Vì sao phải bón phân giai đoạn làm đòng

Cây lúa là cây lương thực quan trọng ở nước ta. Để cây lúa đạt năng suất cao chất lượng tốt, bà con cần chú chăm sóc cây lúa ở trong từng giai đoạn của cây đặc biệt là giai đoạn cây lúa làm đòng và trổ bông. Vậy cây lúa cần chăm sóc như thế nào vào giai đoạn trổ bông? Cây lúa đang trong giai đoạn trổ cần bón phân gì cho cây? Cây lúa giai đoạn trổ bông có những loại sâu bệnh hại nào trên cây lúa? Xác định thời gian bón phân cho cây lúa đón đòng? Nên bón phân cho cây lúa vào giai đoạn nào là tốt nhất? Nên bón phân gì cho cây lúa làm đòng đạt năng suất cao?

Ở giai đoạn cây lúa trổ bông bà con đang loạy hoay tìm cách chăm sóc cây lúa. Bởi giai đoạn này cây lúa quyết định đến năng suất thành đạt cho bà con. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bà con cách chăm sóc cây lúa giai đoạn trổ bông giúp cây lúa đạt năng suất.

Cây lúa giai đoạn cây đón đòng

1. Chăm sóc cây lúa giai đoạn làm đòng

1.1. Bón phân cho cây lúa giai đoạn đón đòng

- Khi cây lúa đã có đòng lộ ra khỏi trồi chính, trên đồng ruộng đã lên đòng 90% bà con mới bón phân cho cây thì đòng không kịp hấp thụ dinh dưỡng dẫn tới bông nhỏ, ngắn, tỷ lệ hạt lép cao.  Trường hợp, bón phân quá sớm cho cây lúa sẽ làm cây không hấp thụ được các chất dinh dưỡng, vừa gây lãng phí, vừa kéo dài thời gian sinh trửơng của cây, làm cho cây lúa dễ bị sâu bệnh gây hại.

- Để việc bón phân đón đòng mang lại hiệu quả cao nhất khi phát hiện 50% diện tích lúa có đòng dài từ 1-20mm, bà con cần bón bổ sung Kali và Đạm cho lúa. Trong giai đoạn này, lượng Kali nên bón cho cây lúa chiếm 70% còn lượng đạm chỉ bón 30% theo quy trình chăm sóc cây lúa.

- Kali trong giai đoạn cần lượng bón cao, vì kali giúp cây lúa tăng cường quá trình quang hợp, tổng hợp các chất từ thân về nuôi đòng. Còn đạm giúp tăng lượng hoa và nhiều bông. Không nên bón nhiều đạm sẽ làm cho bộ lá phát triển mạnh làm tăng nguy cơ bị sâu bệnh gây hại.

Bón phân cho cây lúa giai đoạn đón đòng lúa

- Lượng bón phân cho 1 sào Bắc Bộ như sau:

+ Giống lúa thuần: bón 3,5kg Kali + 0,5-1kg đạm Ure

+ Giống lúa lai: bón 4kg kali + 0,5-1kg đạm Ure.

- Sau khi bón thúc đòng xong bà con cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng nếu cây lúa vẫn thấy thiếu dinh dưỡng nên bón bổ sung thêm cho cây. Với thời gian cách nhau 2 tuần và lượng bón 2-3kg kali + 0,5-1kg.

Chú ý: Chỉ nên bón phân cho cây lúa ở khu vực nào phát triển chậm, không nên bón đồng loạt cho cây sẽ gây lãng phí.

- Nên bón theo nguyên tắc chung nếu ruộng xanh thì giảm đạm tăng kali, nếu ruộng vàng thì cần cung cấp thêm đạm.

1.2. Cung cấp nước cho cây lúa

- Ngoài cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa thì giai đoạn làm đòng cần cung cấp nước cho cây là điều rất cần thiết.

- Ở giai đoạn cây trổ đòng trên ruộng lúa phải đảm bảo đủ lượng nước cung cấp cho cây lúa, mực nước trong ruộng phải đạt từ 5-7cm.

