Ví dụ về lý thuyết lợi thế tuyệt đối

a) Các giả thiết:• Học thuyết lao động về giá trị:Chỉ có 1 yếu tố sản xuất duy nhất – lao động• Chi phí sản xuất là không đổi.• Thị trường cạnh tranh hoàn hảo• Lao động (yếu tố sản xuất) có thể tự do dichuyển trong khuôn khổ một quốc gia:• Yếu tố sản xuất không di chuyển giữa cácquốc gia • Tất cả các nguồn lực sản xuất được sửdụng hoàn toàn• Có 2 quốc gia tham gia thương mại quốctế và trao đổi 2 mặt hàng• Thương mại quốc tế hoàn toàn tự do:• Chi phí vận tải bằng 0.b) Phát biểu:Nếu mỗi quốc gia chuyên môn hóa sảnxuất và xuất khẩu sản phẩm mà họ có lợithế tuyệt đối và nhập khẩu sản phẩm màcác quốc gia khác có lợi thế tuyệt đối, thìtất cả các quốc gia đều có lợi. c) Công thức tổng quát:• a1 là năng suất lao động sản phẩm Atại quốc gia 1. phí lao động α1 = 1/a1)(Chi• b1 là năng suất lao động sản phẩm Btại quốc gia 1. phí lao động β1 = 1/b1)(Chi• a2 là năng suất lao động sản phẩm Atại quốc gia 2. phí lao động α2 = 1/a2)(Chi• b2 là năng suất lao động sản phẩm Btại quốc gia 2. phí lao động β2 = 1/b2)(Chi

• Nếu a1>a2 và b1β2)(Mỗi quốc gia có lợi thế tuyệt đối về mộtsản phẩm!!!):Cơ sở mậu dịch:Lý thuyết lợi thế tuyệt đối• QG 1 có lợi thế tuyệt đối về s/p A• QG 2 có lợi thế tuyệt đối về s/p BMô hình mậu dịch:• QG 1 xuất khẩu s/p A, nhập khẩu s/p B• QG 2 xuất khẩu s/p B, nhập khẩu s/p ATỷ lệ trao đổi:(Áp dụng tương tự lý thuyết lợi thế sosánh)

Ví dụ về lý thuyết lợi thế tuyệt đối

a:

Ưu điểm tuyệt đối là khá đơn giản để xác định trên lý thuyết, nhưng có thể rất khó để trêu chọc trong thực tế. Ngay cả với sự tồn tại của lợi thế tuyệt đối, ảnh hưởng của lợi thế so sánh và các yếu tố khác ảnh hưởng đến thương mại làm cho sự so sánh tuyệt đối giữa các quốc gia khó khăn.

Lợi thế tuyệt đối là khả năng của một quốc gia sản xuất ra một sản phẩm hay dịch vụ rẻ hơn quốc gia khác. Đây có thể là kết quả đầu vào, chẳng hạn như tài nguyên thiên nhiên, hoặc do mức chi phí hoặc năng suất lao động. Lợi thế tuyệt đối cũng có thể nảy sinh từ mức vốn khả dụng, chẳng hạn như nhà máy hoặc cơ sở hạ tầng. Ví dụ, Ấn Độ có lợi thế tuyệt đối trong việc vận hành các trung tâm dịch vụ so với Philippines vì ​​chi phí lao động thấp và lực lượng lao động dồi dào.

Tuy nhiên, khi nói đến thương mại, lợi thế tuyệt đối không quan trọng bằng lợi thế so sánh. Lợi thế so sánh có tính đến chi phí cơ hội của việc chuyên môn hóa trong một hoạt động khác. Nó có thể rẻ hơn ở Ấn Độ để vận hành các trung tâm dịch vụ so với Philippines, nhưng lợi ích tiềm năng từ các hoạt động khác, như dịch vụ công nghệ thông tin, có thể lớn hơn nhiều.

Thật vậy, Ấn Độ đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng to lớn trong ngành công nghiệp dịch vụ CNTT với doanh thu tăng gấp đôi từ năm 2010. Nó có lợi thế so sánh về chuyên môn về CNTT so với các quốc gia khác. Đây có thể là lý do tại sao Ấn Độ đóng góp cho dịch vụ trung tâm cuộc gọi đã giảm theo thời gian. Mặt khác, Philippines đã chứng kiến ​​sự bùng nổ của ngành công nghiệp trung tâm cuộc gọi vì nó có lợi thế so sánh liên quan đến khách hàng Mỹ.Tất nhiên, trong thế giới thực, chuyên môn hoá và thương mại không hoàn toàn đơn giản này. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết định thương mại bao gồm các rào cản như thuế và hạn ngạch, chi phí và lợi ích kinh tế của quy mô sản xuất, và sự kết hợp của hàng hoá và dịch vụ mà dân địa phương yêu cầu. Mặc dù một quốc gia có thể tận hưởng được lợi thế tuyệt đối và thậm chí là so sánh trong một hàng hoá hoặc dịch vụ cụ thể nhưng nó vẫn tạo ra những mặt hàng mà nó không nhất thiết có lợi thế.

