Viêm não nhật bản mũi 2 cách mũi 1 bao lâu

Trong vòng vài năm trở lại đây, nhiều trường hợp trẻ em bị biến chứng nặng do viêm não Nhật Bản mà hầu hết là do không được tiêm phòng, quên tiêm mũi viêm não Nhật Bản, không tiêm nhắc lại sau 3-5 năm… Đây là thực trạng rất đáng lo ngại, nhất là trong thời điểm cận kề “mùa” viêm não Nhật Bản [tháng 5, 6, 7 hàng năm].

Tiêm chủng là biện pháp chủ động, hiệu quả, được Bộ Y tế khuyến cáo nhằm phòng tránh căn bệnh viêm não Nhật Bản. Hiện nay, trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia và tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ đều đã có vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản, các bậc phụ huynh lưu ý thực hiện đầy đủ các mũi tiêm cho bé theo đúng lịch sau đây, tránh trường hợp nhỡ lịch, quên tiêm mũi 2 viêm não Nhật Bản, quá hạn mũi nhắc lại.

Vắc xin Jevax

Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản Jevax sản xuất tại Việt Nam, được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi. Phác đồ tiêm gồm 3 mũi cơ bản và 1 liều tiêm nhắc lại: mũi thứ nhất tiêm khi trẻ đủ 12 tháng tuổi, mũi hai tiêm sau mũi đầu từ 1-2 tuần, mũi ba tiêm cách mũi hai ít nhất 1 năm. Tiêm nhắc lại sau mỗi 3-4 năm cho đến năm 15 tuổi.

Liều lượng tiêm:

- Dưới 36 tháng tuổi tiêm liều lượng 0,5 ml. 

- Trên 36 tháng tuổi tiêm liều lượng 1,0 ml.

Vắc xin Jevax

Vắc xin IMOJEV

IMOJEV sản xuất tại Pháp, được chỉ định tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn phòng viêm não Nhật Bản, có kháng thể bảo vệ lâu bền. Với trẻ từ đủ 9 tháng → dưới 18 tuổi chưa tiêm vắc xin Jevax lần nào, tiêm 2 mũi cách nhau từ 1-2 năm. Với người đủ 18 tuổi trở lên, chỉ tiêm 01 liều duy nhất.

Liều lượng tiêm: Mỗi lần 0,5 ml dành cho mọi độ tuổi.

Vắc xin IMOJEV

Vắc xin viêm não Nhật Bản chỉ tiêm 1 mũi chỉ có khả năng tạo ra một lượng kháng thể vừa đủ để ngăn chặn sự tấn công của virus. Tiêm 2 mũi, khả năng bảo vệ có thể tăng tới 80% và tiêm đủ 3 mũi sẽ đạt tới 95%. Hiệu quả của vắc xin sẽ kéo dài trung bình trong 3 năm, sau đó theo thời gian nồng độ kháng thể trong máu sẽ giảm dần và nguy cơ mắc bệnh lại tăng lên. 

Do đó việc tiêm mũi viêm não Nhật Bản sau mỗi 3-4 năm là điều cần thiết. Nếu quên tiêm mũi 2 viêm não Nhật Bản, hiệu lực phòng bệnh sẽ không còn nữa. Vì thế, cần đưa trẻ đi tiêm phòng nhắc lại càng sớm càng tốt trong những trường hợp sau:

Đã tiêm mũi 1 nhưng quên tiêm mũi 2 viêm não Nhật Bản

Mũi 2 cần được tiêm sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần, nếu để quá hạn, cần đưa trẻ đến cơ sở tiêm chủng để được tư vấn, ra chỉ định tiêm lại kịp thời.

Đã tiêm mũi 1, mũi 2 nhưng quá 1 năm chưa tiêm lại mũi 3

Nếu quên tiêm mũi 2 viêm não Nhật Bản, cần đưa bé đến cơ sở tiêm uy tín để được ra chỉ định tiêm phù hợp

Trong thời gian quá hạn 1-2 tháng, phụ huynh vẫn có thể đưa trẻ đến tiêm nhắc lại mũi 3 viêm não Nhật Bản nhưng phải thực hiện nhanh chóng bởi lúc này kháng thể tạo ra sau tiêm mũi 1, 2 chưa mất hết và còn đủ điều kiện để hình thành.

Quên tiêm mũi 3 viêm não Nhật Bản

Nếu đã tiêm mũi 1 và 2 nhưng quên tiêm mũi 3 viêm não Nhật Bản, bố mẹ vẫn có thể đưa trẻ đến cơ sở tiêm chủng để tiêm tiếp mũi 3 như bình thường. Ngay cả khi đã tiêm mũi 3 nhưng không nhớ thì việc tiêm lặp lại cũng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn giúp phòng bệnh, củng cố kháng thể hiệu quả hơn.