Xem thêm - Kali Cacbonat [K2CO3 - Kali hữu cơ] K2O = 68%

- Nước là thành phần cấu tạo nên chất nguyên sinh, các quá trình trao đổi chất đều cần nước tham ra. Vì vậy, nươc nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến chiều hướng và cường độ trao đổi chất. Giai đoạn làm đòng hoạt động trao đổi tổng hợp trong cây lúa diễn ra rất mạnh mẻ, vì vậy nếu không đủ nước trong giai đoạn này nguy cơ mất mùa sẽ rất cao.

- Tuy nhiên, mực nước trong ruộng không được cao quá 7cm sẽ có nguy cơ sâu bệnh hại tấn công cây lúa.

1.3. Phòng trừ sâu bệnh hại trong giai đoạn làm đòng

- Ở giai đoạn làm đòng thì cây lúa thường gặp một số sâu bệnh hại như: sâu đục thân, bọ rầy, bệnh đạo ôn, khô vằn và đặc biệt trong điều kiện thời tiết độ ẩm cao, sương mù nhiều, cường độ ánh sáng ít thì bệnh đạo ôn phát triển mạnh. Vì vậy bà con cần chú ý đặc biệt đến các loại sâu bệnh này.

Xem thêm: Một số loại sâu bệnh hại cây lúa và biện pháp phòng trừ

- Bà con cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sớm sâu bệnh hại tấn công cây lúa, sau đó liên hệ với cán bộ bảo vệ thực vật hoặc cán bộ khuyến nông ở địa phương để có biện pháp phun trừ hiệu quả.

2. Chăm sóc cây lúa giai đoạn trổ bông

- Giai đoạn cây lúa trổ bông đến chính là thời kỳ quyết định đến năng suất của vụ lúa. Chăm sóc ở giai đoạn này sẽ nâng cao quá trình hạt chắc và trọng lượng hạt. Với suy nghĩ này bà con nông dân trước đây đã sử dụng biện pháp an toàn là bón thêm phân cho cây lúa vào giai đoạn sau khi thụ phấn đến lúc hạt lúa chính xác để đảm bảo năng suất cho cả vụ. Tuy nhiên hiện nay biện pháp bón phân này đã không còn được áp dụng, bởi kỹ thuật chăm sóc cây lúa được nâng cao đang dần thay đổi, vừa tiết kiệm chi phí, vừa thích ứng với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết.

Cây lúa giai đoạn trổ bông trên cây

- Ở giai đoạn trổ bông không nên bổ sung thêm phân bón cho cây. Chỉ nên bón phân ở thời kỳ đón đòng từ 45-48 ngày là cần dừng bón phân cho cây lúa. Vì bởi giai đoạn này cây đã đủ cung cấp dinh dưỡng từ làm đòng đến khi cây trổ bông. Khi cây đang làm đòng không bón phân và không sử dụng thuốc gì tác động đến cây lúa.

- Khi cây lúa bị sâu bệnh hại tấn công thì mới nên phun thuốc cho cây, tránh tình trạng lãng phí thuốc và ảnh hưởng đến cây trồng liên quan.

- Tuy nhiên, ở giai đoạn trổ bà con cần chú ý đến các loài sâu bệnh hại tấn công như sâu đục thân, sâu cuốn lá, các loại rầy, rệp gây hại, bệnh đạo ôn, khô vằn. Tùy thuộc vào từng mùa vụ mà mức độ bệnh bị nặng hay nhẹ trên cây.

Nguồn: Admin tông hợp kênh VTC 16

Vụ Mùa năm 2021, tổng diện tích gieo trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là 51.000ha, trong đó: trà mùa sớm chiếm 19.380ha, trà mùa trung 28.050ha, trà mùa muộn 3.570ha. Hiện nay, trà mùa trung đang trong giai đoạn đứng cái, làm đòng – trỗ, đây là giai đoạn quan trọng quyết định năng suất của vụ. Do vậy, giai đoạn này cần tập trung chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây lúa.

Để việc bón phân đón đòng mang lại hiệu quả cao nhất, khi phát hiện 50% diện tích lúa có đòng dài từ 1-20mm, bà con cần bón bổ sung Kali và Đạm cho lúa. Trong giai đoạn này, lượng Kali nên bón cho cây lúa chiếm 70% còn lượng đạm chỉ bón 30% theo quy trình chăm sóc cây lúa. Lượng bón phân cho 1 sào Bắc Bộ như sau:

- Giống lúa thuần: bón 3,5kg Kali + 0,5-1kg đạm Ure

- Giống lúa lai: bón 4kg kali + 0,5-1kg đạm Ure.

