Vì sao phụ nữ phải rửa chén nấu cơm

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Mạng xã hội vừa bùng lên những tranh cãi đa chiều xung quanh câu chuyện nữ quyền bắt nguồn từ việc một bạn gái trẻ chơi TikTok bày tỏ quan điểm phản đối phụ nữ truyền dạy nhau phải nấu cơm, rửa bát, phục vụ đàn ông ngồi chơi uống rượu.

Cụ thể, bạn gái trẻ này viết: "Khi các cô, các dì lớn tuổi trong gia đình bảo tôi phải nấu cơm rửa bát, phục vụ đàn ông trong nhà để họ ngồi chơi uống rượu", tôi kiểu: "Họ có đủ hai tay mà?".

Vì sao phụ nữ phải rửa chén nấu cơm
TikToker trẻ khơi mào cuộc tranh luận về bình đẳng giới.

Quan điểm của bạn gái trẻ nhìn qua lăng kính của bình đẳng giới có vẻ rất tiến bộ và đúng đắn: Đàn ông cũng có đủ hai tay như phụ nữ, tại sao phụ nữ lại phải phục vụ họ để họ "ngồi chơi xơi nước" sau mỗi bữa cơm? Song thật đáng ngạc nhiên (và đáng tiếc) là, quan điểm của bạn trẻ này sau đó vấp phải nhiều ý kiến trái ngược, thậm chí chỉ trích nặng nề, các ý kiến đến từ cả những người phụ nữ cho rằng bạn gái lười biếng, không biết kính bề trên lớn tuổi, đi ngược lại với truyền thống tốt đẹp của phụ nữ, so đo với đàn ông, lớn tiếng đòi nữ quyền một cách thiếu hiểu biết.

Bạn gái sau đó đã phải làm clip đính chính, giải thích rằng mình chỉ không đồng tình khi nghe quá nhiều ý kiến rằng con gái khi cưới chồng phải biết làm việc này việc kia, phải phục vụ chồng… chứ không phải đang tỵ nạnh chuyện rửa bát hay cư xử không đúng mực với người lớn tuổi. Cô hy vọng mọi người sớm bỏ quan điểm chồng ngồi chơi, vợ phục vụ, để cùng đỡ đần nhau. Song các ý kiến bình luận từ mạng xã hội vẫn đang tiếp tục và chưa đến hồi kết.

Vì sao phụ nữ phải rửa chén nấu cơm
Hình ảnh minh họa

Một số ý kiến còn cho rằng: "Các bạn trẻ ngày nay thường dễ ngộ nhận về nữ quyền, đánh mất vai trò của người phụ nữ trong gia đình", "Vai trò của người phụ nữ luôn gắn với thiên chức làm vợ, làm mẹ", và "Dù ở thời đại nào, "công - dung - ngôn - hạnh" vẫn còn nguyên giá trị cho người phụ nữ hiện đại soi mình để hoàn thiện. Những quan niệm "tứ đức, tam tòng" trong chế độ phong kiến đã có thay đổi phù hợp với xã hội hiện đại, song không có nghĩa người phụ nữ hiện đại bỏ quên những giá trị truyền thống về gia phong, gia đạo, gia huấn"...

Trong thời đại phát triển thì việc bình đẳng giới đang được đề cao. Với tư duy tiến bộ hiện đại, thì việc chỉ mỗi phụ nữ phải nấu cơm, rửa bát phục đàn ông ngồi chơi là một việc làm cổ hủ và mất bình đẳng. Sẽ thật buồn khi vẫn còn số đông người ủng hộ việc làm như vậy.

  • Vì sao phụ nữ phải rửa chén nấu cơm

    Dịch bệnh COVID-19 bùng phát lần thứ 4, lan rộng và diễn biến phức tạp đã tác động không nhỏ đến đời sống xã hội nói chung, những có hoàn cảnh khó khăn nói...

  • Vì sao phụ nữ phải rửa chén nấu cơm

    Làm việc tại nhà, học tập online, chúng ta đang ngày càng dính chặt trên chiếc ghế và bàn làm việc của mình nhiều hơn bao giờ hết.

  • Vì sao phụ nữ phải rửa chén nấu cơm

    Nam diễn viên Daniel Craig – ngôi sao của loạt phim "James Bond" - tiết lộ cảm thấy bị bao vây “thể chất lẫn tinh thần” khi cố gắng đương đầu với sự nổi tiếng...

  • Vì sao phụ nữ phải rửa chén nấu cơm

    Ngày 9/9, thông tin từ Sở Du lịch tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có quyết định phân công bà Huỳnh Thị Kim Bình, nguyên giám đốc Trung tâm Thông tin...

