Vì sao lê cát trọng lý

Bài hát mở đầu đêm diễn Chúng ta đang thở kìa của Lê Cát Trọng Lý ở Hà Nội - Video: MAI THƯƠNG

Thời gian chuyển dần về phía cuối năm với những mong chờ đóng lại một khoảng thời gian đầy biến động. Dịch bệnh, thiên tai, những điều khiến người ta sợ hãi không còn chỗ an yên trong tâm hồn.

Giữa những xáo trộn ấy, âm nhạc của Lý như một sự xoa dịu, như dòng suối mát lành và trong trẻo để chữa lành, để tiếp thêm động lực cho người ta tiếp tục sống đẹp và biết ơn vì thấy mình đang sống.

Concert Chúng ta đang thở kìa của Lý được chia làm hai phần. Ở cả hai phần đó, ta đều không gặp lại Lý của ngày xưa.

Thay vào đó là một Lê Cát Trọng Lý với một diện mạo mới, và âm nhạc cũng mới, thử nghiệm đầy sáng tạo. Vẫn là giọng hát trong veo, thanh âm nhẹ nhàng khiến người nghe thấy dịu nhẹ đi bớt bộn bề, nhưng âm nhạc đã kịch tính và nhiều phần khó nắm bắt hơn trước.

Lê Cát Trọng Lý biểu diễn cùng dàn tứ tấu - Video: MAI THƯƠNG

Không còn là cô gái 'chênh vênh' với những băn khoăn 'chưa ai nói em nghe' đầy mộng mơ, dung dị, nhạc của Lý nhiều triết lý hơn, mang tính thiền hơn và cả những trăn trở hiện sinh khiến người nghe phải cố lắm mới nắm bắt theo những tầng nghĩa.

Ở phần 1 là một Lê Cát Trọng Lý dung dị, lấy âm nhạc như một sự tri ân. Ca từ nhẹ nhàng đến từ một nỗi thiết tha yêu và được yêu, sống và được sống, vẹn tròn nhất ở hiện tại, nhưng cũng lắng lo nhất ở hiện tại. "Khi mình ôm nhau, không đôi co, im im không nói. Em thấy hy vọng, dù biết phải còn lo dài" hay "Đừng yêu như chơi trò chơi có người thua".

Lê Cát Trọng Lý biểu diễn cùng dàn tứ tấu - Ảnh: MAI THƯƠNG

3 bài hát ở phần 1 là 3 dòng tự sự với những câu hỏi, trăn trở và tự trả lời cho chính mình về tình yêu, những khúc mắc của người đang yêu, tự vỗ về mình sau những mất mát khi một người đang yêu bỗng thấy trống rỗng khi người yêu đi mất.

Rằng thấy bất an ngay cả khi đang kề cạnh, rằng những đớn đau cũng qua cả thôi, rằng cần nhiều mạnh mẽ để buông xuống những đổ vỡ. Phần mở đầu vì thế như một cuộc thủ thỉ tâm tình với khán giả qua tiếng guitar và đàn harp.

Phần 2 là thứ âm nhạc hàn lâm hơn với dàn tứ tấu cello cùng với những ca khúc đầy lạ lẫm được Lý sáng tác từ những cảm hứng về Mông Cổ và Châu Phi.

Nói lạ lẫm là bởi, người nghe đôi phần không hiểu những gì Lý hát, và cả những nốt nhạc cũng kén người nghe hơn, nhưng vẫn có sự cuốn hút gì đó khiến người nghe phải du dương hay lắc lư theo điệu nhạc.

Cái "gì đó" ấy đến từ phần thanh âm có sức gợi để tạo nên hình ảnh, mà như Lý nói là âm nhạc có thể cho ta thấy những sự rung động mới, những loại cảm giác khác nhau, không chỉ từ thính giác mà còn tưởng tượng ra khung cảnh trước mắt.

Cái "gì đó" cũng đến từ những trăn trở mang tính hiện sinh của Lý trong ca khúc Mua Ibala mà rồi người ta cũng sẽ gặp đâu đó đôi lần trong đời, bởi đó là những vấn đáp nhân sinh, những trăn trở rất người: Chúng ta có thật sự đang sống không? Chúng ta có hối tiếc điều gì không?

