Vị vua cuối cùng nhà mạc là ai

Lazi - Người trợ giúp bài tập về nhà 24/7 của bạn

  • Hỏi 15 triệu học sinh cả nước bất kỳ câu hỏi nào về bài tập
  • Nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác và miễn phí
  • Kết nối với các bạn học sinh giỏi và bạn bè cả nước

Vũ An đế Mạc Toàn [? – 1593; trị vì 1592 - 1593] là vua thứ 6 và là vua cuối cùng nhà Mạc thời kỳ Nam Bắc triều trong lịch sử Việt Nam.

Thân thế

Mạc Toàn là con trai thứ của Mạc Mậu Hợp[1] - vua thứ 5 nhà Mạc. Nguyên quán Mạc Toàn là người xã Cao Đôi, huyện Bình Hà [nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, Việt Nam].

Vua thời suy tàn

Mạc Toàn sinh ra và lớn lên khi nhà Mạc đã suy yếu. Sau khi ông cố phụ chính Mạc Kính Điển mất [1580], chính sự của vua cha Mạc Mậu Hợp càng đi xuống; về quân sự không giữ được ưu thế với quân Nam triều nhà Lê.

Sau nhiều năm giao chiến thất bại, năm 1592, nhà Mạc bị quân Nam triều tổng tấn công ra Thăng Long dưới quyền của Trịnh Tùng. Sau 2 trận thua lớn, cuối năm 1592, Mạc Mậu Hợp phải mang gia quyến bỏ chạy khỏi kinh thành Thăng Long. Mạc Toàn cũng trong số đó.

Ít lâu sau, quân Nam triều bắt được Thái hậu – bà nội Mạc Toàn - giải về Kinh sư. Khi đến sông Bồ Đề, thái hậu họ Mạc vì lo buồn mà chết.

Trong tình thế nguy cấp, Mạc Mậu Hợp bèn truyền ngôi cho Mạc Toàn làm vua để giữ việc nước, đổi niên hiệu là Vũ An năm thứ nhất. Bản thân Mạc Mậu Hợp tự mình làm tướng. Tuy nhiên lúc đó tình hình nhà Mạc không thể cứu vãn được nữa. Trịnh Tùng chia quân đánh các ngả, truy lùng bắt Mậu Hợp.

Đầu năm dương lịch 1593, Mậu Hợp bị Trịnh Tùng bắt được và chém ở Bồ Đề.

Mạc Toàn lên ngôi khi còn ít tuổi, lực lượng nhỏ yếu, không được nhân tâm ủng hộ. Thế cô, ông phải ngầm trốn theo hoàng thân Mạc Kính Chỉ mới xưng hiệu là Bảo Định, bản thân chỉ dùng hiệu là Vũ An vương. Tuy nhiên đến ngày 14 tháng giêng năm 1593, ông cũng bị quân Trịnh bắt được và đem chém đầu tại bến Thảo Tân cùng Mạc Kính Chỉ và nhiều tông thất nhà Mạc.

Mạc Toàn chỉ xưng hiệu được vài tháng, không rõ bao nhiêu tuổi, chỉ biết rằng vua cha Mậu Hợp khi mất trước đó không lâu mới 30 tuổi và ông có một người anh còn sống tới năm 1600.

Page 2

Nhà Mạc [Mạc triều 1527-1592 ] là triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi vua Mạc Thái Tổ lên ngôi tháng 6 năm 1527 sau khi giành được quyền lực từ tay vua Lê Cung Hoàng nhà Hậu Lê và chấm dứt khi vua Mạc Mậu Hợp, bị quân đội Lê-Trịnh do Trịnh Tùng chỉ huy đánh bại vào cuối năm 1592 – tổng cộng là gần 66 năm. Tuy nhiên, hậu duệ nhà Mạc như Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan, Mạc Kính Vũ vẫn còn tiếp tục chống lại nhà Hậu Lê thời kỳ trung hưng đến tận năm 1677[1] tại khu vực Cao Bằng. Thời kỳ 1527-1592 trong lịch sử Việt Nam còn được gọi là thời kỳ Nam-Bắc triều, do chính quyền nhà Mạc chỉ thực sự có quyền lực từ địa phận Ninh Bình ngày nay trở ra, còn từ Thanh Hóa trở vào trên danh nghĩa nằm trong tay các vua Lê - được phục dựng trở lại từ năm 1533.

