Vẽ biểu đồ thể hiện số dân và sản lượng lúa của nước ta

Cho bảng số liệu: Số dân và sản lượng lúa ở nước ta thời kì 1981 – 2003

Vẽ biểu đồ thể hiện số dân và sản lượng lúa của nước ta

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi dân số, gia tăng sản lượng lúa nước ta thờ kì 1981


A.

B.

C.

D.

Vẽ biểu đồ thể hiện số dân và sản lượng lúa của nước ta

Dân số và sản lượng lương thực của nước ta giai đoạn 1990- 2010

Năm 1990 1995 2000 2005 2010
Dân số (nghìn người) 66.016,7 71.995,5 77.630,9 82.392,1 86.932,5
Sản lượng lương thực có hạt
(Nghìn tấn)
19.897,7 26.142,5 34.538,9 39.621,6 44.632,5
a. Tính sản lượng lương thực bình quân theo đầu người của nước ta qua các năm theo bảng số liệu trên
b. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực và sản lượng lương thực bình quân đầu người của nước ta giai đoạn 1990- 2010
c. Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét Giải 

a. Tính sản lượng lương thực bình quân theo đầu người của nước ta qua các năm theo bảng số liệu trên 

Năm 1990 1995 2000 2005 2010
SLTT có hạt bình quân
theo đầu người (kg/người)
301,4 363,1 444,9 480,9 513,4
b. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực và sản lượng lương thực bình quân đầu người của nước ta giai đoạn 1990- 2010
Xử lý bảng số liệu: (Lấy năm 1990 là 100)
Tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực và sản lượng lương thực bình quân đầu người của nước ta giai đoạn 1990- 2010 (%)   
Năm 1990 1995 2000 2005 2010
Dân số 100 109,1 117,6 124,8 131,7
Sản lượng lương thực có hạt 100 131,4 173,6 199,1 224,3
SLTT có hạt bình quân theo đầu người (kg/người) 100 120,5 147,6 159,6 170,3
Vẽ biểu đồ 
Yêu cầu:
  • Vẽ biểu đồ đường
  • Đảm bảo chính xác, khoa học, thẩm mỹ.
  • Có đầy đủ tên biểu đồ, chú giải, ghi số liệu đúng cho mỗi đường.
  • Trục tung: ghi đơn vị % phía trên bên trái trục tung.
  • Trục hoành: chia năm chính xác, có mũi tên và chữ "năm" ở cuối trục.
c. Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét
Dân số, sản lượng lương thực và sản lượng lương thực bình quân đầu người của nước ta giai đoạn 1990- 2010 của nước ta đều tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng không đều.
  • Dân số tăng gấp 1,23 lần (tăng 31,7 %) 
  • Sản lượng lương thực tăng 2,24 lần ( tăng 124,3 %) 
  • Sản lượng lương thực bình quân đầu người tăng khá nhanh 1,70 lần (tăng 70,3 %) 
Tốc độ tăng trưởng sản lượng lương thực còn chậm vì nếu tăng 1% dân số sản lượng lương thực phải tăng 4%. Để đảm bảo an ninh lương thực phải đẩy mạnh sản xuất lương thực mặt khác phải hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số. 
Câu 2: Cho bảng số liệu sau đây:

SỐ DÂN VÀ TỐC ĐỘ TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA
Năm Tổng số dân (nghìn người) Số dân thành thị (nghìn người) Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên (%)
1995 71996 14938 1,65
1996 73157 15420 1,61
1999 76597 18082 1,51
2000 77635 18772 1,36
2002 79727 20022 1,32
2005 83106 22337 1,31
2006 84156 22824 1,26

Em hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số của nước ta trong giai đoạn 1995-2006 và nêu nhận xét. hướng dẫn

1. Vẽ biểu đồ:


Yêu cầu:
  • Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ kết hợp
  • Chính xác về khoảng cách năm
  • Có chú giải và tên biểu đồ
  • Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ
Biểu đồ:
2. Nhận xét: 
  • Tổng số dân và số dân thành thị đều tăng (dẫn chứng)
  • Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên giảm (1,65% năm 1995 xuống 1,26% năm 2006) do làm tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình)

