Vì sao chúng ta cần thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông

Hiện nay, ô nhiễm chất thải nhựa, nhất là túi ni lông ở các nước trên thế giới cũng như ở nước ta đang trong tình trạng báo động. Ước tính trung bình mỗi gia đình Việt Nam hàng ngày sử dụng và thải ra ít nhất một túi ni lông, trong khi đó, mỗi hộ ở thành thị có thể sử dụng từ 3 đến 6 túi ni lông/ngày, đây là một con số rất lớn. Nếu tình trạng “xả” túi ni lông bừa bãi vẫn cứ diễn ra hàng ngày mà không có các biện pháp ngăn ngừa, xử lý, thì trong thời gian không xa, môi trường nước ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả rất nặng nề.

Túi polyetylen (PE) hay còn gọi là túi ni lông được sử dụng lần đầu tiên vào những năm 50 của Thế kỷ trước do nhà hóa học Anh Alexander Parkes phát minh. và đến nay chưa xác định chính xác được thời gian nó phân hủy. Tuy nhiên, các nhà môi trường, khoa học gia đều cho rằng quá trình túi ni lông phân hủy có thể mất từ 500 đến 1000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời. Dù đã phân huỷ và lẫn vào đất thì chất nhựa PE sẽ làm đất bị trơ, không giữ được nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng .

Không kể những tác hại môi trường mà các thế hệ sau phải gánh chịu, túi ni lông còn gây ra nhiều tác hại trước mắt, trực tiếp vào người sử dụng. Làm tắc các đường dẫn nước thải gây ngập lụt cho đô thị, dẫn đến ruồi muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh… Bao bì ni lông cũng đe doạ trực tiếp tới sức khoẻ con người vì nó chứa chì, cadimi… (có trong mực in tạo mầu trên các bao bì) có thể gây tác hại cho não và là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi. Vấn đề đối với túi ni lông là chúng không phân huỷ thành các chất vô hại, phân huỷ rất chậm trong môi trường tự nhiên và là chất thải tồn tại lâu dài.

Để đối phó với nguồn ô nhiễm này, chính phủ nhiều nước trên thế giới đã có những biện pháp hạn chế và thậm chí cấm hẳn việc phát túi ni lông cho khách hàng, nhưng ở Việt Nam thì chưa. Luật Môi trường Việt Nam đã có mục quy định về vấn đề này, nhưng chúng ta vẫn chưa thể ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể. Hy vọng trong thời gian tới Việt Nam sẽ áp dụng các biện pháp có thể nhằm hạn chế sử dụng túi ni lông góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

Một số đề xuất biện pháp giảm thiểu và tái sử dụng túi ni lông

1. Sử dụng các loại túi đựng hàng thay thế 

Để có thể hạn chế và xa hơn là cấm sử dụng túi ni lông (loại mỏng dùng một lần), trước hết phải xác định loại hình túi đựng hàng có thể thay thế túi ni lông ít gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý sẽ đưa ra chính sách nhằm định hướng người bán lẻ cũng như người tiêu dùng chuyển từ sử dụng túi ni lông sang loại túi đựng hàng thân thiện với môi trường hơn một cách tự nguyện hay bắt buộc. Tuy nhiên tác hại do túi ni lông sẽ giảm nhưng đồng thời cũng có thể phát sinh ra những vấn đề khác nghiêm trọng hơn từ những túi thay thế. Vì vậy, cần lựa chọn một loại túi vừa đảm bảo về mặt môi trường nhưng cũng phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta.

