Việt nam đối phó với trung quốc như thế nào năm 2024

Các đại diện Tòa Tổng Giám mục Hà Nội đón Tổng Giám mục Marek Zalewski, đại diện thường trú đầu tiên của Vatican tại Việt Nam sau năm 1975, tại Hà Nội hôm 31/1/2024

16 tháng 2 2024

Vatican muốn dùng quan hệ với Việt Nam như một ‘mô hình thử nghiệm’ để đối phó với Bắc Kinh, theo một bài viết trên trang UCANews”.

Nhận định này được đưa ra trong bối cảnh Giáo hoàng Francis ‘nhiều khả năng’ chấp nhận lời mời sang thăm Việt Nam. Cùng với đó, việc đại diện thường trú đầu tiên của Vatican tại Việt Nam - Tổng Giám mục Zalewski - tới Hà Nội hôm 31/1 cho thấy hai bên ‘đang sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao toàn diện vào cuối năm nay’, mở ra ‘một thập kỷ mới bình thường hóa quan hệ và nâng cấp hình ảnh của Hà Nội trên trường quốc tế’, bài trên UCANews viết.

Ông Zalewski, một nhà ngoại giao dày dặn kinh nghiệm của Vatican, được bổ nhiệm [ở Việt Nam] khi một giám mục Công giáo khác được tấn phong ở Trung Quốc với sự chấp thuận của Vatican.

Ông James Rooney, phó giáo sư Triết học tại Đại học Baptist Hong Kong, nói với trang UCANew rằng ông thấy chiến lược tiếp cận Việt Nam của Vatican tương tự như chiến lược mà ông thấy ở Trung Quốc.

“Rõ ràng, chiến lược đó ở Trung Quốc cũng giống như vậy,” ông Rooney nói. “Các nhà ngoại giao của Tòa thánh đã cố gắng sao chép vở diễn ở Việt Nam cho sân khấu Trung Quốc, một thỏa thuận bổ nhiệm các giám mục, và động thái này sẽ là điềm báo về những gì họ muốn xảy ra ở đại lục.”

Việt Nam đã cần tới 25 năm để hàn gắn với Tòa thánh, xây dựng lòng tin thông qua việc nới lỏng các rào cản, tuân thủ các cam kết, các chuyến thăm cấp nhà nước của nguyên thủ Việt Nam tới Vatican.

Việt nam đối phó với trung quốc như thế nào năm 2024

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng gặp gỡ Giáo hoàng Francis tại Vatican hôm 27/7/2023

‘Lấy Việt Nam làm mẫu’?

Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát Đông Nam Á kỳ cựu, cho rằng Vatican có thể sử dụng mối quan hệ với Việt Nam làm mẫu để đối phó với Bắc Kinh, trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang tăng cường củng cố các giá trị cộng sản, vô thẩn kiểu cũ trong một nền kinh tế có triển vọng ảm đạm.

Ông Thayer nói rằng chuyến công du của Giáo hoàng đến Việt Nam sẽ mang lại bài học cho Trung Quốc, nơi Công giáo được chấp thuận nhưng chỉ các giáo hội chính thức, đã đăng ký mới được công nhận – giống với Việt Nam.

Ở Trung Quốc, tình trạng nói trên không thay đổi kể từ năm 1951, khi quyền lực cộng sản trỗi dậy và tôn giáo bị đàn áp, và đang trở nên tệ hơn khi ông Tập Cận Bình nhấn mạnh đến việc quay trở lại các giá trị cộng sản cốt lõi.

“Trong khi Trung Quốc có thể bác bỏ mô hình Việt Nam, chẳng hạn như việc trao cho Giáo hội quyền bổ nhiệm các chức sắc của mình, Vatican có thể cho rằng chính sách ngoại giao kiên nhẫn, từng bước với Việt Nam, được khởi xướng vào năm 1990, mang lại sự an ủi nào đó trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc," ông nói

Lấy một ví dụ, Giáo sư Thayer lưu ý rằng Việt Nam và Vatican đã thành lập Nhóm làm việc chung vào năm 2009 và thường xuyên đối thoại.

