Ví dụ về nguyên âm trong tiếng Việt

Nguyên âm trong tiếng Việt là điều không thể bỏ qua nếu muốn tìm hiểu và học về Tiếng Việt. Đây là khái niệm cơ bản mà bất cứ ai khi học Tiếng Việt cũng cần phải biết. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn đọc thắc mắc nguyên âm Tiếng Việt là gì cũng như số lượng và phân loại các nguyên âm đôi trong Tiếng Việt.

Ví dụ về nguyên âm trong tiếng Việt
Thế nào là nguyên âm tiếng Việt

Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về những nguyên âm trong tiếng Việt và cách phân loại chúng, bạn có biết gì về hệ thống âm vị trong tiếng Việt của chúng ta hay không?

Hệ thống âm vị của Tiếng Việt hiện đại

Âm vị trong Tiếng Việt

Âm vị là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ dùng để cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ. Âm vị còn có thể được coi là một chùm hoặc một tổng thể đặc trưng các nét khu biệt được thể hiện đồng thời.

Có 2 loại âm vị đó là âm vị phụ âm và âm vị nguyên âm:

  • Tiếng Việt có 23 âm vị là phụ âm. Tương ứng với 23 âm vị phụ âm thì có 24 cách đọc (phát âm), và được ghi lại bằng 27 chữ viết. 27 chữ viết này được hình thành từ 19 chữ cái (con chữ).
  • Tiếng Việt có 16 âm vị là nguyên âm (trong đó có 13 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm đôi) và 2 âm vị là bán nguyên âm. Trong 16 âm vị nguyên âm và 2 âm vị bán nguyên âm trong tiếng Việt thì có 17 cách đọc (phát âm), và được ghi lại bằng 20 chữ viết. 20 chữ viết này được hình thành từ 12 chữ cái (con chữ).

Hệ thống âm đầu

Tại vị trí thứ nhất trong âm tiết, âm đầu có chức năng mở đầu âm tiết. Những âm tiết mà chính tả không ghi âm đầu như an, ấm, êm… được mở đầu bằng động tác khép kín khe thanh, sau đó mở ra đột ngột, gây nên một tiếng bật.

Ví dụ về nguyên âm trong tiếng Việt
Nguyên âm tiếng Việt là một phần của âm vị tiếng Việt

Như vậy, âm tiết trong tiếng Việt luôn luôn có mặt âm đầu (phụ âm đầu). Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, bao gồm: b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h, ʔ

Hệ thống âm đệm

Âm đệm là yếu tố đứng ở vị trí thứ hai, sau âm đầu. Nó tạo nên sự đối lập tròn môi (voan) và không tròn môi (van). Trong tiếng Việt, âm đệm được miêu tả gồm âm vị bán nguyên âm /u/và âm vị ” zero ” (âm vị trống). Âm đệm ” zero ” có thể tồn tại cùng tất cả các âm đầu, không có ngoại lệ.

Đó là quy luật chung của tiếng Việt: các âm có cấu âm như nhau hoặc gần nhau không được phân bố cùng nhau. Trên chữ viết, âm đệm ” zero ” thể hiện bằng sự vắng mặt của chữ viết, âm đệm /u/ thể hiện bằng chữ ” u ” và ” o “Âm đệm /w/ có chức năng làm trầm hoá âm sắc của âm tiết.

Hệ thống âm chính

Âm chính đứng ở vị trí thứ ba trong âm tiết, là hạt nhân, là đỉnh của âm tiết, nó mang âm sắc chủ yếu của âm tiết. Âm chính do nguyên âm trong tiếng Việt đảm nhiệm. Nguyên âm của tiếng Việt chỉ có chức năng làm âm chính và nó không bao giờ vắng mặt trong âm tiết.

Ví dụ về nguyên âm trong tiếng Việt
Hệ thống nguyên âm phụ âm tiếng Việt

Vì mang âm sắc chủ yếu của âm tiết nên âm chính là âm mang thanh điệu. Tiếng Việt có 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi làm âm chính: i, e, ε, ɤ, ɤˇ, a, ɯ, ă, u, o, ɔ, ɔˇ, εˇ, ie, ɯɤ, uo.

Hệ thống âm cuối

Âm cuối có vị trí cuối cùng của âm tiết, nó có chức năng kết thúc một âm tiết. Do vậy khi có mặt của âm cuối thì âm tiết không có khả năng kết hợp thêm với âm (âm vị) nào khác ở phần sau của nó. Ví dụ: trong ” cúi ” , thì ” i ” là âm cuối kết thúc âm tiết nên sau nó không thêm gì cho âm tiết lại.

