Vì sao xăng dầu phải được chứa trong các bình chứa chuyên dụng

Giải bài 4 trang 143 - SGK môn Hóa học lớp 11 nâng cao

Biết rằng thành phần chủ yếu của xăng dầu là hiđrocacbon.

a] Vì sao xăng dầu phản được chứa trong các bình chứa chuyên dụng và phải bảo quản ở nơi những kho riêng?

b] Vì sao tàu chở dầu khí bị tai nạn thường gây ra thảm họa cho một vùng biển rộng.

c] Vì sao khi các chi tiết máy hoặc đồ dùng bị bẩn dầu mỡ người ta thường dùng xăng hoặc dầu hỏa để lau rửa?

d] Vì sao khi bị cháy xăng dầu không nên dùng nước để dập?

Lời giải:

a. Xăng, dầu, dễ bay hơi và rất dễ gây ra phản ứng nổ nên phải bảo quản trong bình chứa chuyên dụng ở những kho riêng.

b. Dầu không tan trong nước bị tác thành từng lớp nổi lên mặt nước do tác động sóng biển và thủy triều váng dầu trôi đi rất xa, thấm qua sa màng tế bào sinh vật sống trên biển, gây hủy hoại môi trường biển ảnh hưởng đến môi trường sinh thái biển.

c. Dầu là hỗn hơp hiđrocacbon dễ bị hòa tan trong dung môi xăng cũng là hỗn hợp hiđrocacbon. Vì vậy đồ dùng bị bẩn dầu mỡ người ta thương dùng xăng hoặc dầu hỏa để lau rửa.

d. Xăng dầu cháy không nên dùng nước dập vì xăng dầu vừa nhẹ hơn nước vừa không tan trong nước. vì vậy khi xăng dầu cháy mà dùng nước sẽ làm cho xăng dầu loãng ra, tiếp xúc với không khí nhiều hơn, làm cho cháy lớn và cháy rộng hơn.

Ghi nhớ:

Xăng dầu có thành phần chủ yếu là hiđrocacbon, đám cháy xăng dầu không dập tắt bằng nước.

Giải các bài tập Bài 34: Ankan: Cấu trúc phân tử và tính chất vật lí khác Giải bài 2 trang 142 - SGK môn Hóa học lớp 11 nâng cao Bạn xem đang phân vân... Giải bài 3 trang 142 - SGK môn Hóa học lớp 11 nâng cao Những công thức cấu... Giải bài 4 trang 143 - SGK môn Hóa học lớp 11 nâng cao Biết rằng thành phần... Giải bài 5 trang 143 - SGK môn Hóa học lớp 11 nâng cao Hãy ghi chữ Đ [đúng]...
Mục lục Giải bài tập SGK Hóa học 11 nâng cao theo chương Chương 1: Sự điện li Chương 2: Nhóm Nitơ Chương 3: Nhóm Cacbon Chương 4: Đại cương về hóa học hữu cơ Chương 5: Hiđrocacbon no Chương 6: Hiđrocacbon không no Chương 7: Hiđrocabon thơm - Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên Chương 8: Dẫn xuất halogen. Ancol - Phenol Chương 9: Anđehit - Xeton - Axit cacboxylic
Bài trước Bài sau

Bài 25:Ankan

Bài 5 [trang 116 SGK Hóa 11]

Hãy giải thích:

a] Tại sao không được để các bình chứa xăng, dầu [gồm các ankan] gần lửa, trong khi đó người ta có thể nấu chảy nhựa đường để làm giao thông.

b] Không dùng nước để dập các đám cháy xăng, dầu mà phải dùng cát hoặc bình chứa khí cacbonic.

Lời giải:

a. Không được để các bình chứa xăng, dầu [gồm các ankan] gần lửa là vì: xăng dầu gồm các ankan mạch ngắn, dễ bay hơi, nên dễ bắt lửa. Nhưng người ta có thể nấu chảy nhựa đường để làm đường giao thông vì nhựa đường gồm các ankan có mạch cacbon rất lớn, khó bay hơi và kém bắt lửa.

b. Không dùng nước để dập các đám cháy xăng, dầu mà phải dùng cát hoặc các bình chứa khí cacbonic là vì: xăng, dầu nhẹ hơn nước; dầu sẽ nổi lên trên mặt nước, làm cho đám cháy cháy to hơn.

Xem toàn bộGiải Hóa 11: Bài 25. Ankan

Video liên quan

Chủ Đề