Ví dụ về tính tin cậy trong nghiên cứu khoa học


II. Độ tin cậy và độ giá trị

C


ác dữ liệu thu thập được thông qua việc kiểm tra kiến thức, đo kỹ năng và đo thái độ có thể không đáng tin về độ tin cậy và độ giá trị. Dữ liệu không đáng tin cậy không thể được sử dụng vào bất kỳ mục đích nào trong thực tế.

1. Độ tin cậy

Độ tin cậy là tính nhất quán, có sự thống nhất của các dữ liệu giữa các lần đo khác nhau và tính ổn định của dữ liệu thu thập được.

Ví dụ, khi bạn cân trọng lượng của mình trong 3 ngày liên tiếp và có các dữ liệu về cân nặng gồm 58 kg, 65 kg và 62 kg. Vì cân nặng của bạn khó có thể thay đổi trong khoảng thời gian ngắn như vậy, nên bạn sẽ nghi ngờ tính chính xác của chiếc cân đã sử dụng. Chúng ta có cơ sở nghi ngờ về sự không đáng tin cậy của chiếc cân, kết quả không có khả năng lặp lại, không ổn định và nhất quán giữa các lần đo khác nhau.

2. Độ giá trị

Độ giá trị là tính xác thực của dữ liệu thu được, các dữ liệu có giá trị là phản ánh sự trung thực nhận thức/thái độ/ hành vi được đo.

Ví dụ khi đo chiều cao bằng thước, bạn được các kết quả gần giống nhau là 1,60 m, 1,63 m và 1,65 m. Trong thực tế các số đo này tương đối thống nhất. Nhưng khi nhớ lại số đo của bạn cách đó 1 tháng là 1,55 m, bạn bắt đầu nghi ngờ chiều cao của mình tăng quá nhanh. Bạn biết mình sẽ cao lên nhưng không không thể cao nhanh như thế được. Các kết quả đo đã không phản ánh chính xác chiều cao của bạn. Cuối cùng bạn phát hiện ra thước đo bị gãy một đầu. Trong trường hợp này, các số đo đáng tin cậy nhưng không có giá trị. Các số đo tương đối thống nhất nhưng không phản ánh thực tế.

3. Mối quan hệ giữa độ tin cậy và độ giá trị

Các mối liên hệ quan trọng giữa độ tin cậy và độ giá trị là:


  1. Độ tin cậy và độ giá trị là chất lượng của dữ liệu, không phải là công cụ để thu thập dữ liệu
  2. Độ tin cậy và độ giá trị có liên hệ chặt chẽ với nhau.

Để hiểu rõ các mối liên hệ giữa độ tin cậy và độ giá trị, chúng ta sử dụng phép loại suy trong việc bắn súng.

Mục tiêu đặt ra là bắn đạn trúng vào hồng tâm. Do đó, xạ thủ nào đạt được mục tiêu này sẽ cho các kết quả đáng tin cậy và có giá trị (bia số 4).

Ví dụ về tính tin cậy trong nghiên cứu khoa học

Trong trường hợp hầu hết các viên đạn đều tập trung vào một điểm xa hồng tâm, có thể khẳng định rằng các kết quả đáng tin cậy nhưng không có giá trị (bia số 1). Dữ liệu tin cậy là dữ liệu có khả năng lặp lại và nhất quán giữa các lần đo. Trong trường hợp này, xạ thủ đã lặp lại việc bắn đạn vào cùng một điểm. Tuy nhiên, dữ liệu ở đây thiếu giá trị vì các điểm bắn nằm xa hồng tâm.

Bia số 2 và số 3 là các tình huống thường gặp phải khi thu thập dữ liệu trong nghiên cứu tác động. Các dữ liệu có độ tin cậy và có độ giá trị trong phạm vi hạn chế. Với bia số 2, mặc dù một số điểm bắn gần hồng tâm (có độ giá trị), nhưng các điểm bắn lại tản ra khắp bia bắn. Xạ thủ không thể lặp lại các lần bắn vào trúng hồng tâm. Do đó, các điểm bắn không đáng tin cậy. Đối với bia số 3, mặc dù một số điểm nằm trong bia bắn, nhưng có một số điểm nằm ngoài bia. Những điểm nằm trong bia lệch về nửa phía trên. Trong trường hợp này, dữ liệu vừa không đáng tin cậy vừa không có giá trị.

Đối với các dữ liệu thu thập được trong Nghiên cứu tác động, mục tiêu của người nghiên cứu là nâng cao cả độ tin cậy và độ giá trị của dữ liệu (bia số 4).

4. Kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu

G


iáo viên - người nghiên cứu có thể sử dụng một số cách để kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu:

- kiểm tra nhiều lần,

- sử dụng các dạng đề tương đương

- chia đôi dữ liệu




Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Ví dụ về tính tin cậy trong nghiên cứu khoa học
Ví dụ về tính tin cậy trong nghiên cứu khoa học
Ví dụ về tính tin cậy trong nghiên cứu khoa học
Ví dụ về tính tin cậy trong nghiên cứu khoa học
Ví dụ về tính tin cậy trong nghiên cứu khoa học
Ví dụ về tính tin cậy trong nghiên cứu khoa học
Ví dụ về tính tin cậy trong nghiên cứu khoa học
Ví dụ về tính tin cậy trong nghiên cứu khoa học


Page 2

Ví dụ về tính tin cậy trong nghiên cứu khoa học

trang15/26
Chuyển đổi dữ liệu31.05.2020
Kích4.89 Mb.
#113217

1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   26


Áp dụng công thức vào ví dụ ta có:


Ví dụ về tính tin cậy trong nghiên cứu khoa học


KT ngôn ngữ

KT trước

tác động



KT sau

tác động



Nhóm thực nghiệm (a)
76,3 24,9 27,6

Nhóm đối chứng (b)
75,5 24,8 25,2

Giá trị chênh lệch (c = a - b)
0,8 0,1 2,4

Giá trị p
0,56 0,95 0,05

Có ý nghĩa (p 0,05)

Không có

ý nghĩa


Không có

ý nghĩa


Ý nghĩa


Giá trị p trong phép kiểm chứng t-test cho thấy chênh lệch giá trị trung bình giữa các bài kiểm tra ngôn ngữ và bài kiểm tra trước tác động của hai nhóm lần lượt là 0,56 và 0,95. Điều này có nghĩa là chênh lệch này có khả năng xảy ra ngẫu nhiên cao. Do vậy, chúng ta coi chênh lệch này KHÔNG có ý nghĩa. Giá trị p của phép kiểm chứng t-test cho biết chênh lệch giữa giá trị trung bình của các bài kiểm tra sau tác động của hai nhóm là 0,05, có nghĩa là chênh lệch không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên. Chúng ta coi chênh lệch này là CÓ Ý NGHĨA.

Kết luận của nghiên cứu này là không có chênh lệch có ý nghĩa giữa kết quả bài kiểm tra ngôn ngữ và bài kiểm tra trước tác động của hai nhóm. Chênh lệch giữa kết quả hai bài kiểm tra sau tác động của hai nhóm là có ý nghĩa, nghiêng về nhóm thực nghiệm. Điều này cho thấy tác động đã mang lại kết quả, bài kiểm tra sau tác động có kết quả cao hơn bài kiểm tra trước tác động.


Các bước kiểm chứng ý nghĩa chênh lệch giá trị trung bình

của 2 nhóm (thực nghiệm và đối chứng)

(Sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập)

1. Tính giá trị trung bình của từng nhóm bằng công thức trong phần mềm Excel:

=Average (number1, number2, …)

2. Tính chênh lệch giá trị trung bình của 2 nhóm

(lấy điểm trung bình của nhóm TN trừ đi điểm trung bình của nhóm ĐC: (a –b))

3. Kiểm tra xem chênh lệch giá trị trung bình của 2 nhóm có khả năng xẩy ra ngẫu nhiên hay không.

Sử dụng công thức tính giá trị p (p là xác suất xẩy ra ngẫu nhiên) trong phép kiểm chứng T-test ở phần mềm Excel:

p=ttest(array 1,array 2,tail,type)



Đuôi

Dạng

1: Đuôi đơn (giả thuyết có định hướng): nhập số 1 vào công thức.

