Ví dụ cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện

Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện

Cho tôi hỏi thắc mắc về cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau: Mẹ tôi là giáo viên mầm non vào biên chế năm 1997 và đóng BHXH từ ngày 01/01/1995. Đến năm 20xx thì đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ năm đóng BHXH. Vì vậy mẹ tôi xin đóng BH tự nguyện thêm 5 năm nữu để đủ 20 năm đóng bảo hiểm. Đến năm 20xx mẹ tôi đã đủ năm đóng BHXH. Vậy cách tính lương hưu cho mẹ tôi là như thế nào?

Đối tượng tham gia BHXH Tự nguyện.

Theo quy định mọi công dân từ 15 tuổi trở lên không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc đều được tham gia BHXH tự nguyện, hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc dừng không tham gia, được đóng tiếp BHXH tự nguyện, thời gian tính được cộng nối kể cả khi có gián đoạn.

Được chọn một trong các phương thức đóng:

Đóng hàng tháng, 3 tháng một lần, 6 tháng một lần, 12 tháng một lần; đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm, được chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

Thời điểm đóng trong tháng nếu tham gia phương thức đóng 3 tháng/lần, trong 4 tháng đầu nếu đóng phương thức 6 tháng/lần, trong 7 tháng đầu nếu đóng phương thức 12 tháng/lần, nếu chậm đóng phải đóng bù cộng thêm lãi suất được công bố tại từng thời điểm, được thay đổi phương thức đóng.

Theo luật BHXH hiện tại quy định người không là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc có 20 năm đóng BHXH, khi nam 62, nữ 60 tuổi được hưởng lương hưu[theo lộ trình tăng tuổi như tham gia BHXH bắt buộc. Bộ Lao động TBXH đang trình hạ xuống 15 năm tiến tới chỉ 10năm].

Người lao động được đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần, và đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi nhưng chưa đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Những trường hợp người tham gia BHXH đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng BHXH trên 10 năm, nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng BHXH tự nguyện một lần cho những năm còn thiếu và được áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liềnkềvới năm đóng.để hưởng lương hưu theo quy định. Thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu.

Mức đóng hằng thángbằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấpnhấtbằngmứcchuẩnhộnghèocủakhuvựcnôngthôntheoquyđịnh

Căn cứ Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 từ năm 2022 thấp nhất là:

1.500.000 đồng ; và cao nhất bằng 20 lầnmứclương cơ sở tại thời điểm đóng.

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện: Chi tiết cách tính và phương thức đóng

Lượt xem: 44120 Cỡ chữ

Trong những năm gần đây số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội [BHXH] tự nguyện không ngừng tăng lên. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng được đặc biệt quan tâm.

Mức đóng BHXH tự nguyện mới nhất năm 2021.

Tin cùng chuyên mục

  • Tại sao người rút BHXH 1 lần vào đầu năm không có tiền trượt giá?
  • Có được lãnh luôn tiền trượt giá khi rút BHXH 1 lần?
  • Tiền trượt giá BHXH là gì? Ai được nhận tiền trượt giá?
  • Hướng dẫn cách nhận tiền bảo hiểm xã hội 1 lần nhanh
  • Phần mềm bảo hiểm xã hội điện tử uy tín

Tin cùng chuyên mục

  • Tại sao người rút BHXH 1 lần vào đầu năm không có tiền trượt giá?
  • Có được lãnh luôn tiền trượt giá khi rút BHXH 1 lần?
  • Tiền trượt giá BHXH là gì? Ai được nhận tiền trượt giá?
  • Sổ bảo hiểm xã hội: 10 điều người lao động cần biết
  • Đi làm sớm sau thai sản: Cần biết rõ 4 điều này

Cách tính lương hưu khi tham gia BHXH tự nguyện

Hotline: 1900 5454 81

👉 Gặp trực tiếp Chuyên viên tư vấn: m.me/vnpost.vn

Fanpage: Vietnam Post - Bưu điện Việt Nam

Câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1. Tôi đang tham gia đóng BHXH tự nguyện, nhưng sau đó lại không đủ điều kiện về kinh tế, như vậy tôi dừng đóng có được không? Một thời gian sau tôi lại có đủ điều kiện về kinh tế, lại muốn đóng BHXH tự nguyện thì có được đóng tiếp hay phải đóng lại từ đầu?
Trả lời:
Khi đang tham gia BHXH tự nguyện mà không thể tiếp tục đóng, thời gian đóng BHXH của anh/chị sẽ được bảo lưu. Khi anh chị có điều kiện tham gia lại, anh/chị phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội, thời gian đóng sẽ được cộng nối tiếp thời gian đóng trước đó.

