Vì dụ về ngôn từ trong văn bản văn học

A. KIẾN THỨC CĂN BẢN

1.            Khái niệm nội dung của văn bản văn học-              Là phạm vi hiện thực được nhà văn nắm bắt, thể hiện trong tác phẩm.-              Nội dung của văn bản văn học thường bao gồm: đề tài, chủ đề, tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật.

2.            Khái niệm hình thức của văn bản văn học.

-              Là các phương tiện, cách thức, biện pháp,... thể hiện nội dung của tác phẩm.-              Hình thức thường bao gồm: ngôn từ, kết cấu và thể loại.

3.            Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức

-              Không thể tách biệt nội dung với hình thức hoặc ngược lại trong văn bản văn học. Nội dung bao giờ cũng là nội dung của một hình thức nào đó và hình thức thì bao giờ cũng là hình thức của một nội dung nhất định.-              Đây là mối quan hệ xuyên thấu, thống nhất hữu cơ với nhau.-              Trong nghiên cứu văn học chúng ta phải phân chia nội dung, hình thức:+ Để có thể thâm nhập sâu vào các lớp văn bản.+ Để hiểu dần mối quan hệ của nhà văn với hiện thực cuộc sống.+ Để tập trung nghiên cứu chuyên sâu về một phương diện nào đó của văn bản như nội dung tư tưởng, nhân vật hoặc ngôn từ của văn bản.

4.            Khái niệm đề tài

-              Là phạm vi đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, lí giải và tái hiện trong tác phẩm.-              Ví dụ: đề tài của truyện cổ tích Tấm Cám là xung đột giữa người tốt và người xấu.

5.            Khái niệm chủ đề

-              Chủ đề là vấn đề cơ bản được tác giả đưa ra trong tác phẩm.-              Chủ đề cho thấy đối tượng quan tâm chính và chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.-              Ví dụ: chủ đề của bài thơ Sông núi nước Nam là niềm tự hào và khẳng định chủ quyền của người Việt Nam với đất nước.

6.            Các loại chủ đề trong một tác phẩm

-              Thông thường trong tác phẩm người ta chia ra chủ đề chính và chủ đề phụ. Có thể có nhiều chủ đề chính và chủ đề phụ.Chủ đề chính là trọng tâm nhà văn hướng đến trong văn bản, thể hiện nội dung tư tưởng của văn bản.-              Chu dề phụ nhàm tô đám, bổ sung cho chú dề chính.-              Ví dụ: + Chủ đề chính trong Tắt đèn là sự mâu thuẫn giữa nông dân và bọn địa chủ cường hào.+ Chủ đề phụ có thể kể là: nỗi đau xót trong gia đình chị Đậu khi phải bán con; sự can dám, quyết liệt của chị Đậu,...-              Đối với những văn bản có qui mô nhỏ như thơ tuyệt cú. ca dao,... thì đề tài có thể trùng với chủ đề.

7.            Khái niệm tư tưởng của văn bản

-              Là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu.-              Là sự nhận thức, trao đổi và truyền đạt suy nghĩ của tác giả về cuộc đời.-              Tư tưởng bao giờ cũng là linh hồn của tác phẩm. Nó tác động đến mọi khía cạnh nội dung và hình thức của tác phẩm.-              Ví dụ: Trong Uy-lít-xơ trở về, tư tưởng của văn bản là ngợi ca lòng chung thủy, đề cao giá trị đạo đức, trí tuệ của con người.

8.            Thế nào là cảm hứng nghệ thuật?

-              Là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản, cảm hứng nghệ thuật quyết định đến sự hấp dẫn, sinh động của tác phẩm.-              Là trạng thái tâm hồn, cảm xúc được thể hiện nhuần nhuyễn với nội dung, sắc thái hình tượng, chi tiết,... trong tác phẩm.-              Qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc cảm nhận được tư tưởng, tình cảm được gửi ‘gắm trong tác phẩm.-              Ví dụ: Cảm hứng trong Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên là ca ngợi lòng dũng cảm của Tử Văn và phẫn nộ trước sự độc ác, dối trá của linh hồn tên tướng: giặc họ Thôi.

9. Khái niệm ngôn từ

-              Là yếu tố đầu tiên của văn bản văn học, không có ngôn từ ta không có căn cứ cụ thể để tìm hiểu văn bản.-              Ngôn từ hiện diện trong câu, trong hình ảnh, trong giọng điệu của văn bản.-              Ngêm từ trong tác phẩm bao giờ cũng mang đậm dấu ấn của tác giả.-              Ví dụ: Ngôn từ hiện đại, đầy cách tân trong thơ Xuân Diệu:+ Hơn một loài hoa đã rụng cành.+ Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá...Ngón từ mộc mạc, trữ tình, kể lể trong thơ Nguyễn Bính:Nhà nàng ở cạnh nhà tôiCách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn.+ Anh đi đó, anh về đâuCánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm.

