi Tết 2023
    • 9.2. Lưu ý quan trọng khi chọn người xông đất
  • 10. Lễ hóa vàng Tết Quý Mão 2023
    • 10.1. Chuẩn bị đồ lễ hóa vàng
    • 10.2. Văn khấn lễ hóa vàng
    • 10.3. Cách hóa vàng ngày Tết 2023 chuẩn nhất

1. Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Nguyên đán

1.1. Nguồn gốc ý nghĩa Tết Nguyên đán

Tết Nguyên đán còn gọi là Tết ta, Tết âm lịch, Tết cổ truyền,... là ngày lễ quan trọng trong năm. Trước Tết, thường có một loạt ngày để chào năm cũ như Tết Táo quân (23 tháng Chạp), Tất niên (29 - 30 tháng Chạp),...

Tên gọi "Tết Nguyên đán" bắt đầu từ Trung Quốc. Chữ "nguyên" trong tiếng Hán là sự khởi đầu, còn "đán" là buổi sáng sớm", "Tết" là đọc chệch đi theo âm chữ Hán của chữ "tiết". Tóm lại, "Tết nguyên đán" có thể hiểu là buổi sáng khởi đầu của năm mới, cũng là tiết đầu tiên trong số 24 tiết một năm.

Văn khấn tất niên 2023

Cũng có thuyết cho rằng văn hóa Việt là thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước, do nhu cầu canh tác mà phân chia thời gian thành 24 tiết khác nhau. Mỗi tiết đều có thời khắc "giao thời", tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu canh tác. Đó chính là Tiết nguyên đán, sau được Việt hóa và gọi thành Tết Nguyên đán.

Dù vậy, Viện ngôn ngữ học Hà Nội đã chứng minh rằng: Tết Nguyên đán của Việt Nam được tính theo chu kỳ quay của mặt trăng (tức là Âm lịch) trong khi Tết Nguyên đán của Trung Quốc lại được tính theo mặt trời (tức là Dương lịch). Cho nên, thực chất Tết của người Việt sẽ gần giống với Xuân Tiết của người Trung Hoa hơn.

1.2. Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 có gì đặc biệt

Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 sẽ diễn ra vào Chủ nhật, tức ngày 22/01/2022 dương lịch (Mùng 1 Tết). Dự kiến, người dân sẽ  bắt đầu được nghỉ từ ngày thứ 7 – 21/01/2022 dương lịch (30 âm).

Văn khấn tất niên 2023
Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2023 dự kiến
  • Các ngày lễ Tết chính sẽ rơi vào:
  • 29 Tết: vào Thứ 6 ngày 20/01/2023.
  • 30 Tết: vào Thứ 7 ngày 21/01/2023/
  • Mùng 1 Tết: vào Chủ Nhật ngày 22/01/2023.
  • Mùng 2 Tết: vào Thứ Hai ngày 23/01/2023.
  • Mùng 3 Tết: vào Thứ Ba ngày 24/01/2023.

Hiện vẫn chưa thống nhất ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2023. Mới đây, Bộ Tài chính đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán 2023 trong 9 ngày nhằm tạo điều kiện để công chức, viên chức chủ động có thời gian nghỉ ngơi, đoàn tụ bên gia đình, đặc biệt là người đi làm xa. Dự kiến trong tháng 9 này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tổng hợp và trình Chính phủ quyết định phương án nghỉ Tết âm lịch.

2. Phong thủy tết Nguyên đán Quý Mão 2023

Văn khấn tất niên 2023
Phong thủy tết Nguyên đán Quý Mão 2023

2.1. Phong thủy nhà ở ngày Tết Nguyên đán 2023 (phòng thủy phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp)

Thông thường, việc chú trọng phong thủy nhà ở đã rất quan trọng, nhưng vào ngày Tết nguyên đán 2023 thì càng cần lưu ý hơn. Trước tiên, phải dọn dẹp nhà cửa đón tết, có thể bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp khi chuẩn bị cúng ông Công ông Táo. Cần lưu ý, phòng khách ngày Tết cần phải được chăm sóc đặc biệt bởi đây là diện mạo của gia đình và về mặt phong thủy đó là trung tâm tích tụ tài lộc.

Phong thủy phòng khách Tết Nguyên đán 2023

- Bố trí lại nhà cửa để tăng cảm giác ấm áp, cân bằng thông qua việc sử dụng màu sắc. Có thể dùng các màu sơn phong thủy hợp mệnh chủ nhà để thay đổi không khí, tạo cảm giác tươi mới, ấm át.

- Thay thảm trải sàn, đèn chiếu sáng, rèm cửa nếu những món đó đã cũ kĩ. Bày biện đồ phong thủy ngày Tết như tranh ảnh, đá quý, pha lê,... nếu có.

Phong thủy phòng ngủ ngày tết

Phòng ngủ nên tổng vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là phần đầu giường nên loại bỏ bụi bẩn, đồ dùng để đầu giường, tránh xê dịch vị trí. Gầm giường cần loại bỏ hoàn toàn các đồ dùng để phía dưới và làm sạch, thông thoáng.

Phong thủy phòng bếp ngày tết

Đối với các không gian bếp có thể dọn dẹp và làm sạch giúp không gian có được vận khí lưu thông tốt, mang lại điềm lành. Nếu nhà nào dự định cúng ông Công, ông Táo ở phòng bếp thì nhất định không được bỏ qua việc dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ.

2.2. Phong thủy cây cảnh đón Tết nguyên đán 2023

Cây cảnh không chỉ giúp không gian tươi đẹp hơn mà còn rất tốt cho phong thủy. Vì thế, vào ngày Tết, gia chủ nên lưu ý bày biện cây cảnh phong thủy sao cho hợp mệnh, hợp tuổi, nhà cửa để cầu may mắn, tài lộc...

Dưới đây là một số loài cây cảnh đón Tết nguyên đán 2023 hợp phong thủy cho gia chủ lựa chọn:

  • Bách Thủy Tiên: may mắn, thịnh vượng.
  • Cây Trầu Bà đế vương đỏ: uy quyền và phong thái đế vương.
  • Dứa Cảnh Nến: ý nghĩa may mắn, tài lộc năm mới với hình bông hoa hình giống ngọn nến, màu đỏ của lửa may mắn.
  • Cau Tiểu Trâm: vượng khí, mang lại may mắn tài lộc.
  • Cây Thanh Tâm: ý nghĩa mang lại sự bình yên, an lành.
  • Môn Tay Phật: cầu bình an, sức khỏe.
  • Cây Ngọc Bích: là cây thuộc hành Kim mang ý nghĩa sức khỏe và sự may mắn thích hợp đặt chúng ở Tây hoặc Tây Bắc, quầy thu ngân, máy đếm tiền... hoặc cửa ra vào.
  • Cây Phú Quý: sự giàu sang, phú quý, tài lộc năm mới.
  • Cây Kim Tiền: nhiều tài lộc và may mắn.

