VI trí, cấu hình e của lưu huỳnh

Bài viết hướng dẫn cách viết Cấu hình electron của S, sulfur (lưu huỳnh) theo chương trình sách mới của ba bộ sách Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng nắm vững cách viết Cấu hình electron của S, sulfur (lưu huỳnh).

    Sulfur (lưu huỳnh) có kí hiệu hóa học là S, số hiệu nguyên tử Z = 16. Vậy cấu hình electron của sulfur được biểu diễn như thế nào? Mối liên hệ giữa cấu hình electron với vị trí trong bảng tuần hoàn và tính chất của sulfur được thể hiện ra sao? Mời các em theo dõi bài viết dưới đây.

Cấu hình electron của S, sulfur (lưu huỳnh) chương trình mới

1. Cấu hình electron nguyên tử sulfur (Z = 16)

- Sulfur có số hiệu nguyên tử là 16 ⇒ nguyên tử sulfur có 16 electron.

- Cấu hình electron nguyên tử sulfur là 1s22s22p63s23p4.

Viết gọn: [Ne]3s23p4.

2. Cấu hình electron nguyên tử sulfur (Z = 16) theo ô orbital.

- Cấu hình electron nguyên tử sulfur (Z = 16) theo ô orbital là:

VI trí, cấu hình e của lưu huỳnh

- Ở trạng thái cơ bản  nguyên tử S có 2 electron độc thân, thuộc AO 3p.

3. Mối liên hệ giữa cấu hình electron với vị trí trong bảng tuần hoàn và tính chất nguyên tố

-  Vị trí S trong bảng tuần hoàn:

Từ cấu hình electron của S là 1s22s22p63s23p4 ta xác định được: 

+ Sulfur thuộc ô thứ 16 (do Z = 16)

+ Chu kì 3 (do có 3 lớp electron)

+ Nhóm VIA (do có 6 electron hóa trị).

+ Là nguyên tố p (do có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p4).

- Tính chất nguyên tố:

+ S có xu hướng nhận thêm 2 electron để đạt cấu hình bền của khí hiếm gần nó nhất là Ar ⇒ S có tính phi kim.

S + 2e ⟶ S2-

+ Công thức oxide cao nhất: SO3 (là acidic oxide)

+ Công thức hydroxide tương ứng: H2SO4 (là acid mạnh)

+ Công thức hợp chất khí với hydrogen H2S (H2S tan trong nước tạo dung dịch acid yếu)

4. Ví dụ

Câu 1Anion X2- có cấu hình electron [Ne]3s23p6. Nguyên tố X có tính chất nào sau đây?

A. Kim loại

B. Phi kim

C. Trơ của khí hiếm

D. Lưỡng tính

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Nguyên tử X nhận thêm 2 electron để trở thành ion X2-

⇒ Cấu hình electron của nguyên tử X là: [Ne]3s23p4

X có 6 electron ở lớp ngoài cùng ⇒ là phi kim.

Câu 2. Nguyên tử nguyên tố sulfur (S) có 16 proton. Công thức oxide cao nhất và tính chất của oxide đó là 

A. SO2, acidic oxide

B. SO3, acidic oxide

C. SO2, basic oxide

D. SO3, basic oxide

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Nguyên tử nguyên tố sulfur (S) có 16 proton = 16 electron,

Cấu hình electron của S: [Ne]3s23p4  chu kì 3, nhóm VIA

Hóa trị cao nhất của S = số thứ tự nhóm A = VI 

 Công thức oxide cao nhất là: SO3

Xem thêm cách viết cấu hình electron của các nguyên tố hóa học hay, chi tiết khác:

Cấu hình electron của H, hydrogen (hiđro) chương trình mới 

Cấu hình electron của He, helium (heli) chương trình mới 

Cấu hình electron của Li, lithium (liti) chương trình mới 

Cấu hình electron của Be, beryllium (beri) chương trình mới 

Cấu hình electron của B, boron (bo) chương trình mới 

- S (Z = 16): 1s22s22p63s23p4

- Vị trí: ô thứ 16, chu kì  3, nhóm VIA

=> Lớp ngoài cùng có 6 electron trong đó có 2 electron độc thân.

VI trí, cấu hình e của lưu huỳnh

Câu 353845: Nguyên tố lưu huỳnh (Z=16)


a. Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố S và ion S2-.


b. Xác định vị trí của nguyên tố lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.


c. Xác định tính chất của nguyên tố lưu huỳnh (tính kim loại, phi kim; xu hướng nhường, nhận electron; hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi, công thức oxit – hiđroxit và tính chất; hóa trị trong hợp chất khí với hiđro, công thức) (nếu có)


d. So sánh tính chất của S với O (Z=8) và Se (Z=34)

a) Viết cấu hình electron nguyên tử.


b) Xác định vị trí nguyên tố lưu huỳnh dựa vào định nghĩa chu kì và nhóm.


c) Dựa vào số electron hóa trị để xác định tính chất của nguyên tố lưu huỳnh.


d) Dựa vào quy luật biến đổi tính phi kim trong một nhóm A để so sánh.

I. VỊ TRÍ, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ 

- Nguyên tử lưu huỳnh có số hiệu nguyên tử là 16, thuộc nhóm VIA, chu kì 3 của bảng tuần hoan các nguyên tố hóa học

Nguyên tử lưu huỳnh có cấu hình electron 1

1s22s22p63s23p4. Lớp ngoài cùng có 6e

II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

1. Hai dạng thù hình của lưu huỳnh 
Lưu huỳnh có hai dạng thù hình: Lưu huỳnh tà phương  Sα  và lưu huỳnh đơn tà  Sβ. Chúng khác nhau về cấu tạo tinh thể và một số tính chất vật lí, nhưng tính chất hóa học giống nhau.
Hai dạng lưu huỳnh  Sα  và  Sβ  có thể biến đổi qua lại với nhau theo điều kiện nhiệt độ (xem bảng sau).