Trường hợp anh/chị có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó thì số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng. Đóng BHXH tự nguyện rất linh động về thời gian đóng và mức tiền đóng.

Câu hỏi 2: Trước đây tôi đi làm ở Công ty được đóng BHXH ở mức thu nhập là 3 triệu đồng. Năm ngoái tôi chấm dứt HĐLĐ và đã chốt sổ, nay tôi muốn tham gia BHXH tự nguyện thì đóng tiền ở mức nào? Thời gian đóng BHXH bắt buộc trước đây có được tính để hưởng các chế độ không?
Trả lời:
Khi tham gia BHXH tự nguyện, anh/chị có quyền lựa chọn mức đóng phù hợp với khả năng tài chính của mình và có thể thay đổi mức đóng [tăng hoặc giảm] khi đến kỳ đóng phí.
Thời gian đóng BHXH bắt buộc trước đây sẽ được cộng nối với thời gian đóng BHXH tự nguyện để tính hưởng các chế độ cho người tham gia.

Câu hỏi 3. Tôi đang tham gia BHXH tự nguyện đóng theo phương thức 1 năm, tuy nhiên sau 4 tháng, tôi kiếm được việc làm và thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc, vậy những tháng tôi đã đóng trước sẽ được cộng gộp vào hay giải quyết ra sao ?
Trả lời:
Thời gian tham gia BHXH tự nguyện của anh/chị ở đây được tính là 4 tháng sẽ được cộng dồn vào thời gian tham gia BHXH bắt buộc. Đối với khoản tiền của 8 tháng đã đóng trước, anh/chị liên hệ với đại lý thu nơi đang tham gia BHXH tự nguyện để được hỗ trợ làm thủ tục hoàn trả số tiền BHXH tự nguyện đã đóng kể từ thời điểm anh chị tham gia BHXH bắt buộc.

Câu hỏi 4. Bình thường tôi ra UBND phường xã đóng BHXH tự nguyện, bây giờ tôi ra Bưu điện đóng tiếp có được không ?
Trả lời:
Cơ quan Bưu điện là đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT cho cơ quan BHXH. Vì vậy anh/chị hoàn toàn có thể tới các điểm thu BHXH của Bưu điện để tiếp tục đóng và tham gia BHXH tự nguyện.

Câu hỏi 5. Bây giờ tôi thuộc hộ cận nghèo thì được ưu đãi về mức đóng, năm sau nếu tôi ko còn thuộc hộ cận nghèo, tôi có được ưu đãi nữa không?
Trả lời:
Từ 01/01/2022, người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm [%] trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn [hiện tại là 1.500.000đ], cụ thể:
- Người tham gia thuộc hộ nghèo: tỷ lệ hỗ trợ là 30%;
- Người tham gia thuộc hộ cận nghèo: tỷ lệ hỗ trợ là 25%;
- Các đối tượng khác: tỷ lệ hỗ trợ là 10%.
Như vậy, hiện tại anh chị được hưởng mức hỗ trợ là 25% tính trên mức chuẩn hộ cận nghèo khu vực nông thôn [tương đương 82.500 đồng/người/tháng], sang năm sau khi anh chị không còn thuộc hộ cận nghèo nữa mức hỗ trợ anh chị được hưởng là 10% tính trên mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn [tương đương 33.000 đồng/người/tháng]. Nếu có thể, anh/chị nên đóng luôn một lần cho vài năm [tối đa là 5 năm] để được hưởng mức hỗ trợ dành cho hộ cận nghèo, như vậy, anh/chị không phải đóng bù nếu năm sau không còn thuộc diện hộ cận nghèo nữa.