10. Kết cấu là gì?

-              Là sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất hoàn chỉnh hướng đến một nội dung, ý nghĩa nào đó.-              Có nhiều kiểu kết cấu:+ Kết cấu hoành tráng sử thi.+ Kết cấu bất ngờ của truyện trinh thám.+ Kết cấu căng thẳng gay cấn, hồi hộp của kịch...-              Ví dụ: Nhằm tập trung khắc họa Chí Phèo là con người lưu manh tha hóa, khao khát được trở về sống cuộc đời lương thiện, Nam Cao mở đầu Chí Phèo bằng việc miêu tả Chí Phèo “vừa đi vừa chửi” rồi sau đó cho Chí Phèo gặp Thị Nở...

11.          Khái niệm thể loại văn học

-              Là những qui tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với nội dung văn bản mang chất thơ, chất tiểu thuyết và chất kịch.-              Thể loại thường được cải biến, đổi mới theo thời gian và tùy thuộc vào tài nghệ của từng tác giả. Chẳng hạn truyện ngắn sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn thì đơn giản về nghệ thuật hơn là Chí Phèo của Nam Cao.

12.          Các chức năng chủ yếu của văn học

-              Có bốn chức năng chính: chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mĩ và chức năng giao tiếp.

13.          Có thể có một tác phẩm nổi tiếng [Truyện Kiều chẳng hạn] mà không có sự hài hòa giữa nội dung và hình thức không? Vì sao?

-              Không có tác phẩm nổi tiếng nào mà không có sự hài hòa giữa nội dung và hình thức.-              Bởi lẽ sự thành công và hấp dẫn của bất kì một tác phẩm nào bao giờ cũng được đật trên cơ sở của sự cân đối, hài hòa thống nhất giữa nội dung và hình thức. Tuy nội dung mang tính quyết định nhưng nếu hình thức không lột tả được nội dung đó thì tác phẩm sẽ không khiến người đọc hứng thú để theo dõi câu chuyện hoặc cảm xúc của bài thơ...

14.          Mối quan hệ giữa cảm hứng và tư tưởng trong văn bản văn học

-              Đó là mối quan hệ khăng khít và biện chứng.-              Tư tưởng là gốc của cảm hứng. Cảm hứng bao giờ cũng được hình thành nên từ một cơ sở tư tưởng nhất định. Chẳng hạn dưới ánh sáng tư tưởng yêu thương người phụ nữ tài hoa gặp nhiều truân chuyên, trắc trở thì cảm hứng của Nguyễn Du trong Truyện Kiều sẽ là nỗi xót xa cho thân phận Thúy Kiều và nỗi phẫn nộ, lên án những thế lực gây nên nỗi đau khổ đó.

-              Nêu không có cảm hứng thỉ tư tưởng không thể nào được thể hiện một cách thuyết phục trong tác phẩm. Vì tư tưởng bao giờ cũng được gửi gắm qua hình tượng mà hình tượng có sống động có sức hấp dẫn không thì phải nhờ cảm hứng.


B. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI, BÀI TẬP

1.            So sánh hai đề tài của Tắt đèn và Bước đường cùng-              Đề tài của Tắt đèn hướng về nỗi khổ đau, đày đọa của người phụ nữ lao động trong xã hội thực dân nửa phong kiến về vấn đề sưu cao thuế nặng.-              Đề tài cứa Bước đường cùng viết về sự bần cùng hóa của người đàn ông lao động trong xã hội cữ vì nạn chiếm đoạt ruộng đất nông dàn của địa chủ và sự phản kháng manh động của họ.

2.            Phân tích tư tưởng bài thơ Mẹ và quà ở trang 130, SGK Ngữ văn 10, tập 2.

-              Nỗi vất vả nhọc nhằn của người mẹ khi chăm sóc giàn bầu, bí...

-              Nhà thơ ví mình như một loại quả người mẹ gieo trồng và ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng với sự kì vọng của mẹ.


 

1.1. Nội dung bài học

a. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học

  • Văn bản văn học là những văn bản đi sâu phản  ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng, thoả mãn nhu cầu của thẩm mỹ con người. Những chủ đề như tình yêu, hạnh phúc, băn khoăn đau khổ, khát vọng vươn tới Chân- Thiện- Mỹ,... thường trở đi trở lại với chiều sâu và sắc thái thẩm mỹ khác nhau.
    • Ví dụ 
      • Đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ".
        • Hiện thực: Người chinh phụ sống lẻ loi đợi chồng đi chinh chiến trở về.
        • Tâm trạng của người chinh phụ: Cô đơn, buồn tủi, xót xa khi phải lẻ loi đợi chồng đi chinh chiến trở về.
  • Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có tính hình tượng, tính thẩm mỹ cao và có nội dung nhất định.

​"Bây giờ Mận mới hỏi Đào,

Vườn Hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì Đào xin thưa

Vườn Hồng có lối nhưng chưa ai vào."

Ngôn từ: Đời thường nhưng có tính nghệ thuật [tính nghệ thuật].

Ý nghĩa: Không có ý nghĩa thực dụng mà gợi về tình yên nam nữ [nhờ hình tượng mận, đào]

→ Mang tính thẩm mỹ.