Sau khi bón thúc đòng xong bà con cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng nếu cây lúa vẫn thấy thiếu dinh dưỡng nên bón bổ sung thêm cho cây. Với thời gian cách nhau 2 tuần và lượng bón 2-3kg kali + 0,5-1kg [Lưu ý: Chỉ nên bón phân cho cây lúa ở khu vực nào phát triển chậm, không nên bón đồng loạt cho cây sẽ gây lãng phí].

Ngoài cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa thì giai đoạn làm đòng cần cung cấp nước cho cây là điều rất cần thiết. Ở giai đoạn cây làm đòng trên ruộng lúa phải đảm bảo đủ lượng nước cung cấp cho cây lúa, mực nước trong ruộng phải đạt từ 5-7cm.

Ở giai đoạn trỗ không nên bổ sung thêm phân bón cho cây. Chỉ nên bón phân ở thời kỳ đón đòng từ 45-48 ngày là cần dừng bón phân cho cây lúa. Vì bởi giai đoạn này cây đã đủ cung cấp dinh dưỡng từ làm đòng đến khi cây trổ bông.

Ở giai đoạn làm đòng – trỗ thì cây lúa thường gặp một số sâu bệnh hại nhưsâu đục thânbọ rầybệnh đạo ônkhô vằn và đặc biệt trong điều kiện thời tiết độ ẩm cao, sương mù nhiều, cường độ ánh sáng ít thì bệnh đạo ôn phát triển mạnh. Vì vậy bà con cần chú ý đặc biệt đến các loại sâu bệnh này.

Bà con cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sớm sâu bệnh hại tấn công cây lúa, sau đó liên hệ với cán bộ bảo vệ thực vật hoặc cán bộ khuyến nông ở địa phương để có biện pháp phun trừ hiệu quả. Đảm bảo thực hiện thắng lợi vụ mùa 2021.