Câu hỏi 6. Tôi có thể đóng BHXH tự nguyện trước cho nhiều năm có được không ?

Trả lời:
Anh/chị có thể đóng BHXH tự nguyện một lần cho nhiều năm về sau nhưng tối đa không quá 5 năm. Đặc biệt, khoản tiền đóng trước của anh chị sẽ được hưởng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXN Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

Câu hỏi 7. Tôi đã đến tuổi nghỉ hưu và đã đóng BHXH được 15 năm, tôi có thể tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện để được hưởng lương hưu hay không?
Trả lời:
Anh/chị có thể tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện để được hưởng lương hưu. Trường hợp anh/chị đã đến tuổi nghỉ hưu [nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi] nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH thì anh/chị có thể lựa chọn phương thức đóng 1 lần cho 05 năm còn thiếu để đủ năm đóng BHXH và hưởng lương hưu theo quy định. Thời điểm anh/chị hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu, đồng thời anh/chị sẽ được cấp thẻ BHYT trọn đời để đi khám chữa bệnh.

Câu hỏi 8: Tôi tham gia đóng BHXH bắt buộc được 03 năm, sau đó dừng đóng một thời gian, bây giờ tôi tham gia đóng BHXH tự nguyện và muốn đóng bù cho những năm dừng đóng đó thì có được không?
Trả lời:
Anh/chị có thể đóng bù cho thời gian dừng đóng trước đó. Anh/chị phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội. Số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

Câu hỏi 9: Tôi năm nay 45 tuổi [nữ giới], có được tham gia BHXH tự nguyện không? Đóng đến khi nào thì được hưởng lương hưu? Mức đóng? Mức hưởng?
Trả lời:
Theo quy định hiện hành, nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH thì đủ điều kiện hưởng lương hưu, nếu đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH thì người tham gia có thể đóng một lần cho những năm còn thiếu để được hưởng lương hưu. Trường hợp của chị, sẽ đóng BHXH từ nay đến lúc 55 tuổi là được 10 năm, sau đó đóng nốt 10 năm còn thiếu là được hưởng lương hưu. Tuy nhiên, theo Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH, dự kiến thời gian đóng BHXH sẽ được rút ngắn xuống còn 15 năm, như vậy, đến năm 55 tuổi, chị chỉ phải đóng nốt 5 năm còn thiếu là được hưởng lương hưu.

*Mức đóng: Giả sử chị tham gia từ tháng 1/2022, mức thu nhập lựa chọn là 1.500.000 đồng:
- Đóng từ tháng 01/2022 đến tháng 12/2031 [10 năm] theo phương thức đóng lựa chọn. Vì chị không thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo nên mức đóng hàng tháng là 297.000 đồng [được hỗ trợ 33.000 đồng, tương đương mức hỗ trợ 10%]. Như vậy, số tiền đóng 10 năm đầu sẽ là:
297.000 đồng x 10 năm x 12 tháng = 35.640.000 đồng.
- Tháng 1/2032, chị sẽ đóng 1 lần cho 10 năm còn thiếu để đảm bảo đủ 20 năm đóng. Giả sử mức lãi suất quỹ đầu tư BHXH được công bố tại thời điểm đó là 6%/năm, như vậy số tiền chị phải đóng sẽ là: 22.827.246 đồng.
- Vậy tổng số tiền phải đóng: 35.640.000đ + 22.827.246 đ = 58.467.246đ.
*Mức hưởng:
Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức thu nhập bình quân tháng.
- Tỷ lệ hưởng: Nữ đóng đủ 20 năm sẽ hưởng 55%
- Mức bình quân thu nhập tháng: Giả sử mức điều chỉnh thu nhập bình quân trong 20 năm đóng BHXH của chị là: 2,0835 [áp dụng theo mức điều chỉnh tiền lương từ năm 1998 đến năm 2017 theo quy định tại Thông tư 32/2017/TT-BLĐTBXH]. Mức bình quân thu nhập tháng đóng là: 1.500.000 x 2,0835 = 3,125,250 đồng
- Như vậy, tiền lương hưu hàng tháng là: 1.458.450 x 55% = 1.718.887 đ

*Ngoài ra, chị sẽ được hưởng thêm quyền lợi cấp thẻ Bảo hiểm y tế.