Câu 3:  Cho bảng số liệu sau:
Tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp của nước ta giai đoạn 2000 – 2012
Năm Điện (tỉ kmh) Than (triệu tấn) Phân hóa học (nghìn tấn)
2000 26,7 11,6 1210,0
2004 46,2 27,3 1714,0
2006 57,9 38,8 2182,6
2009 80,6 44,1 2360,0
2012 115,0 42,4 2861,4
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện chỉ số tăng trưởng của một số sản phẩm công nghiệp nước ta giai đoạn 2000 – 2012.
b) Dựa vào biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét và giải thích tình hình sản xuất của một số sản phẩm công nghiệp giai đoạn trên. hướng dẫn

* Xử lý số liệu: (đơn vị %) 

Năm Điện Than Phân hóa học
2000 100,0 100,0 100,0
2004 173,0 235,3 141,7
2006 216,9 334,5 180,4
2009 301,9 380,2 195,0
2012 430,7 365,5 236,5
* Vẽ biểu đồ:
  • Vẽ biểu đồ đường
  • Vẽ đúng, đẹp có chú thích, tên biểu đồ 
* Nhận xét – giải thích:
  • Nhìn chung các sản phẩm đều tăng, mức tăng khác nhau. 
  • Mức tăng của tính sản phẩm.
* Giải thích:
Giải thích từng sản phẩm tăng do nguyên nhân gì
Câu 4: Cho bảng số liệu sau:

Bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Đơn vị: kg/người)
Năm 1995 1996 2000 2005
Cả nước 363,1 329,6 444,9 475,8
Đồng bằng sông Hồng 330,9 362,4 403,1 362,2
Đồng bằng sông Cửu Long 831,6 876,8 1025,1 1124,9
1. Vẽ biểu đồ so sánh bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm nói trên.
2. Nhận xét và giải thích. Hướng dẫn

Câu 4 (3 điểm): Vẽ biểu đồ 


Biểu đồ phải đảm bảo các yêu cầu:
  • Đúng dạng biểu đồ, chính xác, có tên biểu đồ, đơn vị, chú giải, số liệu ghi trên biểu đồ.
  • Nếu thiếu 1 trong các yêu cầu trên, thì trừ điểm
Nhận xét và giải thích
a. Nhận xét
Bình quân lương thực theo đầu người có sự khác nhau giữa các vùng
  • ĐB sông Cửu Long so với cả nước và ĐB sông Hồng có mức bình quân lương thực theo đầu người cao nhất (d/c)
  • ĐB sông Hồng thấp hơn mức bình quân của cả nước (d/c)
Bình quân lương thực theo đầu người của ĐB sông Cửu Long và cả nước liên tục tăng (d/c), ĐB sông Hồng còn biến động (d/c)
Tốc độ tăng có sự khác nhau
  • ĐB sông Cửu Long có mức tăng nhanh hơn (1,35 lần) so với mức tăng trung bình của cả nước (1,31 lần)
  • ĐB sông Hồng chỉ tăng 1,09 lần, thấp hơn mức tăng trung bình cả nước.
b. Giải thích 
  • Sản lượng bình quân lương thực tăng là do sản lượng lương thực tăng nhanh (chủ yếu là do tăng năng suất, mở rộng diện tích)
  • ĐB sông Cửu Long có bình quân lương thực theo đầu người cao nhất và tăng nhanh nhất là do vùng có nhiều điều kiện để mở rộng diện tích và nâng cao năng suất, đây là vùng trọng điểm lương thực lớn nhất nước ta, mật độ dân số còn thấp
  • ĐB sông Hồng có bình quân lương thực thấp hơn mức bình quân cả nước và tăng chậm là do vùng ít có khả năng mở rộng diện tích canh tác, nguy cơ bị thu hẹp do quá trình CNH và ĐTH, đây là vùng có dân số quá đông
Câu 5: Dựa vào số liệu sau:
  1990 1995 1998 2000 2002 2005 2007
Nông - Lâm - Ngư nghiệp 38,7 27,2 25,8 24,5 23,0 21,0 20,3
Công nghiệp - Xây dựng 22,7 28,8 32,5 36,7 38,5 41,0 41,5
Dịch vụ 38,6 44,0 41,7 38,8 38,5 38,0 38,2
Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cầu thu nhập của nước ta thời kỳ 1990 – 2002. Nêu nhận xét và giải thích. Hướng dẫn

