Vì sao khi ngủ trẻ hay giật mình

Lý do khiến trẻ sơ sinh hay giật mình và không ngủ ngon giấc có thể là do sinh lý hoặc do bệnh lý.

  • Môi trường xung quanh bé ngủ không thoải mái, có nhiều tiếng ồn hoặc ánh sáng mạnh sẽ khiến bé khó chịu, cựa quậy hoặc giật mình. 

  • Khi trẻ đói bụng hoặc được cho bú quá no cũng cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.

  • Do tã của trẻ bị ướt hoặc mẹ quấn khăn quanh người bé quá chặt khiến trẻ cảm thấy khó chịu. 

  • Trào ngược dạ dày: Ở trẻ nhỏ, hệ thống dạ dày và thực quản chưa hoàn thiện cho nên sau khi bú sữa, trẻ dễ bị sựa hoặc trào ngược lên thực quản. Đây chính là nguyên nhân làm bé khó chịu và bị giật mình giữa đêm khi ngủ. 

  • Thiếu canxi cũng là một trong các nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh giật mình khi ngủ. Khi bị hạ canxi huyết, trẻ thường có những biểu hiện như dễ kích động, ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc về đêm.

  • Những trẻ sơ sinh có bệnh lý liên quan đến thần kinh như rối loạn thần kinh bẩm sinh, hay bị tổn thương ở vùng não cũng dễ bị giật mình, kích động khi ngủ. 

  • Khi da trẻ bị ngứa, nóng rát hoặc bị côn trùng cắn trong lúc ngủ cũng khiến trẻ cảm thấy khó chịu và cựa quậy.

  • Ngoài ra, trẻ sơ sinh hay giật mình cũng có thể là biểu hiện của các bệnh viêm viêm họng, viêm amidan ảnh hưởng đến đường thở khiến bé không thoải mái và giật mình khi ngủ.

Phản xạ giật mình khi ngủ của trẻ rất dễ nhận biết, bao gồm những giai đoạn sau: 

  • Giai đoạn 1: Khi bị giật mình, phản ứng đầu tiên của trẻ sẽ là đột ngột mở rộng cánh tay và chân, lòng bàn tay hướng lên trên.

  • Giai đoạn 2: Sau khi mở rộng tứ chi thì trẻ sẽ co tay và chân lại gần cơ thể thành tư thế bào thai. Phản xạ này khiến bé cảm thấy an toàn như khi còn trong bụng mẹ. 

  • Sau khi tìm hiểu về nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay giật mình và quấy khóc khi ngủ, cha mẹ có thể sẽ lo lắng không biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào là hợp lý và làm sao để đối phó với tình trạng trẻ hay giật mình ngủ không ngon?

  • Đối với các trường hợp trẻ sơ sinh giật mình ngủ không ngon giấc do bệnh lý, cách tốt nhất là cha mẹ nên tìm đến bác sĩ để có cách chăm sóc phù hợp nhất với tình trạng của trẻ. Đối với trường hợp trẻ bị giật mình do sinh lý, cha mẹ có thể áp dụng những phương pháp hữu ích dưới đây nhằm đem lại cho bé giấc ngủ sâu và ngon hơn:

  • Để đảm bảo trẻ sơ sinh không bị giật mình khi ngủ, thì ba mẹ nên lưu ý điều chỉnh môi trường xung quanh sao cho phù hợp: 

  • Nhiệt độ phòng ngủ của trẻ nên ở mức vừa phải, không được quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ thích hợp cho trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn là vào khoảng 26 - 28 độ C.

  • Tắt hoặc giảm độ sáng của đèn ngủ. 

  • Không gian ngủ của trẻ cần yên tĩnh, hạn chế tối đa tiếng ồn và âm thanh lớn đột ngột phát ra. 

Thường xuyên quấn khăn cho bé có tốt không? Việc quấn khăn từ lâu đã được xem là biện pháp hữu hiệu trong việc chữa giật mình khi ngủ cho trẻ sơ sinh. Không chỉ hỗ trợ cho bé có giấc ngủ ngon và sâu hơn, phương pháp này còn tạo cho bé cảm giác được an toàn, ấm áp như ở trong bụng mẹ. Khi quấn khăn, bạn nên lưu ý dùng những chiếc chăn mềm, mỏng để bé không cảm thấy khó chịu và cựa quậy. 