2: Đuôi đôi (giả thuyết không có định hướng): nhập số 2 vào công thức.



T- test độc lập:

- Biến đều (độ lệch chuẩn bằng nhau) nhập số 2 vào công thức

- Biến không đều: nhập số 3 vào công thức (lưu ý 90% các trường hợp là biến không đều, nhập số 3 vào công thức)

4. Đối chiếu kết quả giá trị p với bảng kiểm tra ý nghĩa của chênh lệch giá trị trung bình sau để rút ra kết luận:

Khi kết quả

Chênh lệch giữa giá trị trung bình của 2 nhóm

p ≤0,05 

p >0,05 



Có ý nghĩa (chênh lệch không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên)

KHÔNG có ý nghĩa (chênh lệch có khả năng xảy ra ngẫu nhiên)


5. Kết luận chênh lệch giá trị trung bình của 2 nhóm là có ý nghĩa hay không.

2. Phép kiểm chứng t-test phụ thuộc

T-test phụ thuộc (theo cặp) được sử dụng để kiểm chứng ý nghĩa của sự khác biệt giá trị trung bình của cùng một nhóm

Cùng ví dụ trên, cả nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng cùng làm một bài kiểm tra hai lần (Bài kiểm tra trước và sau tác động). Chênh lệch giá trị trung bình của bài kiểm tra trước tác động và sau tác động được tính như sau:


KT trước tác động (a)

KT sau tác động (b)

Giá trị chênh lệch (c=b-a)

Giá trị p

Có ý nghĩa

(p 0,05)



Nhóm

thực nghiệm


24,9 27,6 2,7 0,01 Có ý nghĩa

Nhóm

đối chứng


24,8 25,2 0,4 0,4 Không có ý nghĩa

Giống như phần trên, không thể đưa ra kết luận về chênh lệch giá trị trung bình 2,7 điểm của nhóm thực nghiệm trước khi thực hiện phép kiểm chứng t-test phụ thuộc. Phép kiểm chứng t-test phụ thuộc kiểm tra chênh lệch về giá trị trung bình của 2 bài kiểm tra trong cùng một nhóm có ý nghĩa hay không. Giá trị p bằng 0,01 của phép kiểm chứng t-test phụ thuộc cho thấy chênh lệch là có ý nghĩa và kết quả không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên.

Với nhóm đối chứng, kết quả phép kiểm chứng cho thấy chênh lệch giá trị trung bình 0,4 điểm là không có ý nghĩa. Điều này khẳng định thêm sự tiến bộ tích cực do tác động mang lại.



Các bước kiểm chứng ý nghĩa chênh lệch giá trị trung bình của 2 bài kiểm tra trong cùng một nhóm (Sử dụng phép kiểm chứng T-test phụ thuộc)

1. Tính giá trị trung bình của từng bài kiểm tra bằng công thức trong phần mềm Excel: =Average (number1, number2, …)

2. Tính chênh lệch giá trị trung bình của 2 bài kiểm tra

(lấy điểm trung bình của bài kiểm tra sau TĐ trừ đi điểm trung bình bài kiểm tra trước TĐ: (b-a))

3. Kiểm tra xem chênh lệch giá trị trung bình của 2 bài KT có ý nghĩa không.

Sử dụng công thức tính giá trị p (p là xác suất ngẫu nhiên) trong phép kiểm chứng

T-test ở phần mềm Excel:

p=ttest(array 1,array 2,tail,type)



Đuôi

Dạng

1: Đuôi đơn (giả thuyết có định hướng):

nhập số 1 vào công thức.

2: Đuôi đôi (giả thuyết không có định hướng):

nhập số 2 vào công thức.



Page 3

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (NCKHSPƯD) là một loại hình nghiên cứu trong giáo dục nhằm thực hiện một tác động hoặc can thiệp sư phạm và đánh giá ảnh hưởng của nó. Tác động hoặc can thiệp đó có thể là việc sử dụng PPDH, sách giáo khoa, PP quản lý, chính sách mới… của GV, cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục. Người nghiên cứu (GV, CBQL) đánh giá ảnh hưởng của tác động một cách có hệ thống bằng phương pháp nghiên cứu phù hợp.

Hai yếu tố quan trọng của NCKHSPƯD là tác động và nghiên cứu.

Ví dụ về tính tin cậy trong nghiên cứu khoa học

Khi lựa chọn biện pháp tác động (là một giải pháp thay thế cho giải pháp đang dùng) giáo viên cần tham khảo nhiều nguồn thông tin đồng thời phải sáng tạo để tìm kiếm và xây dựng giải pháp mới thay thế. Để thực hiện nghiên cứu, người làm công tác giáo dục (giáo viên – CBQL giáo dục) cần biết các phương pháp chuẩn mực để đánh giá tác động một cách hiệu quả.

Hoạt động NCKHSPƯD là một phần trong quá trình phát triển chuyên môn của giáo viên – CBQLGD trong thế kỷ 21. Với NCKHSPƯD, giáo viên – CBQL giáo dục sẽ lĩnh hội các kỹ năng mới về tìm hiểu thông tin, giải quyết vấn đề, nhìn lại quá trình, giao tiếp và hợp tác. “Trong quá trình NCKHSPƯD nhà giáo dục nghiên cứu khả năng học tập của học sinh trong mối liên hệ với phương pháp dạy học. Quá trình này cho phép những người làm giáo dục hiểu rõ hơn về phương pháp sư phạm của mình và tiếp tục giám sát quá trình tiến bộ của học sinh” (Rawlinson, D., & Little, M. (2004). Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong lớp học Tallahassee, FL: Sở Giáo dục bang Florida). “Ý tưởng về NCKHSPƯD là cách tốt nhất để xác định và điều tra những vấn đề giáo dục tại chính nơi vấn đề đó xuất hiện: tại lớp học và trường học. Thông qua việc thực hiện NCKHSPƯD vào các bối cảnh này và để những người đang hoạt động trong môi trường đó tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, các phát hiện sẽ được ứng dụng ngay lập tức và vấn đề sẽ được giải quyết nhanh hơn” (Guskey, T. R. (2000). Đánh giá phát triển chuyên môn Thousand Oaks, CA: NXB Corwin).


II.

Vì sao cần nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng?
NCKHSPƯD, khi được áp dụng đúng cách trong trường học, sẽ đem đến rất nhiều lợi ích, vì nó:
  • Phát triển tư duy của giáo viên một cách hệ thống theo hướng giải quyết vấn đề mang tính nghề nghiệp để hướng tới sự phát triển của trường học.
  • Tăng cường năng lực giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định về chuyên môn một cách chính xác

  • Khuyến khích giáo viên nhìn lại quá trình và tự đánh giá.
  • Tác động trực tiếp đến việc dạy học và công tác quản lý giáo dục (lớp học, trường học).

  • Tăng cường khả năng phát triển chuyên môn của giáo viên. Giáo viên tiến hành NCKHSPƯD sẽ tiếp nhận chương trình, phương pháp dạy học mới một cách sáng tạo có sự phê phán một cách tích cực (Soh, K. C. & Tan, C. (2008). Hội thảo về NCKHSPƯD. Hong Kong: EL21).

III. Chu trình NCKHSPƯD


Ví dụ về tính tin cậy trong nghiên cứu khoa học

Chu trình NCKHSPƯD

Chu trình nghiên cứu tác động bao gồm: Suy nghĩ, Thử nghiệmKiểm chứng.


. Suy nghĩ: Quan sát thấy có vấn đề và nghĩ tới giải pháp thay thế.

. Thử nghiệm: Thử nghiệm giải pháp thay thế trong lớp học/trường học.