Vì sao chúng ta cần thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông
                 
Vì sao chúng ta cần thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông

Dựa vào kinh nghiệm của một số nước đi trước cũng như trên thực tế có thể sử dụng một số loại túi đựng hàng thay thế túi ni lông hiện đang có trên thị trường như:

- Túi giấy 

- Túi vải sử dụng nhiều lần

- Túi dệt từ sợi ni lông sử dụng nhiều lần

- Túi ni lông tự huỷ, phân hủy sinh học

2. Sử dụng mô hình 3R

Chương trình quản lý chất thải rắn theo mô hình 3R “Giảm thiểu-Tái sử dụng-Tái chế” đã được thực hiện ở một số nơi như ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của chương trình không chỉ nhằm giảm sử dụng túi ni lông mà còn tăng cường tái sử dụng và tái chế túi ni lông.  Để giảm thiểu sử dụng túi ni lông cần phải áp dụng đồng bộ và lâu dài nhiều giải pháp quản lý, bao gồm các giải pháp mang tính pháp lý, các giải pháp kinh tế, các giải pháp khuyến khích và tuyên truyền ngắn hạn và dài hạn.

3. Khuyến khích các nhà phân phối, nhà bán lẻ tham gia chương trình giảm phân phát túi ni lông:

Giải pháp này nhằm vận động các nhà phân phối/bán lẻ (trước tiên là các hệ thống siêu thị, các trung tâm thương mại qui mô lớn sau đó mở rộng đối tượng tham gia) tham gia hương trình tình nguyện giảm phân phát túi ni lông. Các đơn vị tham gia chương trình cam kết và có kế hoạch cụ thể giảm phân phát miễn phí túi ni lông đựng hàng cho khách và định kỳ báo cáo kết quả theo hướng dẫn của  cơ quan quản lý môi trường. Bù lại, các đơn vị này sẽ được hưởng một số quyền lợi như được đưa vào danh sách “Doanh nghiệp Xanh”, được giới thiệu trong các chương trình tuyên truyền giảm sử dụng túi ni lông…

Tham gia chương trình, các nhà bán lẻ cam kết thực hiện một số điều theo hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường:

- Cung cấp cho khách hàng các phương thức đựng hàng thân thiện với môi trường thay thế cho túi ni lông

- Cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan môi trường, tuyên truyền nâng cao ý thức nhân viên và khách hàng về việc giảm sử dụng, tái sử dụng và tái chế túi ni lông (loại dùng một lần)

- Tập huấn nhân viên trực quầy các giải pháp giảm phát túi ni lông

- Tổ chức thu hồi túi ni lông để tái chế

- Sử dụng biện pháp tài chính để khuyến khích khách hàng sử dụng túi dùng nhiều lần hay mang theo túi đựng hàng

Vì sao chúng ta cần thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông

4. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng

Đây là giải pháp không thể thiếu trong các chương trình môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của các giải pháp giảm sử dụng túi ni lông khác.  Mặc dù chi phí tốn kém, các chương trình này nên được tổ chức thường xuyên và định kỳ dưới các chiến dịch tuyên truyền, vận động và sau mỗi đợt cần phải có đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm để điều chỉnh lại nội dung tuyên truyền phù hợp. 

Các đối tượng hướng đến bao gồm: 

- Người tiêu dùng, 

- Nhà bán lẻ/phân phối

- Nhà sản xuất túi ni lông

Nội dung tuyên truyền gồm có:

- Tác hại của túi ni lông đối với kinh tế- xã hội, môi trường và sức khỏe cộng đồng;

- Định hướng người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường, các loại túi sử dụng nhiều lần;  

- Các biện pháp giảm sử dụng, tái sử dụng túi ni lông trong đời sống hàng ngày;

- Ý nghĩa của phân loại và tái chế túi ni lông.

5. Xây dựng một hệ thống thu gom, tái chế, tái sử dụng túi ni lông

Tại các chợ, các siêu thị, các trung tâm thương mại loại túi HDPE mỏng thường được sử dụng một lần. Tuy được sản xuất để sử dụng một lần nhưng một số ít vẫn được các hộ gia đình tái sử dụng cho các mục đích trong gia đình, chủ yếu là lót thùng rác, bao gói thực phẩm, vật dụng… Vì giá trị kinh tế của túi ni lông loại mỏng này không cao nên mặc dù vẫn có một số cơ sở tái chế, chúng không được các đại lý ve chai thu mua, vì vậy, cuối cùng vẫn được thải bỏ lẫn với rác sinh hoạt hoặc phát tán khắp nơi gây ô nhiễm môi trường .