Ngoài âm cuối /rezo/, tiếng Việt còn có 8 âm cuối có nội dung tích cực, trong đó có 6 phụ âm /m, n, ŋ, p, t, k/ và hai bán nguyên âm tiếng Việt /-w, -j/.

Hệ thống thanh điệu

Tiếng Việt có 6 thanh điệu: Bằng, hỏi, ngã, nặng, sắc, huyền.

Nguyên âm trong Tiếng Việt

Khái niệm nguyên âm

Nguyên âm tiếng Việt là những dao động của thanh quản hay những âm mà khi ta phát ra luồng khí từ thanh quản lên môi không bị cản trở. Nguyên âm có thể tự đứng riêng biệt hoặc có thể đứng trước hoặc sau các phụ âm để tạo thành tiếng trong lời nói.

Ví dụ về nguyên âm trong tiếng Việt
Hệ thống nguyên âm trong Tiếng Việt

Số lượng và phân loại nguyên âm đôi trong tiếng Việt

  • Về mặt chữ viết có 12 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.
  • Về mặt ngữ âm có 11 nguyên âm đơn: A, Ă, Â, E, Ê, I/Y, O, Ô, Ơ, U, Ư.
  • Ngoài các nguyên âm đơn, trong tiếng Việt còn có: 32 nguyên âm đôi, còn gọi là trùng nhị âm (AI, AO, AU, ÂU, AY, ÂY, EO, ÊU, IA, IÊ/YÊ, IU, OA, OĂ, OE, OI, ÔI, ƠI, OO, ÔÔ, UA, UĂ, UÂ, ƯA, UÊ, UI, ƯI,UO, UÔ, UƠ, ƯƠ, ƯU, UY) và 13 nguyên âm ba hay trùng tam âm (IÊU/YÊU, OAI, OAO, OAY, OEO, UAO, UÂY, UÔI, ƯƠI, ƯƠU, UYA, UYÊ, UYU).

Có 12 nguyên âm: Ă, Â, IÊ, OĂ, OO, ÔÔ, UÂ, UĂ, UÔ, ƯƠ, UYÊ, YÊ bắt buộc phải thêm phần âm cuối được chia theo quy tắc đối lập bổ sung như sau:

Ví dụ về nguyên âm trong tiếng Việt
Quy tắc bổ sung của nguyên âm tiếng Việt
  • Bắt buộc thêm nguyên âm cuối, hoặc phụ âm cuối: Â, IÊ, UÂ, UÔ, ƯƠ, YÊ.
  • Bắt buộc thêm phụ âm cuối: Ă, OĂ, OO, ÔÔ, UĂ, UYÊ.
  • Có 4 nguyên âm ghép có thể đứng tự do một mình hoặc thêm âm đầu, cuối, hoặc cả đầu lẫn cuối: OA, OE, UÊ, UY.

Như vậy, chỉ có 29 nguyên âm ghép không thêm được phần âm cuối là: AI, AO, AU, ÂU, AY, ÂY, EO, ÊU, IA, IÊU/YÊU, IU, OI, ÔI, ƠI, OAI, OAO, OAY, OEO, ƯA, UI, ƯI, ƯU, UƠ, UAI, UÂY, UÔI, ƯƠI, ƯƠU, UYA và UYU. Trong phát âm và viết thành chữ Quốc ngữ thì việc lên xuống, kéo dài âm từ để biểu hiện từ tượng thanh, tượng hình và lớn, nhỏ… luôn là việc cần thiết.

Có mối liên hệ phức tạp giữa nguyên âm trong tiếng Việt và cách phát âm của chúng. Một nguyên âm có thể biểu thị cho vài cách phát âm khác nhau, tùy theo nó nằm trong nguyên âm đơn, đôi hay ba, và nhiều khi các cách viết nguyên âm khác nhau tượng trưng cho cùng một cách phát âm.

Qua bài viết hôm nay, Tiengvietonline.com.vn hy vọng đã có thể giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về khái niệm, phân loại và số lượng của nguyên âm trong Tiếng Việt. Hy vọng những thông tin này sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích giúp bạn hiểu và yêu Tiếng Việt. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của Tiengvietonline.com.vn  nhé!

Cách phân biệt nguyên âm và phụ âm

VnDoc sưu tầm, tổng hợp gửi đến các bậc phụ huynh cùng các thầy cô tham khảo tài liệu tổng hợp về nguyên âm và phụ âm trong Tiếng Việt. Mời các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo tải về bản chi tiết đầy đủ để có thể tìm hiểu kỹ lưỡng và dạy cho các bé lớp 1.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 1, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 1 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 1. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

1. Khái niệm về Nguyên âmvà Phụ âm:

Nguyên âm là những dao động của thanh quản hay những âm mà khi ta phát ra luồng khí từ thanh quản lên môi không bị cản trở. Nguyên âm có thể tự đứng riêng biệt hoặc có thể đứng trước hoặc sau các phụ âm để tạo thành tiếng trong lời nói.