. Kiểm chứng: Tìm xem giải pháp thay thế có hiệu quả hay không.


Hiểu sâu hơn về NCKHSPƯD giúp chúng ta biết rằng NCKHSPƯD là một chu trình liên tục tiến triển. Chu trình này bắt đầu bằng việc giáo viên quan sát thấy có các vấn đề trong lớp học hoặc trường học. Những vấn đề đó khiến họ nghĩ đến các giải pháp thay thế nhằm cải thiện hiện trạng. Sau đó, giáo viên thử nghiệm những giải pháp thay thế này trong lớp học hoặc trường học. Sau khi thử nghiệm, giáo viên tiến hành kiểm chứng để xem những giải pháp thay thế này có hiệu quả hay không. Đây chính là bước cuối cùng của chu trình suy nghĩ - thử nghiệm - kiểm chứng. Việc hoàn thiện một chu trình suy nghĩ - thử nghiệm - kiểm chứng trong NCKHSPƯD giúp giáo viên phát hiện được những vấn đề mới như:
  • Các kết quả tốt tới mức nào?
  • Chuyện gì xảy ra nếu tiến hành thay đổi nhỏ ở chỗ này hay chỗ khác?
  • Liệu có cách giảng dạy thú vị hay hiệu quả hơn không?
Tóm lại, NCKHSPƯD tiếp diễn không ngừng và dường như không có kết thúc. Điều này làm cho nó trở nên thú vị. Giáo viên tham gia NCKHSPƯD có thể liên tục làm cho bài giảng của mình cuốn hút và hiệu quả hơn. Kết thúc một NCKHSPƯD này là khởi đầu một NCKHSPƯD mới.

Chu trình suy nghĩ, thử nghiệm, kiểm chứng là những điều giáo viên cần ghi nhớ khi nói về NCKHSPƯD.


IV.

Khung nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Để giáo viên có thể tiến hành NCKHSPƯD có hiệu quả trong các tình huống thực tế, chúng tôi đã mô tả quy trình nghiên cứu dưới dạng một khung gồm 7 bước như sau:

Bảng A1.1. Khung nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng



Bước

Hoạt động

1. Hiện trạng

Giáo viên - người nghiên cứu tìm ra những hạn chế của hiện trạng trong viêc dạy - học, quản lý giáo dục và các hoạt động khác trong nhà trường.

Xác định các nguyên nhân gây ra hạn chế đó, lựa chọn 01 nguyên nhân mà mình muốn thay đổi



2. Giải pháp thay thế
Giáo viên - người nghiên cứu suy nghĩ về các giải pháp thay thế cho giải pháp hiện tại và liên hệ với các ví dụ đã được thực hiện thành công có thể áp dụng vào tình huống hiện tại.

3. Vấn đề nghiên cứu
Giáo viên - người nghiên cứu xác định các vấn đề cần nghiên cứu (dưới dạng câu hỏi) và nêu các giả thuyết.

4. Thiết kế
Giáo viên - người nghiên cứu lựa chọn thiết kế phù hợp để thu thập dữ liệu đáng tin cậy và có giá trị. Thiết kế bao gồm việc xác định nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, quy mô nhóm và thời gian thu thập dữ liệu.

5. Đo lường
Giáo viên - người nghiên cứu xây dựng công cụ đo lường và thu thập dữ liệu theo thiết kế nghiên cứu.

6. Phân tích
Giáo viên - người nghiên cứu phân tích các dữ liệu thu được và giải thích để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Giai đoạn này có thể sử dụng các công cụ thống kê.

7. Kết quả
Giáo viên - người nghiên cứu đưa ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, đưa ra các kết luận và khuyến nghị.

Khung NCKHSPƯD này là cơ sở để lập kế hoạch nghiên cứu. Áp dụng theo khung NCKHSPƯD, trong quá trình triển khai đề tài, người nghiên cứu sẽ không bỏ qua những khía cạnh quan trọng của nghiên cứu. .



Ví dụ về tính tin cậy trong nghiên cứu khoa học


Ví dụ về tính tin cậy trong nghiên cứu khoa học

Xây dựng đề cương NCKHSPƯD



Chia sẻ với bạn bè của bạn:


Page 4

Ví dụ về tính tin cậy trong nghiên cứu khoa học

trang14/26
Chuyển đổi dữ liệu31.05.2020
Kích4.89 Mb.
#113217

1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   26


1. Phép kiểm chứng t-test độc lập

T-test độc lập giúp chúng ta xác định khả năng chênh lệch giữa giá trị trung bình của hai nhóm riêng rẽ (nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng) có khả năng xẩy ra ngẫu nhiên hay không. Trong phép kiểm chứng t-test, chúng ta thường tính giá trị p, trong đó: p là xác suất xảy ra ngẫu nhiên, thông thường hệ số p được quy định p ≤ 0,05.

Giá trị p được giải thích như sau:


Khi kết quả

Chênh lệch giữa giá trị trung bình của 2 nhóm
p ≤ 0,05  p > 0,05 
Có ý nghĩa

(chênh lệch không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên)


KHÔNG có ý nghĩa

(chênh lệch có khả năng xảy ra ngẫu nhiên)


Về mặt kỹ thuật, giá trị p (xác suất xảy ra ngẫu nhiên) nói đến tỷ lệ phần trăm. Ví dụ, độ giá trị p bằng 0,04 có nghĩa là khả năng chênh lệch giữa hai giá trị trung bình chỉ là 4%. Dựa trên giá trị quy ước là 5%, chúng ta coi chênh lệch đó không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên. Khi đó, chênh lệch là có ý nghĩa.


Ví dụ về tính tin cậy trong nghiên cứu khoa học

Trong trường hợp này, giá trị trung bình (với điểm tối đa là 100) của ba bài kiểm tra (kiểm tra ngôn ngữ, bài kiểm tra trước và bài kiểm tra sau tác động) của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đã được tính toán. Chênh lệch về giá trị trung bình của hai nhóm được thể hiện như sau:



KT ngôn ngữ

KT trước tác động

KT sau tác động

Nhóm thực nghiệm (a)
76,3 24,9 27,6

Nhóm đối chứng (b)
75,5 24,8 25,2

Giá trị chênh lệch

(c = a - b)


0,8 0,1 2,4

Nhìn vào chênh lệch giá trị trung bình (c), có vẻ như đã có sự tiến bộ trong cả 3 kết quả kiểm tra. Tuy nhiên, chúng ta chưa thể đưa ra kết luận khi chưa thực hiện phép kiểm chứng t-test.

Công thức tính giá trị p của phép kiểm chứng t-test trong phần mềm Excel:



p =ttest(array1,array2,tail,type)

( array là cột điểm số mà chúng ta định so sánh) Trong đó: tail (đuôi), type (dạng) là các tham số

Đuôi

Dạng

1: Đuôi đơn (giả thuyết có định hướng): nhập số 1 vào công thức.

2: Đuôi đôi (giả thuyết không có định hướng): nhập số 2 vào công thức.



T-test độc lập:

- Biến đều (độ lệch chuẩn bằng nhau) nhập số 2 vào công thức

- Biến không đều: nhập số 3 vào công thức

(lưu ý 90% các trường hợp là biến không đều, nhập số 3 vào công thức)





Chia sẻ với bạn bè của bạn:


Page 5

1.2 Tính giá trị độ tin cậy Spearman-Brown (rSB):

Tính độ tin cậy Spearman-Brown (rSB) bằng công thức:



rSB = 2 * rhh / (1 + rhh )

Các bước tính giá trị rSB trên phần mềm Excel:

a. Theo kết quả của ví dụ trên, trong ô M18, ta nhập công thức:

=2*0.92/(1+0.92)

b. Nhấn phím “Enter”, kết quả cuối cùng sẽ hiện ra. Trong ví dụ này ta có kết quả giá trị rSB = 0,96.