(Last Updated On: 12/01/2022)

Lý thuyết lợi thế tuyệt đối gắn liền với tên tuổi của nhà kinh tế học Adam Smith. Ông là người đầu tiên đưa ra sự phân tích có hệ thống về nguồn gốc thương mại quốc tế. Adam Smith bắt đầu với giả thiết đơn giản là có hai quốc gia tự nguyện tham gia thương mại với nhau và cả hai quốc gia đều có lợi ích từ việc tham gia thương mại. Ông cũng giải thích lợi ích có thể được tạo ra từ thương mại và nguồn gốc lợi ích từ thương mại.

Nội dung lý thuyết lợi thế tuyệt đối

Theo Adam Smith, thương mại giữa hai quốc gia được hình thành dựa trên lợi thế tuyệt đối. Khi một quốc gia có hiệu quả hơn (gọi là có lợi thế tuyệt đối) trong việc sản xuất một mặt hàng nhưng lại ít hiệu quả hơn (gọi là bất lợi thế tuyệt đối) so với quốc gia khác trong việc sản xuất mặt hàng còn lại, thì hai quốc gia sẽ có lợi khi mỗi quốc gia chuyên môn hóa việc sản xuất mặt hàng mà họ có lợi thế tuyệt đối và trao đổi một phần sản lượng của mặt hàng đó với mặt hàng họ không có lợi thế tuyệt đối được sản xuất bởi quốc gia kia.

Thông qua quá trình này, các nguồn lực sẽ được sử dụng một cách hiệu quả nhất và tổng sản lượng hai loại hàng hóa của cả hai quốc gia sẽ tăng lên. Sự tăng lên về sản lượng đo lường sự gia tăng về lợi ích do chuyên môn hóa sản xuất tạo ra và được phân chia giữa hai quốc gia thông qua thương mại.

Ví dụ, do điều kiện thời tiết Canada sản xuất lúa mì hiệu quả nhưng lại bất lợi trong việc trồng chuối (nếu muốn trồng chuối, quốc gia này chỉ có thể trồng trong nhà kính). Ngược lại, Nicaragua có hiệu quả hơn so với Canada trong việc trồng chuối nhưng lại bất lợi trong việc sản xuất lúa mì. Vì vậy, Canada có lợi thế tuyệt đối so với Nicaragua trong sản xuất lúa mì và không có lợi thế tuyệt đối trong việc trồng chuối. Điều này xảy ra ngược lại so với Nicaragua.

Trong tình trạng này, cả hai quốc gia sẽ có lợi thông qua việc mỗi quốc gia chuyên môn hóa việc sản xuất hàng hóa mà họ có lợi thế tuyệt đối và trao đổi chúng với nhau. Canada sẽ chuyên môn hóa sản xuất lúa mì (chẳng hạn sản xuất nhiều hơn nhu cầu nội địa) và trao đổi chúng (phần sản xuất thừa ra) để lấy chuối của Nicaragua. Kết quả là cả chuối và lúa mì đều được sản xuất và tiêu thụ hết, Canada và Nicaragua cùng có lợi.

Ở khía cạnh này, một quốc gia sẽ hành xử giống như một cá nhân, nghĩa là họ sẽ không sản xuất tất cả các hàng hóa mà họ cần. Thay vào đó, họ chỉ sản xuất những hàng hóa mà họ có thể sản xuất hiệu quả nhất và trao đổi một phần của chúng lấy các hàng hóa khác mà họ cần. Bằng cách này, tổng sản lượng và lợi ích của các cá nhân sẽ được tối đa hóa.

Chính vì thế, trong khi các nhà trọng thương tin rằng một quốc gia chỉ có thể có lợi thế từ việc chi tiêu của các quốc gia khác và đề xuất chính phủ nên kiểm soát toàn bộ hoạt động của nền kinh tế thì Adam Smith (và các nhà kinh tế cổ điển khác theo trường phái của ông) lại tin rằng tất cả các quốc gia sẽ có lợi nếu thương mại tự do và đề xuất các chính phủ đi theo chủ nghĩa ít can thiệp vào nền kinh tế. Thương mại tự do sẽ làm cho các nguồn lực thế giới được sử dụng có hiệu quả nhất và tối đa hóa lợi ích của thế giới. Tuy nhiên đối với chính sách thương mại tự do cũng có một số ngoại lệ. Một trong những ngoại lệ đó là việc bảo hộ một số ngành công nghiệp quan trọng liên quan tới an ninh quốc gia.

Ngược lại với quan điểm này, ngày nay rất nhiều quốc gia đang đưa ra những cản trở đối với việc tự do hóa thương mại quốc tế. Thực tế, các rào cản thương mại chỉ phù hợp ở khía cạnh lợi ích mỗi quốc gia đơn lẻ, đối với một số ngành công nghiệp mà lao động bị ảnh hưởng nhiều từ việc nhập khẩu, và chỉ có lợi cho thiểu số trong khi đa số (những người phải trả giá cao hơn cho hàng hóa nội địa) phải chi tiêu nhiều hơn.