Đột nhiên bị thay đổi vị trí hoặc tư thế ngủ cũng khiến cho trẻ sơ sinh hay giật mình. Do đó, bạn nên bế và giữ trẻ càng gần với cơ thể mình càng tốt. Nếu muốn đặt trẻ nằm xuống nôi thì bạn phải làm hết sức nhẹ nhàng, cẩn thận. Điều này sẽ giúp trẻ tránh được cảm giác hoảng hốt, giật mình. 

Trong giai đoạn này, nguồn dinh dưỡng chính của trẻ được cung cấp hoàn toàn từ sữa mẹ, do đó mẹ cần ăn uống và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Nếu mẹ bị thiếu canxi, bé cũng sẽ bị thiếu hụt và ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như thể chất. Ngoài ra, trẻ cũng nên được tắm nắng thường xuyên vào buổi sáng để bổ sung vitamin D, hỗ trợ cho quá trình chuyển hoá canxi. 

Cleanipedia hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp cha mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về nguyên nhân và giúp cải thiện vấn đề trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ. Từ đó, giúp trẻ phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần.

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Originally published 22 tháng 12 năm 2021

Chào bạn! Xin cám ơn những thông tin bạn đã chia sẻ về tình trạng của con bạn.

Trẻ khoảng 11 tháng tuổi thường chỉ ngủ được khoảng 12 tiếng mỗi ngày. Đây là giai đoạn quan trọng nhất để tập cho trẻ hình thành thói quen ngủ lành mạnh, vì lúc này trẻ đã bắt đầu hòa nhập nhiều với xã hội và chu kỳ ngủ cũng bắt đầu với giống người lớn. Nếu con bạn ngủ hay giật mình khóc và khó ngủ vào buổi tối thì sau đây là một số nguyên nhân thường gặp: – Do phòng ngủ của trẻ không thoáng, nhiệt độ phòng ngủ nóng quá hoặc lạnh quá, nơi ngủ quá ồn ào, để đèn quá sáng. – Do điều kiện vệ sinh kém: tã lót ướt không thay, quần áo không sạch, giường chiếu không sạch sẽ làm trẻ ngứa ngáy. – Do trẻ ăn không đủ bị đói cũng làm trẻ khó ngủ. – Ngủ quá nhiều vào ban ngày [ngủ quá 5 giờ chiều]. – Giấc ngủ của trẻ phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài quá nhiều: nằm võng, nôi điện, thậm chí phải cần bố mẹ ẵm ru, nếu không sẽ không chịu ngủ.

Với những nguyên nhân trên, bạn nên xem xét cho trường hợp của con bạn và tìm cách khắc phục, song song với việc bổ sung vitamin D3. Nếu sau khi khắc phục mà tình trạng của con bạn không thuyên giảm hay có dấu hiệu nhiều hơn thì bạn nên đưa bé đến khám ngay tại bệnh viện để được thăm khám và làm một số xét nghiệm cần thiết. Vì ngoài những nguyên nhân hay gặp đã nói ở trên, tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ có thể do các nguyên nhân bệnh lý như: thiếu Vitamin D3, thiếu các vi chất như kẽm, magie..

Chúc bạn sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

ĐẶT CÂU HỎI VỚI CHUYÊN GIA NGAY

Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ mới sinh trong 1 – 2 tháng đầu tiên đôi khi hay giật mình trong khi ngủ. Vậy đâu là nguyên nhân khiến trẻ bị giật mình? Và đây liệu có phải một hiện tượng bình thường hay là dấu hiệu của sự thiếu chất hoặc một bệnh lý nào đó trong cơ thể của trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