Ví dụ về tính tin cậy trong nghiên cứu khoa học


  1. Tính giá trị Mốt, Trung vị, Giá trị trung bình và Độ lệch chuẩn:
Công thức tính:

Công thức tính trong phần mềm Excel
Mốt =Mode(number1, number2, …)
Trung vị =Median(number1, number2, …)
Giá trị trung bình =Average (number1, number2, …)
Độ lệch chuẩn =Stdev(number1, number2, …)




Chia sẻ với bạn bè của bạn:


Page 6

Ví dụ về tính tin cậy trong nghiên cứu khoa học

trang20/26
Chuyển đổi dữ liệu31.05.2020
Kích4.89 Mb.
#113217

1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   26

Chúng ta hiểu rằng giá trị r = 0,39 biểu thị tương quan ở mức trung bình, các điểm trong biểu đồ phân tán về cả hai phía của đường thẳng xu hướng nhiều hơn so với biểu đồ có giá trị r = 0,92. Với hệ số tương quan giữa bài kiểm tra trước và sau tác động r = 0,92, chúng ta kết luận tương quan của hai bài kiểm tra này là gần như hoàn toàn. Hầu hết các điểm trên biểu đồ phân bố tập trung xung quanh đường thẳng xu hướng cho thấy những học sinh có kết quả cao trong bài kiểm tra trước tác động cũng sẽ đạt kết quả cao trong bài kiểm tra sau tác động.


Các bước xem xét mối liên hệ giữa hai dữ liệu cùng một nhóm
  1. Tính hệ số tương quan Pearson ( r ) bằng công thức trong phần mềm Excel :

r =correl(array 1,array 2)
  1. Giải nghĩa giá trị hệ số tương quan (r) theo bảng tham chiếu Hopkins:

    Giá trị r

    Mức độ tương quan
    < 0,1 Không đáng kể
    0,1 – 0,3 Nhỏ
    0,3 – 0,5 Trung bình
    0,5 – 0,7 Lớn
    0,7 – 0,9 Rất lớn
    0,9 – 1 Gần hoàn hảo
  2. Kết luận mức độ tương quan.

Lưu ý:
  1. Trong thực tế, ta chỉ quan tâm tới tương quan từ mức TRUNG BÌNH và lớn hơn.
  2. Hệ số tương quan chỉ cho ta thấy 2 hàng dữ liệu có sự tương quan. Nhưng nó không cho chúng ta biết được dữ liệu nào là nguyên nhân và dữ liệu nào là kết quả. Trong ví dụ trên, mặc dù chúng ta biết điểm Ngôn ngữ và Văn học có sự tương quan ở mức trung bình nhưng không thể biết được liệu năng lực Ngôn ngữ có ảnh hưởng đến Văn học hoặc ngược lại.

Thiết kế nghiên cứu và thống kê

Thiết kế nghiên cứu và thống kê có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nói cách khác, các kỹ thuật thống kê sử dụng trong nghiên cứu được thể hiện trong thiết kế nghiên cứu. Chúng ta hãy tóm tắt lại các kỹ thuật thống kê vừa tìm hiểu trong mối liên hệ với các thiết kế nghiên cứu.


Ví dụ về tính tin cậy trong nghiên cứu khoa học


Không thể sử dụng hệ số tương quan (r) ở đây, vì sao?

Đối với nhóm thực nghiệm (N1), O1 và O3 là các bài kiểm tra trước và sau tác động của cùng một nhóm. Trong trường hợp này, chúng ta sử dụng phép kiểm chứng t-test theo cặp để xem xét liệu giá trị chênh lệch O3 – O1có ý nghĩa hay không. Chúng ta cũng có thể tính Mức độ ảnh hưởng để biết ảnh hưởng của tác động X và tìm hệ số tương quan để biết tương quan giữa bài kiểm tra trước và sau tác động. Có thể thực hiện tương tự như vậy với hai tập hợp điểm (O2 và O4) đối với nhóm đối chứng (N2).

Trong hàng dưới, chúng ta sử dụng phép kiểm chứng t-test độc lập để xem xét sự tương đương giữa hai nhóm trước khi có tác động bằng cách kiểm tra giá trị chênh lệch O1 - O2. Chúng ta cũng có thể tính mức độ ảnh hưởng, nhưng không tính được hệ số tương quan (r). Thực hiện tương tự với các bài kiểm tra sau tác động (O3 và O4).


Viết báo cáo là BƯỚC THỨ BẢY của quá trình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày dưới dạng một báo cáo quy định quốc tế.


I. Mục đích của báo cáo NCKHSPƯD

Một bản báo cáo tốt là phương tiện đắc lực và hiệu quả để trình bày kết quả của một nghiên cứu tác động. Mọi hoạt động và kết quả tốt của nghiên cứu tác động cần được báo cáo đúng cách để truyền đạt ý nghĩa của nghiên cứu tới những người quan tâm. Trong phần này chúng ta sẽ bàn cụ thể về báo cáo nghiên cứu tác động.

T

Ví dụ về tính tin cậy trong nghiên cứu khoa học

rước hết, các kết quả nghiên cứu tác động là điều mà giáo viên - người nghiên cứu rất quan tâm. Họ muốn biết liệu ảnh hưởng của tác động là tốt, trung bình hay không tốt. Trong thực tế, ảnh hưởng của tác động sẽ trả lời cho vấn đề nghiên cứu.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu tác động là điều mà các giáo viên đồng nghiệp, cán bộ quản lý trong nhà trường và các nhà nghiên cứu quan tâm. Dựa trên các kết quả nghiên cứu, có thể xác định các hoạt động sau nghiên cứu hoặc đưa ra quyết định.

Có rất nhiều dịp để chia sẻ và thảo luận về các kết quả nghiên cứu. Có thể là trong các cuộc họp khoa, hội thảo chuyên đề nội bộ nhà trường, hội nghị chuyên đề của quận, hội thảo cấp quốc gia hay quốc tế, và trên các tạp chí giáo dục.

Người nghiên cứu cần ghi lại một cách trung thực mục đích, quá trình và kết quả của nghiên cứu tác động. Tài liệu này chính là cơ sở của việc truyền đạt thông tin. Sau đó, có thể điều chỉnh về mặt nội dung cũng như văn phong báo cáo cho phù hợp với các đối tượng khác nhau.

II. Các nội dung cơ bản của báo cáo nghiên cứu tác động

Để đạt được mục đích trong việc báo cáo nghiên cứu tác động, giáo viên - người nghiên cứu cần biết các nội dung cơ bản của báo cáo. Những nội dung này không thay đổi, cho dù người đọc có thể có nhu cầu khác nhau về nội dung và văn phong. Các phần cơ bản của báo cáo nghiên cứu tác động gồm:

  • Vấn đề nghiên cứu nảy sinh như thế nào? Vì sao vấn đề lại quan trọng?
  • Giải pháp cụ thể là gì? Các kết quả dự kiến là gì?
  • Tác động nào đã được thực hiện? Trên đối tượng nào? Và bằng cách nào?
  • Đo các kết quả bằng cách nào? Độ tin cậy của phép đo ra sao?
  • Kết quả nghiên cứu cho thấy điều gì? Vấn đề nghiên cứu đã được giải quyết chưa?
  • Có những kết luận và kiến nghị gì?

Để xác định rõ cần đưa bao nhiêu chi tiết vào báo cáo và sử dụng phong cách báo cáo nào, cần căn cứ vào trình độ và nhu cầu của người đọc. Ví dụ, cán bộ quản lý trong nhà trường thường quan tâm đến kết quả nghiên cứu nhiều hơn là quá trình thực hiện. Cha mẹ học sinh có thể muốn đọc báo cáo bằng ngôn ngữ đơn giản.