Nội chiến Lê-Mạc

Sau khi nhà Mạc nắm quyền, đã có một số hoạt động chống đối như cầu viện nhà Minh hoặc nổi dậy nhưng đều không thành. Chỉ đến khi nhà Hậu Lê tái lập thì chiến tranh quy mô mới thực sự bắt đầu.

Nguyễn Kim khởi nghĩa, họ Vũ cát cứ

Năm 1529, một võ tướng cũ của nhà Lê là Nguyễn Kim không thần phục nhà Mạc, bỏ chạy vào miền núi Thanh Hoá và sang Ai Lao [Lào], tập hợp lực lượng chống nhà Mạc. Năm 1533, Kim tìm một người tên là Lê Duy Ninh là con của vua Lê Chiêu Tông đưa lên ngôi trên đất Sầm Châu [Ai Lao], tức là vua Lê Trang Tông. Tuy nhiên các nhà sử học nghi ngờ Duy Ninh không phải là con của vua Chiêu Tông vì tuổi của Duy Ninh và Lê Chiêu Tông chênh nhau quá ít.

Từ khi Trang Tông lên ngôi, nhiều sĩ phu, tướng lĩnh bắt đầu tập hợp bên Nguyễn Kim để chống nhà Mạc. Năm 1540, Mạc Thái Tông chết. Thượng hoàng Mạc Đăng Dung lập cháu nội là Phúc Hải lên ngôi, tức là Mạc Hiến Tông. Năm sau, thượng hoàng Đăng Dung chết.

Năm 1543, quân nhà Lê về nước đánh chiếm Tây đô [Thanh Hoá]. Hoạn quan nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đầu hàng. Năm 1545, Chấp Nhất dâng dưa độc cho Nguyễn Kim, Kim ăn vào chết. Chấp Nhất bỏ trốn về nhà Mạc. Con rể Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm lên thay cầm quyền chỉ huy quân đội.

Ở phía tây bắc, vùng Hưng Hoá [Tuyên Quang], anh em Vũ Văn Mật, Vũ Văn Uyên [Chúa Bầu] là thủ lĩnh trong vùng cát cứ không thần phục nhà Mạc. Nhà Mạc vài lần mang quân đánh nhưng không diệt được họ Vũ, sau lại phải đối phó với nhiều biến cố khác nên buộc phải để họ Vũ cát cứ. Họ Vũ sai người liên lạc theo về nhà Lê trung hưng.

Mất Thăng Long

Mạc Mậu Hợp từ nhỏ lên ngôi, khi lớn vẫn dựa vào các hoàng thân phụ chính, không chú trọng việc chính sự. Sau khi Mạc Kính Điển chết, việc trong ngoài đều trông chờ vào Mạc Đôn Nhượng cùng các tướng Nguyễn Quyện, Mạc Ngọc Liễn[4], Bùi Văn Khuê. Uy thế quân Mạc suy sút nhiều và thường bị thua trận.

Năm 1591, Trịnh Tùng đem quân bắc tiến áp sát thành Thăng Long. Đầu năm 1592, Mạc Mậu Hợp chạy sang Gia Lâm, thống suất thủy quân để làm thanh thế trên sông Nhị Hà cho các tướng giữ thành Thăng Long. Trịnh Tùng thúc quân tổng tiến công. Các tướng Mạc Ngọc Liễn, Bùi Văn Khuê, Trần Bách Niên tan vỡ bỏ chạy. Phục binh của Nguyễn Quyện ở cầu Dền không kịp nổi dậy đã bị giết. Nguyễn Quyện bị bắt[5], hai con tử trận. Quân Mạc chết rất nhiều.