Để tăng cường thu gom và tái chế loại túi ni lông đang rất thông dụng này, cơ quan quản lý cần phối hợp với các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các khu dân cư, các chung cư… bố trí các điểm thu gom dành riêng cho túi ni lông. Trước mắt, trong giai đoạn đầu có thể phối hợp bố trí các điểm thu gom tại các siêu thị, trung tâm thương mại. Có thể khuyến khích khách hàng giao nộp túi ni lông bằng cách tính điểm thưởng trong phiếu thưởng theo số lượng túi giao nộp. Sau đó, các điểm thu gom sẽ dần được mở rộng trên khắp các địa bàn. Việc vận hành và duy trì các điểm thu gom này có thể giao cho các đơn vị tái chế túi ni lông đảm nhận. 

Tấn Khải

Nguồn: http://sta.soctrang.gov.vn/index.php/tin-t-c/tin-t-c-m-i/169-nhua-boc-nilong

Mới đây, để hỗ trợ các nhà bán lẻ tìm ra các giải pháp giảm thiểu tiêu thụ túi nilon, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã phối hợp cùng Sở Công thương Hà Nội kêu gọi các doanh nghiệp ký cam kết tham gia Liên minh bán lẻ giảm tiêu thụ túi nilon.

  • Tích cực giảm tiêu thụ túi nilon sử dụng một lần

  • Lễ công bố Liên minh các nhà bán lẻ giảm túi nilon

  • Đi chợ giảm túi nilon - cách bảo vệ môi trường của phụ nữ

  • 19sản phẩm được cấp giấy chứng nhận túi nilonthân thiện môi trường

Vì sao chúng ta cần thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông
Hệ thống siêu thị Co.opmart hướng người dân sử dụng các sản phẩm thay thế cho nylon bằng túi giấy và túi môi trường do đơn vị sản xuất. Việc này đã được triển khai từ năm 2011. Ảnh: TTXVN

Liên minh giảm tiêu thụ túi nilon tại Hà Nội

Theo số liệu khảo sát vào tháng 3 năm 2021 do Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện cùng các đối tác, số lượng túi nilon sử dụng một lần tại các siêu thị trung bình khoảng 104.000 túi/ngày, tương đương với 38 triệu túi nilon/năm.

Xuất phát từ mục đích giảm tiêu thụ sản phẩm nhựa dùng một lần tại các nhà bán lẻ, Viện Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp cùng Sở Công Thương Hà Nội kêu gọi các doanh nghiệp ký cam kết tham gia Liên minh bán lẻ giảm tiêu thụ túi nilon. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án "Suy nghĩ lại về nhựa – Giải pháp kinh tế tuần hoàn cho rác thải biển" do Liên minh Châu Âu và Chính phủ Đức tài trợ; Cơ quan Hợp tác kỹ thuật quốc tế Pháp triển khai tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Trung Thắng, Phó Viện trường Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường cho biêt, Liên minh bán lẻ giảm tiêu thụ túi nilon với sự tham gia của 16 đơn vị bán lẻ tại Hà Nội đã và đang áp dụng nhiều hình thức tuyên truyền, khuyến khích, tạo sự thuận tiện cho người dân tiếp cận các sản phẩm thân thiện với môi trường có khả năng thay thế túi ni lông dùng một lần, từ đó dần loại bỏ thói quen sử dụng túi ni lông trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi người dân.

Bà Fanny Quertamp, Cố vấn cao cấp Cơ quan Hợp tác kỹ thuật quốc tế Pháp tại Việt Nam nhấn mạnh: "Khi dự án mới bắt đầu, có một số ý kiến phản đối và băn khoăn, vì người ta cho rằng khó có thể thay đổi hành vi của người tiêu dùng ở Việt Nam, nhất là khi túi nhựa được phát miễn phí và một số siêu thị sợ sẽ mất khách hàng. Nhưng dần dần, trong quá trình thảo luận, nhất là nhờ sự tham gia của Sở Công thương Hà Nội và do nhiều thành viên trong Liên minh đã có các hành động tiên phong, dự án thí điểm đã thuyết phục được các thành viên khác".