  • Vì sao phụ nữ phải rửa chén nấu cơm

    Sau hơn một tháng triển khai, Tổ công tác 970 đã kết nối và giúp tiêu thụ thành công khoảng 300-400 tấn nông sản/ngày, cao điểm có ngày trên 1.000 tấn. Dự...

  • Vì sao phụ nữ phải rửa chén nấu cơm

    Mới đây, MC Trấn Thành đã đăng tải bảng sao kê tài khoản ngân hàng của mình tại ngân hàng Vietcombank lên mạng xã hội facebook để chứng minh mình không "ăn...

Vì sao phụ nữ phải rửa chén nấu cơm

Vì sao phụ nữ phải rửa chén nấu cơm

Vì sao phụ nữ phải rửa chén nấu cơm

Vì sao phụ nữ phải rửa chén nấu cơm

Vì sao phụ nữ phải rửa chén nấu cơm

Vì sao phụ nữ phải rửa chén nấu cơm

Phong trào nữ quyền là một trong những phong trào dân sự lâu đời nhất. Tuy nhiên, nó cũng là một phong trào khó khăn nhất vì đụng chạm đến lợi ích thiết thân của nhiều người, mà đặc biệt là nam giới. Thật đơn giản, nếu bình đẳng giới xảy ra thực sự, ai sẽ là người vào bếp nấu cơm, rửa bát và giặt rũ quần áo cho gia đình? Câu hỏi cụ thể, nhưng thách thức một trong những bất công lâu đời và phổ biến nhất của loài người. Và có lẽ, nó chính là rào cản lớn nhất vì nó hiện hữu hàng ngày.