Trịnh Tùng rút quân chủ lực về. Mạc Mậu Hợp thu tàn quân án ngữ sông Nhị Hà, lại ham sắc đẹp của vợ tướng Bùi Văn Khuê là Nguyễn thị Niên[6] nên muốn giết Khuê. Tháng 8 năm 1592, Khuê biết chuyện bèn đem quân hàng Lê, hợp binh với Trịnh Tùng đại phá quân Mạc.

Tháng 11 năm 1592, Trịnh Tùng lại tiến đánh Thăng Long. Mậu Hợp thua chạy về Kim Thành [Hải Dương]. Thấy thế nguy cấp, Mậu Hợp lập con là Toàn lên ngôi, tự mình làm tướng thống suất quân đội. Sau các cuộc chiến đẫm máu tại khu vực các phủ Nam Sách, Hạ Hồng, Kinh Môn trong tháng 11 và 12 thì quân đội nhà Mạc chịu tổn thất cực kỳ nặng nề. Mạc Mậu Hợp phải bỏ trốn đến huyện Phượng Nhãn, bị bắt sống sau đó ít ngày và bị hành hình.

Kinh tế

Mạc Thái Tổ đã đưa ra một số quy chế về ruộng đất bao gồm: binh điền, lộc điền, quân điền, dựa trên các quy chế đã có từ thời Hồng Đức [Lê Thánh Tông] hay việc cho đúc tiền Thông Bảo.

Thời kỳ Mạc Thái Tông trị vì có thể coi là thời kỳ đỉnh cao của nhà Mạc. Lúc đó nhà Lê chưa trung hưng, toàn cõi do nhà Mạc cai quản, cảnh thịnh trị được các sử gia nhà Lê - triều đại đối địch với nhà Mạc - soạn Đại Việt sử ký toàn thư, phải ghi nhận: "đêm ngủ không đóng cửa, ngoài đường không ai nhặt của rơi"[21].

Nhưng từ khi Nguyễn Kim nổi dậy, chiến tranh nổ ra, đất nước bị tàn phá, kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chiến tranh liên miên đã làm cho đời sống của người dân trở nên đói nghèo hơn. Ví dụ năm 1572, sau khi nhiều phen bị nạn binh đao thì tại Nghệ An lại phát dịch. Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục có viết rằng: Các huyện, đồng ruộng bỏ hoang nhân dân đói khổ. Dịch lệ lại phát sinh, người chết đến quá nửa. Nhân dân xiêu giạt, hoặc tan tác vào Nam, ra Bắc. Trong cõi Nghệ An đìu hiu vắng tanh.

Nhìn tổng thể, nhà Mạc có tư duy kinh tế cởi mở, sớm nhìn thấy xu thế tiến bộ của thủ công nghiệp, thương mại và kinh tế hàng hóa; điều đó khác hẳn với chính sách bảo thủ của nhà Lê. Nhà Mạc cai trị trong 65 năm đã đưa vùng đông bắc giàu mạnh lên, về ngoại thương đã vươn tới thị trường các nước châu Á. Tuy nhiên, kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp theo phương thức tiểu nông, tàn dư của phương thức sản xuất Á Đông cùng chế độ gia trưởng với nền kinh tế manh mún, khiến mầm mống tư bản chủ nghĩa chớm nảy sinh đã không phát triển được.

Nguyên nhân thất bại

Lực lượng chống đối nhà Mạc, cụ thể là lực lượng nhân danh nhà Lê, những người ủng hộ nhà Lê còn mạnh. Vấn đề chính thống chỉ có một vai trò nhất định, vì Nam triều hay Bắc triều đều có lý lẽ của mình. Bắc triều dù là người đi cướp ngôi, nhưng từ Lê Uy Mục, nhân dân đã chán ghét nhà Lê. Nam triều dù đã mất uy tín nhưng với một bộ phận nhân dân, nhất là vùng "căn bản" quê hương nhà Lê [Thanh Hoá] trở vào còn nhớ công lao đánh quân Minh của nhà Lê. Do đó, khi yếu tố chính trị không đóng vai trò quyết định thì vấn đề nhân sự sẽ quyết định.