VI trí, cấu hình e của lưu huỳnh


2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh
Thí nghiệm:
Cho một mẩu nhỏ lưu huỳnh vào ống nghiệm rồi đun trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát hiện tượng ta thấy:
Ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ nóng chảy (dưới  1130C), Sα  và  Sβ  là chất rắn, màu vàng. Phân tử lưu huỳnh gồm  8  nguyên tử liên kết cộng hóa trị với nhau tạo thành mạch vòng:

VI trí, cấu hình e của lưu huỳnh


Ở nhiệt độ  1190C, lưu huỳnh nóng chảy thành chất lỏng màu vàng, rất linh động. Ở nhiệt độ này, các phân tử  S8  chuyển động trượt trên nhau rất dễ dàng.
Ở nhiệt độ  1870C, lưu huỳnh lỏng trở nên quánh nhớt, có màu nâu đỏ. Ở nhiệt độ này, mạch vòng của phân tử  S8  bị đứt gẫy tạo thành những chuỗi có  8  nguyên tử  S. Những chuỗi này liên kết với nhau tạo thành phân tử lớn, chứa tới hàng triệu nguyên tử  (Sn). Những phân tử  Sn  chuyển động rất khó khăn:

VI trí, cấu hình e của lưu huỳnh


Ở nhiệt độ  4450C, lưu huỳnh sôi. Ở nhiệt độ này các phân tử lớn  Sn  bị đứt gẫy thành nhiều phân tử nhỏ bay hơi. Thí dụ, ở  14000C  hơi lưu huỳnh là những phân tử  S2, ở nhiệt độ  17000C  hơi lưu huỳnh là những nguyên tử  S.
Để đơn giản, người ta dùng kí hiệu  S   mà không dùng công thức phân tử  S8  trong các phản ứng hóa học.

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Nguyên tử  S  có cấu hình electron là  1s22s22p63s23p4. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử  S  có  2  electron độc thân. Ở trạng thái kích thích, nguyên tử  S  có  4  hoặc  6  electron độc thân.
Bởi vậy, trong các hợp chất của  S  với những nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn (kim loại, hiđro...), nguyên tố  S  có số oxi hóa  2.
Trong các hợp chất cộng hóa trị của  S  với những nguyên tố có độ âm điện lớn hơn (oxi, clo...), nguyên tố  S  có số oxi hóa  +4  hoặc  +6.
Như vậy, đơn chất lưu huỳnh (số oxi hóa  =0)  có số oxi hóa trung gian giữa  2  và  +6. Khi tham gia phản ứng hóa học, nó thể hiện tính oxi hóa hoặc tính khử.
1. Lưu huỳnh tác dụng với kim loại và hiđro
Lưu huỳnh tác dụng với nhiều kim loại và hiđro ở nhiệt độ cao, sản phẩm là muối sunfua hoặc hiđro sunfua:
                     2Al0+3S0Al2+3S32H20+S0H2+1S2
Lưu huỳnh tác dụng với thủy ngân ở nhiệt độ thương tạo muối thủy ngân  (II)  sunfua:
                   Hg0+S0Hg+2S2

VI trí, cấu hình e của lưu huỳnh


Trong những thí dụ trên, số oxi hóa của các nguyên tố  S  giảm từ  0  xuống  2.  S  thể hiện tính oxi hóa.
2. Lưu huỳnh tác dụng với phi kim
Ở nhiệt độ thích hợp, lưu huỳnh tác dụng được với một số phi kim như oxi, clo, flo:



                      S + O2 = SO2

                  S + 3F2 = SF6

Trong những phản ứng trên, số oxi hóa của nguyên tố  S  tăng từ  0  đến  +4  hoặc  +6.  S  thể hiện tính khử.

III - ỨNG DỤNG CỦA LƯU HUỲNH
Lưu huỳnh là nguyên liệu quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp:
90%  lượng lưu huỳnh sản xuất được dùng để điều chế  H2SO4.
10%  lượng lưu huỳnh còn lại được dùng để lưu hóa cao su, chế tạo diêm, sản xuất chất tẩy trắng bột giấy, chất dẻo ebonit, dược phẩm, phẩm nhuộm, chất trừ sâu và chất diệt nấm trong nông nghiệp,...
IV - SẢN XUẤT LƯU HUỲNH
1. Khai thác lưu huỳnh
Để khai thác lưu huỳnh dạng tự do trong lòng đất, người ta dung hệ thống thiết bị nén nước siêu nóng (1700C)  vào mỏ lưu huỳnh để đẩy lưu huỳnh nóng chảy lên mặt đất (phương pháp Frasch).
2. Sản xuất lưu huỳnh từ hợp chất
Trong công nghiệp luyện kim màu, người ta thu được một lượng lớn sản phẩm phụ là  SO2. Trong khí tự nhiên, người ta cũng tách ra được một lượng đáng kể khí  H2S. Từ những khí này, điều chế ra lưu huỳnh.
a) Đốt  H2S  trong điều kiện thiếu không khí:
                   2H2S+O22S+2H2O
b) Dùng  H2S  khử  SO2:
                   2H2S+SO23S+2H2O
Phương pháp này cho phép thu hồi trên  90%  lượng lưu huỳnh có trong các khí thải độc hại  SO2  và H2S.