2.3. Phong thủy ngày đón Tết Quý Mão 2023

Phong thủy ngày tết cần lưu ý nhiều thứ, gia chủ cố gắng thực hiện sao cho đầy đủ. Tết Nguyên đán thường gồm nhiều hoạt động chia làm 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ là cúng Tết, thực hiện các nghi lễ ngày Tết, còn phần hội là phần vui chơi ngày Tết với các trò chơi dân gian, truyền thống.

Về phong tục ngày Tết cổ truyền sẽ có các phong tục cơ bản:

  • Phong tục chuẩn bị mâm ngũ quả cúng tết, làm bánh chưng, bánh dày...
  • Lễ cúng tất niên (cúng hết năm): cúng 30 Tết tại mộ phần ngoài trời, cúng ngày 30 Tết ở nhà.
  • Lễ cúng giao thừa (cúng trừ tịch).
  • Lễ cúng tết: cúng Tết mùng 1, mùng 3, mùng 3 tết.
  • Phong tục xông đất, chúc Tết đầu năm
  • Phong tục lì xì.

3. Những việc nên làm và không nên làm 3 ngày Tết âm 2023

Văn khấn tất niên 2023
Những việc nên làm và không nên làm 3 ngày Tết âm 2023

Người Việt thường quan niệm ngày Tết nên làm những điều tốt để rước lộc về nhà, cũng như không nên phạm những điều cấm kỵ để tránh xui rủi. Vậy những điều nên làm trong ngày Tết, những điều kiêng kỵ trong ngày Tết là gì?

3.1. Những việc nên làm để đón may mắn

- Mua muối: Người xưa có câu nói "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi". Theo quan niệm của cha ông ta, muối có khả năng trừ tà, lại mang lại may mắn cho gia đình, chưa kể còn là biểu tượng cho tình cảm mặn nồng, sâu sắc.

- Mặc đồ màu đỏ: Ở nhiều nước phương Đông, màu đỏ là màu may mắn, hạnh phúc và phú quý. Do đó, vào ngày Tết ta nên mặc màu đỏ hoặc dùng phụ kiện màu này để có năm mới may mắn.

- Đi lễ chùa: Đầu năm là dịp mà mọi người thường đi chùa để cầu mong sự an lành, hạnh phúc trong năm mới. Đây cũng là cách để ta thành kính nguyện cầu một năm nhiều an lành.

- Chúc Tết: Hiếm có dịp để ta gặp gỡ, trò chuyện với người thân, bạn bè đông đủ như ngày Tết. Vì thế, đừng tiếc gì những lời chúc Tết của bạn, như vậy có thể khiến cho những người xung quanh vui vẻ, ấm áp.

- Hái lộc: Người xưa quan niệm hái lộc đầu xuân là một cách để đem lại tiền tài, may mắn. Người ta thường đi hái lộc vào đêm giao thừa hoặc sáng mồng một để cầu một năm mới luôn may mắn và viên mãn, rước lộc về nhà.

3.2. Những việc không nên làm để tránh vận đen đủi ngày Tết 2023

Vào những ngày đầu năm, người Việt từ xưa đến nay đã kiêng kỵ làm những điều xui rủi vì dễ gây ảnh hưởng tới cả năm. Tất nhiên, điều nào là điều kiêng kỵ còn phụ thuộc vào quan niệm, tín ngưỡng riêng của từng vùng, gia đình, từng người. Dù vậy, đây vẫn là những việc ta không nên làm để tránh vận rủi cũng như không gây khó xử cho người khác:

- Kiêng quét nhà, đổ rác ngày mùng 1 Tết: Người xưa quan niệm, làm như vậy sẽ hất tài lộc ra khỏi nhà. Ngoài ra, ở miền Nam, sau khi quét dọn nhà cửa sạch sẽ phải cất hết chổi, nếu bị mất chổi trong ngày Tết nghĩa là năm đó trộm sẽ vào nhà và vét sạch của cải.

- Không cho lửa, cho nước đầu năm: Lửa thường có màu đỏ, tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, còn nước thì tựa như tài lộc, phúc khí. Chính vì vậy, các gia đình rất kiêng kỵ cho người khác xin lửa, nước đầu năm mới.

- Không vay mượn, trả nợ: Từ xưa, cha ông ta đã cho rằng, ngày đầu xuân là lúc để mở cửa đón tài lộc vào nhà. Lúc này, nếu cho vay mượn hoặc trả nợ thì chẳng khác đem lộc cho người khác.

- Không nói tục, cãi vã, gây gổ.

- Không làm vỡ đồ: Vỡ, bể là những từ tạo nên sự chia cắt trong gia đình. Vì vậy, cần tránh làm vỡ bát, đĩa, ấm chén,gương vì nó báo hiệu sự chia lìa, đổ vỡ.

- Không để người có tang xông đất: Người xông đất đầu năm rất quan trọng, ảnh hưởng tới thời vận của cả gia đình trong năm. Vì vậy, người xưa cho rằng, những người có tang nên tránh xông đất, đi chúc Tết hay thăm hỏi gia đình khác.

4. Chọn trang phục theo phong thủy tuổi, mệnh

Văn khấn tất niên 2023
Chọn trang phục theo phong thủy tuổi, mệnh

Người xưa quan niệm, có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Vì thế, ngay cả việc chọn trang phục vào Tết Nguyên đán 2023 cũng cần quan tâm, chú ý sao cho hợp tuổi, hợp mệnh.

Năm 2023 là năm Quý Mão, cung mệnh Kim - Kim Bạch Kim - Vàng pha bạc (Nam: Tốn Mộc thuộc Đông tứ mệnh; Nữ: Khôn Thổ thuộc Tây tứ mệnh). Tương sinh với mệnh Thủy, Thổ, tương khắc với mệnh Mộc, Hỏa. 

4.1. Cách chọn trang phục cho người cao tuổi

Lễ Tết thường rơi vào mùa xuân, lúc này thời tiết nhiều khả năng vẫn còn se lạnh. Vì thế, người cao tuổi khi chọn trang phục ngày Tết nên lưu ý thời tiết, mua quần áo dày dặn, tránh gió. Ngoài ra, đừng quên lựa chọn trang phục sao cho hợp mệnh, hợp tuổi.