Theo giáo sư Văn Tạo, về chính trị và kinh tế, tuy nhà Mạc đã khiến đất nước giàu mạnh lên trong thời kỳ đầu, nhưng địa bàn hoạt động của nhà Mạc bị bó hẹp, kẹp giữa một bên là nước lớn Trung Quốc, một bên là Nam triều trỗi dậy cùng tư tưởng "hoài Lê", không có điều kiện mở rộng như các chúa Nguyễn ở phía Nam sau này[38].

Bản thân các tập đoàn chống Mạc đã có những chính sách phù hợp và lực lượng nhân sự đủ tài năng để đối phó với nhà Mạc nên trong một thời gian dài Nam triều đứng vững trước các cuộc tấn công của nhà Mạc. Thời hậu kỳ [sau khi Mạc Kính Điển chết], nhà Mạc không còn lực lượng nhân sự đủ mạnh, nhất là vua Mạc Mậu Hợp không đủ năng lực và phạm phải sai lầm nên đã thất bại về quân sự. Trong cuộc chiến trường kỳ đó, khi đã thất bại về quân sự thì chính trị của nhà Mạc cũng trở nên yếu thế trước khẩu hiệu "phù Lê" và nhà Mạc thành kẻ bại trận cuối cùng.

Page 3

Mạc Phúc Nguyên [? - 1561, trị vì 1546 - 1561] hay Mạc Tuyên Tông là vua thứ tư nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ năm 1546 đến 1561, trị vì 15 năm. Ông là người xã Cao Đôi, huyện Bình Hà [nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách], tỉnh Hải Dương, Việt Nam.

Tiểu sử

Mạc Phúc Nguyên là con trai của Mạc Hiến Tông, cháu nội của Mạc Thái Tông. Năm Bính Ngọ [1546] Mạc Phúc Hải lâm bệnh mất vào ngày 8 tháng 5, Mạc Phúc Nguyên lên thay khi còn nhỏ tuổi. Tất cả công việc triều chính đều trông cậy vào chú ruột là Khiêm vương Mạc Kính Điển.

Thiếu đế thời loạn lạc

Binh biến Phạm Tử Nghi

Giữa lúc Mạc Hiến Tông mới mất, Lê Trang Tông được sự phò trợ của Trịnh Kiểm đang gây lại việc binh đao thì trong triều Mạc lại nảy sinh sự bất hòa. Tướng Tứ Dương HầuPhạm Tử Nghi bàn:

“Trong lúc nước còn loạn lạc nên lập vua lớn tuổi là Mạc Chính Trung[1]”

Nhưng những người trong tông tộc nhà Mạc không nghe theo, Mạc Kính Điển và đại thần Nguyễn Kính cũng không ưng thuận. Không được toại nguyện, Phạm Tử Nghi sinh lòng khác, bí mật họp một số tướng làm việc phản loạn. Mạc Phúc Nguyên được Mạc Kính Điển đưa đi lánh về miền Đông, Nguyễn Kính và Mạc Kính Điển lại phải đem quân về cứu Phúc Nguyên. Phạm Tử Nghi phải rút khỏi kinh đô đem Mạc Chính Trung về chiếm cứ vùng Hoa Dương Phủ Tiên Hưng và lập Chính Trung lên ngôi nhưng không được văn võ thuận theo. Mạc Kính Điển, Nguyễn Kính tiếp tục đuổi đánh Tử Nghi mấy trận chưa xong, Mạc Phúc Nguyên sai Phụng Quốc công Lê Bá Ly hợp binh cùng Kính Điển đánh Tử Nghi. Phạm Tử Nghi thua phải rút chạy ra An Quảng. Sau khi thất thế Mạc Chính Trung phải đem gia quyến và thuộc hạ chạy sang Lưỡng Quảng và an cư ở Thanh Viễn.

Năm 1548, Lê Trang Tông chết, Trịnh Kiểm đưa Lê Trung Tông con của Trang Tông lên nối nghiệp ở Thanh Hoa và lấy niên hiệu Thuận Bình thứ nhất, tức là vua Lê Trung Tông.