Bài hát chủ đề của concert - Video: MAI THƯƠNG

Tiếp nối concert là những ca khúc với phần nhạc được viết bởi nghệ sĩ Nguyễn Thanh Tú và phần lời do Lý đặt.

Các tác phẩm trong phần này đưa người nghe du dương về với âm nhạc dân gian, thanh âm biến hóa từ những cú nhảy nốt từ thấp đến cao đến cuộc nhảy múa của cây vĩ trên dây đàn cello hay những cú bung vĩ đầy ngẫu hứng của 4 nghệ sĩ trong dàn tứ tấu.

Cấu trúc nhạc phức tạp và khó hiểu cùng lời ca ma mị và "đau" - theo lời của Lý khiến cho concert mang màu sắc hàn lâm, đi xa khỏi tầm cảm nhận của số đông nhưng vẫn khiến người ta như khó thoát ra khỏi được cuộc vui của âm nhạc mà Lý mang lại.

Concert 'Chúng ta đang thở kìa' của Lê Cát Trọng Lý như một lời ủi an với những triết lý sâu sắc qua thanh âm trong veo đến từ một tâm hồn luôn thiết tha với vạn vật - Ảnh: MAI THƯƠNG

Và Lý đã không hát như lúc xưa đúng như Lý từng nói. Cô đùa rằng bây giờ người ta đi hát karaoke không còn bật nhạc cô nữa.

Một Lý mới mẻ, luôn luôn chuyển đổi và chưa một lần có ý định dừng lại trên hành trình làm mới chính mình trong âm nhạc để tạo ra những Lê Cát Trọng Lý hồn nhiên nhưng người ta phải chạy theo mới mong hiểu kịp.

Lê Cát Trọng Lý quay MV tại khu ổ chuột lớn nhất châu Phi

MAI THƯƠNG

Thông tin bài hát

Tên bài hát: Cao Hơn Vì Sao Ca sĩ: Lê Cát Trọng Lý Sáng tác: Lê Cát Trọng Lý Album: unknown Ngày ra mắt: 10/09/2015

Thể loại: Việt Nam, Nhạc Trẻ, V-Pop

Lê Cát Trọng Lý [sinh 24 tháng 8 năm 1987[1]] là một ca sĩ kiêm nhạc sĩ tự do của Việt Nam. Lê Cát Trọng Lý còn là nữ nhạc sĩ đầu tiên giành được "Nhạc sĩ của năm" cùng 7 đề cử khác tại Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến.

Lê Cát Trọng Lý

Lê Cát Trọng Lý năm 2018 tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội

Thông tin nghệ sĩSinh24 tháng 8, 1987 [34 tuổi]
Đà Nẵng, Việt NamNghề nghiệpCa sĩ, nhạc sĩNhạc cụGuitar, vĩ cầmNăm hoạt động2008–nayCa khúc tiêu biểu"Chênh vênh", "Tám chữ có", "Đi qua bóng đêm", "Không sao về bắt đầu"

Lê Cát Trọng Lý sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng, trong một gia đình có ba là ca sĩ Lê Băng Thanh, mẹ là giáo viên dạy văn. Năm 2005, cô tốt nghiệp THPT Phan Châu Trinh, Đà Nẵng và thi đậu vào khoa tiếng Nga của Đại học Đà Nẵng. Năm 2006, đang là sinh viên, Lý bỏ ngang, rời Đà Nẵng vào Thành phố Hồ Chí Minh. Lý thi đậu vào Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, học viola ở khoa dây và bắt đầu sáng tác ca khúc.[1]