4.2. Cách chọn trang phục cho đàn ông hợp mệnh, hợp tuổi

Trang phục cho cánh đàn ông thường không quá đa dạng, nhưng không phải vì thế mà không tìm được kiểu dáng phù hợp. Vào ngày lễ Tết, nên mặc đồ trang trọng, nếu được có thể diện vest cho thêm phần lịch lãm. Tất nhiên, không thể bỏ qua yếu tố màu sắc sao cho hợp mệnh, hợp tuổi.

4.3. Cách chọn trang phục cho phụ nữ hợp mệnh, hợp tuổi

Chị em phụ nữ có nhiều lựa chọn hơn trong ngày lễ Tết, từ trang phục cổ truyền như áo dài, áo nhật bình, đến váy đầm dài, váy dạ hội,... Ngoài ra, đừng quên lựa chọn trang phục sao cho hợp mệnh, hợp tuổi.

4.4. Cách chọn trang phục cho trẻ em

Hiện nay phần lớn các trang phục trẻ em thường thiết kế với những gam màu nổi bật là đỏ, đen, vàng,xanh đậm,... Bên cạnh đó là nhiều họa tiết đi kèm vô cùng dễ thương giúp giữ được nét đáng yêu đúng số tuổi của mình. Khi lựa chọn đồ tết trẻ em, cha mẹ không nên xem nhẹ chất liệu khi lựa chọn trang phục, nhất là nếu ngày lễ trời lạnh.

4.5 Cách chọn trang phục hợp mệnh, hợp tuổi trong 3 ngày đầu năm

Tuổi Tý

Năm Quý Mão là một năm nhiều điều khó khăn với người tuổi Tý. Vì vậy, vào những ngày đầu năm mới, người tuổi Tý nên mặc trang phục có gam màu vừa hợp mệnh vừa thúc đẩy tài khí rất mạnh gồm:

  • Mùng 1 Tết: Đen, trắng
  • Mùng 2 Tết: Đỏ, hồng
  • Mùng 3 Tết: Xanh, tím

Tuổi Sửu

Năm 2022 là một năm đầy khởi sắc với người tuổi Sửu. Việc lựa chọn trang phục phù hợp trong 3 ngày Tết sẽ góp phần thúc đẩy vận khí, khiến mọi việc thêm thuận lợi và may mắn.

  • Mùng 1 Tết: Tím, đỏ
  • Mùng 2 Tết: Trắng, ánh kim
  • Mùng 3 Tết: Các màu sẫm

Tuổi Dần

Người tuổi Dần gặp khá nhiều bất lợi và biến động trong cả công việc và cuộc sống trong năm 2022. Để hạn chế bớt những xui xẻo trong năm mới này, người tuổi Dần nên chú ý hơn đến phong thủy, đặc biệt là vào những ngày Tết. Các gam màu phù hợp với người tuổi Dần gồm có trắng, xanh và vàng.

  • Mùng 1 Tết:  Trắng sữa, ánh kim
  • Mùng 2 Tết:  Xanh nhạt
  • Mùng 3 Tết: Vàng, nâu

Tuổi Mão

Người tuổi Mão sẽ có một năm yên bình, ổn định trong năm Quý Mão. Để dễ dàng đón cát khí vào nhà trong năm mới, người tuổi Mão nên mặc trang phục có các màu sau:

  • Mùng 1 Tết: Trắng, xanh nhạt
  • Mùng 2 Tết: Xanh đậm
  • Mùng 3 Tết: Cam, vàng

Tuổi Thìn

Năm Quý Mão chưa thực sự lý tưởng với người tuổi Thìn, dù mọi việc đã có dấu hiệu khởi sắc hơn so với năm ngoái nhưng còn gặp phải khó khăn. Vì vậy để gặp nhiều điều may mắn, thuận lợi hơn trong năm mới, người tuổi Dần nên chú trọng đến vấn đề lựa chọn màu sắc trang phục trong ngày đầu năm.

  • Mùng 1 Tết: Hồng, tím, cam
  • Mùng 2 Tết: Trắng, đen, vàng kim
  • Mùng 3 Tết: Đỏ, hồng

Tuổi Tỵ

Trong năm 2022 âm lịch, vận trình của người tuổi Tỵ có khởi sắc vẫn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, người mệnh này nên mặc những đồ màu tím, vàng, xanh.. làm tông màu chủ đạo trong dịp Tết Nguyên Đán.

  • Mùng 1 Tết: Tím, be, hồng
  • Mùng 2 Tết: Vàng, nâu, xanh lá cây
  • Mùng 3 Tết: Xanh dương

Tuổi Ngọ

Người tuổi Ngọ sẽ có một năm tốt đẹp, mọi việc đều suôn sẻ, thuận lợi trong năm Quý Mão. Để được may mắn hơn, người thuộc bản mệnh này nên lựa chọn những trang phục có màu sắc phù hợp trong ngày Tết.

  • Mùng 1 Tết: Xanh nhạ
  • tMùng 2 Tết: Trắng, bạch kim
  • Mùng 3 Tết: Đen, xanh nước biển

Tuổi Mùi

Công việc của người tuổi Mùi gặp nhiều thuận lợi trong năm 2022. Để tăng thêm may mắn trong năm mới, người tuổi Mùi nên chọn những màu sắc hợp phong thủy để mặc trong những ngày Tết.

  • Mùng 1 Tết: Trắng, đen, xanh
  • Mùng 2 Tết: Đỏ, hồng, cam
  • Mùng 3 Tết: Vàng, xanh lá, đen

Tuổi Thân

Năm 2022 là một năm vất vả, hao tổn nhiều công sức và tiền tài đối với người tuổi Thân. Để tăng cường may mắn, giúp năm mới hanh thông hơn người tuổi Thân nên chọn quần áo có các gam màu vàng, đỏ, xanh… làm chủ đạo trong 3 ngày Tết.

  • Mùng 1 Tết: Vàng, nâu đất
  • Mùng 2 Tết: Cam, đỏ, hồng đậm
  • Mùng 3 Tết: Xanh lá

Tuổi Dậu

2022 là một năm khá suôn sẻ với người tuổi Dậu. Để thúc đẩy cho bản mệnh, người tuổi Dậu nên mặc trang phục có gam màu vàng, tím, xanh trong ngày đầu năm mới.

  • Mùng 1 Tết: Vàng, cà phê
  • Mùng 2 Tết: Tím, đỏ
  • Mùng 3 Tết: Xanh đậm

Tuổi Tuất

Người tuổi Tuất sẽ gặp nhiều thuận lợi về mọi phương diện cuộc sống trong năm 2022 này. Để tăng vận khí cát lành, trong 3 ngày Tết người tuổi Tất nên mặc các trang phục có màu sắc sau:

  • Mùng 1 Tết: Xanh nhạt
  • Mùng 2 Tết: Trắng, xám
  • Mùng 3 Tết: Vàng, nâu đậm

Tuổi Hợi

Năm 2022, người tuổi Hợi làm ăn thuận lợi, may mắn nhưng lại bị không ít tiểu nhân phá hoại, tiềm ẩn nhiều mối lo.

