Vì sao nói cái bi là sự mất mát của cái cao cả, cái đẹp

Cái Cao Cả trong Phạm Trù Thẩm Mỹ như thế nào ?

Cái cao cả với tư cách là một phạm trù thẩm mỹ bước vào lịch sử mỹ học khá muộn. Chỉ trong thời đại khai sáng nó mới có được ý nghĩa độc lập, mặc dù những hiện tượng cao cả đã được phản ánh, trong nghệ thuật rất sớm, và trong thời cổ La Mã, đã có công trình Bàn Về Cái Cao Cả của Longinus [213 – 273].

Cái cao cả là đặc tính của các hiện tượng, sự vật khách quan, hay là sản phẩm thuần túy của đầu óc con người ? Tùy theo quan điểm triết học khác nhau, các nhà mỹ học đã trả lời theo cách khác nhau.

Cái cao cả tồn tại khách quan, vốn là đặc tính của các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ của nó, đối với con người. Cái cao cả là cái có tầm vóc lớn lao, phi thường, có thể gây ra ở con người cảm giác choáng ngợp chiêm ngưỡng, kính phục, đôi khi pha lẫn chút bối rối sợ hãi.

Cái cao cả có trong tự nhiên [giông bão, thác đổ, núi cao, sông rộng, trời xanh, biển động, …] trong xã hội [các biến động lịch sử, chiến công, các vĩ nhân, anh hùng, du lịch, …] và trong nghệ thuật [hình tượng Promethee trong tác phẩm Eschille hay hình tượng Thánh Gióng trong truyện cổ Việt Nam, … ].

Phạm trù cái cao cả không chỉ liên quan đến đặc tính của các sự vật, hiện tượng khách quan, mà còn có quan hệ với tính cảm chủ quan của con người. Có cái cao cả của núi ngất trời, nhưng đồng thời cũng có cái cao cả của tình cảm, khát vọng. Trong nghệ thuật, cái cao cả được tạo thành bằng cả hai nguồn đó.

Cái cao cả có những điểm gần gũi với cái đẹp [Hegel cho rằng, cái đẹp ở mức tuyệt đỉnh, đó là cái cao cả]. Nét tương đồng chủ yếu giữa hai loại hiện tượng này, là cả hai đều gợi ra những cảm giác tích cực. Cái đẹp là ước mơ, lý tưởng gần gũi, dịu dàng.

Cái cao cả là lý tưởng cao siêu, con người chủ yếu chỉ chiêm ngưỡng, hướng tới nhưng dường như không dám ước mơ đạt tới. Đồng nhất cái cao cả với cái đẹp là tước mất tầm vóc, sự kỳ dị của nó. Ngược lại, đối lập hai cái với nhau, sẽ làm cho cái cao cả chỉ còn là cái gì ghê gớm, đáng sợ, mất đi chất lãng mạn, vẻ huyền bí rất hấp dẫn.

Cái cao cả rất cần cho đời sống. Nó làm cho cuộc sống không bị tầm thường, và nhỏ bé đi, làm cho thế giới hiện ra lúc nào cũng to lớn, hùng vĩ, khó khăn nhưng cũng đầy cảm hứng về những thử thách, chiến công, sự phiêu lưu và những hành động phi thường.

Cảm giác về cái cao cả biến đổi lịch sử trong quá trình chinh phục tự nhiên và xã hội của con người, dòng sông hôm nay chảy xiết hung dữ, nay đã trở nên hiền hòa, núi ngày xưa cao hiểm trở, không có dấu chân người, nay đã có đường xe lửa chạy qua, nhà mọc ngay trên đỉnh.

Nhưng… Cái cao cả không bao giờ mất, lại sẽ xuất hiện những hiện tượng mới chưa bị chinh phục, chưa được nhận thức.

Sự sùng bái, khuất phục hoàn toàn cái cao cả để dẫn đến thủ tiêu óc sáng tạo, tính tích cực chủ quan, đến sự phục tùng mù quáng. Đồng thời coi thường cái cao cả, không xem có cái gì thiêng liêng nữa, cũng sẽ làm cho cuộc sống trên nên buông thả, tầm thường.

Một trong những nhiệm cụ quan trọng của nghệ thuật, nhất là nghệ trong những bước ngoặt trọng đại của lịch sử, là dấy lên ở con người tình cảm cao cả, lớn lao: David của Michel Ange, Tự Do Trên Chiến Lũy của Delacroix, Giao Hưởng Anh Hùng của Beethoven, Hamlet của Shakespeare,…

Nghệ thuật thấm nhuần chất lý tưởng nhưng không chấp nhận sự lý tưởng hóa đơn điệu. Bằng cảm hứng anh hùng và lãng mạn chân chính, nó chấp cánh cho con người bay tới những chiến trong sự nghiệp cải tạo hoàn cảnh và biến đổi thế giới.

Khái niệm

Cái bi là phạm trù mỹ học cơ bản chỉ sự thất bại hay cái chết của cái đẹp trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng với lực lượng đối lập; là thắng lợi của lực lượng phản động, lạc hậu trước các lực lượng cách mạng, tiến bộ; là những hy sinh, tổn thất mà phía cách mạng phải gánh chịu trong cuộc đấu tranh với giai cấp lạc hậu.

Video liên quan

Chủ Đề