Năm 1549, Mạc Chính Trung chạy sang Trung Quốc, tự nhận mình là người thừa kế ngôi vị hợp pháp. Nhà Minh ngờ vực Mạc Tuyên Tông không phải dòng dõi Mạc Thái Tổ nên sai sứ đưa thư sang hỏi. Mạc Kính Điển cùng Lê Bá Ly hộ vệ Mạc Tuyên Tông lên ải Trấn Nam gặp sứ nhà Minh. Quan nhà Minh tại Lưỡng Quảng chấp thuận công nhận Mạc Tuyên Tông[2].

Sau Tử Nghi lại đem Chính Trung quay về Yên Quảng định đánh Đông Kinh. Năm 1551, Mạc Kính Điển mang quân đi dẹp Phạm Tử Nghi, sai kẻ dưới quyền lừa bắt được Tử Nghi đem chém. Mạc Chính Trung bỏ chạy sang Trung Quốc và bị giết. Có thuyết nói Tử Nghi chết về tay người Minh.

Vụ ly khai của hai nhà Lê, Nguyễn

Phạm Quỳnh, Phạm Giao là người được Mạc Kính Điển tin dùng[3], thấy Lê Bá Ly lập công lớn và cũng được Kính Điển trọng dụng, có thanh thế nên Phạm Quỳnh, Phạm Giao đem lòng ghen tỵ, dèm pha để Kính Điển khỏi tin dùng Bá Ly. Song vốn là người trung nghĩa Mạc Kính Điển không tin lời dèm, Phạm Quỳnh, Phạm Giao lại đem ý gièm pha với Mạc Tuyên Tông. Tuyên Tông còn nhỏ tuổi, tin theo lời cha con Phạm Quỳnh.

Tháng 2 năm 1551, ngày 12 Phạm Quỳnh, Phạm Giao tự ý đem quân vây đánh Lê Bá Ly nhưng bị Lê Bá Ly liên kết với thông gia Nguyễn Thiến đánh bại. Mạc Phúc Nguyên bèn cho quân tiếp ứng đánh Lê Bá Ly. Lê Bá Ly một mặt cho quân kháng cự với nhà vua song một mặt dâng sớ tâu lên nhà vua là không giám có sự mưu phản, song Mạc Phúc Nguyên không tin. Vì vậy, Lê Bá Ly tức giận, cùng gia đình Nguyễn Thiến đem quân về Thanh Hoa đầu hàng Lê Trung Tông. Trung Tông vui mừng liền phong Lê Bá Ly tước Phụng Quốc công. Nhà Mạc bị mất một lúc nhiều tướng giỏi là cha con Lê Bá Ly - Lê Khắc Thận, cha con Nguyễn Thiến - Nguyễn Quyện, Nguyễn Miễn.

Giằng co với quân Lê - Trịnh

Tháng 5 năm 1552 Lê Trung Tông lại sai Thái sư Trịnh Kiểm xuất quân đánh Phúc Nguyên, Phúc Nguyên phải bỏ Kinh thành rút về Kim Thành. Lê Bá Ly thấy thế Phúc Nguyên đã giảm dâng sớ xin đón Trung Tông về Đông Đô, nhưng Trịnh Kiểm lượng sức thấy chưa thể thắng nổi Phúc Nguyên nên không thuận theo lối bàn của Lê Bá Ly. Thắng được trận đánh song Trung Tông lại lui binh về Thanh Hoa. Phúc Nguyên chiếm lại Đông Đô nhưng vẫn đóng ở Bồ Đề và sai Kính Điển đóng ở Yên Mô và các tướng khác trấn giữ các trấn: Sơn Nam, Sơn Tây. Phúc Nguyên xuống chiếu cấm các quan quân ở mọi vùng không được nhiễu dân nên trên dưới vẫn yên, kỷ cương lại đúng đắn. Thấy cõi bờ đã yên, năm 1555 Phúc Nguyên lại sai Mạc Kính Điển đem quân vào Thanh Hoa tiếp tục đánh Trung Tông nhưng không thắng lại rút quân về.