Để giúp tinh thần thêm thư thái, dễ dàng tập trung đạt mục tiêu và gặp nhiều may mắn, người tuổi Hợi nên mặc những gam màu như xanh, đỏ, tím… trong các ngày đầu năm.

  • Mùng 1 Tết: Cam, xanh lá
  • Mùng 2 Tết: Đỏ, tím, hồng
  • Mùng 3 Tết: Xanh lá cây, xanh da trời

5. Cách chọn quà Tết 2023 theo phong thủy mệnh, tuổi

Văn khấn tất niên 2023
Cách chọn quà Tết 2023 theo phong thủy mệnh, tuổi

5.1. Cách chọn quà Tết 2023 biếu người cao tuổi

Vào ngày Tết, con cháu thường bày tỏ lòng yêu thương, gửi lời chúc chân thành đến ông bà, những người đã nuôi dưỡng chúng ta. Đặc biệt là không thể thiếu những món quà Tết để bày tỏ lòng biết ơn. Thời điểm thích hợp nhất để tặng quà Tết là 3 ngày đầu xuân.

Bên cạnh lì xì mừng tuổi cho ông bà, đây là những món quà Tết 2023 biếu người cao tuổi hợp lý:

- Set quà Tết cho sức khỏe: Các giỏ quà Tết được chuẩn bị sẵn là một ý tưởng hay, hoặc ta có thể tự chuẩn bị các món tốt cho sức khỏe như sữa hạt, nước yến, nhân sâm,...

- Các thiết bị chăm sóc sức khỏe như máy đo huyết áp, máy lọc không khí, máy massage...

- Thực phẩm dinh dưỡng cho sức khỏe.

- Cây cảnh ngày tết: Cây xanh không chỉ giúp tô điểm không gian ngày Tết, mà nếu hợp phong thủy thì còn thu hút vượng khí, tài lộc.

- Tranh treo tường chúc Tết.

5.2. Cách chọn quà Tết 2023 biếu bố mẹ, người thân

Mỗi độ Xuân về, hầu hết ai ai cũng sẽ hướng về bố mẹ, về gia đình thân thương. Còn điều gì thể hiện tình cảm yêu mến này rõ ràng hơn những món quà Tết ý nghĩa do ta tự chuẩn bị. Bố mẹ sẽ cảm thấy vui vẻ hơn, hài lòng hơn khi bạn đã biết nghĩ về gia đình.

Hơn nữa, quà tết biết bố mẹ, người thân cũng không cần quá xa xỉ, chỉ cần thể hiện tấm lòng của ta là được. Ta có thể chuẩn bị một số món như sau:

- Vật phẩm phong thủy, tranh treo tường.

- Thực phẩm chức năng, quà tặng tốt cho sức khỏe.

- Quần áo mới, phụ kiện.

- Cây cảnh trang trí ngày Tết, hợp phong thủy, hợp mệnh và hợp tuổi càng tốt.

- Đồ gia dụng trong gia đình.

- Chuyến du lịch: Bố mẹ đã vất vả cả năm thì những chuyến du lịch trong dịp Tết sẽ là một món quà tuyệt vời. Hơn nữa, đó cũng là dịp để bố mẹ được thư giãn, khám phá trong những ngày lễ này.

5.3. Cách chọn quà Tết 2023 tặng sếp

Việc tặng quà sếp trong dịp Tết đòi hỏita phải thật tinh tế, không nên quá phô trương. Món quà Tết cần xuất phát từ thành ý và tình cảm của người tặng, giúp sếp cảm thấy sự chân thành và tinh tế. Dưới đây là một số gợi ý:

- Hộp quà Tết cao cấp, giỏ quà Tết,...

- Rượu vang.

- Tranh treo tường phong thủy, vật phẩm phong thủy.

- Đồng hồ treo tường đính đá hoặc cao cấp.

- Cây cảnh hợp phong thủy, hợp mệnh, hợp tuổi sếp.

- Thực phẩm sức khỏe, vật dụng chăm sóc sức khỏe.

- Túi xách, ví da, sổ tay, bút ký,...

- Đặc sản quê nhà (nếu có).

5.4. Cách chọn quà Tết 2023 tặng đối tác

Quà tặng độc đáo nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 sẽ rất quan trọng tạo ấn tượng tốt cho đối tác doanh nghiệp và khách hàng. Nhìn chung, những món quà tặng nhóm đối tượng này dịp Tết không quá khác so với chuẩn bị quà cho cấp trên. Quan trọng là những món quà này phải có ý nghĩa, nếu được nên chuẩn bị quà tặng độc đáo, cao cấp.

Với các nhóm đối tượng đối tác khách hàng công ty nên phân chia chi phí phù hợp. Tất nhiên, sản phẩm dành cho đối tác khách hàng VIP, các doanh nghiệp đối tác luôn đắt tiền hơn nhóm khách hàng thông thường khác, xứng đáng cho công sức đóng góp.

5.5. Cách chọn quà Tết 2023 tặng bạn bè

Không phải là vì bạn bè thân thiết, bên nhau nhiều năm mà ta có thể chọn quà Tết xuề xòa. Tất nhiên, ta không phải chọn những món quà quá đắt tiền hay sang trọng, mà nên là những món đồ mà bạn bè ưa thích hoặc hay sử dụng. Dưới đây là một số gợi ý:

- Giỏ quà Tết, mứt Tết, bánh kẹo.

- Câu đối Tết, thực phẩm ngày Tết.

- Cây cảnh phong thủy hợp mệnh, hợp tuổi.

6. Phong thủy bàn thờ Tết nguyên đán 2023

Văn khấn tất niên 2023
Phong thủy bàn thờ Tết nguyên đán 2023

6.1. Cách bày bàn thờ ngày Tết 2023

Trang trí bàn thờ Tết là một việc làm rất quan trọng trong dịp Tết Nguyên đán. Đó là cách thể hiện sự thành kính của gia chủ dành cho các bậc Thần Phật cũng như tổ tiên. 

