Vì sao sau này, Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn

Phiếu bài tập tuần 23 tiếng việt 3. Nội dung của phiếu bài tập nằm gọn trong chương trình học của tuần 23. Nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức và ôn tập, rèn luyện kỹ năng giải tiếng việt. Chúc các em học tốt!

TUẦN 23

I – Bài tập về đọc hiểu

Chú dế sau lò sưởi

Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật yên tĩnh. Cậu bé thiu thiu ngủ trên ghế bành.Bỗng dưng ! … Hình như có một cái gì đó đã xảy ra ? Có một âm thanh kéo dài lạ lùng làm sao. Mô-da nghĩ : “Chắc hẳn ánh trăng mảnh dẻ bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ…”

Cậu bé đứng dậy tìm kiếm. Và đây… Đúng là có một chú dế sau lò sưởi với “cây vĩ cầm” của mình. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé không nén nổi phải kêu lên :

– Chao ôi, hay quá ! Ước gì tôi trở thành nhạc sĩ nhỉ ?

Rồi chỉ ít lâu sau, chú bé chinh phục được cả công chúng thủ đô nước Áo. Bản nhạc kết thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài. Phải chăng tiếng vọng của âm thanh đang lịm dần trong mỗi trái tim? Nhưng kìa, gian phòng bỗng sống lại : “Thật là tuyệ diệu ! Thật là tuyệt diệu !”.

Sau này, nhạc sĩ Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn.

(G.Xư-phe-rốp – Nam Cường dịch)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Buổi tối ấy, trong căn nhà yên tĩnh, Mô-da được chứng kiến sự việc gì?

a- Âm thanh của ánh trăng bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ

b- Âm thanh kéo dài từ cây đàn vĩ cầm của nhà bên cạnh

c- Âm thanh kéo dài lạ lùng của chú dế kéo đàn sau lò sưởi

2. Sau khi nghe được âm thanh hấp dẫn, Mô-da mong muốn điều gì?

a- Trở thành người ca sĩ

b- Trở thành người nhạc sĩ

c- Trở thành người nhạc công

3. Chi tiết nào cho thấy tài năng chơi đàn tuyệt diệu của Mô- da trước công chúng thủ đô nước Áo?

a- Bản nhạc kết thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài.

b- Bao cánh tay vung cao, nhắc đi nhắc lại : “Thật là tuyệt diệu !”

c- Cả hai chi tiết nói trên

4. Vì sao sau này, Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn?

a- Vì chú dế đã khơi dậy ước mơ trở thành người chơi vĩ cầm giỏi

b- Vì chú dế đã khơi dậy ở Mô-da ước mơ trở thành người nhạc sĩ

c- Vì chú dế đã đánh thức tài năng âm nhạc tuyệt vời ở Mô-da

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, tập làm văn :

1. a) Gạch dưới các chữ viết sai l/n rồi chép lại câu văn sau khi sửa lỗi chính tả:

Mặt trời nên, ánh lắng sáng nấp nánh trên những tàu ná còn ướt sương đêm.

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

b) Điền vào chỗ trống ut hoặc uc rồi chép lại từng câu cho đúng chính tả:

– Hai con trâu đang h…. nhau.

……………………………………………………………………………

– Máy bơm h…. nước dưới sông

……………………………………………………………………………

2. Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi:

Hoa mào gà

Một hôm chú gà trống

Lang thang trong vườn hoa

Đến bên hoa mào gà

Ngơ ngác nhìn không chớp.

Bỗng gà kêu hoảng hốt :

– Lạ thật ! Các bạn ơi !

Ai lấy mào của tôi

Cắm lên cây này thế ?

a) Trong bài thơ trên, con vật nào đã được nhân hóa ?

……………………………………………………………………………

b) Con vật ấy được nhân hóa bằng cách nào ?

……………………………………………………………………………

c) Bạn gà trống nhầm lẫn như thế nào ?

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

3. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:

a) Một hôm, chú gà trống đi lang thang trong vườn hoa.