Tuy nhiên, các đồng nghiệp giáo viên - người nghiên cứu và các nhà nghiên cứu chuyên môn khác thường muốn biết thông tin chi tiết về NCKHSPƯD, như vấn đề nghiên cứu, thiết kế, các phép đo, và phân tích dữ liệu. Họ cũng có thể muốn đánh giá giá trị của nghiên cứu để xem xét cách thực hiện một nghiên cứu tương tự.

III. Cấu trúc báo cáo

Cấu trúc đầy đủ của một báo cáo nghiên cứu tác động bao gồm:

Trang bìa

Tên đề tài

Tên tác giả và Tổ chức

Trang 1


Mục lục
Các trang tiếp theo

Tóm tắt

Giới thiệu

Phương pháp

Khách thể nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu

Đo lường và thu thập dữ liệu

Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả

Kết luận và khuyến nghị

Tài liệu tham khảo

Phụ lục


1. Tên đề tài

Có thể viết tên đề tài trong phạm vi 20 từ. Tên đề tài cần thể hiện rõ ràng về nội dung nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và tác động được thực hiện. Tên đề tài nghiên cứu có thể viết dưới dạng câu hỏi hoặc câu khẳng định.

2. Tên tác giả và tổ chức

Tên tác giả và tổ chức được trình bày theo mẫu sau:

Mẫu quốc tế


Rawlinson, D. Sở Giáo dục bang Florida

Little, M. Sở Giáo dục bang Florida

Guskey, T. R. Trường Đại học Corwin

Vận dụng vào Việt Nam

Nguyễn Văn Minh CĐSP Lào Cai

Nguyễn Công Khanh CĐSP Tuyên Quang

Ngô Thanh Toàn PTDTNT Yên Bình

Nếu có từ hai tác giả trở lên, cần đưa tên chủ biên ở vị trí đầu tiên. Nếu các tác giả thuộc nhiều tổ chức khác nhau, nên đưa tên của các tác giả trong cùng tổ chức vào một phần.

3. Tóm tắt

Đây là phần tóm tắt cô đọng về bối cảnh, mục đích, quá trình và các kết quả nghiên cứu. GV - người nghiên cứu có thể viết từ một đến ba câu để tóm tắt cho mỗi nội dung. Phần tóm tắt chỉ nên có độ dài từ 150 đến 200 từ để người đọc hình dung khái quát về nghiên cứu.

4. Giới thiệu

Trong phần này, GV - người nghiên cứu cung cấp thông tin cơ sở và lý do thực hiện nghiên cứu. Có thể trích dẫn một số công trình nghiên cứu gần nhất giúp người đọc biết được các GV, nhà nghiên cứu khác đã nghiên cứu những gì có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Việc trích dẫn tài liệu tham khảo nhằm thuyết phục độc giả về giải pháp thay thế đưa ra. Trong phần cuối của mục giới thiệu, người nghiên cứu cần trình bày rõ các vấn đề nghiên cứu sẽ được trả lời thông qua nghiên cứu và nêu rõ giả thuyết nghiên cứu.

5. Phương pháp

Giải thích về khách thể nghiên cứu, thiết kế, các phép đo, quy trình và các kỹ thuật phân tích được thực hiện trong NCKHSPƯD.

a. Khách thể nghiên cứu

Trong phần này, GV - người nghiên cứu mô tả thông tin cơ sở về các đối tượng tham gia (hoặc học sinh) trong nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng về: giới tính, thành tích hoặc trình độ, thái độ và các hành vi có liên quan.

b. Thiết kế

Người NC cần mô tả:

- Chọn dạng thiết kế nào trong bốn dạng thiết kế nghiên cứu hoặc thiết kế cơ sở AB;

- Nghiên cứu đã sử dụng kết quả của bài kiểm tra trước tác động hay kết quả bài kiểm tra thông thường có liên quan để xác định sự tương đương giữa các nhóm;

- Nghiên cứu sử dụng phép kiểm chứng T-test hay phép kiểm chứng khi bình phương.

GV - người nghiên cứu có thể sử dụng khung dưới đây để mô tả thiết kế nghiên cứu:

Thiết kế chỉ sử dụng bài kiểm tra sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên (TK 4)


Nhóm

Tác động

Bài kiểm tra sau tác động
N1 X O3
N2 ... O4
(Các ký hiệu N1 (nhóm 1), X (tác động), O3 (bài kiểm tra sau tác động) được chấp nhận rộng rãi và dễ hiểu)

c. Quy trình nghiên cứu

Mô tả chi tiết tác động được thực hiện trong nghiên cứu, trả lời các câu hỏi như:

. Tác động như thế nào?

. Tác động kéo dài bao lâu?

. Tác động được thực hiện ở đâu và khi nào?

. Có những tài liệu/thiết bị nào được sử dụng trong quá trình thực hiện tác động?

Người nghiên cứu cần tập hợp các tài liệu đã nêu trong báo cáo (gồm công cụ khảo sát/các bài kiểm tra, kế hoạch bài học, đường link trang web có chứa video …) trong phần phụ lục. Trong phần quy trình nghiên cứu, GV - người nghiên cứu cần chú thích rõ phần mối liên quan giữa hoạt động nghiên cứu với các phụ lục này.

d. Đo lường

Trong phần này, người nghiên cứu mô tả công cụ đo/bài kiểm tra trước tác động và sau tác động về: mục tiêu, nội dung, dạng câu hỏi, số lượng câu hỏi, đáp án và biểu điểm. Có thể bổ sung phần mô tả quy trình chấm điểm, độ tin cậy và độ giá trị (nếu có) của dữ liệu.

Trong phần phương pháp nghiên cứu, GV - người nghiên cứu có thể nêu các tiêu đề nhỏ như khách thể nghiên cứu, thiết kế, quy trình nghiên cứu và đo lường nếu có đủ thông tin cho mỗi phần.

5. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả

Trong phần này, GV - người nghiên cứu tóm tắt các dữ liệu thu thập được, báo cáo các kỹ thuật thống kê được sử dụng để phân tích dữ liệu, và chỉ ra kết quả của quá trình phân tích đó. Cách phổ biến là dùng bảng và biểu đồ. Dưới đây là một ví dụ về mô tả các kết quả của một NCKHSPƯD.


Như trong bảng dưới đây, điểm TB bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 28,5 (SD=3,54) và của nhóm đối chứng là 23,1 (SD=4,01). Thực hiện phép kiểm chứng t-test độc lập với các kết quả trên tính được giá trị p là 0,02. Điều này cho thấy kết quả chênh lệch giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa.

Số học sinh

Giá trị TB

Độ lệch chuẩn

(SD)



p
Nhóm TN 15 28,5 3,54 0,02
Nhóm ĐC 12 23,1 4,01

Ví dụ về tính tin cậy trong nghiên cứu khoa học
Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng 23,1 28,5

Hình: So sánh điểm trung bình các bài kiểm tra sau tác động


Trong trường hợp này, các kết quả so sánh được thể hiện gồm: giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và giá trị p của phép kiểm chứng T-test.

Phần này chỉ trình bày các dữ liệu đã xử lý, không trình bày dữ liệu thô.

Để bàn luận kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu trả lời các vấn đề nghiên cứu được đề cập trong phần “Giới thiệu”. Với sự liên hệ rõ ràng cho mỗi vấn đề nghiên cứu, người nghiên cứu bàn luận về các kết quả thu được và các hàm ý của mình, chẳng hạn nghiên cứu này có nên được tiếp tục, điều chỉnh, mở rộng hay dừng lại? Bằng cách trả lời vấn đề nghiên cứu thông qua các kết quả phân tích dữ liệu, người nghiên cứu có thể cho người đọc biết các mục tiêu của nghiên cứu đã đạt được đến mức độ nào.

Đôi khi, có thể nêu ra các hạn chế của nghiên cứu nhằm giúp người khác lưu ý về điều kiện thực hiện nghiên cứu. Các hạn chế phổ biến có thể do quy mô nhóm quá nhỏ, nội dung kiểm tra hạn chế, thời gian tác động chưa đủ dài và một số yếu tố không kiểm soát được.