Gia chủ không nhất thiết phải nặng nề chuẩn bị rườm rà, thừa mứa, mà quan trọng nhất là tấm lòng và sự thành tâm. Dù vậy, nhất định phải đầy đủ những món sau:

  • Bát hương gia tiên được đặt ở vị trí chính giữa bàn thờ và không được phép xê dịch bất kể năm tháng.
  • Đèn dầu hay đèn điện đặt trên bàn thờ cần được để đều sang hai phía, bất di bất dịch. Đặc biệt cần thường xuyên lau chùi cho đèn mỗi khi thắp sáng.
  • Chén, bát dùng để cúng cần phải là loại mới, chỉ dùng riêng cho việc thắp hương. Không dùng chung với những chén bát ăn uống hàng ngày.
  • Mâm ngũ quả trang trí bàn thờ ngày Tết cần lựa chọn 5 loại khác nhau.
  • Nếu nhà bạn có cặp lục bình để trang trí cạnh bàn thờ, cần thường xuyên lau dọn và đặt tại vị trí cố định, đều hai phía đối với bàn thờ. Tương tự, lọ hoa đặt trên bàn thờ cũng cần phải được bài trí cân đối, tạo sự hài hòa cho tổng thể bàn thờ.

Bên cạnh đó, cần lau dọn bàn thờ trước khi bài trí sao cho gọn gàng, sạch sẽ. Trước khi lau dọn cần lưu ý:

- Thắp hương xin phép thần linh, tổ tiên.

- Sau khi hết hương thì bắt đầu hạ bài vị xuống, để bài vị gia tiên, quan thần linh riêng biệt.

- Dùng khăn sạch và nước sạch để lau bài vị quan thần linh trước rồi mới đến bài vị gia tiên.

- Dùng thìa nhỏ múc tro cát trong bát hương ra ngoài, để riêng. Mang bát hương đi rửa, để khô tự nhiên rồi để tro cát vào như ban đầu.

- Sau khi đã lau rửa sạch sẽ mọi thứ, bạn hãy đem bài vị quan thần linh và gia tiên đặt lại vào vị trí cũ trên bàn thờ. Nhiều nơi sẽ có tục lệ đốt tiền vàng để khai quang trước khi đặt lại bài vị và bát hương vào vị trí cũ.

6.2. Cách bày mâm ngũ quả theo phong thủy 3 miền Bắc, Trung, Nam

Tùy theo từng vùng miền mà mâm ngũ quả sẽ được bày biện khác nhau. Mâm ngũ quả là tượng trưng cho ngũ hành trong phong thuỷ, sự sinh sôi, nảy nở và phát triển giúp gia chủ gặp nhiều thuận lợi và may mắn, thịnh vượng cho năm mới.

Mâm ngũ quả theo phong thủy miền Bắc

Đối với người dân miền Bắc, một mâm ngũ quả đẹp, đúng chuẩn phải là một mâm ngũ quả có 5 trong số các loại trái cây như: chuối xanh, bưởi, phật thủ, sung, hồng, quất cảnh, ớt, dứa,... Mâm ngũ quả nên được sắp xếp theo đúng Ngũ hành: Kim - màu trắng, Mộc - màu xanh lá, Thủy - màu đen, Hỏa - màu đỏ và Thổ -  màu vàng.

Mâm ngủ quả tại miền Bắc thường bao gồm: Nải chuối xanh ở dưới cùng, chính giữa là bưởi (phật thủ hoặc mãng cầu), các loại quả khác nhau đào, hồng, quýt, táo thì đặt ở xung quanh, ở chỗ trống thì có thể xen kẻ ớt, quất.

Mâm ngũ quả theo phong thủy miền Trung

Mâm ngũ quả ở miền Trung thường khá đơn giản, không câu nệ hình thức, có gì cúng nấy, miễn thành tâm là được. Các loại trái cây thường thấy trong mâm ngũ quả của người miền Trung là: Thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt,...

Mâm ngũ quả theo phong thủy miền Nam

Người miền Nam bày mâm ngũ quả với mong muốn "Cầu sung vừa đủ xài", tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài. Họ cũng không bày biện các loại trái cây có cách phát âm trùng từ không tốt, chẳng hạn như chuối (chui nhủi), lê (lê lết), cam quýt (quýt làm cam chịu),...

Mâm ngũ quả ở miền Mam thường đặt đu đủ, dừa, xoài lên mâm trước do có hình dáng to và khá nặng để đỡ các loại trái khác rồi sau đó mới lần lượt bày những loại quả còn lại lên.

6.3. Cách sắm lễ cúng ngày Tết 2023

Lễ Tết Nguyên Đán được xem là một dịp lễ quan trọng nhất trong năm, do đó các mâm lễ cúng cũng cần chuẩn bị chu đáo. Gia chủ cần lưu ý mua sắm lễ cúng đủ các lễ như sau:

- Lễ cúng ông Táo: Gồm có lễ tiễn ông Táo về trời và lễ rước ông Táo về nhà. Mâm cúng được chuẩn bị giống nhau, thường bao gồm gạo, muối, vàng mã,... và biến đổi tùy phong tục địa phương. Đặc biệt, trong mâm cúng tiễn ông Táo về trời, không thể thiếu cá chép - phương tiện của các quan.

- Lễ cúng Tất niên: Mâm cỗ cúng Tất niên là mâm cỗ quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt. Một mâm cúng tất niên thường có: gạo, muối, trà, rượu, nước lọc; giấy tiền vàng mã cúng Tất niên; trầu cau; chè, xôi, cháo trắng; gà ta luộc, heo sữa quay; bánh chưng hoặc bánh tét,...

- Lễ cúng giao thừa: Gia chủ cần lưu ý chuẩn bị mâm cúng trong nhà và ngoài trời. Mâm cúng trong nhà có thể cúng chay mặn tùy thích, cỗ mặn có bánh chưng, giò chả, xôi gấc, thịt gà; cỗ ngọt thì hương hoa, bánh kẹo, mứt,... Mâm cúng ngoài trời thì phụ thuộc vào phong tục mỗi vùng. Nhìn chung, mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời thường sẽ có bình hương, hoa, đèn dầu hoặc nến, lễ vật bao gồm: mứt kẹo, hoa, quả, rượu, vàng mã (bao gồm 1 bộ mũ áo giày quan và tiền vàng).

- Lễ cúng trong 3 ngày Tết. 

- Lễ cúng thí.

- Lễ hóa vàng: Khi kết thúc Tết Nguyên Đán, các gia đình sẽ làm lễ hóa vàng, là lễ cúng để tiễn các cụ về lại cõi âm. Tùy theo từng gia đình, có gia đình chọn ngày mùng 3 hay mùng 4 hoặc mùng 5 để làm lễ cúng này.

- Lễ cúng thần tài, thổ địa.

