Vị trí, vai trò của hội đồng nhân dân là gì

Thứ Sáu, 18/03/2016, 11:56 [GMT+7]

Hỏi: Hội đồng nhân dân giữ vị trí, vai trò như thế nào ở địa phương?

Trả lời: Theo tài liệu Hỏi - đáp về bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 do Hội đồng Bầu cử Quốc gia biên soạn thì Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Hỏi: Vị trí, vai trò của Đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào?

Trả lời: Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên Nhân dân tham gia quản lý nhà nước.

Đại biểu Hội đồng nhân dân bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân.

Hỏi: Đại biểu Hội đồng nhân dân có những quyền gì?

Trả lời: Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Người bị chất vấn phải trả lời về những vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân chất vấn.

Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu, tổ chức phiên họp bất thường, phiên họp kín của Hội đồng nhân dân và kiến nghị về những vấn đề khác mà đại biểu thấy cần thiết.

Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng biện pháp cần thiết để thực hiện Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.

Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.

Hỏi: Trách nhiệm của Đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào?

Trả lời: Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp Hội đồng nhân dân, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân không tham dự kỳ họp, phiên họp thì phải có lý do và phải báo cáo trước với Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân không tham dự các kỳ họp liên tục trong 01 năm mà không có lý do thì Thường trực Hội đồng nhân dân phải báo cáo Hội đồng nhân dân để bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân đó.

Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cử bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân nơi mình là đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri.

Sau mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng với Nhân dân thực hiện các nghị quyết đó.

Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của pháp luật. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết. Người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho Đại biểu Hội đồng nhân dân về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân trong thời hạn do pháp luật quy định. Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đúng pháp luật, Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại; khi cần thiết, Đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó giải quyết.

Cù Tất Dũng

;

[ĐHXIII] – Bạn đọc Nguyễn Hồng Phú [Hải Dương] hỏi: Hội đồng nhân dân giữ vị trí, vai trò như thế nào ở địa phương?

Người dân tham gia bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và

đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016. [Ảnh: CPV]

Trả lời: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân./.

Trả lời: Theo quy định của pháp luật hiện hành, chính quyền địa phương được hiểu bao gồm Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân; trong đó Hội đồng nhân dân có vai trò rất quan trọng trong bộ máy chính quyền địa phương vì: "Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên" như quy định tại Điều 1, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 26/11/2003. 
    Theo quy định của pháp luật, Hội đồng nhân dân có hai chức năng quan trọng: 
    - Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương; xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước. 
    - Thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.

Nguồn: Khác

Mục lục bài viết

  • 1. Quy định chung về hội đồng nhân dân
  • 2. Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân
  • 3. Vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân
  • 4. Tính chất và chức năng của Hội đồng nhân dân
  • 5. Vai trò của Hội đồng nhân dân.

1. Quy định chung về hội đồng nhân dân

Ở Việt Nam, Hội đồng nhân dân xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1946, cùng với sự ra đời của Quốc hội khoá I. Hội đồng nhân dân được cấu thành từ những đại biểu ưu tú đại diện cho giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức, các dân tộc, tôn giáo, thành phần xã hội... ở địa phương được cử tri địa phương tín nhiệm bầu ra theo các nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Đại biểu Hội đồng nhân dân có thể bị cử tri hoặc Hội đồng nhân dân bãi nhiệm nếu không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân địa phương. Hội đồng nhân dân đại biểu cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân địa phương. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương về kinh tế, văn hoá, xã hội...; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm .Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân; giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa phương. Hội đồng nhân dân có ba chức năng: quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương; bảo đảm việc thực hiện các quy định và quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên và trung ương ở địa phương; giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước cùng cấp và cấp dưới.

2. Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương thực hiện quyền giám sát đối với các cơ quan nhà nước khác ở địa phương, đặc biệt đối với hoạt động của uỷ ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn của uỷ ban nhân dân cũng như các đơn vị trực thuộc. Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân địa phương là chức năng chủ yếu của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương được thực hiên trước hết ở các kì họp của hội đồng nhân dân. Hoạt động giám sát này cũng được thực hiện thông qua việc nghe và thảo luận báo cáo của uỷ ban nhân dân, thông qua việc chất vấn các đại biểu là lãnh đạo của uỷ ban nhân dân cũng như các đại biểu là lãnh đạo cơ quan kiểm sát và xét xử ở địa phương.

Hoạt động này cũng chính là dịp và điều kiện để hội đồng nhân dân hoàn thành nhiệm vụ của người đại biểu của dân mà cử tri và nhân dân địa phương đã tín nhiệm giao cho họ.

Tóm lại, hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân làm rõ mục đích của nó là phát hiện những sai trái của cơ quan, tổ chức cơ sở trong việc chấp hành pháp luật, trên cơ sở đó kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết, xử lí kịp thời những sai phạm đó; đôn đốc các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện nghị quyết của hội đồng nhân dân và của cấp trên cũng như giải quyết các vấn đề bức xúc ở địa phương, bảo đảm thi hành có hiệu quả các quy định của pháp luật và nghị quyết của hội đồng nhân dân địa phương.

3. Vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân

Trong thiết kế chính quyền địa phương hiện tại của Việt Nam, Hội đồng nhân dân cho dù ở bất kì đơn vị hành chính nào cũng đều có vị trí, tính chất và chức năng giống nhau. Vị trí của Hội đồng nhân dân trong bộ máy nhà nước là “Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương”, về tính chất, Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện của nhân dân địa phương. Hội đồng nhân dân thực hiện hai chức năng.