Phụ âm là âm phát từ thanh quản qua miệng hay những âm khi phát ra, luồng khí từ thanh quản lên môi bị cản trở, bị tắc ví dụ như lưỡi va chạm môi, răng, 2 môi va chạm… nhau trong quá trình phat âm. Phụ âm chỉ phát ra thành tiếng trong lời nói chỉ khi phối hợp với nguyên âm.

2. Bảng chữ cái Tiếng Việtvà những lưu ý

Chữ viết là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ dạng văn bản, là sự miêu tả lại ngôn ngữ thông qua các ký hiệu hoặc biểu tượng. Chữ viết trong mỗi ngôn ngữ được cấu thành từ bảng chữ cái đặc trưng của ngôn ngữ đó. Đối với mỗi người học ngoại ngữ thì việc làm quen với bảng chữ cái sử dụng cho ngôn ngữ đó là việc đầu tiên hết sức quan trọng. Tiếng Việt cũng vậy, nhưng thực tế là nhiều người nước ngoài có thể nói tiếng Việt nhưng không biết gọi tên các con chữ trong bảng chữ cái Tiếng Việt. Khi cần sử dụng, họ lấy cách phát âm bảng chữ cái Tiếng Anh để thay thế. Do đó, nhất thiết phải giới thiệu bảng chữ cái Tiếng Việt cho người học trong những buổi học đầu tiên. Nhưng lưu ý: người học không cần quá nặng nề về việc nhớ “tên” của các chữ cái, điều đó sẽ gây áp lực, đặc biệt đối với những học viên khó khăn trong việc tiếp thu hoặc những học viên không cùng sử dụng bảng chữ cái Latinh. Và cũng lưu ý đối với giáo viên là phải thống nhất một cách đọc bảng chữ cái, tốt nhất là đọc theo âm khi ghép vần (a, bờ, cờ thay vì a, bê, xê…)

Bảng chữ cái Tiếng Việt có 29 chữ cái (đây là con số không quá nhiều để nhớ đối với mỗi học viên trong bài đầu tiên tiếp cận Tiếng Việt), mỗi chữ cái đều có hai hình thức viết hoặc in lớn và nhỏ. Kiểu viết hoặc in lớn gọi là "chữ hoa", "chữ in hoa", "chữ viết hoa". Kiểu viết hoặc in nhỏ gọi là "chữ thường", "chữ in thường", "chữ viết thường”, được sắp xếp theo thứ tự như sau:

Chữ (viết hoa & viết thường)

Tên chữ

Đọc theo âm

A a

a

a

Ă ă

á

á

 â

B b

bờ

C c

cờ

D d

dờ

Đ đ

đê

đờ

E e

e

e

Ê ê

ê

ê

G g

giê

gờ

H h

hát

hờ

I i

i

i

K k

ca

cờ

L l

e-lờ

lờ

M m

em mờ/e-mờ

mờ

N n

en nờ/e-nờ

nờ

O o

o

o

Ô ô

ô

ô

Ơ ơ

ơ

ơ

P p

pờ

Q q

cu/quy

quờ

R r

e-rờ

rờ

S s

ét-xì

sờ

T t

tờ

U u

u

u

Ư ư

ư

ư

V v

vờ

X x

ích xì

xờ

Y y

i dài

i

...........

Còn tiếp

Các bé học sinh mới bước vào lớp 1 sẽ gặp khó khăn trong việc là quen với bảng âm vần tiếng Việt cũng như bảng âm tiết. VnDoc hiểu được điều này và đã tổng hợp mẫu bảng và cách đánh vần tiếng việt lớp 1 mới nhất để các phụ huynh tham khảo.

  • Cách đánh vần Tiếng Việt
  • Bài tập rèn luyện kĩ năng viết chính tả lớp 1
  • 28 bài đọc và cách đánh vần cho học sinh chuẩn bị vào lớp 1
  • Bài tập đánh vần cho học sinh vào lớp 1

Ngoài Tổng hợp về nguyên âm và phụ âm trong Tiếng Việttrên, các bạn có thể tham khảo các tài liệu khác của tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 để củng cố và nắm chắc kiến thức, đào sâu các dạng bài, giúp các em tự tin bước vào các kỳ thi quan trọng. Các em học sinh lớp 1 còn có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 1 hay đề thi học kì 2 lớp 1 mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Tin Học lớp 1, Tiếng Việt lớp 1, Tiếng Anh lớp 1, Toán lớp 1 hơn.