6.4. Những thứ tuyệt đối không được bày trên bàn thờ ngày Tết 2023

Bàn thờ là nơi thờ cúng gia tiên nên những thứ không liên quan đến thờ cúng thì chúng ta tuyệt đối không bày lên bàn thờ. Dưới đây là những thứ ta tuyệt đối không bày lên bàn thờ ngày Tết 2023:

- Không nên bày các đồ tanh hôi, sát sinh, hoa quả cũ thối rữa lên bàn thờ, vì điều này sẽ làm mất đi sự trang nghiêm, thanh tịnh.

- Không đặt cành vàng lá ngọc, đồ lễ chùa, hoa quả giả lên bàn thờ.

- Không nên cắm hoa cúc vạn thọ, râm bụt, mẫu đơn, nhài, ly,... hay các loại hoa mang ý nghĩa không may mắn.

- Kiêng kỵ cắm hoa số chẵn và lẻ 7 cành ở số tử.

- Không nên bày các loại quả đã chín dễ mau hỏng, tránh quả có gai nhọn như chôm chôm, sầu riêng, quả mùi hắc, vị đắng, quả dại,...

- Hạn chế đặt tiền vàng mã trên bàn thờ gia tiên dịp Tết, không đặt tiền vàng mã trên bàn thờ Phật.

7. Trọn bộ văn khấn Tết Nguyên đán 2023

Văn khấn tất niên 2023
Trọn bộ văn khấn Tết Nguyên đán 2023

7.1. Văn khấn ngày 30 Tết 2023

Văn khấn gia tiên ngày 30 Tết 2023

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.

Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ ...

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm ..

Tín chủ (chúng) con là:...

Ngụ tại...

Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.

Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận.

Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.

Nam Mô A di đà Phật (3 lần, 3 lạy).

7.1.1. Văn khấn tạ mộ Tết - Lễ Chạp

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy ngài Địa tạng Vương Bồ Tát.

- Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương quản cai nơi nghĩa trang.

- Con kính lạy Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Tôn thần.

- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong nơi nghĩa trang này.

Con kính lạy hương linh cụ:...

Hôm nay là ngày... tháng... Chạp năm ..., năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến.

Tín chủ (chúng) con là:...

Ngụ tại:...

Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa trà quả, kim ngân tài mã, dâng hiến trình cáo Tôn thần, kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là:... có phần mộ táng tại... được về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa.

Âm dương cách trở

Bát nước nén hương

Thành tâm kính lễ

Cúi xin chứng giám. Phù hộ độ trì

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

7.1.2. Văn khấn lễ Tất niên 30 Tết tại gia

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.

Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ: ...

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm: ...

Tín chủ (chúng) con là:...

Ngụ tại:...

Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.

Nam mô a di Đà Phật! (cúi lậy)

Nam mô a di Đà Phật! (cúi lậy)

Nam mô a di Đà Phật! (cúi lậy)

7.1.3. Văn khấn giao thừa theo văn khấn cổ truyền Việt Nam

Văn khấn tất niên 2023
Văn khấn giao thừa theo văn khấn cổ truyền Việt Nam

Văn khấn giao thừa ngoài trời

Nam mô A-Di-Đà Phật (3 lần)

Kính lạy:

- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.

- Con kính lạy Đức Bồ tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh.

- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần.

- Con kính lạy ngài cựu niên Hành khiển, cựu Hành binh chi thần, cựu Phán quan.

- Con kính lạy ngài đương niên Hành khiển, đương niên Hành binh chi thần, đương niên Phán quan.

- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.

Nay là phút giao thừa năm Tân Sửu với năm Nhâm Dần.

Chúng con là: …, sinh năm: …, hành canh: … tuổi, cư ngụ tại số nhà: ..., ấp/khu phố: …, xã/phường: …, quận/huyện/ thành phố: …, tỉnh/thành phố: …

Nhân phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân.

Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc.

Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật, Thánh, dâng hiến tôn thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cai Thái tuế, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân, và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên kháng thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần.

Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư Phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A-Di-Đà Phật (3 lần, 3 lạy).

Văn khấn giao thừa trong nhà

- Nam mô A-Di-Đà Phật (3 lần).

- Nam mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.

- Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.

- Nam mô Đức Bồ tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh.

- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.

- Các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh.

Nay phút giao thừa năm Tân Sửu với năm....

Chúng con là: …sinh năm: …, hành canh: … tuổi, ngụ tại số nhà: …, ấp/khu phố: …, xã/phường: ..., quận/huyện/thành phố: …, tỉnh/thành phố: …

Phút giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật - Thánh, dâng hiến Tôn thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ thần, Phúc đức chính thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các ngài bản gia Táo phủ thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

Con lại kính mời các cụ tiên linh, cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô di tỷ muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự cát tường, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-Di-Đà Phật (3 lần, 3 lạy).

7.2 Văn khấn Mùng 1 Tết 2023 (gia tiên, thần linh) đầy đủ nhất

Văn khấn tất niên 2023
Văn khấn Mùng 1 Tết 2023 (gia tiên, thần linh) đầy đủ nhất

Văn khấn Mùng 1 Tết 2023 thần linh

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

- Con kính lạy Phật Trời, Hoàng Thiên Hậu Thổ.

- Con kính lạy Chư vị Tôn thần.

Tín chủ con là ...

Ngụ tại ...

Hôm nay là ngày mồng Một tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới.

Nhân ngày năm mới, tín chủ con sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn thần. Cúi xin đức Tôn thần, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho chúng con mọi người sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng. Mong ơn Đương cảnh Thành hoàng đội đức Tôn thần bản xứ phù hộ độ trì cho gia chủ năm tới tấn tài tấn lộc, gặp nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lòng thành kính lễ, cúi xin chư vị Tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Văn khấn Mùng 1 Tết 2023 gia tiên

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật

- Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc Huynh Đệ, đường thượng Tiên linh và các hương hồn nội tộc, ngoài tộc họ...

Tín chủ chúng con là...

Ngụ tại...

Nay theo tuế luật, âm dương vận hành, tới tuần Nguyên đán, mồng một đầu xuân, mưa móc thấm nhuần, đón mừng năm mới.

Con cháu tưởng niệm ân đức tổ tiên như trời cao biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo đáp ba xuân.

Do đó, chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, hương hoa nước quả, thắp nén hương thơm, thành kính dâng lên trước án.

Kính mời các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô di tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ độ trì con cháu, năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, bốn mùa không hạn ách nào xâm hại, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

Tín chủ chúng con đồng tâm kính mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng, phù hộ cho chúng con được bách sự như ý, vạn sự cát tường.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).

7.3. Văn khấn Mùng 2 Tết 2023 đầy đủ nhất

Nam mô A Di Đà Phật (vái, khấn đọc 3 lần).

Nam mô đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát (vái, khấn đọc 3 lần).