Vì sao phụ nữ phải rửa chén nấu cơm
Ảnh: ít đàn ông Việt chia sẻ công việc nội trợ với vợ (nguồn internet)Quay lại khái niệm cơ bản về vai trò giới, đó là quan niệm xã hội quy định các công việc, trách nhiệm hoặc tính cách (nam tính, nữ tính) là chuẩn mực cho nam giới và nữ giới. Ví dụ đơn giản, phụ nữ làm các công việc nhẹ, thuần thục việc nội trợ gia đình, và nên ăn nói nhẹ nhàng, e thẹn. Nam giới làm các việc nặng, là trụ cột kinh tế gia đình, và nên giao lưu xã hội rộng rãi. Đây là các “quan niệm xã hội” do con người quy định, được xã hội chấp nhận và trở thành chuẩn mực. Tuy nhiên, vì là sản phẩm của con người và xã hội nên nó thay đổi theo thời gian. Ví dụ trước đây phụ nữ không có quyền bầu cử, nay phụ nữ đã được tham gia vào hoạt động chính trị bình đẳng. Nhưng trên thực tế, phụ nữ vẫn chưa được bình đằng như nam giới. Các số liệu thống kê ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới vẫn chỉ ra khoảng cách lớn giữa nam và nữ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ ở Việt Nam chỉ có 10% bộ trưởng, 8% thứ trưởng và 24% đại biểu quốc hội là phụ nữ. Tương tự như vậy, ở Mỹ chỉ có 14% dân biểu và 16% thống đốc bang là phụ nữ. Bất bình đẳng trong gia đình còn nặng nề hơn, đặc biệt về thời gian và khối lượng việc nhà, hoặc bạo lực gia đình phụ nữ phải gánh chịu. Như vậy, rào cản để xóa bỏ những bất công mà phụ nữ đang phải gánh chịu là gì? Có phải đàn ông muốn duy trì lợi thế của mình? Có phải phụ nữ cam chịu hoặc hạnh phúc hy sinh vì chồng con? Vì sao nỗ lực của chính phủ, hàng chục phong trào nữ quyền và hàng trăm tổ chức xã hội dân sự hoạt động vì quyền của phụ nữ mà vẫn bất lực trước thực trạng này? Nhiều nghiên cứu về giới gần đây đã soi chiếu nguyên nhân cốt lõi ngăn cản tiến bộ trong bình đẳng giới. Đa số giới trẻ vẫn tin rằng các đặc tính như làm việc chăm chỉ, chịu thương chịu khó, khéo léo và khiêm nhường là các đặc trưng của phụ nữ. Tương tự như vậy, các tố chất như mạnh mẽ, quyết đoán, nóng tính và hào phóng là của nam giới. Điều này tưởng như hiển nhiên, nhưng nó tạo ra rào cản cho phụ nữ làm lãnh đạo vì đa số người dân coi nam tính (mạnh mẽ, quyết đoán) là tố chất cần thiết của lãnh đạo. Nói cách khác, “nam tính” và “lãnh đạo tính” trùng nhau nên tạo lợi thế cho nam giới trong việc thăng tiến.  Trong công việc cũng có sự phân định về nam tính và nữ tính. Phụ nữ bị gắn với các nghề có thu nhập thấp hơn, ví dụ như nhân viên văn phòng, thợ may, giáo viên tiểu học hay phụ giúp việc. Nam giới được gắn với những việc có thu nhập cao như quan chức chính phủ, cảnh sát và lập trình viên. Phụ nữ thích các công việc ổn định, dành nhiều thời gian cho gia đình, còn nam giới thích việc có thu nhập cao và có thể chu du thiên hạ. Đây là lát cắt để cho thấy những định kiến giới vẫn đeo bám trong giới trẻ Việt Nam. Tuy nhiên, điều gây bất ngờ lớn nhất đó là phụ nữ lại là người đang níu kéo những giá trị bất lợi cho vị thế của chính mình. Không có nghĩa nam giới không còn định kiến giới, nhưng dường như họ lại “thoáng” hơn trong việc chấp nhận những giá trị có tính “giải phóng phụ nữ”. Theo một nghiên cứu của viện iSEE, trung tâm CGFED và Quỹ châu Á, đa số phụ nữ mong đợi bạn đời của họ kiếm được thu nhập cao trong khi chỉ chưa đến 20% nam giới mong đợi phụ nữ làm điều này. Đa số phụ nữ muốn mình ở thế “bị động” và mong đợi nam giới phải là người chủ động trong mối quan hệ yêu đương. Hơn nữa, chính phụ nữ lại ít bất bình hơn khi thấy đa số lãnh đạo là nam, và nhiều phụ nữ hơn nam giới muốn sếp mình là đàn ông. Rõ ràng, chính phụ nữ đang tiếp tay cho sự bất bình đẳng giới trong công việc, gia đình và cả trong quan hệ tình cảm. Có nhiều giải thích khác nhau cho hiện tượng này, một trong số đó là trẻ em gái được giáo dục khắt khe hơn trẻ em nam về việc tuân thủ các chuẩn mực xã hội. Chính những người mẹ đã giáo dục con gái mình phải đảm đang, biết nấu ăn, chăm sóc chồng và chịu nhịn khi “cơm chẳng dẻo, canh chẳng ngọt”. Những người mẹ chồng cũng khắt khe hơn với con dâu và mong họ phải tuân thủ chuẩn mực hy sinh, tuân thủ lễ giáo nhà chồng. Điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến suy nghĩ của phụ nữ về giá trị của tự do và bình đẳng. Bên cạnh đó, các diễn ngôn phổ biến trong xã hội cũng như của các cơ quan đại diện cho phụ nữ đang cổ xúy cho người phụ nữ chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì sự êm ấm của gia đình. Những phẩm chất đạo đức của người phụ nữ gắn liền với sự hy sinh, tính chịu thương chịu khó và nhẫn nhịn vì hạnh phúc gia đình. Điều này mạnh đến mức, ngay những người phụ nữ hoạt động trong phong trào nữ quyền, ngoài xã hội có thể đấu tranh rất hăng nhưng về nhà lại trở lại nhiệm vụ “gìn giữ gia phong.” Những người phụ nữ muốn thể hiện mình bị coi là phá cách, là nguyên nhân của đổ vỡ gia đình, và họ chịu sức ép to lớn từ chính những người phụ nữ khác phải chui vào vỏ bọc chuẩn mực xã hội. Nhưng có lẽ, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất chính là phong trào thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam bị xé lẻ, thiếu thủ lĩnh và không nhận được sự ủng hộ của quảng đại phụ nữ. Phong trào nữ quyền vẫn gói gọn ở trong một số tổ chức xã hội dân sự, chưa trở thành câu chuyện hàng ngày của phụ nữ và nam giới. Hơn nữa, nhiều nhà hoạt động lại đòi hỏi các ưu tiên riêng biệt cho phụ nữ, và coi phụ nữ như một nhóm yếu thế hơn là một nhóm phải được đối xử như nam giới. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tư duy và triết lý hoạt động dựa vào sự ban phát hơn là quyền và bình đẳng. Không ai đòi quyền của mình mạnh bằng chính bản thân mình. Người da đen không thể có quyền bình đẳng nếu họ không dũng cảm đấu tranh và thách thức sự phân biệt chủng tộc. Người đồng tính không thể kết hôn nếu họ dấu mình và mong chờ sự ban ơn của người dị tính. Đã đến lúc, phụ nữ phải thực hiện quyền bình đẳng của mình, và bắt đầu từ một câu hỏi đơn giản trong gia đình: ai rửa bát sau khi ăn cơm?