  • Văn bản văn học được xây dựng theo một phương thức riêng, nghĩa là mỗi tác phẩm đều phải thuộc về một thể loại nhất định và chịu sự chi phối của thể loại đó.
    • Ví dụ
      • ​Thơ thì có vần điệu, tiết tấu, niêm luật, khổ thơ, câu thơ...
      • Truyện thì có cốt truyện, nhân vật, kết cấu.

⇒ Tuy nhiên, văn bản văn học không chỉ là những biện pháp, kỉ xảo ngôn từ mà còn là một sáng tạo tinh thần của nhà văn.

b. Cấu trúc của văn bản văn học

Ngữ âm: Nhịp điệu, âm thanh được gợi bởi ngôn từ nghệ thuật.

                   Ví dụ:  [1]   Tài cao phận thấp chí khí uất,

                                      Giang hồ mê chơi quên quê hương. [Tản Đà]

                             [2]     Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan,

                                      Đường bạch dương sương trắng nắng tràn.

                                      Anh đi, nghe tiếng đàn xuân ấy,

                                      Ca ngàn năm: Ba Lan, Ba Lan,… [Tố Hữu]

                             [3]     Giật mình mình lại thương mình xót xa. [Nguyễn Du]

Ngữ nghĩa: Từ nghĩa tường minh đến nghĩa hàm ẩn, nghĩa đen đến nghĩa bóng.

                   Ví dụ 1: Con chó sói: Loài thú ăn thịt, hung dữ, độc ác → Lòng lang dạ sói – để chỉ loại người bản chất nham hiểm, độc ác cần phải đề phòng.

                   Ví dụ 2: Từ ngôi sao nghĩa là “tỏa sáng”, chúng ta có ngôi sao điện ảnh, ngôi sao ca nhạc…với hàm nghĩa khen ngợi, ngưỡng mộ.

                   Ví dụ 3: Mùa xuân: Cây cối đâm chồi nảy lộc, tiết trời ấm áp ôn hòa, là mùa đẹp nhất trong năm → Tuổi xuân: là tuổi đẹp nhất của con người, tràn đầy sức sống, nhiệt huyết,…

                   Ví dụ 4: Con đỉa, dai như đỉa; mặt trời, mặt trời đi qua trên lăng,…

  • Trong tầng ngôn từ, cần chú ý:
    • Ngữ nghĩa của các từ ngữ trong văn bản là gì [nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn, nghĩa đen, nghĩa bóng].
    • Ngữ âm của các từ có gì đặc biệt, trầm - bổng, êm dịu - trúc trắc, nó gợi lên âm thanh gì [tính nhạc]
  • Tầng ngôn từ là bước đầu tiên cần vượt qua để khám phá chiều sâu của văn bản.

Tầng hình tượng

  • Hình tượng văn học là mọi hình ảnh đời sống được nhà văn đưa vào tác phẩm bằng ngôn từ nghệ thuật – mang thông điệp.
  • Hình tượng văn học có thể là hình ảnh thiên nhiên, tự nhiên, sự vật, con người: hoa sen, cây tùng, những chiếc ô tô [Bài thơ về tiểu đội xe…]; anh thanh niên [lặng lẽ Sa Pa].
  • Hình tượng văn học do tác giả sáng tạo ra, không hoàn toàn giống như sự thật của cuộc đời, nhằm gửi gắm ý tình sâu kín của mình với người đọc, với cuộc đời.
  • Từ tầng hình tượng có thể suy ra tầng hàm nghĩa.

Ví dụ 1: Hình tượng hoa sen trong bài ca dao trong mục 2.

→ Hoa sen thơm ngát, tươi đẹp giữa chốn bùn lầy trở thành hình tượng ngợi ca phẩm chất cao quý của con người.

Ví dụ 2:

"Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non".

→ Con cò trở thành một hình tượng nghệ thuật để chỉ sự tần tảo, vất vả, hi sinh, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam.             

Tầng hàm nghĩa

  • Tầng hàm nghĩa là phần nghĩa bên trong, ẩn kín trong văn bản mà người ta phải đọc kỹ, phải suy nghĩ mới hiểu được điều nhà văn muốn nói.
  • Tầng hàm nghĩa có thể là những tâm sự, những thể nghiệm cuộc sống, quan niệm đạo đức xã hội, những ước mơ hoài bão,...
  • Để tìm hiểu tầng hàm nghĩa cần tìm hiểu các lớp đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo,...

c. Từ văn bản đến tác phẩm văn học

  • Nhà văn sáng tác ra tác phẩm văn học, nếu chưa được độc giả tìm hiểu thì chưa thể có tác động đến xã hội. Phải thông qua việc đọc tác phẩm thì những sự việc, những hình ảnh, chi tiết, tư tưởng, khát vọng,... mới tác động đến độc giả, đến xã hội.
  • Người đọc càng trải nghiệm sâu sắc cuộc sống càng hiểu thấu đáo quy luật nghệ thuật, nội dung tác phẩm càng hiện lên đầy đủ, sâu sắc, phong phú trong tâm trí và như vậy tác phẩm lại càng có tác động đối với con người, với cuộc đời.

Video liên quan

Chủ Đề