Năm 1556 Lê Trung Tông chết, Thái sư Trịnh Kiểm đưa Lê Anh Tông lên ngôi.

Năm 1557 Phúc Nguyên lại sai Mạc Kính Điển đánh Thanh Hoa, năm này Lê Bá Ly ốm chết, Thiệu Quốc công Nguyễn Thiến cũng chết, con trai là Nguyễn Quyện, Nguyễn Miễn đem quân về hàng Mạc. Mạc Tuyên Tông phong tước hầu cho hai anh em Nguyễn Quyên và sai cùng đi đánh Lê Anh Tông.

Từ khi Lê Anh Tông lên ngôi, Trịnh Kiểm liên tiếp xuất quân chống lại nhà Mạc suốt từ 1557-1564. Khi này Mạc Phúc Nguyên uy thế có yếu hơn so với thế lực Lê – Trịnh, quân Lê – Trịnh đã chiếm lại được nhiều vùng của nhà Mạc song vẫn chưa dám vào kinh đô vì nhà Mạc có giảm về thế và lực song chưa đến mức chỉ bị động đối phó mà nhiều phen Mạc Kính Điển xuất quân đánh vào tận Thanh Hoa, có trận Mạc Phúc Nguyên thân chính đốc xuất binh mã và nhiều trận thắng lớn.

Hoàng đế yểu mệnh

Trong khi chưa phân thắng bại thì tháng 12 năm 1561, Mạc Phúc Nguyên bị bệnh đậu mùa và qua đời, không rõ bao nhiêu tuổi. Ông được truy tôn là Tuyên Tông Duệ hoàng đế.

Mạc Phúc Nguyên ở ngôi được 15 năm, sinh được người con trai duy nhất là Mạc Mậu Hợp. Khi ông mất, Mậu Hợp mới lên 2 tuổi [sinh tháng 2 năm 1560] lên ngôi, lúc này triều chính vẫn do Mạc Kính Điển và Mạc Đôn Nhượng phụ tá. Mậu Hợp lên ngôi lấy niên hiệu là Thuần Phúc thứ nhất.

Gia quyến

Ngoài thái tử Mạc Mậu Hợp, chính sử không ghi nhận thêm người con nào khác của Mạc Tuyên Tông. Đại Việt sử ký toàn thư xác định ông có ít nhất hai người vợ:

  1. Một hoàng hậu họ Vũ[4], sau trở thành thái hậu thời Mạc Mậu Hợp, mất năm 1592 [sau Tuyên Tông 31 năm, khi đó Mạc Mậu Hợp còn sống] khi bị quân Lê Trịnh bắt do quá lo buồn[5].
  2. Một người vợ khác sinh ra vua kế vị Mạc Mậu Hợp. Bà còn sống tới năm 1600 và được các thủ hạ của Mạc Kính Cung đưa trở về kinh thành Thăng Long, tôn làm Quốc mẫu mưu khôi phục nhà Mạc. Tháng 8 năm 1600, quân Lê Trịnh đánh chiếm lại Thăng Long, bà bị bắt và bị giết[6].

Page 4

Kinh tế

Ảnh hưởng từ cuộc chiến

Chiến tranh tàn khốc kéo dài 60 năm, kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực. Tình hình nông nghiệp khá ảm đạm. Ruộng đất công xã ngày càng thu hẹp lại, các triều đình bị chiến tranh chi phối không quản lý tốt được đất đai, do đó một phần không nhỏ đất chuyển sang sở hữu tư nhân. Sự biến đổi trong quan hệ ruộng đất ở nông thôn phần nào tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển tự do hơn. Điều đó tạo ra tác động tích cực đối với nền kinh tế hàng hóa theo chiều hướng mở rộng.

Cũng vì chiến tranh, nhà Mạc áp dụng chế độ lộc điền khác với thời Hậu Lê. Các vua Mạc ít dành lộc điền cho quan lại mà đối tượng được hưởng chủ yếu là binh lính để khuyến khích họ chiến đấu cho triều đình. Lộc điền chủ yếu lấy từ nguồn ruộng công ở các làng xã và ruộng chùa, diện tích khoảng vài chục vạn mẫu[2].

