Vị bác sĩ nào nổi tiếng với phương pháp mổ gan khô

Giáo sư Tôn Thất Tùng, Anh hùng lao động, danh nhân y học, nhà bác học tài năng, một thầy thuốc kiệt xuất, một nhà giáo mẫu mực, một trí thức tiêu biểu của thời đại Hồ Chí Minh. Ông không chỉ là giáo sư về y khoa mà còn là nhà văn hóa lỗi lạc, là tác giả nhiều bài thơ viết bằng tiếng Pháp và tiếng Việt và đã dịch nhiều bài thơ của  nhà thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và Tố Hữu ra tiếng Pháp.

Doodle kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Giáo sư Tôn Thất Tùng

Giáo sư, Bác sĩ Tôn Thất Tùng [1912-1982] là một bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan. Ông sinh ngày 10/5/1912 tại Thanh Hóa và lớn lên ở Huế.

Ông nổi tiếng với sáng tạo ra phương pháp cắt gan khô. Trong những năm 1960, ông đã nghiên cứu thành công phương pháp "cắt gan có kế hoạch", thường được gọi là "phương pháp mổ gan khô" hay "Phương pháp Tôn Thất Tùng".

Trong 4 năm học nghiên cứu sinh, bác sĩ Tôn Thất Tùng đã phẫu thuật hơn 200 lá gan của tử thi để nghiên cứu về các mạch máu và từ đó  bảo vệ thành công luận án tốt nghiệp với đề tài cách phân chia mạch máu của gan.

Các phương pháp phẫu thuật gan trước đó phẫu thuật viên  thường mất 3-6 tiếng để hoàn thành, tuy nhiên Bác sĩ Tôn Thất Tùng đã sáng tạo ra phương pháp phẫu thuật mới giúp giảm thiểu chảy máu bằng cách thắt các tĩnh mạch gan trước ca mổ, giúp ca mổ rút ngắn thời gian chỉ còn từ 4-8 phút. 

Kỹ thuật đột phá này được gọi là "Phương pháp Tôn Thất Tùng" và  được bác bác sĩ phẫu thuật trên toàn thế giới biết tới và vô cùng khâm phục. Đây chính là cách làm về sau được gọi là phương pháp cắt gan có kế hoạch mà ông là người đầu tiên trên thế giới thực hiện.

Để kỷ niệm 110 ngày sinh của Giáo sư Tôn Thất Tùng, Google  đã nhờ nghệ sĩ Châu Lương minh họa cho doodle đặc biệt nhằm ghi nhận những đóng góp của ông đối với nền y khoa không chỉ tại nước nhà mà trên toàn thế giới.

Bác sĩ Tôn Thất Tùng với trận Điện Biên Phủ


GS Tôn Thật Tùng [1912 – 1982] là bác sĩ nổi tiếng và có nhiều đóng góp cho ngành y học Việt Nam và thế giới. Ông sinh ngày 10/5/1912 tại Thanh Hoá và lớn lên ở Huế. Xuất thân từ một gia đình quý tộc nhà Nguyễn nhưng ông không theo nghiệp học làm quan. Năm 1931, ông ra Hà Nội theo học tại trường Trung học Bảo Hộ [tức là trường Bưởi – trường Chu Văn An ngày nay].

Năm 1935, ông học tại Trường Y Dược toàn cấp Đông Dương, một trường thành viên của Viện Đại học Đông Dương, với quan niệm nghề y là một nghề "tự do", không phân biệt giai cấp.

Trong 4 năm học sau đại học, giáo sư Tôn Thất Tùng thực hiện mổ hơn 200 lá gan và trở thành người đầu tiên thực hiện nghiên cứu tỉ mỉ về gan. Kiến thức sâu rộng về giải phẫu gan giúp ông nhận ra phương pháp phẫu thuật gan truyền thống - một phương pháp cần từ 3 - 6 giờ để hoàn tất - là rủi ro và rườm rà không cần thiết.

Từ năm 1947, cùng với GS Hồ Đắc Di, ông đã bắt tay xây dựng Trường Đại học Y khoa Hà Nội và gắn hơn nửa cuộc đời mình với công tác đào tạo. Hầu hết trong số các cán bộ y tế đã có thời gian học tập, thực tập tại trường và Bệnh viện Việt Đức đều nhớ tới ông với những buổi giao ban sống động, với những bài giảng nghiêm khắc, bổ ích.