Vẽ biểu đồ:  (2,5đ)


Dạng biểu đồ miền
Yêu cầu:
  • Đẹp, chính xác.
  • Có tên biểu đồ, có chú giải và ghi các số liệu cần thiết.
* Nhận xét:
  • Tỉ trọng khu vực nông – lâm- ngư nghiệp giảm (dẫn chứng) (0,5đ)
  • Tỉ trọng khu vực công nghiệp- xây dựng tăng nhanh (dẫn chứng) (0,5đ)
  • Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn chưa ổn định (dẫn chứng) (0,5đ)
* Giải thích: Sự tăng, giảm tỉ trọng trong các khu vực kinh tế là phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất của đất nước ta và xu thế phát triển chung của thế giới. (1,0đ)
Câu 6: 
Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế (giai đoạn 1990 - 2007)
  1990 1993 1995 1999 2002 2005 2007
Tổng số 100 100 100 100 100 100 100
Nông - lâm - ngư 38,7 29,9 27,2 25,4 23 21 20,3
Công nghiệp - XD 22,7 28,9 28,8 34,5 38,5 41 41,5
Dịch vụ 38,6 41,2 44,0 40,1 38,5 38 38,2
a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1990 - 2007
b) Qua biểu đồ đó rút ra nhận xét? Sự thay đổi tỉ trọng của 3 nhóm ngành trên phản ánh điều gì? Hướng dẫn

a, Vẽ biểu đồ miền, tỉ lệ chính xác có chú giải (2,0đ)


b, Tỉ trọng nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp liên tục giảm từ 38,7% (1990) xuống còn 20,3% (2007) α chứng tỏ Việt Nam đang từng bước từ 1 nước nông nghiệp→ nước công nghiệp
  • Tỉ trọng nhóm ngành CN - XD tăng nhanh nhất: từ 22,7% (1990) →41,5% (2007) α chứng tỏ quá trình công nghiệp hóa đã và đang đạt được những thành tựu nhất định. (1,0đ)
  • Tỉ trọng nhóm ngành dịch vụ tăng, nhưng chưa ổn định vì phụ thuộc vào tình hình chính trị các nước trong khu vực và trên thế giới (1,0đ)

Câu 7  Cho bảng số liệu sau:
Diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 1990 2010
(Đơn vị: nghìn ha)

Năm 1990 1995 2000 2007 2010
Cây công nghiệp hàng năm 542,0 716,7 778,1 864,0 797,6
Cây công nghiệp lâu năm 657,3 902,3 1.451,3 1.821,0 2.010,5
Tổng số 1.199,3 1.619,0 2.229,4 2.685,0 2.808,1
Em hãy:
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 1990 2010.
2. Nhận xét về tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 1990 2010 và giải thích vì sao diện tích cây công nghiệp lâu năm liên tục tăng?
 