Một số lưu ý về an toàn khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản

Sau khi tiêm ngừa viêm não Nhật Bản bé có thể gặp một số phản ứng phụ như sốt nhẹ

Khi đến lịch tiêm viêm não Nhật Bản của bé, cha mẹ cần đem theo phiếu hoặc sổ tiêm chủng của trẻ khi đi tiêm, chủ động thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con như có đang ốm, sốt hay mắc bệnh, đang điều trị gì không? Có dị tật bẩm sinh hay không? Có tiền sử dị ứng hay phản ứng mạnh với vắc xin ở lần tiêm trước không... Những thông tin này sẽ giúp cán bộ y tế ra chỉ định tiêm phù hợp.

Sau tiêm chủng, bé cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm và tiếp tục theo dõi tại nhà trong 24 giờ đầu. Những phản ứng nhẹ gồm như sốt nhẹ, sưng, đau tại vị trí tiêm... có thể tự hết trong 1-2 ngày mà không cần điều trị. Những phản ứng nặng mặc dù hiếm gặp như khóc thét, tím tái, khó thở, bú ít, bỏ bú, li bì... nhưng cũng cần theo dõi và phát hiện sớm để được xử trí kịp thời.

Tiêm chủng viêm não Nhật Bản tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã và đang là một trong những điểm tiêm chủng dịch vụ được hàng triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn. Bệnh viện cập nhật đầy đủ vắc xin dành cho trẻ nhỏ, người lớn và phụ nữ chuẩn bị mang thai.

100% trẻ được thăm khám cẩn thận trước và sau tiêm với bác sĩ chuyên khoa. Gia đình được tư vấn đầy đủ các vấn đề sức khỏe, lịch tiêm viêm não Nhật Bản, đường tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau chủng ngừa. 

Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản tại Phương Đông

Đặc biệt, Trung tâm tiêm chủng Phương Đông tích hợp khu chơi rộng rãi với nhiều trò chơi thú vị, tủ sách trẻ em... giúp bé cảm giác thoải mái như đi chơi. Khuôn viên bệnh viện xanh mát với hơn 300 loại cây hoa, quảng trường rộng rãi, hồ điều hòa… đem lại sự thư thái, xóa bỏ mọi căng thẳng, lo âu cho khách hàng đến bệnh viện.

Có thể thấy, chích ngừa mũi viêm não Nhật Bản khi trẻ đủ tuổi là một trong những điều cha mẹ cần lưu ý và thực hiện đầy đủ. Để đảm bảo ghi nhớ thời điểm tiêm mũi viêm não Nhật Bản và các mũi tiêm phòng khác, cha mẹ nên giữ kỹ sổ tiêm phòng của trẻ và mang theo khi đưa trẻ đi tiêm ở bất kỳ thời điểm nào. 

Không nên sử dụng nhiều sổ tiêm vì có thể gây trùng lặp, nhầm lẫn các loại mũi tiêm, thời gian tiêm. Khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trước và sau khi tiêm, cha mẹ cần hỏi rõ ý kiến của bác sĩ để đảm bảo ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. 

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp cha mẹ giải đáp được thắc quên tiêm mũi 2 viêm não Nhật Bản có sao không . Để đặt lịch chủng ngừa và nhận tư vấn chi tiết, quý cha mẹ vui lòng liên hệ 1900 1806.

Đến nay, viêm não Nhật Bản chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp tốt nhất chủ động phòng ngừa bệnh này là tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản. Hiện nay, vắc-xin phòng bệnh này đã có trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng và các cơ sở tiêm vắc-xin dịch vụ khác.

Các hình thức tiêm chủng vắc-xin viêm não Nhật Bản

Từ năm 2015, vắc-xin viêm não Nhật Bản chính thức được đưa vào tiêm chủng thường xuyên hàng tháng tại tất cả các trạm y tế xã phường trên cả nước cho trẻ từ 12 tháng tuổi.

Để đảm bảo cho trẻ em được tiêm chủng đầy đủ vắc-xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản, trẻ được tiêm chủng 3 mũi vắc-xin viêm não Nhật Bản miễn phí trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng hàng tháng tại các điểm tiêm chủng xã, phường. Đồng thời, tại một số vùng nguy cơ cao mắc bệnh, trẻ dưới 15 tuổi sẽ được tiêm chủng bổ sung vắc-xin viêm não Nhật Bản trong một số chiến dịch tiêm chủng.

Vắc-xin cũng được sử dụng tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ. Trong tiêm chủng dịch vụ cũng có các vắc-xin viêm não Nhật Bản khác do một số nhà sản xuất khác cung ứng. Mỗi loại vắc-xin sẽ có những chỉ định tiêm chủng và lịch tiêm khác nhau tùy theo nhà sản xuất.