Câu hỏi 10: Năm nay tôi 30 tuổi [nữ giới], tham gia đóng BHXH tự nguyện đủ 20 năm, lúc đó 50 tuổi có được hưởng lương hưu luôn không?
Trả lời:
Theo quy định hiện hành, người tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu khi có đủ 20 năm đóng BHXH tự nguyện trở lên và tuổi đời hưởng lương hưu là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Trường hợp của chị đã đóng đủ 20 năm nhưng chưa đủ tuổi thì có thể chốt sổ chờ đến khi đủ 55 tuổi để được hưởng lương hưu, mức hưởng lương hưu là 55% tính trên mức thu nhập bình quân tháng.
Tuy nhiên, nếu chị mong muốn mức hưởng lương hưu cao hơn thì chị có thể tiếp tục đóng BHXH tự nguyện cho đến năm 55 tuổi, như vậy mức hưởng lương hưu của chị sẽ là 65% tính trên mức thu nhập bình quân tháng.

Câu hỏi 11. Giả sử Bà B tham gia BHXH tự nguyện từ tháng 10/2022 với mức thu nhập lựa chọn là 1.500.000đ. Bà B đã đóng đủ thời gian 5 năm, đến tháng 10/2027, bà B không may qua đời. Vậy thân nhân của bà B được hưởng quyền lợi gì ?
Trả lời:
Thân nhân của Bà B sẽ nhận được trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất 1 lần:
- Về trợ cấp mai táng: tương ứng với 10 tháng lương cơ sở:
Giả sử mức lương cơ sở sau 5 năm dự kiến tăng 4,5%/năm, tương đương tăng từ 1.390.000đ lên 1.700.000đ, như vậy:
Mức trợ cấp mai táng = 1.700.000 x 10 lần = 17.000.000 đồng.
- Về mức hưởng tuất 1 lần:
Bà B tham gia BHXH tự nguyện từ 01/2022, như vậy mức trợ cấp tuất một lần sẽ bằng:
Trợ cấp tuất 1 lần = “Mức bình quân thu nhập lựa chọn” x “Số năm đóng” x 2 tháng.
Giả sử mức điều chỉnh thu nhập bình quân trong 05 năm đóng BHXH của bà B là: 1,06 [áp dụng theo mức điều chỉnh thu nhập từ năm 2013 đến năm 2017 theo quy định tại Thông tư 32/2017/TT-BLĐTBXH].
Như vậy mức hưởng trợ cấp tuất 1 lần sẽ là:
1.500.000 x 1,06 x 5 năm x 2 tháng = 15.900.000 đồng.

Câu hỏi 12: Ông A tham gia BHXH tự nguyện từ tháng 10/2022, mức thu nhập lựa chọn là 1.500.000 đ, lựa chọn phương thức đóng 01 lần cho 05 năm về sau. Tháng 10/2023, ông A không may qua đời, vậy thân nhân của ông A có được hưởng tiền trợ cấp mai táng không?
Trả lời:
Trường hợp này, thân nhân của ông A chỉ được nhận tiền trợ cấp tuất 1 lần. Theo quy định hiện hành, người tham gia có thời gian đóng BHXH tự nguyện từ đủ 5 năm [60 tháng] trở lên hoặc có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên thì thân nhân mới được hưởng trợ cấp mai táng.
Vì vậy, thân nhân của ông A sẽ không được hưởng tiền trợ cấp mai táng do thời gian đóng BHXH tự nguyện của ông A mới chỉ có 13 tháng [chưa đủ 60 tháng], mặc dù ông A đã đóng đủ tiền cho 05 năm theo phương thức đóng 01 lần cho nhiều năm về sau. Số tiền 47 tháng ông A đóng trước sẽ được hoàn trả lại cho thân nhân của ông A.

Câu hỏi 13: Trường hợp đang hưởng lương hưu mà bị chết thì được thanh toán chế độ như thế nào?
Trả lời:
Đối với người đang hưởng lương hưu chết, thân nhân được hưởng tuất một lần tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng, nếu chết vào những tháng sau đó thì cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức tối thiểu bằng 03 tháng lương hưu.

Video liên quan

Chủ Đề