hướng dẫn
1. Vẽ biểu đồ (2,0đ)
Vẽ biểu đồ cột chồng giá trị tuyệt đối.
Yêu cầu: đúng dạng biểu đồ, chính xác, có tên biểu đồ, đơn vị, chú giải, số liệu ghi trên biểu đồ.
Lưu ý:
  • Vẽ biểu đồ khác: không cho điểm.
  • Nếu thiếu 1 trong các yêu cầu trên thì trừ 0,25 điểm/yêu cầu. 2,0
2. Nhận xét về tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp và giải thích vì sao diện tích cây công nghiệp lâu năm ở nước ta liên tục tăng
a) Nhận xét (1,5 đ)
Trong giai đoạn 1990 - 2010, tổng diện tích cây công nghiệp, cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm đều tăng. (0,25đ)
Trong đó:
Tổng diện tích cây công nghiệp tăng nhanh từ 1.199,3 nghìn ha lên 2.808, 1 nghìn ha, trong vòng 20 năm tăng thêm 1.608,8 nghìn ha, tăng gấp 2,34 lần. (0,25đ)
  • Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng rất nhanh từ 657,3 nghìn ha lên 2.010,5 nghìn ha, trong vòng 20 năm tăng thêm 1.353,2 nghìn ha, tăng gấp 3,1 lần. (0,25đ)
  • Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng chậm từ 542,0 nghìn ha lên 797,6 nghìn ha, trong vòng 20 năm tăng thêm 255,6 nghìn ha, tăng gấp 1,5 lần. (0,25đ)
Cơ cấu diện tích cây công nghiệp có sự thay đổi:
  • Cây công nghiệp lâu năm chiếm ưu thế và đang có xu hướng tăng dần tỉ trọng từ 54,8 % lên 71,6%. (0,25đ)
  • Cây công nghiệp hàng năm giảm dần tỉ trọng từ 45,2% xuống 28,4%. (0,25đ)
b) Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng là do (0,5 đ)
  • Nước ta có điều kiện tự nhiên (đất, khí hậu...) thuận lợi cho sản xuất cây công nghiệp.
  • Thị trường mở rộng, nhất là thị trường xuất khẩu. (0,25đ)
  • Chính sách phát triển cây công nghiệp của nhà nước.
  • Các điều kiện khác: công nghiệp chế biến, lao động, cơ sở vật chất... (0,25đ)

​​​​​​​Câu 7: Cho bảng số liệu:
GDP theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế của nước ta (đơn vị: tỉ đồng)

Năm Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ
1990 16252 9513 16190
1996 75514 80876 115646
2000 108356 162220 171070
2002 123383 206197 206182
1) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo số liệu trên?
2) Từ biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta?
Thí sinh được tham khảo Atlat Địa lí Việt Nam (NXB Giáo Dục)
 

hướng dẫn
1) Vẽ biểu đồ
Kết quả xử lí số liệu (%) (1,0đ)
Năm Tổng cộng Chia ra
Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ
1990 100 38,7 22,7 38,6
1996 100 27,8 29,7 42,5
2000 100 24,5 36,7 38,8
2002 100 23,0 38,5 38,5
Vẽ biểu đồ miền, yêu cầu:
  • Vẽ đẹp khoảng cách hợp lý chia chính xác khoảng cách năm, chia và ghi đầy đủ % ở trung tung, năm ở trục hoành. (1đ)
  • Có tên biểu đồ, chú giải (0,5đ)
2) Nhận xét
  • Có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng Công nghiệp hóa. (0,5đ)
  • Nhóm nông,lâm nghiệp và thủy sản giảm tỉ trọng. (0,5đ)
  • Nhóm công nghiệp và xây dựng tăng liên tục (0,5đ)
  • Nhóm dịch vụ có sự biến động. (0,5đ)

​​​​​​​Câu 8: 
Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế năm 2000 và 2005 (%)

Thành phần kinh tế 2000 2005
Nhà nước 9,3 9,5
Ngoài Nhà nước 90,1 88,9
Có vốn đầu tư nước ngoài 0,6 1,6
a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2000 và 2005.
b) Nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch lao động phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 2000 – 2005.
 