Là Chủ nhiệm Bộ môn ngoại của Đại học Y, ông đã vun đắp đào tạo biết bao thế hệ học trò đã trưởng thành như GS Tôn Thất Bách, GS Đặng Hanh Đệ, GS Đỗ Đức Vân... Những quan điểm dạy học của ông như “học và hành thống nhất” cho đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt hơn, ông luôn quan tâm đến cả đời sống của sinh viên mà ông cho là “những người thiệt thòi nhất”, lo lắng đến cả bữa ăn trực đêm cho sinh viên.

Google Doodle hôm nay [10.5] kỷ niệm 110 năm ngày sinh Giáo sư Tôn Thất Tùng - cha đẻ của phương pháp phẫu thuật gan mang tên ông.

Giáo sư Tôn Thất Tùng là bác sĩ phẫu thuật đã cách mạng hóa phương pháp phẫu thuật cắt gan cho các bác sĩ trên khắp thế giới. Ông sáng lập ra phương pháp phẫu thuật mới giúp giảm chảy máu bằng cách thắt chặt các tĩnh mạch gan trước ca mổ, rút ​​ngắn thời gian ca mổ xuống còn 4-8 phút.

Kỹ thuật đột phá của ông, thường được gọi là “Phương pháp Tôn Thất Tùng”, được các bác sĩ phẫu thuật trên toàn cầu sử dụng bởi có khả năng giảm mất máu và cứu sống vô số sinh mạng. 

Trong lời giới thiệu về Doodle ngày 10/5, Google Doodle chúc mừng sinh nhật Giáo sư Tôn Thất Tùng kèm lời cảm ơn ông đã phá bỏ những giới hạn của phẫu thuật để thay đổi vĩnh viễn y khoa.

Ngoài công trình về cách phân chia mạch máu trong gan gửi về Viện hàn lâm Pháp, được tặng Huy chương Bạc của Trường Đại học Tổng hợp Paris, giáo sư Tôn Thất Tùng còn để lại 123 công trình khoa học, đặc biệt là một trong những nhà khoa học đầu tiên xây dựng phương pháp mổ gan mang tên ông.

Một số danh hiệu và giải thưởng của ông: Anh hùng Lao động, Huân chương Hồ Chí Minh [1992], Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Ba, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I [1996].

Từ năm 2000, Nhà nước Việt Nam đặt ra một giải thưởng về Y học mang tên ông: Giải thưởng Tôn Thất Tùng.

Hà Cường

GS Tôn Thất Tùng [1912 – 1982] là một bác sĩ phẫu thuật nổi danh trong lĩnh vực nghiên cứu về gan. Ông được biết đến là tác giả của "phương pháp cắt gan khô" hay còn được gọi là "phương pháp Tôn Thất Tùng". Hôm nay, 10/5, nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của ông, Google đã tôn vinh người bác sĩ tài giỏi bằng hình ảnh Doodle.

Google Doodle hôm nay [10/5] kỷ niệm 110 năm ngày sinh Giáo sư Tôn Thất Tùng. Ảnh: CMH

Tiểu sử GS Tôn Thất Tùng

Giáo sư Tôn Thất Tùng, sinh ngày 10/5/1912 tại Thanh Hóa và lớn lên ở Huế. Năm 1932, ông học tại trường Y-Dược, một thành viên của Đại học Đông Dương. Năm 1935, Tôn Thất Tùng được tuyển cùng 10 sinh viên khác làm ngoại trú tại Bệnh viện Phủ Doãn. Sau đó, ông là người duy nhất được nhận vào làm việc tại khoa ngoại của trường Y-Dược, tức là Bệnh viện Việt - Đức hiện nay.

GS Tôn Thất Tùng sáng tạo ra phương pháp Tôn Thất Tùng. Ảnh: Tôn Hiếu Anh

Qua học tập, quan sát, bác sĩ Tôn Thất Tùng đã phát hiện trong gan của một người bệnh có hàng chục con giun chui ở các đường mật. Với một dụng cụ thô sơ, chỉ bằng một con dao nạo, ông đã phẫu tích kỹ lưỡng cơ cấu của lá gan. Trong suốt thời gian từ 1935 đến năm 1939, ông phẫu tích trên 200 lá gan của các tử thi để nghiên cứu các mạch máu. Trên cơ sở đó, ông viết và bảo vệ thành công luận án tốt nghiệp bác sĩ y khoa với nhan đề "Cách phân chia mạch máu của gan". Với bản luận án này, ông được tặng Huy chương Bạc của Trường Đại học Tổng hợp Paris [Trường Đại học Y-Dược tại Hà Nội lúc bấy giờ là một bộ phận]. 