Phía nam, nền sản xuất nông nghiệp của Nam triều còn phải đối phó với nhiều thiên tai liên miên[3]. Chính quyền Lê-Trịnh mới tạm dùng những biện pháp tình thế để khuyến khích khôi phục nghề nông nhằm phục vụ chiến tranh chứ chưa có điều kiện hoạch định những chính sách lớn có tác dụng thúc đẩy phát triển nông nghiệp lâu dài và bền vững[3].

Tư duy kinh tế

So với nhà Hậu Lê, nhà Mạc có tư duy kinh tế cởi mở hơn, trên nhiều lĩnh vực kinh tế. Trong nông nghiệp, chế độ tư hữu ruộng đất thời Mạc có điều kiện phát triển tự do. Việc mua bán đất đai tư nhân rất phổ biến và triều đình không đề ra biện pháp hạn chế hay cấm đoán nào[4].

Cách đối xử với thợ thủ công của nhà Mạc khác nhiều với nhà Lê: nhà Mạc có sự tôn trọng họ và do đó họ có vị trí nhất định trong xã hội. Dù chiến tranh Nam bắc triều kéo dài, các chợ chạm khắc đá vẫn di chuyển đến nhiều địa bàn hành nghề trên các vùng đất do nhà Mạc quản lý[5].

Tương tự với thương mại, nhà Mạc chủ trương không "ức thương" hay "bế quan tỏa cảng" như nhà Hậu Lê. Ngoại thương Bắc triều có những bước chuyển biến tích cực, các sản phẩm thủ công nghiệp đã vươn sang thị trường các quốc gia châu Á.

Văn học Đại Việt thế kỷ 16 chia làm 2 bộ phận:

Những tác giả theo nhà Mạc và bộ phận văn học này đóng vai trò chủ đạo[7].

Những tác giả trung thành với nhà Lê, theo Lê chống Mạc hoặc chán thế sự và sống ẩn dật.

Có một bộ phận sĩ phu biểu hiện sự trăn trở giữa con đường theo phe nào trong cuộc nội chiến Lê Mạc, hoặc ẩn dật an nhàn. Những tác giả lớn thời kỳ này có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải, Nguyễn Dữ, Dương Văn An. Tác phẩm "Bạch Vân thi tập" của Nguyễn Bỉnh Khiêm chính là tác phẩm chữ Hán quán xuyến từ đầu đến cuối tư tưởng an nhàn của nhà Nho trước vấn đề thời cuộc[8].

Trong giáo dục khoa cử, nhà Mạc cũng như nhà Hậu Lê, vẫn dùng Nho giáo làm tư tưởng chính thống trong việc thể chế hoá các chính sách cai trị và xây dựng bộ máy triều đình. Mặc dù chiến tranh xảy ra liên miên, Bắc triều vẫn duy trì việc thi cử đều đặn 3 năm một lần. Từ năm 1529 thời Mạc Thái Tổ đến năm 1592 thời Mạc Mậu Hợp, nhà Mạc đã tổ chức 22 khoa thi, lấy đỗ 485 tiến sĩ, trong đó có 13 trạng nguyên[9]. Thậm chí kỳ thi cuối cùng của nhà Mạc năm 1592 diễn ra bên bờ bắc sông Hồng trong hoàn cảnh Thăng Long bị quân Nam triều uy hiếp dữ dội.

Trong khi đó, nhà Lê từ khi trung hưng mãi tới năm 1554 mới mở lại khoa thi Hội. Từ thời Lê Thế Tông, việc thi cử mới bắt đầu đi vào quy củ và tới năm 1580 các kỳ thi Hội mới được khôi phục theo lệ 3 năm 1 lần. Từ năm 1554 tới năm 1592 nhà Lê chỉ có 7 kỳ thi, lấy đỗ 5 tiến sĩ[10].

Video liên quan

Chủ Đề