Hướng dẫn
Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới.
a) Vẽ 2 biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế nước ta năm 2000 và 2005:
  • Xử lí bảng: Từ tỉ lệ % chuyển sang độ(0) góc ở tâm. (1,0đ)
  • Tên biểu đồ, vẽ đúng, đủ, đẹp. (1,0đ)
b) Nhận xét:
  • Có sự khác nhau trong cơ cấu TPKT: Cao nhất ở KV ngoài NN, thấp nhất thấp nhất ở KV có vốn ĐTNN, (1,0đ)
  • Có sự chuyển dịch: Lao động ở KV NN tăng nhẹ, KV ngoài NN giảm nhẹ, khu vực có vốn ĐTNN tăng nhanh. (1,0đ)
  • Chứng tỏ nước ta có sự chuyển dịch Cơ cấu TPKT theo kinh tế thị trường, mở rộng quan hệ nước ngoài để phát triển, chủ động hòa nhập. (1,0đ)

​​​​​​​Câu 9
1. Dựa vào bảng số liệu: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi và theo giới tính ở Việt Nam (đơn vị %).

Nhóm tuổi Năm 1979 Năm 1989 Năm 1999
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
0-14
15-59
60 trở lên
21,8
23,8
2,9
20,7
26,6
4,2
20,1
25,6
3,0
18,9
28,2
4,2
17,4
28,4
3,4
16,1
30,0
4,7
a. Nhận xét tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ của nước ta thời kì 1979-1989.
b. Tính tỉ số giới tính của dân số nước ta năm 1979, 1989, 1999.
c. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của các năm 1979, 1989, 1999. Hướng dẫn

a. Nhận xét tỉ lệ dân số nam nữ thời kì 1979-1999: (đơn vị %)

Năm 1979 Năm 1989 Năm 1999
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
48,5 51,5 48,7 51,3 49,2 50,8
  • Tỉ lệ dân số nam có xu hướng tăng dần. Dẫn chứng.
  • Tỉ lệ dân số nữ có xu hướng giảm dần. Dẫn chứng.
b. Tính tỉ số giới tính của các năm (số nam so với 100 nữ):
Dựa vào bảng số liệu ta thấy năm 1979 (tính theo tổng số 100%) thì nam chiếm 48,5%, còn 51,5% là nữ.
Vậy 100 nữ có: 100 x 48,5 / 51,5 = 94,2 (nam)
Năm 1979 Năm 1989 Năm 1999
94,2%
(94,2 nam/100 nữ)
94,9%
(94,9 nam/100 nữ)
96,9%
(96,9 nam/100 nữ)
c. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: (đơn vị %)
Nhóm tuổi Năm 1979 Năm 1989 Năm 1999
0-14
15-59
60 trở lên
42,5
50,4
7,1
39,0
53,8
7,2
33,5
58,4
8,1
  • Vẽ biểu đồ tròn: ba vòng tròn cho ba năm. Bán kính r bằng nhau hoặc r79< r89< r99
  • Yêu cầu: có chú giải, tên biểu đồ, chính xác.

Câu 10. Dựa vào bảng số liệu:
Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000 - 2012 (đơn vị: nghìn tỉ đồng)

  2000 2005 2008 2010 2012
Tổng số 441,7 914,0 1.616,1 2.157,8 3.245,4
Nông-Lâm-Ngư nghiệp 108,4 176,4 329,9 407,7 638,4
Công nghiệp xây dựng 162,2 348,5 599,2 824,9 1.253,5
Dịch vụ 171,1 389,1 687,0 925,2 1.353,5

1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động tổng sản phẩm trong nước của tổng số và các khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 2000 - 2012.
2. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét và giải thích.
 

Hướng dẫn
khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 2000 - 2012.
Biểu đồ: cột chồng số liệu tuyệt đối. (Vẽ biểu đồ khác không cho điểm). (1,5đ)
Yêu cầu: vẽ biểu đồ cần đảm bảo tính chính xác, khoa học và thẩm mỹ; Ghi đủ: tên biểu đồ, kí hiệu, chú giải, số liệu, đơn vị, năm. (Nếu thiếu, sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm).
2. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét và giải thích.
* Nhận xét:
Nhìn chung tổng sản phẩm của các khu vực kinh tế có sự chênh lệch và đều tăng nhưng sự gia tăng khác nhau. (0,25đ)
Cụ thể:

  • Tổng số và các khu vực kinh tế có tổng sản phẩm đều tăng qua các năm (dẫn chứng). (0,25đ)
  • Giữa ba khu vực kinh tế có sự gia tăng khác nhau (dẫn chứng). (0,25đ)
  • Tổng sản phẩm giữa ba khu vực kinh tế có sự chênh lệch (dẫn chứng). (0,25đ)
* Giải thích:
  • Tổng sản phẩm đều tăng do nước ta đạt được nhiều thành tựu trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. (0,25đ)
  • Công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng mạnh hơn do nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. (0,25đ)

​​​​​​​Câu 11
Cho bảng bảng số liệu sau:
Diện tích và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 1990-2003

Năm Diện tích lúa cả năm
(nghìn ha)
Sản lượng lúa (nghìn tấn)
Cả năm Chia ra
Vụ đông xuân Vụ hè thu Vụ mùa
1990 6042,8 19225,1 7865,6 4090,5 7269,0
1995 6765,6 24963,7 10736,6 6500,8 7726,3
2000 7666,3 32529,5 15571,2 8625,0 8333,3
2003 7449,3 34518,6 16822,9 9390,0 8305,7
a, Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta trong thời gian trên.
b, Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy rút ra những nhận xét cần thiết và giải thích.
 

Hướng dẫn
a. Vẽ biểu đồ:
  • Biểu đồ kết hợp đường (diện tích) và cột chồng (sản lượng). Các dạng biểu đồ khác không cho điểm.
  • Biểu đố phải đảm bảo tính chính xác, trực quan (chia khoảng cách năm), có ký hiệu, có chú thích, tên biểu đồ.
* Lưu ý: nếu thiếu một trong các yêu cầu trên thì trừ điểm (0,25đ)
b. Nhận xét và giải thích:
  • Diện tích và sản lượng lúa nước ta thời kỳ 1990-2003 có xu hướng tăng:
  • Diện tích lúa tăng nhưng không ổn định:
    1. năm 1990 đến năm 2000 tăng (d/c) vì khai hoang phục hoá, mở rộng diện tích đất canh tác và do tăng vụ (chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long)
    2. năm 2000 đến năm 2003 giảm (d/c) vì một phần đất nông nghiệp bị chuyển sang đất chuyên dùng, thổ cư (Đb sông Hồng )
  • Sản lượng: Liên tục tăng (d/c) chủ yếu do thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
  • Về mùa vụ:
    1. đông xuân đóng vai trò chủ đạo, liên tục tăng. Do năng xuất cao nhất và trở thành vụ chính.
    2. hè thu liên tục tăng và được đưa vào trồng đại trà.
    3. mùa: Có năng xuất lúa thấp hơn so với 2 vụ trên.

Câu 12: Cho bảng số liệu sau:
Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây (nghìn ha)

  1990 2002
Tổng số 9040,0 12831,4
Cây lương thực 6474,6 8320,3
Cây công nghiệp 1199,3 2337,3
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 1366,1 2173,8

a) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây.
b) Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ,hãy nhận xét sự thay đổi qui mô diện tích và tỉ trọng gieo trồng của các nhóm cây.
c) So sánh sự khác nhau về điều kiện phát triển cây lương thực giữa đồng bằng sồng Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
 

