Ví dụ về tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

Ở Việt Nam, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ đường hướng hoạt động và những nguyên tắc chặt chẽ trong việc tham gia tiến trình này. Chúng ta hội nhập quốc tế nhằm củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước nhanh, bền vững, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế và uy tín quốc tế, góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Vì thế, hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Mọi cơ chế, chính sách phải phát huy tính chủ động, tích cực, khả năng sáng tạo của tất cả các tổ chức, cá nhân, khai thác hiệu quả sức mạnh của toàn xã hội.
Tại huyện Đakrông, xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá văn hóa, tiềm năng phát triển về kinh tế du lịch của huyện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; đặc biệt thông qua Lễ hội A Riêu Ping xã A Bung năm 2017; Lễ hội A Riêu Ping xã A Ngo năm 2018; Lễ hội văn hóa, thể thao và Du lịch xã Đakrông năm 2018, Lễ hội Văn hóa Thể thao Du lịch truyền thống các dân tộc huyện Đakrông lần thứ 2 năm 2019 ,được tổ chức đã thu hút đông đảodukhách đến tham gia lễ hội.
Ngoài ra, hàng năm còn đưa các đoàn nghệ thuật của huyện đi tham gia Lễ hội văn hóa các tỉnh Miền trung tại Nghệ An năm 2015; Tham gia giao lưu văn hóa các dân tộc tại Sơn La năm 2017; thành lập đoàn tham gia Lễ hội văn hóa năm 2018 tại Quảng Nam vào ngày 24 - 26/8/2018; Tham gia Hội diễn nghệ thuật tại Thị xã Quảng Trị năm 2019 Đoàn nghệ thuật quần chúng của Huyện tham gia biểu diễn, giao lưu văn hóa, đâylàcơ hội để giao lưu, quảng bácác sản phẩm văn hóa, các giá trị văn hóa truyền thốngcủa địa phương đến bạn bè trongnước và quốc tế; đồng thời tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của các dân tộc; từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền, ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội.
Công tác thông tin đối ngoại hàng năm được tăng cường, góp phần thực hiện có hiệu quả đường lối, chính sách thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động thông tin đối ngoại, góp phần thúc đẩy các hoạt động giao lưu, quảng bá, hợp tác với các địa phương khác trong tỉnh, nâng cao và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, phục vụ tốt chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn huyện.
Thông qua thông tin đối ngoại để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, con người, văn hóa, những thành tựu, tiềm năng và lợi thế của huyện Đakrông; Tuyên truyền, quảng bá những nét văn hóa đặc sắc của huyện nhà với huyện Salavan, huyện Sa Muồi tỉnh Salavan (CHDCND Lào) nhân dịp có các đoàn cán bộ 02 huyện sang thăm và làm việc tại huyện bạn; với các tổ chức trên hành lang kinh tế Đông Tây; tuyên truyền quảng bá các lễ hội truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Vân Kiều - Pa Cô, các hoạt động văn hóa, du lịch,... tuyên truyền trên các kênh thông tin của Trung ương, tỉnh và địa phương, cổng thông tin điện tử của UBND huyện nhằm kêu gọi đầu tư các chương trình dự án.
Qua 05 năm thực hiện Chương trình hành động số 76-CTr/HU, ngày 06/01/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về xây dựng và phát triển con người một cách toàn diện, UBND huyện đã chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung theo định hướng, đạt được những kết quả nhất định, bước đầu cụ thể hóa các mục tiêu đã đề ra; thực hiện có hiệu quảChỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị vềĐẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minhgắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII), nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sốngtrong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Hiệu quả Quản lý nhà nước về văn hóa được nâng cao, đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóacó bước trưởng thành. Các hoạt động văn nghệ quần chúng ở cơ sở diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện luôn được quan tâm. Các thiết chế văn hóa được đầu tư và phát triển gắn với xây dựng nông thôn mới;văn hóa truyền thống được quan tâm giữ gìn. Ngày càng xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, tích cực lao động sản xuất để thoát nghèo, các phong tục tập quán lạc hậu từng bước được xóa bỏ, toàn dân tích cực và ủng hộ xây dựng thực hiện lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh.Môi trường văn hóa được cải thiện; Ngân sách đầu tư cho lĩnh vực văn hóa được nâng lên, các thiết chế văn hóa từng bước được hoàn thiện; trình độ dân trí, đời sống nhân dân không ngừng phát triển nên ý thức và nhu cầu vui chơi, giải trí, hưởng thụ các giá trị văn hóa ngày càng nâng cao, hướng cuộc sống tới các giá trị văn hóa truyền thống tích cực.