Hôm nay ngày mùng 2 tháng Giêng năm ...

Tại... (địa chỉ nhà).

Tín chủ con tên là... cùng toàn gia kính bái.

Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.

Con kính lạy các vị Tổ bá, Tổ thúc, Tổ cô, các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.

Nay nhân ngày đầu xuân năm mới, con đọc bài cúng mùng 2 tháng Giêng năm Nhâm Dần 2022.

Toàn gia chúng con xin được chuẩn bị hương hoa, cơm bạc lòng thành, tạ dâng trước án. Chúng con xin được tạ ân đức trời cao biển rộng của tổ tiên đã phù hộ, che chở chúng con năm qua tai qua nạn khỏi.

Chúng con kính lạy mời vong linh tổ tiên cùng về thụ hưởng lễ vật, nguyện cầu cho chúng con một năm mới bình an vô sự, công việc hanh thông, mọi sự tốt lành.

Con xin kính cáo!

Nam mô A Di Đà Phật!

7.4. Văn khấn Mùng 3 Tết 2023 đầy đủ nhất

- Nam mô A-Di-Đà Phật (3 lần)

- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

- Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần

- Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.

- Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mùng 3, tháng Giêng, năm ....

Chúng con là: ... tuổi:...

Hiện cư ngụ tại: ...

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-Di-Đà Phật (3 lần).

8. Phong thủy xuất hành ngày Tết

Văn khấn tất niên 2023
Phong thủy xuất hành ngày Tết

Có câu "Đầu xuôi đuôi lọt", những ngày đầu năm mới mọi thứ diễn ra suôn sẻ thì hứa hẹn cả năm may mắn, thịnh vượng. Do đó, người Việt từ xưa đến nay luôn coi trọng việc phong thủy xuất hành ngày Tết.

8.1. Hướng xuất hành năm Quý Mão 2023 để đón tài lộc

Đầu năm Quý Mão 2023, muốn cầu tài lộc, chọn hướng Tây Nam, Tây Bắc mà đi. Còn muốn cầu hỷ khí, may mắn, nên đi về hướng Tây Bắc. Xét về phong thủy phương vị, có tất cả 8 hướng, mỗi hướng ứng với các quẻ vị và mang ngũ hành khác nhau, cụ thể:

  • Hướng Nam: Thuộc Quẻ Ly, hành Hỏa.
  • Hướng Bắc: Thuộc Quẻ Khảm, hành Thủy.
  • Hướng Đông: Thuộc Quẻ Chấn, hành Mộc.
  • Hướng Tây: Thuộc Quẻ Đoài, hành Kim.
  • Hướng Đông Nam: Thuộc Quẻ Tốn, hành Mộc.
  • Hướng Đông Bắc: Thuộc Quẻ Cấn, hành Thổ.
  • Hướng Tây Nam: Thuộc Quẻ Khôn, hành Thổ.
  • Hướng Tây Bắc: Thuộc Quẻ Càn, hành Kim.

Khi lựa chọn, gia chủ nên chọn hướng tương sinh, tức hướng tốt cho vận khí, tránh hướng khắc. Chẳng hạn, nếu gia chủ thuộc mệnh Thủy, không nên chọn hướng Nam vì đây là hành Hỏa.

8.2. Xem hướng xuất hành Mùng 1 Tết Quý Mão 2023

Vào chủ nhật ngày 22/1, tức là mùng 1 Tết Nguyên Đán: Xuất hành theo hướng Hỉ Thần: Tây Bắc - Tài Thần: Tây Nam là rất tốt. Hướng xuất hành thường có 2 hướng chính là Tài Thần (để cầu tài lộc) và Hỷ Thần (để cầu may mắn, hỷ khí). Ngày Đường Phong: Rất tốt, xuất hành thuận. Cầu tài được như ý muốn. Gặp quý nhân phù trợ.

- Giờ hoàng đạo: Dần (03h-05h); Thìn (07h-09h); Tỵ (9h-11h); Thân (15h-17h); Dậu (17h-19h); Hợi (21h-23h)

- Giờ xuất hành:

  • Giờ Đại An [Tí (23h-01h)]: Mọi việc đều tốt lành, cầu tài đi hướng Tây Nam Nhà cửa yên lành. Người xuất hành đều bình yên.
  • Giờ Tốc Hỷ [Sửu (01-03h)]: Tin vui sắp tới, cầu tài đi hướng Nam. Đi việc gặp gỡ các quan gặp nhiều may mắn, chăn nuôi đều thuận, người đi có tin về.
  • Giờ Tiểu Các [Thìn (07h-09h)]: Rất tốt lành. Xuất hành gặp may mắn, buôn bán có lợi, phụ nữ có tin mừng, người đi sắp về nhà. Mọi việc đều hòa hợp, có bệnh cầu sẽ khỏi, người nhà đều mạnh khoẻ.
  • Giờ Đại An [Ngọ (11h-13h)]: Mọi việc đều tốt lành, cầu tài đi hướng Tây Nam Nhà cửa yên lành. Người xuất hành đều bình yên.
  • Giờ Tốc Hỷ [Mùi (13h-15h)]: Tin vui sắp tới, cầu tài đi hướng Nam. Đi việc gặp gỡ các quan gặp nhiều may mắn, chăn nuôi đều thuận, người đi có tin về.
  • Giờ Tiểu Các [Tuất (19h-21h)]: Rất tốt lành. Xuất hành gặp may mắn, buôn bán có lợi, phụ nữ có tin mừng, người đi sắp về nhà. Mọi việc đều hòa hợp, có bệnh cầu sẽ khỏi, người nhà đều mạnh khoẻ.

8.3. Xem hướng xuất hành Mùng 3 Tết Quý Mão 2023

- Giờ hoàng đạo: Sửu (01h-03h); Thìn (07h-09h); Ngọ (11h-13h); Mùi (13h-15h); Tuất (19h-21h); Hợi (21h-23h)/

- Giờ xuất hành:

  • Giờ Tốc Hỷ [Tí (23h-01h)]: Tin vui sắp tới, cầu tài đi hướng Nam. Đi việc gặp gỡ các quan gặp nhiều may mắn, chăn nuôi đều thuận, người đi có tin về.
  • Giờ Tiểu Các [Mão (05h-07h)]: Rất tốt lành. Xuất hành gặp may mắn, buôn bán có lợi, phụ nữ có tin mừng, người đi sắp về nhà. Mọi việc đều hòa hợp, có bệnh cầu sẽ khỏi, người nhà đều mạnh khoẻ.
  • Giờ Đại An [Tị (09h-11h)]: Mọi việc đều tốt lành, cầu tài đi hướng Tây Nam Nhà cửa yên lành. Người xuất hành đều bình yên.
  • Giờ Tốc Hỷ [Ngọ (11h-13h)]: Tin vui sắp tới, cầu tài đi hướng Nam. Đi việc gặp gỡ các quan gặp nhiều may mắn, chăn nuôi đều thuận, người đi có tin về.