Lương Thị Tiệp

Chi cục Trồng trọt và BVTV

* Tác dụng của việc bón đúng thời điểm:
Giai đoạn tượng khối sơ khởi [đứng cái] rất quan trọng, vì giai đoạn này có thời gian rất ngắn để bước vào phân hoá đòng, hình thành các gié, các hoa tạo nên các hạt lúa và bông lúa, quyết định số hạt lúa trên bông. Cho nên phải xác định đúng thời điểm để bón phân nhằm cung cấp kịp thời dinh dưỡng cho quá trình phân hoá, giúp cho việc phân chia gié và hoa lúa được nhiều nhất. Việc bón phân muộn giai đoạn này là số gié và số hoa đã phân chia xong nên bón phân chỉ có tác dụng nuôi đòng, lúc này bón phân không thể thêm được hạt và gié hoa. Trong giai đoạn cây lúa từ đứng cái, làm đòng đến khi chín, cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để cây vận chuyển tích luỹ vào hạt, tạo nhiều hạt chắc. Vì vậy, bón phân đón đòng đúng thời điểm, đúng lượng là rất cần thiết để có được số hạt/bông nhiều, hạt chắc/bông cao là cơ sở cho việc tăng năng suất cây lúa.
* Cách nhận biết và thời điểm bón:
1. Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của giống và số ngày sau gieo.
Mặc dù thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lúa khác nhau tùy vào giống nhưng các giống lúa đều có 2 giai đoạn tương đương nhau đó là thời gian từ tượng đòng đến trổ là 25 ngày và thời gian từ trổ đến chín cũng kéo dài 25 ngày. Như vậy thời điểm bón phân được xác định bằng cách lấy thời gian sinh trưởng của cây lúa trừ đi 50 ngày.
Ví dụ với giống lúa ngắn ngày có TGST 105 ngày thì thời điểm bón sẽ là 105 trừ 50 bằng 55 ngày sau gieo.
Tuy nhiên việc căn cứ vào TGST để bón chỉ đúng trong trường hợp thời tiết thuận lợi, kỹ thuật canh tác đồng bộ. Nếu thời tiết bất thuận như mưa rét kéo dài đầu vụ hoặc đất xấu, canh tác kém cây sinh trưởng không tốt thì ngoài căn cứ này phải kết hợp thêm 2 căn cứ sau đây để xác định đúng thời điểm bón.
2. Căn cứ vào hình thái cây lúa
Có thể quan sát 1 số đặc điểm: Cây lúa có sự biến đổi rõ rệt như tròn khóm, thân cứng, các lá đứng, hai cổ lá trên cùng bằng nhau, gần chóp lá lúa có hiện tượng thắt eo, ruộng lúa  ngả màu vàng chanh.
Để đảm bảo cho cây lúa ngả màu vàng chanh vào thời điểm bón đón đòng thì khi được 32 -35 ngày sau gieo [đối với những giống lúa ngắn ngày] tiến hành cắt nước để cây lúa không đẻ nhánh nữa [vì toàn bộ lúc này các chồi mọc thêm đều vô hiệu], đồng thời việc cắt nước cũng giúp cho lá lúa chuyển sang trạng thái đứng cái nhằm giúp cây đón được nhiều ánh sáng, quang hợp tốt hơn, ít sâu bệnh hơn.
3. Căn cứ vào trạng thái đòng [bóc đòng để kiểm tra]
Bóc dảnh cái của cây lúa thấy 2,5 đốt, đòng dài 1- 2mm [đòng cứt gián] thì bón phân ngay ở giai đoạn này là chính xác nhất.
 * Lượng phân bón đón đòng: Tùy theo từng chân ruộng để xác định số lượng phân bón.  Thông thương, nếu bón phân đơn, lượng bón dao động cho 1 sào 500m2 Đạm Urê từ 1 - 2kg, Kali clorua từ 5 - 6kg. Có những ruộng tốt, lá xanh đậm, thừa đạm thì giai đoạn này giảm lượng đạm về mức tối thiểu.
- Lưu ý:
+ Không xác định số lượng phân bón trước mà phải thăm đồng nhìn màu lá, và tình hình sinh trưởng của lúa ruộng mình từ đó mới đưa ra lượng phân bón cụ thể cho từng ruộng.
+ Giai đoạn lúa đứng cái, làm đòng - trỗ rất mẫn cảm với các đối tượng sinh vật gây hại, ở giai đoạn này bà con nông dân cần thường xuyên thăm đồng, phát hiện và phòng trừ kịp thời một số đối tượng: sâu cuốn lá, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, chuột… Đảm bảo duy trì mực nước trong ruộng 3 - 5cm để thuận lợi cho cây lúa đẻ nhánh, làm đòng, trổ bông.
Ở giai đoạn làm đòng cây lúa cần tích lũy nhiều dinh dưỡng để nuôi đòng do đó cây lúa có nhu cầu rất cao. Tuy nhiên, việc bón phân cũng cần lưu ý một số vấn đề đó là bón vừa đủ. Sử dụng kết hợp đạm với kali, có tác dụng kích thích quá trình vận chuyển chất dinh d­ưỡng về hạt, làm chắc hạt, sáng hạt, làm cứng cây, cứng dảnh, tăng năng suất và chất l­ượng gạo. Bên cạnh bón đủ các nguyên tố đa lượng N, P, K có thể phun thêm phân bón lá để bổ sung các nguyên tố trung và vi lượng góp phần tăng khả năng chống chịu cho cây. Điều quan trọng là xác định đúng thời điểm bón phân đón đòng sẽ đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng ngay từ ban đầu cho cả dảnh cái và các dảnh con trong quá trình phân hoá đòng và nuôi đòng,  giúp đảm bảo số hạt trên bông tối đa nhất, cho bông to, cây lúa giữ được bộ lá xanh bền, số hạt chắc sẽ nhiều hơn, hạn chế được sự đổ ngã, những chồi vô hiệu sẽ không nhiều và cũng hạn chế được sự bùng phát của các loại dịch hại. mang lại năng suất và hiệu quả cao.

Lê Tú - Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập13
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay2,561
  • Tháng hiện tại77,300
  • Tổng lượt truy cập415,118

Video liên quan

Chủ Đề