Minh họa lý thuyết lợi thế tuyệt đối

Hãy xem xét một ví dụ cụ thể về lợi thế tuyệt đối (ví dụ này cũng sẽ được sử dụng để mô tả lợi thế so sánh ở phần sau).

Giả sử có hai quốc gia là Mỹ và Anh cùng sản xuất lúa mì và vải với năng suất như sau (Bảng 2.1).

Bảng 1: Ví dụ minh họa lợi thế tuyệt đối

Mặt hàng Mỹ Anh
Lúa mì (kg/người/giờ) 6 1
Vải (mét/người/giờ) 4 5

Từ Bảng 1 ta thấy, năng suất lao động trong sản xuất lúa mì của Mỹ gấp 6 lần của Anh nên Mỹ có thể sản xuất hiệu quả hay có lợi thế tuyệt đối so với Anh về sản xuất lúa mì.

Ngược lại, năng suất lao động trong sản xuất vải của Anh gấp 5/4 năng suất sản xuất vải của Mỹ nên Anh có lợi thế tuyệt đối so với Mỹ về sản xuất vải.

Theo Adam Smith, Mỹ sẽ chuyên môn hóa sản xuất lúa mì còn Anh sẽ chuyên môn hóa sản xuất vải và hai nước sẽ buôn bán lúa mỳ và vải với nhau.

Phân tích lợi ích của thương mại dựa trên lợi thế tuyệt đối

Khi không có thương mại, Mỹ phải đem 6 kg lúa mì để đổi lấy 4 mét vải (bằng tỷ lệ trao đổi trong nước của Mỹ) còn Anh phải đem đổi 5 mét vải lấy 1 kg lúa mì (tỷ lệ trao đổi trong nước của Anh).

Khi có sự chuyên môn hóa và thương mại, nếu 1 kg lúa mì đổi được 1 mét vải trên thị trường quốc tế thì Mỹ sẽ đem 6 kg lúa mì đổi lấy 6 mét vải. Như vậy Mỹ có lợi được 2 mét vải tương đương với việc tiết kiệm được 1/2 giờ lao động sản xuất vải so với trước khi có thương mại.

Anh muốn có 6 kg lúa mì phải mất 6 giờ lao động, nhưng nếu nước này chuyên môn hóa vào sản xuất vải, trong 6 giờ sản xuất được 30 mét vải (6 giờ x 5 mét vải = 30 mét vải), lấy 6 mét vải đổi lấy 6 kg lúa mì thì Anh có lợi 24 mét vải, hay tiết kiệm được 4,8 giờ lao động.

Như vậy, khi quốc gia này sản xuất một hàng hóa nào đó có hiệu quả hơn quốc gia kia nhưng lại kém hiệu quả hơn trong sản xuất hàng hóa khác thì hai quốc gia đó có thể thu được lợi ích thương mại bằng cách mỗi quốc gia chuyên môn hóa vào sản xuất và xuất khẩu hàng hóa mà họ có lợi thế tuyệt đối và nhập khẩu hàng hóa còn lại. Thông qua chuyên môn hóa, các nguồn lực của hai quốc gia đều được sử dụng có hiệu quả và sản lượng của cả hai loại hàng hóa đều tăng. Thương mại dựa trên lợi thế tuyệt đối đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia.

Với tỷ lệ trao đổi là 1 kg lúa mì đổi được 1 mét vải thì Anh được lợi nhiều hơn so với Mỹ khi tham gia thương mại, nhưng điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là cả hai quốc gia đều có lợi từ việc chuyên môn hóa sản xuất và tham gia thương mại.

a. Ưu điểm

Khắc phục được những hạn chế của chủ nghĩa trọng thương, lý thuyết lợi thế tuyệt đối đã đi đúng hướng khi vạch ra cơ sở khoa học để tạo ra giá trị là sản xuất chứ không phải là lưu thông. Theo lý thuyết lợi thế tuyệt đối, thương mại có lợi cho cả hai quốc gia. Điều này là đúng với thực tế hơn so với quan điểm của chủ nghĩa trọng thương. Bên cạnh đó, lý thuyết này đã lần đầu tiên đề cập đến chuyên môn hóa và chỉ ra được lợi ích của việc chuyên môn hóa.

b. Hạn chế

Lý thuyết lợi thế tuyệt đối chỉ có thể giải thích một phần nhỏ hoạt động thương mại thế giới ngày nay, ví dụ như hoạt động thương mại giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển. Trong khi đó, đa số hoạt động thương mại thế giới ngày nay, đặc biệt là hoạt động thương mại giữa các quốc gia phát triển với nhau thì không thể giải thích bằng lợi thế tuyệt đối. Hoạt động này chỉ có thể được giải thích bằng lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo.

Tóm lại, lợi thế tuyệt đối có thể được xem xét như một trường hợp đặc biệt của lợi thế so sánh.