……………………………………………………………………………

b) Gà trống bỗng kêu lên hoảng hốt.

……………………………………………………………………………

4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) kể lại một buổi biểu diễn văn nghệ do trường (lớp) hoặc địa phương em tổ chức.

Gợi ý :

a) Buổi biểu diễn văn nghệ được tổ chức ở đâu / Vào lúc nào ? Do ai tổ chức?

b) Buổi biểu diễn có những tiết mục nào? Các tiết mục đó do những ai biểu diễn?

c) Em thích nhất tiết mục nào? Vì sao?

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………


Cập nhật: 07/09/2021

CHÚ DẾ SAU LÒ SƯỞI

    Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật yên tĩnh. Cậu bé thiu thiu ngủ trên ghế bành.

    Bỗng dưng ! … Hình như có một cái gì đó đã xảy ra ? Có một âm thanh kéo dài lạ lùng làm sao. Mô-da nghĩ : “Chắc hẳn ánh trăng mảnh dẻ bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ…”

    Cậu bé đứng dậy tìm kiếm. Và đây… Đúng là có một chú dế sau lò sưởi với “cây vĩ cầm” của mình. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé không nén nổi phải kêu lên :

      - Chao ôi, hay quá ! Ước gì tôi trở thành nhạc sĩ nhỉ ?

    Rồi chỉ ít lâu sau, chú bé chinh phục được cả công chúng thủ đô nước Áo. Bản nhạc kết thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài. Phải chăng tiếng vọng của âm thanh đang lịm dần trong mỗi trái tim? Nhưng kìa, gian phòng bỗng sống lại : “Thật là tuyệt diệu ! Thật là tuyệt diệu !”.

    Sau này, nhạc sĩ Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn.

( G.Xư-phe-rốp – Nam Cường dịch )

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Buổi tối ấy, trong căn nhà yên tĩnh, Mô-da được chứng kiến sự việc gì ?

A. Âm thanh của ánh trăng bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ

B. Âm thanh kéo dài từ cây đàn vĩ cầm của nhà bên cạnh

C. Âm thanh kéo dài lạ lùng của chú dế kéo đàn sau lò sưởi

Câu 2. Sau khi nghe được âm thanh hấp dẫn, Mô-da mong muốn điều gì ?

A. Trở thành người ca sĩ

B. Trở thành người nhạc sĩ

C. Trở thành người nhạc công

Câu 3. Chi tiết nào cho thấy tài năng chơi đàn tuyệt diệu của Mô- da trước công chúng thủ đô nước Áo ?

A. Bản nhạc kết thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài.

B. Bao cánh tay vung cao, nhắc đi nhắc lại : “Thật là tuyệt diệu !”

C. Cả hai chi tiết nói trên

Câu 4. Vì sao sau này, Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn ?

A. Vì chú dế đã khơi dậy ước mơ trở thành người chơi vĩ cầm giỏi

B. Vì chú dế đã khơi dậy ở Mô-da ước mơ trở thành người nhạc sĩ

C. Vì chú dế đã đánh thức tài năng âm nhạc tuyệt vời ở Mô-da

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, tập làm văn :

Câu 1. a) Gạch dưới các chữ viết sai l/n rồi chép lại câu văn sau khi sửa lỗi chính tả :

Mặt trời nên, ánh lắng sáng nấp nánh trên những tàu ná còn ướt sương đêm.

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

b) Điền vào chỗ trống ut hoặc uc rồi chép lại từng câu cho đúng chính tả :

- Hai con trâu đang h…. nhau.

……………………………………………………………………………

- Máy bơm h…. nước dưới sông

……………………………………………………………………………

Câu 2. Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi :

Hoa mào gà

Một hôm chú gà trống

Lang thang trong vườn hoa

Đến bên hoa mào gà

Ngơ ngác nhìn không chớp.

Bỗng gà kêu hoảng hốt :

- Lạ thật ! Các bạn ơi !

Ai lấy mào của tôi

Cắm lên cây này thế ?