Vào những năm 1960, ông nghiên cứu thành công phương pháp "cắt gan có kế hoạch". Đây là một phương pháp hoàn toàn mới và hiện đại, khác hẳn với những phương pháp trước đây. Vì trước đó, do chưa có mô tả chính xác các mạch máu trong gan nên các nhà phẫu thuật Đức, Anh, Nga... đã cắt gan tổng cộng 87 trường hợp, nhưng tất cả đều là cắt gan không theo một quy phạm nào. Ông cho rằng làm như vậy thì thật nguy hiểm, vì cắt xong nếu không đúng mạch, bệnh nhân có thể chết do chảy máu hoặc do hoại tử gan. 

Năm 1958, GS Tôn Thất Tùng tiến hành thành công ca mổ tim đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1959, giáo sư phát triển khoa mổ sọ não và khoa ngoại nhi. Năm 1960, giáo sư là người đầu tiên đề xuất và áp dụng có kết quả xuất sắc việc mổ gan bằng phương pháp Việt Nam. Năm 1965, giáo sư triển khai thành công việc mổ tim bằng máy tim phổi nhân tạo ở nước ta.

Phương pháp Tôn Thất Tùng

GS Tôn Thất Tùng qua đời đột ngột qua đời do một cơn nhồi máu cơ tim năm 1982. Ngay sau khi nhận được tin, trong bức thư gửi đến Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, bác sĩ Jean-Michel Krivine, Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật Trung tâm Bệnh viện Émile Roux, Paris, viết: "Việc GS Tôn Thất Tùng qua đời làm cho tôi cũng như nhiều bạn bè của giáo sư choáng váng [...]. Không ai có thể thay thế GS Tôn Thất Tùng. Không một nhà phẫu thuật nào có tầm cỡ như giáo sư trong thế hệ hiện nay. Nhưng giáo sư vẫn sống với trường phái do ông sáng lập...".

GS Tôn Thất Tùng hướng dẫn học trò trong một giờ giảng giải phẫu. Nguồn ảnh: bacsinoitru

GS Tôn Thất Tùng vẫn sống vì ông là "người cha" của một phương pháp cắt gan mang tên: Phương pháp Tôn Thất Tùng. Đây là phương pháp được bắt nguồn từ những nghiên cứu cơ bản của ông trong những năm 1935-1939. Phương pháp này cho phép cắt gan chỉ mất 4-8 phút trong khi theo phương pháp kinh điển mang tên vị giáo sư người Pháp Lortat-Jacob thì phải mất 3-6 giờ. 

Giáo sư đã tham gia nhiều hội nghị khoa học quốc tế, được mời giảng bài ở nhiều trường đại học y khoa, được bầu làm viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Liên Xô, Hội quốc gia những nhà phẫu thuật Cộng hòa Dân chủ Đức, Viện Hàn lâm Phẫu thuật Paris và Hội những nhà phẫu thuật Lion [Pháp], Hội quốc gia những nhà phẫu thuật Angiêri. Năm 1977, giáo sư được Viện Hàn lâm Phẫu thuật Paris tặng Huy chương phẫu thuật quốc tế mang tên Lannelongue. Đây là phần thưởng cao quý dành cho những nhà phẫu thuật xuất sắc thế giới được trao định kỳ 5 năm một lần. Ông vinh dự và xứng đáng là một trong 12 người trên thế giới và là người duy nhất ở Việt Nam được tặng huy chương ấy.

Suốt cuộc đời mình, GS Tôn Thất Tùng gắn bó với bệnh viện, với các đồng nghiệp, các học trò và các bệnh nhân của mình. Làm việc không biết mệt mỏi cho đến tận cuối đời, ông đã để lại 123 công trình khoa học có giá trị. Với những công lao và cống hiến to lớn đối với đất nước, giáo sư Tôn Thất Tùng đã được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, hai lần Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương chiến sĩ hạng Nhất, Huân chương kháng chiến hạng Ba và được truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh. Năm 2002, nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh của giáo sư, Bộ Y tế đã thành lập hội đồng xét tặng giải thưởng mang tên ông - Giải thưởng Tôn Thất Tùng.

Video liên quan

Chủ Đề