Trong năm 2007, Lê Cát Trọng Lý đoạt giải ba trong cuộc thi "Hát cho niềm đam mê" do Nokia tổ chức. Năm 2008, đoạt được một số giải trong cuộc thi Bài hát Việt do VTV3 tổ chức: Bài hát của tháng 12 [ca khúc "Chênh vênh"]; Ca sĩ thể hiện ca khúc hiệu quả tháng 12, Bài hát của năm [ca khúc "Chênh vênh"] và Nhạc sĩ trẻ triển vọng.[2] Năm 2009 cô được chọn hát trong chương trình của ca sĩ Francis Cabrel tại Hà Nội. Năm 2010, biểu diễn tại Trung tâm Văn hóa Pháp L’Espace, tạo được dư luận tốt với 3 đêm diễn liên tục cháy vé. Bên cạnh đó, Lý còn tham gia Festival Huế và tham gia lưu diễn văn hóa Việt Nam ơi tại Na Uy. Tại giải Cống hiến năm 2011, Lê Cát Trọng Lý đã thắng giải Nhạc sĩ của năm.[3]

Ngày 20 tháng 1 năm 2011, cô phát hành album đầu tay mang tên mình. Cùng năm, Lý đã có chuyến lưu diễn xuyên Việt với chủ đề Lê Cát Trọng Lý - Vui Tour với thời gian gần 2 tháng và thu được những thành công nhất định, trong đó buổi diễn ở quê hương Đà Nẵng của cô đã cháy vé.[4] Sau khi kết thúc lưu diễn, cô quyết định dành ra hai năm để học tập tại Hà Nội. Ngày 23 tháng 11 năm 2013, cô tái xuất ở quê nhà bằng đêm nhạc Mùa thu trong em.[5] Tháng 8 năm 2015 Lý phát hành album mang tên Dreamer bao gồm ba đĩa liên tiếp với chủ đề Vui Tour, Live in Church và Những kẻ mộng mơ. Album như một cuốn tuyển tập nhật ký âm nhạc trong suốt 4 năm làm việc từ năm 2011 [Vui Tour] đến năm 2015 [Live in Church], âm thanh không qua xử lý để giữ nguyên những khoảnh khắc chia sẻ cùng khán giả.

Một số nhận định Lê Cát Trọng Lý chịu ảnh hưởng từ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tuy nhiên, cô cho rằng "không thích nghe nhạc Trịnh vì nó buồn quá" và giải thích rằng việc ảnh hưởng là từ trong tiềm thức "do từ ngày còn đi học, chị tôi hay hát nhạc Trịnh". Nguồn cảm hứng Lý chịu ảnh hưởng từ nhạc sĩ Phạm Duy và nhạc dân ca.[6]