Trong khi đó, ông Bradley Murg, một học giả và thành viên của Diễn đàn Thái Bình Dương, có ý kiến khác. Ông Murg không cho rằng Việt Nam là mô hình cho Trung Quốc trong mối quan hệ với Vatican.

“Việt Nam là một đất nước nhỏ hơn nhiều. Khi một chủ tịch nước Việt Nam tới Rome, điều đó có vẻ tốt cho người Việt Nam nhưng Trung Quốc – xét về quy mô và sức mạnh bá chủ của mình – không cần nhiều những hào quang đó,” ông Murg nói.

Tuy nhiên, ông Murg cũng chỉ ra việc Trung Quốc liên tục vi phạm ‘thỏa thuận lịch sử’ ký kết năm 2018 với Vatican, vốn cho phép Giáo hoàng bổ nhiệm và phủ quyết các giám mục được Đảng Cộng sản Trung Quốc phê chuẩn, và nhận định rằng việc Bắc Kinh bổ nhiệm các giám mục mới nhất có thể được coi là việc nước này đang tìm cách tuân thủ thỏa thuận khi thời điểm gia hạn thỏa thuận đang đến gần.

Hôm 31/1, Tổng Giám mục Marek Zalewski, đại diện thường trú đầu tiên của Vatican tại Việt Nam, đã đặt chân tới Hà Nội.

Đây được coi là một sự kiện mang tính bước ngoặt giữa hai chính phủ Việt Nam và Vatican.

Dù không thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao, ông Marek Zalewski được kỳ vọng sẽ là sợi dây kết nối các hội thánh địa phương tại Việt Nam với Giáo hoàng. Ông cũng được kỳ vọng sẽ lên tiếng mạnh mẽ vì quyền lợi của giáo dân bị bức hại.

Trả lời BBC thời điểm cuối tháng 1/2024, linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ, Chánh văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam, nói với BBC News Tiếng Việt rằng đây là một thành công trong quan hệ đối ngoại, cho thấy cái nhìn của nhà nước cho tôn giáo đã tích cực hơn.

Việt nam đối phó với trung quốc như thế nào năm 2024

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Việt Nam có khoảng 7% dân số là người Công giáo

Trong khi đó, linh mục Trương Hoàng Vũ thuộc dòng Chúa cứu thế Sài Gòn nói với BBC rằng thiện chí của chính phủ Việt Nam tới đâu còn cần thể hiện ở việc họ có trả lại tài sản đất đai, dinh thự đã ‘mượn’ của người Công giáo hay không.

Chưa có vị giáo hoàng nào từng thăm chính thức Việt Nam, nơi có 7% dân số là người Công giáo.

Hồi đầu năm nay, Ngoại trưởng Vatican, Tổng Giám mục Paul Gallagher, nói rằng Giáo hoàng muốn thăm Hà Nội nhân dịp hai bên nâng cấp quan hệ. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Giáo hoàng Francis tiếp đoàn chính khách của ĐCSVN tại Vatican, theo Reuters.

Ông Paul Gallagher còn nói thêm rằng cuộc họp nói trên “thể hiện một sự đổi mới hoàn toàn trong thái độ” của ĐCSVN “đối với cộng đồng quốc tế, đối với Giáo hội.”

Ông “hi vọng sẽ khuyến khích” ĐCSVN “cải thiện vấn đề tự do tôn giáo mà họ đề cập trong hiến pháp và hi vọng họ sẽ thực hiện điều đó”, nhưng bổ sung rằng “rõ ràng việc này vẫn chưa xong”.

Việt Nam cắt đứt quan hệ với Vatican sau khi Cộng sản tiếp quản một Việt Nam thống nhất khi chiến tranh với Mỹ chấm dứt vào năm 1975.

Chính quyền Cộng sản Việt Nam lúc đó coi Giáo hội Công giáo ở Việt Nam có lịch sử quá thân thiết với Pháp - cường quốc thực dân cũ, theo Reuters.