- Hướng xuất hành: Hỉ Thần: Tây Nam - Tài Thần: Tây Nam.

9. Phong thủy chọn người xông đất năm Quý Mão 2023

Văn khấn tất niên 2023
Phong thủy chọn người xông đất năm Quý Mão 2023

9.1. Cách chọn người xông đất theo tuổi Tết 2023

Việc chọn người xông đất đầu năm cần chọn người có Thiên Can, Địa Chi, Ngũ hành phải hợp với tuổi của chủ nhà và ngược lại. 

Chọn các con giáp hợp tuổi với chủ nhà để xông nhà xông đất năm 2023

  • Nếu chủ nhà tuổi TÝ, người xông đất nên là các tuổi: Thân, Thìn (tam hợp), Sửu (nhị hợp).
  • Nếu chủ nhà tuổi SỬU, người xông đất nên là các tuổi: Tỵ, Dậu, Tý.
  • Nếu chủ nhà tuổi DẦN, người xông đất nên là các tuổi: Ngọ, Tuất, Hợi.
  • Nếu chủ nhà tuổi MẸO, người xông đất nên là các tuổi: Mùi, Tuất, Hợi.
  • Nếu chủ nhà tuổi THÌN, người xông đất nên là các tuổi: Tý, Thân, Dậu.
  • Nếu chủ nhà tuổi TỴ, người xông đất nên là các tuổi: Sửu, Thân, Dậu.
  • Nếu chủ nhà tuổi NGỌ, người xông đất nên là các tuổi: Dần, Tuất, Mùi.
  • Nếu chủ nhà tuổi MÙI, người xông đất nên là các tuổi: Mẹo, Hợi, Ngọ.
  • Nếu chủ nhà tuổi THÂN, người xông đất nên là các tuổi: Tý, Thìn, Tỵ.
  • Nếu chủ nhà tuổi DẬU, người xông đất nên là các tuổi: Sửu, Tỵ, Thìn.
  • Nếu chủ nhà tuổi TUẤT, người xông đất nên là các tuổi: Ngọ, Mẹo, Dần.
  • Nếu chủ nhà tuổi HỢI, người xông đất nên là các tuổi: Mẹo, Mùi, Dần.

Chọn các mệnh hợp với chủ nhà để xông nhà xông đất năm 2022

Theo quy luật của âm dương ngũ hành về tương sinh, tương khắc, thì các mệnh hợp với nhau như sau:

  • Nếu chủ nhà thuộc mệnh KIM, người xông đất nên thuộc mệnh Thủy, Thổ, Kim.
  • Nếu chủ nhà thuộc mệnh MỘC, người xông đất nên thuộc mệnh Thủy, Mộc, Hỏa.
  • Nếu chủ nhà thuộc mệnh THỦY, người xông đất nên thuộc mệnh Kim, Thủy, Mộc.
  • Nếu chủ nhà thuộc mệnh HỎA, người xông đất nên thuộc mệnh Thổ, Hỏa, Mộc.
  • Nếu chủ nhà thuộc mệnh THỔ, người xông đất nên thuộc mệnh Kim, Hỏa, Thổ.

9.2. Lưu ý quan trọng khi chọn người xông đất

Việc chọn người xông đất đầu năm cần chọn người có Thiên Can, Địa Chi, Ngũ hành phải hợp với tuổi của chủ nhà và ngược lại. Ngoài điều kiện về tuổi, người xông đất cần có sự tốt vía, đạo đức đường hoàng, tính tình vui vẻ, mạnh khỏe, hạnh phúc... để đem lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.

Nếu hợp tuổi và biết cách thức xông nhà thì người trong nhà hoặc chủ nhà hoàn toàn có thể tự xông đất cho nhà mình. Để tự xông nhà, người xông đất nên ra khỏi nhà trước giờ giao thừa, về xông nhà khi qua giờ đó và mang theo cành lộc đầu xuân. 

Người được chọn để xông đất nên mặc trang phục lịch sự, màu sắc sáng, tươi tắn như cam, hồng, vàng, đỏ,.. Người xông đất không nên chọn người đang có tang, hoặc phụ nữ đang mang thai hoặc đến kì. Ngoài ra gia chủ đang có tang thì cần kiêng kỵ không đi đến nhà người khác trước sáng mồng một. 

10. Lễ hóa vàng Tết Quý Mão 2023

Văn khấn tất niên 2023
Lễ hóa vàng Tết Quý Mão 2023

10.1. Chuẩn bị đồ lễ hóa vàng

Cách chuẩn bị lễ cúng hóa vàng Tét Quý Mão 2023 cũng giống như lễ cúng gia tiên. Gia chủa chuẩn bị mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét).

Nếu làm cỗ mặn, phải chuẩn bị gà luộc, bánh chưng hoặc bánh tét, dưa hành, canh miến. Lễ vật dâng cúng trong lễ tạ năm mới gồm: nhang, hoa, ngũ quả, trầu cau, rượu, đèn nến, bánh kẹo. Mâm lễ mặn hoặc chay cùng các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết và tiền âm, vàng mã.

10.2. Văn khấn lễ hóa vàng

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần

Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch tôn thần.

Con kính lạy các cụ tổ khảo, tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày... tháng... năm...

Chúng con là... tuổi...

Hiện cư ngụ tại...

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Lưu ý: Khi hóa vàng, phần tiền vàng của gia thần phải hóa trước, tiền vàng, đồ dùng của tổ tiên hóa sau.

10.3. Cách hóa vàng ngày Tết 2023 chuẩn nhất

Trước đây, hầu hết các gia đình Việt tổ chức lễ hoá vàng vào ngày mùng 3 hoặc mùng 7 Tết. Tuy nhiên, những năm gần đây tùy vào hoàn cảnh và điều kiện khác nhau của mỗi gia đình mà lễ hóa vàng được thực hiện trong những khoảng thời gian linh động hơn. Lễ hoá vàng diễn ra bất kỳ từ ngày mùng 3 cho tới tận mùng 10 Tết.

Khi chưa hóa vàng, không được để đèn hương tắt, không hạ lễ trước khi hóa vàng. Phần tiền vàng của gia thần phải được hóa trước phần của tổ tiên để tránh nhầm lẫn.

Tổng hợp nhiều nguồn

Xem thêm: Link mua vé máy bay Tết 2023 hãng Vietnam Airlines, Bambo, Vietjet