7. Kết luận và khuyến nghị

Phần này đưa ra tóm lược nhanh về các kết quả của nghiên cứu với mục đích nhấn mạnh các kết quả nghiên cứu, mang lại ấn tượng sâu sắc hơn cho người đọc. Người nghiên cứu cần tóm tắt các kết quả của mỗi vấn đề nghiên cứu trong phạm vi từ một đến hai câu. Dựa trên các kết quả này, người nghiên cứu có thể đưa ra các khuyến nghị có thể thực hiện trong tương lai. Các khuyến nghị có thể bao gồm gợi ý cách điều chỉnh tác động, đối tượng học sinh tham gia nghiên cứu, cách thu thập dữ liệu, hoặc cách áp dụng nghiên cứu trong các lĩnh vực khác.

8. Tài liệu tham khảo

Đây là phần trích dẫn theo thứ tự bảng chữ cái về các tác giả, công trình nghiên cứu và tài liệu được sử dụng trong các phần trước, đặc biệt là các tài liệu được nhắc đến trong phần “Giới thiệu” của báo cáo. Các nhà nghiên cứu giáo dục có thể sử dụng cách trích dẫn của Hiệp hội Tâm lý học Mỹ (APA). Có thể tham khảo rất nhiều thông tin về cách trích dẫn này trên mạng internet.


9. Phụ lục

Cung cấp các minh chứng cho kết quả NC trong quá trình thực hiện đề tài, ví dụ: phiếu hỏi, câu hỏi kiểm tra, kế hoạch bài học, tư liệu dạy học, bài tập mẫu và các số liệu thống kê chi tiết.


IV.

Ngôn ngữ và trình bày báo cáo

Giáo viên - người nghiên cứu cần rất nhiều thời gian và sự rèn luyện để có thể viết một báo cáo NCKHSPƯD tốt. Báo cáo cần tập trung vào trọng tâm của vấn đề nghiên cứu, không lan man.

Báo cáo cần sử dụng ngôn ngữ đơn giản, tránh diễn đạt phức tạp hoặc sử dụng các từ chuyên môn không cần thiết.

  1. Sử dụng các bảng, biểu đồ đơn giản khi có thể. Các biểu đồ hình học ba chiều trông có thể đẹp nhưng không tăng thêm giá trị cho dữ liệu cần trình bày.
  2. Có phần chú giải cho các bảng, biểu đồ, không nên để người đọc phải tự phán đoán ý nghĩa của các bảng, biểu đồ.
  3. Sử dụng thống nhất một cách trích dẫn cho toàn bộ văn bản (ví dụ: APA).
Các báo cáo nghiên cứu tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc này thường rất cô đọng và tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đối với độc giả. Những báo cáo không theo nguyên tắc này thường lan man. Kết quả là, người đọc sẽ mất tập trung vào các vấn đề trọng tâm của nghiên cứu. Dưới đây là một số lỗi thường gặp trong các báo cáo Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:

Phần

Lỗi phổ biến

Giới thiệu
Vấn đề nghiên cứu không được trình bày hoặc diễn đạt rõ ràng. Người đọc phải cố gắng suy đoán để tìm ra vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu không đo các dữ liệu để trả lời các vấn đề nghiên cứu.

Phân tích dữ liệu và Bàn luận
Phần bàn luận không tập trung vào các vấn đề nghiên cứu và không căn cứ vào kết quả phân tích dữ liệu.

Kết luận, khuyến nghị
  • Không tóm tắt các kết quả trả lời cho vấn đề nghiên cứu.
  • Người nghiên cứu bàn về một vấn đề mới không gắn với vấn đề NC.
  • Các khuyến nghị nêu ra không dựa trên các kết quả nghiên cứu.
Trong những trường hợp này, người nghiên cứu đã quên mất mục đích của phần kết luận là nhấn mạnh các kết quả quan trọng của nghiên cứu nhằm tạo ấn tượng sâu sắc hơn với người đọc.

C. LẬP KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHSPƯD


Lập kế hoạch là sự khởi đầu của NCKHSPƯD.

Kế hoạch NCKHSPƯD giúp người nghiên cứu lần lượt đi theo các bước của NCKHSPƯD.

Bảng C.1. Kế hoạch Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng


Bước

Hoạt động

1. Hiện trạng

1. Mô tả vấn đề trong việc dạy học, quản lý hoặc hoạt động hiện tại của nhà trường

2. Liệt kê các nguyên nhân gây ra vấn đề

3. Lựa chọn một hoặc hai nguyên nhân muốn thay đổi

2. Giải pháp thay thế

1. Tìm hiểu lịch sử vấn đề (xem vấn đề NC đã được giải quyết ở một nơi khác hoặc đã có giải pháp tương tự liên quan đến vấn đề chưa)

2. Thiết kế giải pháp thay thế để giải quyết vấn đề

3. Mô tả quy trình và khung thời gian thực hiện giải pháp thay thế.

3. Vấn đề NC
Xây dựng các vấn đề NC và giả thuyết NC tương ứng
4. Thiết kế

1. Lựa chọn 1 trong các thiết kế sau:

- KT trước và sau tác động với nhóm duy nhất

- KT trước và sau tác động với các nhóm tương đương

- KT trước và sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên

- KT sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên

- Thiết kế cơ sở AB/đa cơ sở AB

2. Mô tả số HS trong nhóm thực nghiệm/đối chứng

5. Đo lường

1. Thu thập dữ liệu nào (nhận thức, hành vi, thái độ)?

2. Sử dụng công cụ đo/bài KT (bình thường trên lớp hay thiết kế đặc biệt)?

3. Kiểm chứng độ giá trị bằng cách nhờ GV khác hoặc chuyên gia

4. Kiểm chứng độ tin cậy bằng phương pháp chia đôi dữ liệu sử dụng công thức Spearman-Brown hoặc kiểm tra nhiều lần



dữ liệu
Lựa chọn phép kiểm chứng thống kê phù hợp:

- T-test độc lập

- T-test phụ thuộc (theo cặp)

- Mức độ ảnh hưởng


- Khi bình phương

- Hệ số tương quan



7. Kết quả

Trả lời cho các câu hỏi:

- Kết quả đối với từng vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa không?

- Nếu có ý nghĩa, mức độ ảnh hưởng như thế nào?

- Tương quan giữa các bài KT như thế nào?

Lưu ý: Trong bước lập kế hoạch, GV - người nghiên cứu có thể chưa điền nội dung của mục này vì chưa thu thập được dữ liệu.



Bằng việc liệt kê tất cả các hoạt động cần thiết trong mỗi bước, bạn đã hoàn tất việc lập kế hoạch NCKHSPƯD. Từ đó, người NC có thể tự tin hơn về thành công của nghiên cứu.

Ví dụ về kế hoạch NCKHSPƯD được trình bày trong Bảng C.2.

Tên đề tài: Nâng cao kết quả đọc hiểu của HS thông qua các câu chuyện được cá nhân hóa

Bảng C.2. Ví dụ về Kế hoạch NCKHSPƯD (Bracken (1992))



Bước

Hoạt động

1. Hiện trạng

1. HS lớp 4 cảm thấy việc đọc hiểu SGK rất khó. Kết quả là điểm kiểm tra không như mong muốn.

2. Các câu chuyện không hấp dẫn.



2. Giải pháp thay thế

1. Đổi tên các nhân vật trong truyện thành tên HS và các thành viên trong gia đình HS. Dự đoán kết quả là HS cảm thấy các câu chuyện thú vị hơn.

2. Yêu cầu HS cung cấp tên các thành viên trong gia đình và bạn bè của các em.

3. Khi đọc các câu chuyện, HS sẽ nhắc đến tên các thành viên trong gia đình. GV tổ chức 6 bài dạy như thế trong 1 tháng.


3. Vấn đề NC

Giả thuyết NC



Những câu chuyện được cá nhân hóa có nâng cao kết quả đọc hiểu của HS không?