Tựa đề Thông tin Lê Cát Trọng Lý Tuổi 25 Dreamer - Những kẻ mộng mơ Không sao về bắt đầu Đừng mua nhà nhiều hơn mình cần Hai người chẳng thấy nhau Cây lặng gió ngừng Có dừng được không
  • Phát hành:   20 Tháng 1 năm 2011
  • Hãng đĩa: Phương Nam, Dihavina
  • Định dạng: CD, LP, streaming, tải nhạc
  • Phát hành:   năm 2013
  • Hãng đĩa: Phương Nam, Dihavina
  • Định dạng: CD, LP, streaming, tải nhạc
  • Phát hành:   Tháng 6 năm 2015
  • Hãng đĩa: Warner, Hãng Đĩa Thời Đại
  • Định dạng: CD, LP, streaming, tải nhạc
  • Phát hành:   8 tháng 8 năm 2017
  • Hãng đĩa: Warner, Hãng Đĩa Thời Đại
  • Định dạng: CD, LP, streaming, tải nhạc
  • Phát hành:   22 tháng 2 năm 2020
  • Hãng đĩa: Warner, Hãng Đĩa Thời Đại
  • Định dạng: CD, LP, streaming, tải nhạc
  • Phát hành:   1 tháng 3 năm 2020
  • Hãng đĩa: Warner, Hãng Đĩa Thời Đại
  • Định dạng: CD, LP, streaming, tải nhạc
  • Phát hành:   31 tháng 12 năm 2021
  • Hãng đĩa: Warner, Hãng Đĩa Thời Đại
  • Định dạng: CD, LP, streaming, tải nhạc
  • Phát hành:   8 tháng 1 năm 2022
  • Hãng đĩa: Warner, Hãng Đĩa Thời Đại
  • Định dạng: CD, LP, streaming, tải nhạc
  • Lê Cát Trọng Lý [2011]
  • Tuổi 25 [2013]
  • Dreamer – Những kẻ mộng mơ [2015]
  • Không sao về bắt đầu [2017]
  • Chẳng thể chia ra làm đôi [2018] [Đĩa mở rộng]
  • Đừng mua nhiều nhà hơn mình cần [2020]
  • Hai người chẳng thấy nhau [2021]
  • Cây Lặng Gió Ngừng [2021]
  • Có Dừng Được Không [2022]
  • Live in Church [2015]
  • Dreamers Concert World Tour [Digital Release, Live Album, 2020]
  • Vui Tour [2012]
  • Live in Church [2015]
  • Khù khờ Tour Film
  • Đi qua bóng đêm & Tám chữ có - Cuộc đời của Yến [2015]
  • Ta hứa sẽ nhận ra - Tấm Cám: Chuyện chưa kể [2015]
Năm Giải thưởng Hạng mục Đề cử cho Kết quả Nguồn
2008 Bài hát Việt Bài hát của năm "Chênh vênh" Đoạt giải [2]
Nhạc sĩ trẻ triển vọng Lê Cát Trọng Lý Đoạt giải
2011 Cống hiến Nhạc sĩ của năm Lê Cát Trọng Lý Đoạt giải [3]
2012 Cống hiến Album của năm Lê Cát Trọng Lý Đề cử [7]
Chương trình của năm Vui Tour Đề cử
Nhạc sĩ của năm Lê Cát Trọng Lý Đề cử
2013 Cống hiến Album của năm Tuổi 25 Đề cử [8]
2015 Liên hoan phim Việt Nam Âm nhạc xuất sắc "Đi qua bóng đêm" – Nhạc phim Cuộc đời của Yến Đoạt giải
2018 Cống hiến Album của năm Không sao về bắt đầu Đề cử
Nhạc sĩ của năm Lê Cát Trọng Lý Đề cử
  •  

    Lê Cát Trọng Lý giao lưu cùng khán giả, tại Chula Fashion House, tháng 8 năm 2017.

  •  

    Lê Cát Trọng Lý cùng dàn nhạc, trình diễn concert "Dưới mưa dừng bước", tháng 3 năm 2018 tại Viện Pháp tại Hà Nội.

  •  

    Lê Cát Trọng Lý trình diễn concert "Chúng ta đang thở kìa", tháng 1 năm 2021 tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Hà Nội.

  1. ^ a b Thành Đạt [29 tháng 6 năm 2010]. “Đoán tính cách Lê Cát Trọng Lý qua vân tay”. Vân Tay. VTV6. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2016.
  2. ^ a b Mỹ Dung [19 tháng 1 năm 2009]. “Lê Cát Trọng Lý đoạt giải Bài hát Việt”. Ngôi sao. VnExpress. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2016.
  3. ^ a b Phan Anh [6 tháng 4 năm 2011]. “Tùng Dương đoạt "cú đúp" giải Cống hiến”. Dân trí. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2016.
  4. ^ Ngọc Trần [14 tháng 10 năm 2010]. “Lê Cát Trọng Lý khép lại show 'Vui' ở Hà Nội”. VnExpress.
  5. ^ B. Vân [16 tháng 11 năm 2013]. “Lê Cát Trọng Lý xuống tóc, tái xuất ở quê nhà”. Người Lao động Online.
  6. ^ “Lê Cát Trọng Lý lấy chồng năm 18 tuổi?”. Zing News. ngày 4 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2019.
  7. ^ “Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến lần 7 - 2012”. Thể thao & Văn hóa. 6 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2016.
  8. ^ “Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến lần 8 - 2013”. Thể thao & Văn hóa. 6 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2016.

  • Lê Cát Trọng Lý trên Facebook

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Lê_Cát_Trọng_Lý&oldid=68835670”

Video liên quan

Chủ Đề