( Theo Thanh Hào )

a) Trong bài thơ trên, con vật nào đã được nhân hóa ?

……………………………………………………………………………

b) Con vật ấy được nhân hóa bằng cách nào ?

……………………………………………………………………………

c) Bạn gà trống nhầm lẫn như thế nào ?

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Câu 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm :

a) Một hôm, chú gà trống đi lang thang trong vườn hoa.

……………………………………………………………………………

b) Gà trống bỗng kêu lên hoảng hốt.

……………………………………………………………………………

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 7 câu ) kể lại một buổi biểu diễn văn nghệ do trường ( lớp ) hoặc địa phương em tổ chức.

Gợi ý :

a) Buổi biểu diễn văn nghệ được tổ chức ở đâu / Vào lúc nào ? Do ai tổ chức ?

b) Buổi biểu diễn có những tiết mục nào ? Các tiết mục đó do những ai biểu diễn ?

c) Em thích nhất tiết mục nào ? Vì sao ?

Gợi ý Đáp án

I – Bài tập về đọc hiểu

Câu 1 2 3 4
Đáp án C B C B

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, tập làm văn :

Câu 1. a) Gạch dưới các chữ viết sai l/n rồi chép lại câu văn sau khi sửa lỗi chính tả :

Mặt trời nên, ánh lắng sáng nấp nánh trên những tàu ná còn ướt sương đêm.

- Sửa: Mặt trời lên, ánh nắng sáng lấp lánh trên những tàu lá còn ướt sương đêm.

b) Điền vào chỗ trống ut hoặc uc rồi chép lại từng câu cho đúng chính tả :

- Hai con trâu đang húc nhau.

- Máy bơm hút nước dưới sông.

Câu 2. Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi :

Hoa mào gà

Một hôm chú gà trống

Lang thang trong vườn hoa

Đến bên hoa mào gà

Ngơ ngác nhìn không chớp.

Bỗng gà kêu hoảng hốt :

- Lạ thật ! Các bạn ơi !

Ai lấy mào của tôi

Cắm lên cây này thế ?

( Theo Thanh Hào )

a) Trong bài thơ trên, con vật nào đã được nhân hóa ?

- gà trống.

b) Con vật ấy được nhân hóa bằng cách nào ?

- Gà trống được gọi và tả bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi và tả con người như các từ: chú, lang thang, ngơ ngác nhìn không chớp, kêu hoảng hốt…

c) Bạn gà trống nhầm lẫn như thế nào ?

- Bạn gà trống nhầm lẫn giữa hoa mào gà và chiếc mào của mình, “Ai lấy mào của tôi/ Cắm lên cây này thế ?”

Câu 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm :

a) Chú gà trống đi lang thang trong vườn hoa.

- Chú gà trống làm gì?

b) Gà trống bỗng kêu lên hoảng hốt.

- Gà trống làm gì?

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 7 câu ) kể lại một buổi biểu diễn văn nghệ do trường ( lớp ) hoặc địa phương em tổ chức.

Bài mẫu:

    Mỗi năm, sau kì thi giữa học kì 1, trường em đều có tổ chức cho học sinh xem xiếc tại sân trường Nguyễn Du. Chúng em hơn nửa lớp 3A cùng với các bạn toàn trường đều tập trung trước trường chờ xem xiếc. Các chú chạy được xe đạp nhỏ xíu, phun lửa, nuốt kiếm và còn đội trên đầu cái chậu sành to đùng, hất lên hất xuống rất tài tình. Em thích nhất là xiếc ảo thuật chim bồ câu. Nhà ảo thuật Minh Quang như có phép lạ vậy. Chú đưa ra cho mọi người xem một chiếc khăn, vậy mà chỉ trong nháy mắt chú đã từ chiếc khăn biến thành một đàn bồ câu trắng xóa tung bay. Cả sân trường tràn ngập tiếng reo hò và vỗ tay khen ngợi. Em nhớ mãi buổi xem xiếc hôm đó và còn khâm phục tài nghệ của các chú ảo thuật hơn.