Có, nó giúp nâng cao kết quả đọc hiểu của HS



4. Thiết kế
Chỉ kiểm tra sau tác động với nhóm ngẫu nhiên
Nhóm Tác động KT sau tác động
TN (N=30) X O3
ĐC (N = 33) -- O4

5. Đo lường

1. Kết quả KT của HS trả lời 5 câu hỏi nhiều lựa chọn và 5 câu trả lời ngắn.

2. Bài KT tương tự như các bài KT thường trên lớp.

3. Kiểm chứng độ giá trị nội dung của bài KT sau TĐ với 2 GV khác

4. Kiểm chứng độ tin cậy bằng cách chấm điểm nhiều lần do 2 GV khác đảm nhiệm.



6. Phân tích dữ liệu
Sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập và mức độ ảnh hưởng

7. Kết quả

Kết quả đối với mỗi vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa không?

Nếu có ý nghĩa, mức độ ảnh hưởng như thế nào?

Chú ý: Chưa có dữ liệu



(Ghi chú: Mẫu kế hoạch NCKHSPƯD xem ở phần phụ lục)

D. PHẢN HỒI

Nội dung phần này nhằm trả lời những câu hỏi thường gặp trong NCKHSPƯD.

Tên đề tài nghiên cứu có nhất thiết phải ở dạng câu hỏi không

?



2.

Phần giới thiệu trong báo cáo NCKHSPƯD
-

Tại sao việc trích dẫn tài liệu tham khảo lại quan trọng đối với phần thông tin cơ sở

?


-

Có bắt buộc phải nêu vấn đề nghiên cứu không? Vì sao

?


-

Có bắt buộc phải lập giả thuyết cho mỗi vấn đề nghiên cứu không? Vì sao

?



-

Làm thế nào nếu nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng không tương đương

?



-

Thiết kế công cụ đo sự sáng tạo của HS trong môn Mỹ thuật bằng cách nào

?



4.

Phân tích dữ liệu

Có thể sử dụng phép kiểm chứng

T-test,

Ví dụ về tính tin cậy trong nghiên cứu khoa học
test

và Tương quan trong cùng một nghiên cứu không

?



Sử dụng phong cách trích dẫn APA (Hiệp hội Tâm lý học Mỹ) như thế nào

?


ĐÁP ÁN


Tên đề tài nghiên cứu có nhất thiết phải ở dạng câu hỏi không?

Không nhất thiết. Nó có thể ở dạng câu hỏi hoặc câu khẳng định. Các tiêu đề sau có thể được lựa chọn làm tên của một đề tài NCKHSPƯD:


  • Việc sử dụng phương pháp sắm vai trong môn Văn lớp 8 có nâng cao khả năng học tập của học sinh không?

  • Nghiên cứu về ảnh hưởng của phương pháp sắm vai trong dạy học môn Ngữ văn lớp 8.


  • Nghiên cứu việc áp dụng phương pháp sắm vai cho môn Văn lớp 8.
  • Sử dụng phương pháp sắm vai trong dạy môn Ngữ văn lớp 8.
Các từ thường được dùng cho tiêu đề của nghiên cứu gồm: ảnh hưởng, kết quả, thái độ, kỹ năng, nhận thức…

2.

Phần Giới thiệu trong báo cáo NCKHSPƯD

-

Tại sao việc trích dẫn tài liệu tham khảo lại quan trọng đối với phần thông tin cơ sở?

Nội dung trích dẫn được lấy từ các tài liệu tham khảo trong nghiên cứu. Việc trích dẫn tài liệu tham khảo có các mục đích sau đây:


  • Giải thích ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
  • Giải thích các vấn đề của hiện trạng
  • Lựa chọn phương án thay thế
Việc sử dụng trích dẫn tài liệu tham khảo có thể giúp:
  • Xác định tính cấp thiết của nghiên cứu
  • Xác định các vấn đề hiện trạng
  • Đưa ra các căn cứ khoa học của giải pháp thay thế

  • Định hướng quy trình thực hiên giải pháp


  • Bảo vệ quan điểm của người nghiên cứu trước phản biện
Nói chung, nội dung trích dẫn tốt sẽ khiến người đọc có ấn tượng là nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở các luận cứ xác đáng. Một nghiên cứu không có trích dẫn về các nghiên cứu cơ sở khiến người đọc có ấn tượng là nghiên cứu chỉ dựa trên ý kiến chủ quan.

-

Có bắt buộc phải nêu vấn đề nghiên cứu không? Vì sao?

Nhất thiết phải Có, điều này rất quan trọng vì với các vấn đề nghiên cứu được trình bày rõ ràng, người đọc sẽ có định hướng tìm kiếm câu trả lời trong phần kết quả nghiên cứu.


-

Có cần ghi rõ giả thuyết nghiên cứu cho từng vấn đề nghiên cứu không? Vì sao?

Nếu nói một cách chặt chẽ, câu trả lời sẽ là không. Một nhà nghiên cứu đã có kinh nghiệm sẽ không cần ghi giả thuyết nghiên cứu trong báo cáo, nhưng thực tế trong tư duy của họ đã có các giả thuyết. Người nghiên cứu sẽ mong đợi độc giả ngầm hiểu giả thuyết. Đối với người bắt đầu NCKHSPƯD, thì nên viết giả thuyết nghiên cứu rõ ràng đối với mỗi vấn đề nghiên cứu.


3.

Phương pháp trong báo cáo NCKHSPƯD

-

Làm thế nào nếu nhóm thực nghiệm và đối chứng không tương đương?

Thực hiện bài kiểm tra trước và sau tác động với cả hai nhóm và kiểm chứng chênh lệch giá trị trung bình |O1 – O2|:


Nhóm KT trước tác động Giải pháp hoặc tác động KT sau tác động
Thực nghiệm O1 X O3
Đối chứng O2 --- O4
|O1 – O2| |O3 – O4|
Nếu giá trị p của phép kiểm chứng T-test của chênh lệch |O1-O2| > 0.05  Chênh lệch không có ý nghĩa  hai nhóm tương đương. Nếu 2 nhóm không tương đương, người nghiên cứu có thể lựa chọn 1 trong 2 giải pháp sau:
  • Trộn HS của hai nhóm rồi phân chia ngẫu nhiên, kiểm chứng xem chênh lệch điểm số có ý nghĩa hay không, hoặc
  • Vẫn duy trì hai nhóm như ban đầu (hai nhóm không tương đương) đồng thời sử dụng cách xem xét trường hợp hai nhóm không tương đương như sau:
Phép đo Thực nghiệm (N=20) Đối chứng (N=20) Giá trị p của T-test Mức độ ảnh hưởng
GT trung bình Độ lệch chuẩn GT trung bình Độ lệch chuẩn
KT trước tác động (a) 65,6 7,3 55,8 8,9 ,001 1,10
KT sau tác động (b) 68,4 12,1 52,9 9,1 ,001 1,70

Chênh lệch

( b a)



2,8

9,7

-2,9

8,8

,001*

0,65**
Thay vì tính giá trị p của phép kiểm chứng T-test đối với chênh lệch giá trị trung bình của bài KT sau tác động, ta tính giá trị p của phép kiểm chứng T-test đối với chênh lệch giá trị trung bình (b - a). Đưa ra kết luận về ý nghĩa của tác động bằng cách so sánh giá trị p (*) với giá trị 0.05. Giá trị p (*) này đã xét đến trường hợp hai nhóm không tương đương. Cũng có thể sử dụng giá trị mức độ ảnh hưởng ES (**) đối với chênh lệch để xét ảnh hưởng của tác động.

-

Thiết kế công cụ đo sự sáng tạo của HS trong môn mỹ thuật bằng cách nào?