Thông qua việc thành lập Liên minh các nhà bán lẻ giảm túi nilon, các doanh nghiệp cũng góp phần vào việc hình thành thói quen của người dân là sử dụng sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường. Điều này cũng phù hợp với lộ trình của Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa, Chính phủ đã đặt ra đặt mục tiêu đến năm 2025 sử dụng hòa toàn túi nilon, bao bì thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị thay thế cho túi nilonkhó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần.

Xây dựng lộ trình giảm túi nilon

Bà Kim Thị Thúy Ngọc Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế - Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường cho biết, truyền thông đóng vai trò quan trong trong việc thay đổi hành vi của người dân trong việc chuyển từ sử dụng túi nilon sang túi sử dụng nhiều lần. Đồng thời, các chính sách của nhà nước trong việc hạn chế sản xuất, nhập khẩu, sử dụng túi nilon cũng góp phần thúc đẩy giảm tiêu dùng sản phẩm gây ô nhiễm môi trường này.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết Quyết định số 1316/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam. Đề án đã đặt rà mục tiêu, phấn đấu đến năm 2025: Sử dụng 100% túi nilon, bao bì thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi ni lông khó phân hủy; đảm bảo thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh; giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương; phấn đấu 100% các khu du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch, các khách sạn không sử dụng túi nilon khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần; giảm dần mức sản xuất và sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt.

Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường đã quy định: Từ ngày 1/1/2026, không sản xuất và nhập khẩu túi ni lông khó phân hủy sinh học có kích thước nhỏ hơn 50cm x 50cm và độ dày một lớp màng nhỏ hơn 50 µm, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu hoặc sản xuất, nhập khẩu để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường; giảm dần việc sản xuất và nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa.

Sau ngày 31/12/2030, dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần (trừ sản phẩm được chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam), bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu và trường hợp sản xuất, nhập khẩu bao bì nhựa khó phân hủy sinh học để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường.

Theo Nghị định này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định và tổ chức triển khai hoạt động quản lý chất thải nhựa; bảo đảm sau năm 2025, không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi nilon khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch, trừ sản phẩm, hàng hóa có bao bì nhựa khó phân hủy sinh học; tổ chức thanh tra, kiểm tra các đơn vị sản xuất sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học trên địa bàn.

Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Điều 54, Điều 55 và Điều 73) và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường đã quy định rõ trách nhiệm tái chế và trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, bao gồm cả các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu bao bì. Đây có thể xem là một trong những biện pháp nhằm tăng cường trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc tái chế, xử lý chất thải. Hiện dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đang được xây dựng và sẽ sớm được ban hành trong thời gian tới.

Có thể nói, việc thay đổi thói quen sử dụng túi nilon và các sản phẩm nhựa dùng một lần là không dễ dàng. Bên cạnh các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích hay chế tài xử phạt, mỗi chúng ta trước tiên cần tự ý thức, hạn chế dần và tiến tới bỏ hẳn việc sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt hàng ngày hay khi đi chợ. Những hành động nhỏ ấy sẽ đem lại thay đổi lớn cho môi trường tương lai, đem lại cuộc sống xanh cho các thế hệ sau này.

Hoàng Nam (TTXVN)

Vì sao chúng ta cần thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông

Thay đổi thói quen sử dụng túi nilon: Bài 1 – Người dân nhiều địa phương 'nói không'với túi nilon

Túi nilon và các sản phẩm nhựa dùng một lầnđã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, đặc tính bền, khó phân hủy của chúngđã và đang gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và các loài động thực vật trên Trái đất.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Thay đổi thói quen,
  • mua sắm,
  • túi nilon,
  • tiêu thụ túi nilon,
  • chất thải nhựa,
  • ô nhiễm môi trường,