Thứ nhất, Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định.

Thứ hai, Hội đồng nhân dân giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân có mối liên hệ mật thiết với nhau và đều xuất phát từ chức năng của chính quyền địa phương.

Như trên đã trình bày, chính quyền địa phương có chức năng kép là tự quản và chấp hành. Chức năng tự quản của chính quyền địa phương được Hiến pháp năm 2013 quy định đầy đủ là: “quyết định các vẩn đề của địa phương do luật định ” [theo Điều 113 Hiến pháp năm 2013; Khoản 1 Điều 112 Hiến pháp năm 2013]. Để thực hiện chức năng tự quản của chính quyền địa phương, mô hình thiết kế chính quyền địa phương ở Việt Nam trao chức năng này cho một cơ quan mang tính chất hội đồng, do nhân dân địa phương bầu ra và bãi nhiệm, đó chính là Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân do nhân dân địa phương bầu ra theo con đường bầu cử, giống như Quốc hội do nhân dân cả nước bầu ra. Vì vậy, tính chất đại diện của Hội đồng nhân dân cũng giống tính chất đại diện của Quốc hội, chỉ khác ở quy mô đại diện mà thôi. Nếu Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất thì Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện của nhân dân ở đơn vị hành chính bầu ra mình. Với tính chất đại diện, hoạt động của Hội đồng nhân dân và mỗi đại biểu Hội đồng nhân dân phải thể hiện được ý chí, nguyện vọng của người dân địa phương. Đại biểu Hội đồng nhân dân phải duy trì mối liên hệ mật thiết với người dân địa phương. Người dân địa phương phải thực sự ý thức được Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện cho họ, đại biểu Hội đồng nhân dân là đại biểu của họ mà họ có thể bãi nhiệm nếu không đủ tín nhiệm.

Là cơ quan đại diện của người dân địa phương, Hội đồng nhân dân được trao chức năng đầu tiên là "quyết định các vẩn đề của địa phương do luật định” - Điều 102 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Khoản 2 Điều 113 Hiến pháp năm 2013, từ ngữ quy định hoàn toàn trùng khớp với quy định của Hiến pháp năm 2013 về chức năng tự quản của chính quyền địa phương. Như vậy, Hội đồng nhân dân chính là biểu hiện của sự tự quản ở địa phương và chức năng thứ nhất cũng có thể được gọi là chức năng tự quản của Hội đồng nhân dân. Khi một phạm vi thẩm quyền đã được phân quyền hoặc phân cấp cho chính quyền địa phương thì Hội đồng nhân dân chính là cơ quan của chính quyền địa phương đưa ra các quyết định thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền. Ví dụ, nếu luật phân quyền cho chính quyền địa phương cấp tỉnh thẩm quyền ban bành các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn trong các khu đô thị thì trong phạm vi chức năng tự quản của mình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có quyền ban hành các quy định về trật tự, an toàn trong các khu đô thị trên địa bàn của mình.

Tuy nhiên, vì Hội đồng nhân dân là cơ quan hội đồng mang tính chất đại diện nên bản thân nó không thể vừa là cơ quan ra quyết định vừa là cơ quan chấp hành [hiện thực hóa] các quyết định của chính nó trong thực tiễn. Chấp hành quyết định của Hội đồng nhân dân là ủy ban nhân dân. Để bảo đảm ủy ban nhân dân chấp hành chính xác các nghị quyết của Hội đồng nhân dân thì Hội đồng nhân dân có chức năng giám sát đối với ủy ban nhân dân. Bên cạnh đó, với tư cách là cơ quan đạị diện của nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân không những có quyền giám sát đối với ủy ban nhân dân mà còn giám sát chung đối với việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong phạm vi đơn vị hành chính tương ứng. Thực hiện chức năng giám sát, Hội đồng nhân dân được trao một số thẩm quyền như quyền xem xét báo cáo công tác của ủy ban nhân dân, tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm... Các hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân được điều chỉnh chi tiết bởi Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015.

4. Tính chất và chức năng của Hội đồng nhân dân

Tính chất và chức năng của Hội đồng nhân dân xác định vị trí của Hội đồng nhân dân trong bộ máy nhà nước. Vị trí đó là “Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương” với hàm ý Hội đồng nhân dân là cơ quan nhà nước có vị trí cao nhất trong số các cơ quan nhà nước ở địa phương cùng cấp, bao gồm Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân [nếu có], ở góc độ nào đó, vị trí của Hội đồng nhân dân tương tự vị trí của Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của cả nước. Tất nhiên không thể gọi Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở địa phương bởi trên mảnh đất địa phương có nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có cả thẩm quyền của Quốc hội, các cơ quan trung ương và các cơ quan địa phương cấp trên khác.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

5. Vai trò của Hội đồng nhân dân.

Vị trí “cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương” thể hiện ở những thẩm quyền đặc biệt của Hội đồng nhân dân. Ngoài quyền quyết định các vấn đề của địa phương [chức năng tự quản], Hội đồng nhân dân còn có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với thành viên ủy ban nhân dân cùng cấp, bầu hội thẩm tòa án nhân dân cùng cấp [nếu có]. Hội đồng nhân dân cũng có quyền giám sát đối với các cơ quan địa phương cùng cấp, gồm ủy ban nhân dân, tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân cùng cấp [nếu có], lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các thành viên của ủy ban nhân dân cùng cấp. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn đối với thành viên ủy ban nhân dân, Chánh án tòa án nhân dân và Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cùng cấp [nếu có].

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Luật Minh Khuê [sưu tầm & biên tập]

Video liên quan

Chủ Đề