Hướng dẫn
a) Vẽ biểu đồ
  • Xử lí số liệu ra %.
  • Tính bán kính hình tròn: R1990=2cm; R2002=2,4cm
  • Vẽ biểu đồ
Yêu cầu: chính xác, có tên, chú giải, số liệu, hình thức đẹp.
b) Nhận xét:
Qui mô diện tích các nhóm cây từ 1990-2002 tăng từ 9040,0 nghìn ha lên 12831,4 nghìn ha, tăng thêm 3791,4 nghìn ha. Trong đó:
  • Cây lương thực tăng thêm 1845,7 nghìn ha.
  • Cây công nghiệp tăng thêm 1138 nghìn ha.
  • Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác tăng thêm 807,7 nghìn ha.
Tỉ trọng diện tích gieo trồng các nhóm cây từ 1990-2002 có sự thayđổi:
  • Tỉ trọng cây lương thực giảm 7%
  • Tỉ trọng cây công nghiệp tăng 5%
  • Tỉ trọng cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác tăng 2%
c) Sự khác nhau về điều kiện phát triển cây lương thực giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long:
Đặc điểm Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long
Đất đai (0,5đ) Đất phù sa màu mỡ, diện tích nhỏ, có đê bao bọc Đất phù sa màu mỡ, nhất là dải đất ven sông Tiền và sông Hậu, diện tích lớn, không có đê bao bọc.
Khí hậu (0,5đ) Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. Cận xích đạo, nóng quanh năm với 2 mùa mưa và khô.
Nguồn nước (0,5đ) Hệ thống sông ngòi dày đặc, lớn nhất là hệ thống sông Hồng –Thái Bình. Hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt, lớn nhất là hệ thống sông Tiền và sông Hậu
Dân cư, lao động (0,5đ) Có nguồn lao động đông, nhất là lao động có chuyên môn kĩ thuật, kinh nghiệm sản xuất cao. Có nguồn lao động ít hơn,chất lượng lao động và kinh nghiệm sản xuất thấp hơn.
Cơ sở vật chất kỹ thuật (0,5đ) Nhìn chung tốt hơn, mật độ dày đặc. Thưa hơn và chất lượng kém hơn.
Câu 12. Cho bảng số liệu:
Số dân và sản lượng lúa cả nước của nước ta qua các năm.
Năm 1982 1986 1990 1995 1998 2002
Số dân (triệu người) 56.2 61.2 66 72 75.5 79.7
Sản lượng lúa (triệu tấn) 14.4 16 19.2 25 19.1 34.4
a. Tính sản lượng lúa bình quân trên đầu người qua từng năm (kg/người/năm)
b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ gia tăng số dân, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân trên đầu người qua các năm.
c. Nhận xét và giải thích sự gia tăng đó. Hướng dẫn

a) Tính sản lượng sản lương lúa bình quân đầu người qua các năm (1,0đ)

Năm 1982 1986 1990 1995 1998 2002
Sản lượng (kg/người/năm) 256 261 291 347 385,4 431,6
b) Xác định biểu đồ cần vẽ là biểu đồ đường biểu diễn
* Lập bảng số liệu về gia tăng diện tích, sản lượng, năng suất lúa cả năm (lấy năm 1985 = 100%) (1,0đ)
Năm 1982 1986 1990 1995 1998 2002
Số dân 100 109 117,4 128,1 134,3 141,8
Sản lượng lúa 100 111,1 133,3 173,6 202 238,9
Sản lượng (kg/người/năm) 100 102 113,7 135,5 150,5 168,6
Đơn vị: %
* Vẽ biểu đồ đường: (1,5đ)
  • Vẽ 3 đường thể hiện sự gia tăng diện tích, sản lượng và năng suất lúa cả năm trong thời gian 1982 – 2002.
  • Đảm bảo chính xác, có tên và ký hiệu rõ ràng.
  • Chú ý khoảng cách giữa các năm.
(Thiếu chú giải, tên biểu đồ, đơn vị, khoảng cách giữa các năm sai trừ 0,25 đ)
b. Nhận xét (0,75đ)
  • Số dân tăng.(d/c)
  • Sản lượng lúa tăng mạnh.
  • Sản lượng lúa bình quân đầu người tăng (d/c)
Nguyên nhân: (0,75đ)
Dân số tăng là do những người ở độ tuổi sinh đẻ ngày càng tăng.
  • Sản lượng lúa cũng tăng nhanh, đặc biệt trong thời kỳ 1995 – 2005 (d/c)
  • Nguyên nhân là kết quả của việc mở rộng diện tích gieo trồng và thâm canh tăng năng suất thì trong đó việc đẩy mạnh thâm canh có ý nghĩa quan trọng nhất.
  • Sản lượng lượng lúa bình quân đầu người tăng là tổng sản lượng tăng (số dân tăng chậm hơn so với tổng sản lượng).