Trong môn mỹ thuật, có thể có một số tiêu chí đánh giá như:



Tiêu chí

Điểm
1. Ý tưởng mới 10
2. Sáng tạo nguyên bản 10
3. Đường nét và hình khối 10
4. Màu sắc và sắc độ 10

Tổng

40

Khi có một số tiêu chí đo sự sáng tạo (tiêu chí 1 và 2), có thể tính tổng điểm của các tiêu chí này và sử dụng phép kiểm chứng T-test về chênh lệch giá trị trung bình điểm số của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.


Có thể sử dụng phép kiểm chứng T-test, khi bình phương và hệ số tương quan trong cùng một nghiên cứu không?

Có thể, nhưng việc sử dụng các phép kiểm chứng tuỳ thuộc vào vấn đề nghiên cứu. Tình huống dưới đây có thể cần sử dụng cả 3 phép kiểm chứng trên:


Vấn đề nghiên cứu 1. Việc sử dụng phương pháp sắm vai có nâng cao kết quả học tập của HS trong môn Ngôn ngữ không?
Giả thuyết Ha Có, HS sẽ đạt kết quả cao hơn trong môn ngôn ngữ sau khi thực hiện phương pháp sắm vai.
Phép kiểm chứng T-test
Vấn đề nghiên cứu 2. Số HS trong miền 1 (giỏi) có tăng lên sau khi sử dụng phương pháp sắm vai trong môn ngôn ngữ không?
Giả thuyết Ha Có, số HS trong miền 1 có tăng lên sau khi sử dụng phương pháp sắm vai trong môn ngôn ngữ.
Phép kiểm chứng khi bình phương
Vấn đề nghiên cứu 3. Hứng thú học tập của HS có tăng lên sau khi sử dụng phương pháp sắm vai trong dạy môn ngôn ngữ không?
Giả thuyết Ha Có, HS có hứng thú học tập cao hơn sau khi sử dụng phương pháp sắm vai trong dạy môn ngôn ngữ.
Phép kiểm chứng T-test hoặc khi bình phương
Vấn đề nghiên cứu 4. Điểm số của HS có tương quan với hứng thú học tập không?
Giả thuyết Ha Có, hai yếu tố này tương quan với nhau.
Phép kiểm chứng Độ tương quan


5.

Phần Tài liệu tham khảo trong báo cáo NCKHSPƯD

Cách áp dụng mẫu của APA (Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ)

Các hướng dẫn về trích dẫn APA được trình bày tại trang APA Style Essentials tại địa chỉ:

http://www.vanguard.edu/faculty/ddegelman/index.aspx?doc_id=796

Có thể liệt kê các tài liệu tham khảo theo thứ tự bảng chữ cái của tên tác giả như sau:


Danh mục tài liệu tham khảo

[1] Murzynski, J., & Degelman, D. (1996). Ngôn ngữ cơ thể của phụ nữ và phán xét liên quan đến lạm dụng tình dục. Chuyên san Tâm lý học XH ứng dụng, 26, 1617-1626.

[2] Paloutzian, R. F. (1996). Nhập môn tâm lý học tôn giáo (tái bản lần 2). Boston: Allyn and Bacon.

[3] Wegelman, D., & Harris, M. L. (2000). APA style essentials. Lưu ngày 18/5/2000, website của Khoa tâm lý, ĐH Vanguard: http://www.vanguard.edu/faculty/ddegelman/index.aspx?doc_id=796

Tài liệu tham khảo đầu tiên là một đề tài nghiên cứu đã công bố, phổ biến, tài liệu thứ 2 là một cuốn sách, tài liệu thứ 3 là tài liệu trên trang web. Mọi tài liệu tham khảo đều phải được trích dẫn trong báo cáo. Thông tin bổ sung về Phong cách trích dẫn APA (Hiệp hội Tâm lý học Mỹ) có trên trang web APA Style Essentials http://www.vanguard.edu/faculty/ddegelman/index.aspx?doc_id=796.

PHẦN THỨ HAI


HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ VIỆT NAM


Ví dụ về tính tin cậy trong nghiên cứu khoa học


Ví dụ về tính tin cậy trong nghiên cứu khoa học

Trong nhiều năm qua, giáo dục Việt Nam đã có những bước phát triển đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần đắc lực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cụ thể là:
  • Mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục được đổi mới bước đầu đáp ứng các yêu cầu học tập đa dạng của học sinh, thích ứng với điều kiện của Việt Nam và hội nhập quốc tế;
  • Đổi mới PPDH, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các cấp học được chú trọng;
  • Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học cũng được cải thiện, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong D&H và QLGD;
  • Công tác quản lý giáo dục cũng được quan tâm đổi mới…
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tích cực đổi mới nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn mới nhưng trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những hạn chế, bất cập như:
  • Công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên (GV) – cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) còn nhiều hạn chế, dẫn đến năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm chưa đáp ứng;
  • Nội dung chương trình và SGK còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với các vùng miền khác nhau;
  • PPDH, đánh giá kết quả học tập của học sinh, cơ sở vật chất chưa thích ứng với nhu cầu của người học...

Để góp phần khắc phục những hạn chế trên, thúc đẩy quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục ở các địa phương nói riêng, cả nước nói chung, mỗi GV, CBQL giáo dục cần tích cực chủ động sáng tạo trong việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ.

Một trong những hoạt động mang lại hiệu quả, nâng cao năng lực chuyên môn cho GV và góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục đó chính là hoạt động NCKHSPƯD.

NCKHSPƯD hiện nay là xu thế chung của NCKH giáo dục ở thế kỉ 21, đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và các nước trong khu vực. Nó không chỉ là hoạt động dành cho những nhà nghiên cứu mà đã trở thành hoạt động thường xuyên của mỗi GV và CBQL giáo dục. NCKHSPƯD có ý nghĩa quan trọng giúp GV xem xét các hoạt động trong lớp học/ trường học, phân tích tìm hiểu hiện thực tế và tìm các biện pháp tác động nhằm thay đổi hiện trạng, nâng cao chất lượng dạy học đồng thời phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tự hoàn thiện mình. Với quy trình nghiên cứu khoa học đơn giản mang tính ứng dụng cao, gắn với thực tiễn, mang lại hiệu quả tức thì có thể sử dụng phù hợp với mọi đối tượng giáo viên/CBQL giáo dục ở các cấp và các điều kiện thực tế khác nhau.

Ở Việt Nam trong những năm gần đây, cùng với việc đổi mới PPDH, nhiều GV đó có những sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) được ứng dụng trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên các SKKN chủ yếu được dựa trên những kinh nghiệm của mỗi cá nhân, kết quả thường mang tính định tính, chủ quan, thiếu căn cứ và chưa theo đúng quy trình nghiên cứu mang tính khách quan khoa học. Do đó nhiều GV/ CBQL có nhiều sáng tạo trong công việc nhưng rất ngại viết thành SKKN vì không biết bắt đầu từ đâu và diễn giải ra sao để thuyết phục người nghe/người đọc. Tài liệu NCKHSPUD sẽ giúp cho GV/CBQL tháo gỡ được những khó khăn này.

Bảng so sánh sự giống và khác nhau giữ SKKN và NCKHSPUD



Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm

NCKHSPUD

Mục đích
Cải tiến/tạo ra cái mới nhằm thay đổi hiện trạng, mang lại hiệu quả cao Cải tiến/tạo ra cái mới nhằm thay đổi hiện trạng, mang lại hiệu quả cao

Căn cứ
Xuất phát từ thực tiễn, được lý giải bằng lý lẽ mang tính chủ quan cá nhân Xuất phát từ thực tiễn, được lý giải dựa trên các căn cứ mang tính khoa học

Quy trình
Tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của mỗi cá nhân Quy trình đơn giản mang tính khoa học, tính phổ biến quốc tế, áp dụng cho mọi GV/CBQL.

Kết quả
Mang tính định tính chủ quan
Mang tính định tính/ định lượng

khách quan.





Chia sẻ với bạn bè của bạn:

1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   26

    Quê hương