Các bậc phụ huynh cần cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch. Ảnh: TM

Lịch tiêm chủng vắc-xin viêm não Nhật Bản cho trẻ em

Trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, vắc-xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản được tiêm chủng mũi 1 cho trẻ lúc 12 tháng tuổi, mũi 2 cách mũi 1 từ 1-2 tuần và mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 1 năm. Mũi nhắc lại: Sau mỗi 3-4 năm để tăng cường kháng thể.

3 mũi tiêm ban đầu có khả năng bảo vệ trẻ trong khoảng 5-7 năm, sau đó nồng độ kháng thể trong máu giảm dần, nguy cơ mắc bệnh lại tăng lên. Do đó, sau khi tiêm mũi 3, các bậc phụ huynh cần cho trẻ tiêm nhắc lại vắc-xin này sau 3-4 năm, đến khi trẻ được 15 tuổi.

Nếu trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch thì cần được tiêm chủng càng sớm càng tốt. Trẻ cần được tiêm sớm khi tròn 1 tuổi để sớm được phòng bệnh viêm não Nhật Bản chủ động. Vắc-xin sử dụng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng được chỉ định tiêm cho trẻ từ 12 tháng trở lên. Vì vậy, trẻ trên 1 tuổi mà chưa tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản cần được tiêm chủng sớm và tiêm đủ 3 liều vắc-xin theo lịch tiêm chủng đã được Bộ Y tế khuyến cáo.

Nếu trẻ tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản của các nhà sản xuất khác, không phải vắc-xin do Việt Nam sản xuất thì cần được cán bộ y tế chỉ định cụ thể lịch tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Tiêm mũi 1, quên tiêm mũi 2, 3 thì làm thế nào?

Mỗi khi tiêm 1 mũi chích ngừa viêm não Nhật Bản, cơ thể sẽ tạo ra một lượng kháng thể đủ để phòng ngừa sự tấn công của virut viêm não Nhật Bản. Tuy vậy, mũi tiêm đầu tiên chỉ có tác dụng hình thành nên lượng kháng thể cần thiết, nếu không tiếp tục tiêm mũi 2 và 3, kháng thể sẽ bị mất đi theo thời gian [chỉ từ 2-4 tuần] và không còn hiệu lực phòng bệnh nữa.

Những trường hợp sau đây cần lưu ý và đưa trẻ đi tiêm phòng nhắc lại càng sớm càng tốt:

Đã tiêm mũi 1, quá hạn mũi 2 nhưng chưa tiêm nhắc lại

Dựa trên khoảng thời gian quá hạn mà cơ thể trẻ có khả năng cao đã mất đi kháng thể cần thiết. Mũi 2 cần được tiêm ngay sau mũi 1 từ 1 - 2 tuần, nếu quá hạn, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế phù hợp để tiêm lại mũi chích ngừa viêm não Nhật Bản kịp thời, hỗ trợ xây dựng lại lượng kháng thể cần thiết trong cơ thể.

Đã tiêm mũi 1, mũi 2 nhưng quá hơn 1 năm chưa tiêm lại mũi 3

Trong thời gian quá hạn 1-2 tháng - thời điểm cần thiết để đi tiêm mũi 3, phụ huynh vẫn có thể đưa trẻ đến tiêm nhắc mũi 3 viêm não Nhật Bản ngay lập tức, lúc này kháng thể chưa mất hết và còn đủ điều kiện để hình thành.

Quên tiêm mũi 3 viêm não Nhật Bản

Nếu đã tiêm mũi 1 và 2 nhưng không nhớ rõ đã tiêm mũi 3 hay chưa, các phụ huynh vẫn có thể đưa trẻ đến cơ sở y tế để tiêm ngừa mũi 3 như bình thường. Tiêm lặp lại mũi 3 hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, đồng thời giúp củng cố lại kháng thể hiệu quả hơn. Không nên lơ là và bỏ qua thời điểm tiêm viêm não Nhật Bản thích hợp.

Khuyến cáo an toàn tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản

Mang theo phiếu, sổ tiêm chủng khi đưa con đi tiêm chủng, chủ động thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như đang ốm, sốt, đang mắc bệnh, đang điều trị, có dị tật bẩm sinh, tiền sử dị ứng hoặc có tiền sử phản ứng mạnh đối với loại vắc-xin trong lần tiêm chủng trước... Tất cả những thông tin này sẽ giúp các nhân viên y tế có những chỉ định tiêm chủng phù hợp.

Sau tiêm chủng, trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà trong 24 giờ. Những phản ứng nhẹ có thể gặp như sốt nhẹ, sưng, đau tại chỗ tiêm... có thể tự mất đi trong 1-2 ngày mà không cần điều trị gì. Những phản ứng nặng mặc dù rất hiếm gặp như khóc thét, tím tái, khó thở, bú ít, li bì... nhưng cũng cần theo dõi và phát hiện để được điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế.


Video liên quan

Chủ Đề