TRẺ SƠ SINH GIẬT MÌNH KHI NGỦ: PHẢN XẠ THÔNG THƯỜNG KHI TRẺ MỚI RA ĐỜI

Trước khi sinh ra, trẻ quen thuộc với không gian nhỏ hẹp, ấm áp và an toàn trong bọc ối của mẹ. Bởi vậy sau khi sinh, việc tiếp xúc với những yếu tố mới, lạ như: âm thanh của những sự vật, con người xung quanh, nguồn ánh sáng từ bên ngoài, đèn điện… đều khiến bé phải tập thích ứng. Do đó, trong quá trình này, bé cảm thấy khá “bất an” và dễ giật mình trong khi ngủ. Đây chỉ là một phản xạ bình thường và diễn ra trong thời gian ngắn, cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, khi bé giật mình, mẹ hãy trấn an bé bằng cách ôm bé vào lòng để bé cảm thấy được đang ở gần mẹ. Đồng thời, cần lưu ý tạo một không gian yên tĩnh trong căn phòng, giúp bé cảm thấy an toàn bằng cách:

– Quấn chăn cho bé, giúp bé cảm thấy an toàn và ít giật mình hơn.

– Khi muốn đặt bé xuống giường, ôm bé sát vào người và từ từ nằm xuống giường. Không trực tiếp đặt bé từ trên tay xuống giường sẽ khiến bé cảm thấy như đang bị rơi, khiến bé sợ hãi.

– Không để chuông điện thoại lớn khi chăm sóc bé, tránh để tiếng chuông làm bé bị giật mình.

MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP TRẺ SƠ SINH GIẬT MÌNH KHÔNG PHẢI DO PHẢN XẠ THÔNG THƯỜNG

Trẻ sơ sinh giật mình khi ngủ do thiếu canxi

Một trong các nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh giật mình khi ngủ – không phải phản xạ thông thường – là do bị thiếu canxi. Ba mẹ nên đưa bé đi khám, có thể hỏi ý kiến bác sĩ để bổ sung vitamin D và tắm nắng một cách hợp lý cho bé.

Trẻ bị thiếu canxi thường có các dấu hiệu như: còi xương, chậm lớn, chậm mọc răng, ra mồi hôi trộm… Bổ sung vitamin D và tắm nắng sẽ khắc phục hiệu quả vấn đề này.

Bé bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc bị đầy hơi

Khi bú sữa, bé dễ nuốt cả không khí vào bụng khiến bụng bé bị đầy hơi, ọc ạch gây trào ngược dạ dày khiến bé ói sữa. Trường hợp này cũng khiến bé bị giật mình giữa đêm khi ngủ.

Cách tốt nhất để tránh tình trạng này xảy ra là sau khi bé vừa bú no, mẹ hãy bế thẳng cho bé áp sát vào người mình, vỗ nhẹ vào lưng để giúp bé ợ hơi ra ngoài. Đồng thời, tiếp tục bế thẳng bé một lúc trước khi đặt bé nằm trở lại.

Bé mơ thấy ác mộng

Trẻ sơ sinh cũng có thể mơ thấy ác mộng. Bé có thể bị giật mình và quấy khóc nếu mơ thấy những giấc mơ khiến bé cảm thấy bất an, sợ hãi. Khi bé giật mình tỉnh dậy khi gặp ác mộng, cha mẹ hãy ôm và dỗ dành bé, khiến bé cảm thấy an toàn. Tình huống này sẽ ít đi khi bé lớn hơn nên cha mẹ không cần quá lo lắng.

Bé bị viêm họng, ngạt mũi, viêm tai giữa, giun kim

Đây có thể là một trong các nguyên nhân bệnh lý khiến bé bị giật mình trong khi ngủ bởi những bệnh lý này gây ra sự khó chịu, bứt rứt trong cơ thể. Bé ngủ không ngon do bệnh lý sẽ quấy khóc nhiều hơn. Cha mẹ có thể quan sát kỹ các dấu hiệu bệnh lý khác và đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế tin cậy.

Bất thường về chức năng não

Trường hợp này rất hiếm, tuy nhiên vẫn có khả năng xảy ra và thể hiện ở việc trẻ sơ sinh giật mình khi ngủ. Vấn đề này chỉ được chẩn đoán một cách chính xác khi có các bài kiểm tra y tế chuyên môn.

Video liên quan

Chủ Đề