​​​​​​​Câu 13
Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế (giai đoạn 1990 - 2007)

  1990 1993 1995 1999 2002 2005 2007
Tổng số 100 100 100 100 100 100 100
Nông - Lâm - Ngư 38,7 29,9 27,2 25,4 23 21 20,3
Công nghiệp - XD 22,7 28,9 28,8 35,4 38,5 41 41,5
Dịch vụ 38,6 41,2 44,0 40,1 38,5 38 38,2
a, Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu GDP thòi kì 1990 - 2007
b, Qua biểu đồ đó rút ra nhận xét? Sự thay đổi tỉ trọng của 3 nhóm ngành trên phản ánh điều gì?
Hướng dẫn
a, Vẽ biểu đồ miền, tỉ lệ chính xác có chú giải (2,0đ)
b, Tỉ trọng nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp liên tục giảm từ 38,7% (1990) 20,3%( 2007) chứng tỏ Việt Nam đang từng bước từ 1 nước nông nghiệp nước công nghiệp (1,0đ)
  • Tỉ trọng nhóm ngành CN - XD tăng nhanh nhất: từ 22,7%( 1990) 41,5% ( 2007) chứng tỏ quá trình công nghiệp hóa đã và đang đạt được những thành tựu nhất định. (1,0đ)
  • Tỉ trọng nhóm ngành dịch vụ tăng, nhung chưa ổn định vì phụ thuộc vào tình hình chính trị các nước trong khu vực và trên thế giới. (1,0đ)

Câu 14 Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1999-2010
(Đơn vị: triệu USD)

Năm 1999 2003 2007 2010
Giá trị xuất khẩu 11541,4 20149,3 48561,4 72236,7
Giá trị nhập khẩu 11742,1 25255,8 62764,7 84868,6
Tổng số 23283,5 45405,1 111326,1 157105,3


a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1999-2010.
b) Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra những nhận xét cần thiết. Hướng dẫn

a) Vẽ biểu đồ:


* Xử lí số liệu:
Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1999 - 2010 (1,0đ)
(Đơn vị: %)
Năm 1999 2003 2007 2010
Giá trị xuất khẩu 49,6 44,4 43,6 46,0
Giá trị nhập khẩu 50,4 55,6 56,4 54,0
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0
* Vẽ biểu đồ: (1,5đ)
Yêu cầu:
  • Vẽ biểu đồ miền, các dạng biểu đồ khác không cho điểm.
  • Chính xác, ghi đầy đủ số liệu, có chú giải, tên biểu đồ.
(Sai mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm)
b) Nhận xét: Giai đoạn 1999 - 2010:
Tỉ trọng giá trị nhập khẩu luôn lớn hơn tỉ trọng giá trị xuất khẩu. (0,25đ)
Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu có sự thay đổi, hướng chung là: (0,5đ)
  • Giảm tỉ trọng giá trị xuất khẩu (dẫn chứng);
  • Tăng tỉ trọng giá trị nhập khẩu (dẫn chứng).
Sự thay đổi cơ cấu khác nhau theo thời gian: (0,5đ)
  • Từ 1999 - 2007, tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm, tỉ trọng giá trị nhập khẩu tăng.
  • Từ 2007 - 2010, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng, tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm.
c) Tính cán cân xuất nhập khẩu.
Giải thích trong những năm qua nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu.
Tính cán cân xuất nhập khẩu: (0,75đ)
Cán cân xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1999 - 2010
(Đơn vị: triệu USD)
Năm 1999 2003 2007 2010
Cán cân xuất nhập khẩu -200,7 -5106,5 -14203,3 -12631,9
Giải thích trong những năm qua nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu: (0,5đ)
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra ở nước ta đòi hỏi phải nhập khẩu với số lượng lớn tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên, nhiên, vật liệu).
​​​​​​​

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn