Việt Nam xuất khẩu cà phê đứng thứ máy

Theo báo cáo của Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, xuất khẩu cà phê 8 tháng năm 2019 ước đạt 1,17 triệu tấn và gần 2 tỷ USD, giảm 11,8% về khối lượng và giảm 21,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. 

Từ đầu năm đến nay, Đức và Mỹ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 13,7% và 9%. Ngoại trừ Philippines và Malaysia có giá trị xuất khẩu cà phê tăng lần lượt 22% và 3,7%, hầu hết các thị trường chính còn lại đều giảm so với cùng kỳ năm 2018. 

Không những giảm về sản lượng xuất khẩu, giá giá cà phê xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm 2019 chỉ đạt 1.708 USD/tấn, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Thực tế, giá cà phê Việt Nam đang giảm theo xu hướng chung. Giá cà phê thế giới tiếp tục suy giảm trong những tháng đầu năm 2019 và giảm xuống mức thấp nhất trong 13 năm trở lại đây do áp lực dư cung của thị trường cà phê toàn cầu. 

Việt Nam đang đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê

Song, điều đáng buồn, giá cà phê Việt xuất khẩu lại đang xếp vị trí gần như đội sổ, rẻ hơn nhiều so với giá cà phê cùng loại của các nước khác.

Đơn cử, tại Tây Ban Nha, Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn nhất cho nước này với hai loại chủ yếu gồm: cà phê chưa rang; chưa khử caffein và khử caffein [không bao gồm rang] chiếm 42,8% và 39,5% trong tổng trị giá nhập khẩu hai chủng loại cà phê này trong 4 tháng đầu năm 2019.

Giá nhập khẩu bình quân cà phê của Tây Ban Nha đạt mức 2.712 USD/tấn. Trong khi đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê từ Việt Nam chỉ ở mức 1.779 USD/tấn, thấp hơn nhiều giá bình quân nhập khẩu tại thị trường này.

Đáng chú ý, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Tây Ban Nha từ Pháp đạt mức cao 15.670 USD/tấn. Tức cao gấp gần 9 lần so với giá cà phê nước này nhập từ Việt Nam.

Tương tự, Bộ Công Thương cũng dẫn số liệu từ Ủy ban thương mại Hàn Quốc, trong 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam cũng là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất vào thị trường này với sản lượng 11.000 tấn, song giá chỉ đạt 1,8 USD/kg.

Brazil là nước đứng thứ hai về sản lượng với gần 10.600 tấn nhưng xuất khẩu được vào Hàn Quốc với giá 2,6USD/kg. Còn cà phê Colombia đứng thứ 3 với trên 9.000 tấn, giá bình quân đạt 3,2USD/kg.

Cà phê Việt vẫn chủ yếu xuất thô nên giá trị thu về thấp

Một chuyên gia trong ngành cho biết, cà phê Việt Nam hiện được xuất khẩu sang trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD, chiếm 14% thị phần và 10,4% giá trị cà phê nhân xuất khẩu toàn cầu, đứng thứ 2 sau Brazil.

Tuy nhiên, lượng cà phê xuất khẩu chủ yếu là cà phê nhân, chiếm khoảng 90%. Do đó, lợi nhuận thu về chưa tương xứng với lượng hàng xuất đi. Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam cũng thấp hơi nhiều, thậm chí còn xếp bét bảng so với các nước có thế mạnh xuất khẩu cà phê.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, phần lớn cà phê Việt Nam khi thu hoạch không đáp ứng được độ chín, lẫn nhiều tạp chất, máy móc thiết bị sơ chế lạc hậu, sân phơi tạm bợ trên nền đất hoặc nền xi măng,... dẫn đến chất luọng thấp.

Trong khi xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô nên cà phê Việt không có thương hiệu mà phần lớn trở thành nguyên liệu của nhiều nước dùng để chế biến sâu và tái xuất lại tiêu thụ ở Việt Nam dưới dạng cà phê bột, hòa tan, pha sẵn...

Đơn vị này dự báo, giá cà phê trong ngắn hạn sẽ tăng do nguồn cung có phần sụt giảm từ các nước sản xuất chính, tuy nhiên giá sẽ vẫn ở mức thấp trong nhiều năm. Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng cà phê tăng nhanh hơn so với sản xuất sẽ thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu cà phê trong trung và dài hạn. 

Tâm An

[TBTCO] - Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ hai xuất khẩu càphê vào Nhật Bản và đang nhận được sự ưa thích của người tiêu dùng.

Sự phổ biến của càphê đang tăng lên và lan rộng trên toàn cầu.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, văn hóa sử dụng càphê từ châu Âu gần đây đã ảnh hưởng tích cực đến tập quán tiêu thụ đồ uống nóng tại Nhật Bản, dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với càphê trong giới trẻ. Điều này không chỉ khiến giới trẻ tiêu dùng càphê hòa tan tại các quán càphê đặc biệt và các cửa hàng càphê có thương hiệu mà còn khuyến khích họ tự pha chế càphê hòa tan tại nhà, khiến nhu cầu về các loại càphê hòa tan tăng.

Nhập khẩu càphê của Nhật Bản ghi nhận mức thấp trong 2 năm liên tiếp 2020 - 2021 do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, sự phổ biến của càphê đang tăng lên và lan rộng trên toàn cầu dẫn đến nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này tại Nhật Bản sẽ tăng trở lại vào những năm tới.

Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương dẫn số liệu từ Trung tâm Thương mại quốc tế [ITC] cho thấy năm 2021, Nhật Bản nhập khẩu càphê đạt 409.800 tấn, trị giá xấp xỉ 1,32 tỷ USD, tăng 2,7% về lượng và tăng 11,6% về trị giá so với năm 2020.

Đáng lưu ý, năm 2021, giá nhập khẩu bình quân càphê vào Nhật Bản đạt mức 3.212 USD/tấn, tăng 8,7% so với năm 2020; trong đó, giá nhập khẩu bình quân càphê từ hầu hết nguồn cung chính tăng, mức tăng cao nhất 23,2% từ Guatemala và mức tăng thấp nhất 5,9% từ Brazil.

Đặc biệt, trong năm 2021 Nhật Bản tăng nhập khẩu càphê từ Brazil và Việt Nam nhưng giảm nhập khẩu từ các thị trường cung cấp chính như Colombia, Guatemala, Ethiopia.

Theo thống kê, nhập khẩu càphê của Nhật Bản từ Việt Nam trong năm 2021 đạt xấp xỉ 101.000 tấn, trị giá 182,9 triệu USD, tăng 0,2% về lượng và tăng 7,7% về trị giá so với năm trước đó. Thị phần càphê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản giảm từ 25,25% năm 2020 xuống 24,62% năm 2021.

Theo ước tính, xuất khẩu càphê của Việt Nam trong tháng 2/2022 đạt 130.000 tấn, trị giá 304 triệu USD, giảm 20,4% về lượng và giảm 18,0% về trị giá so với tháng 1/2022, so với tháng 2/2021 tăng 5,7% về lượng và tăng 40,1% về trị giá.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu càphê của Việt Nam ước đạt 293 nghìn tấn, trị giá 674 triệu USD, tăng 3,4% về lượng và tăng 35,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, xuất khẩu càphê Robusta sang các thị trường Đức, Bỉ và Anh tăng trưởng ở mức cao.

Theo các chuyên gia, Việt Nam và Nhật Bản đang là thành viên của 3 Hiệp định thương mại tự do [FTA] song phương, đa phương bao gồm Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản [VJFTA], Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản [AJCEP] và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương [CPTPP].

Do đó, việc hai nước cùng tham gia những hiệp định này tạo rất nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hợp tác thương mại song phương trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt khi cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản không cạnh tranh mà bổ sung cho nhau.

Vì vậy, khi xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang Nhật Bản, các doanh nghiệp cần chú ý đến chất lượng sản phẩm và các tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường này. Hơn nữa, sản phẩm phải phù hợp với Luật Vệ sinh môi trường và qua các bước kiểm dịch động thực vật trước khi vào được thị trường Nhật Bản.

Ngoài ra, dân số Nhật đang bị già hóa nên xu hướng tiêu dùng của người Nhật Bản đối với hàng nông sản, đặc biệt quan tâm đến yếu tố tác động tới sức khỏe, sau đó là giá thành và sự tiện lợi của sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp cần ghi rõ trên bao bì của sản phẩm các thông tin về thành phần dinh dưỡng, cách chế biến, bảo quản, hạn sử dụng./.

Dưới đây là danh sách những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Sản lượng của các nước này chiếm tới 88% sản lượng cà phê xuất khẩu của cả thế giới. Trong đó riêng sản lượng của Brasil đã chiếm tới hơn 30%. Tổng sản lượng của ba quốc gia đứng đầu là Brasil, Việt Nam và Colombia nhiều hơn tất cả các nước khác cộng lại.[1]

Brasil 45.342.000 2.720.520 5.985.613.000 2 Việt Nam 27.500.000 1.691.000 3.630.284.000 3 Colombia 11.600.000 696.000 1.531.200.000 4 Indonesia 6.850.000 411.000 904.200.000 5 Ethiopia 6.500.000 390.000 860.000.000 6 Ấn Độ 5.005.000 300.300 660.660.000 7 México 4.500.000 270.000 594.000.000 8 Guatemala 4.000.000 240.000 528.000.000 9 Peru 3.500.000 210.000 462.000.000 10 Honduras 2.700.000 162.000 356.400.000 11 Uganda 2.500.000 150.000 330.000.000 12 Bờ Biển Ngà 2.350.000 141.000 310.200.000 13 Costa Rica 1.808.000 108.480 238.656.000 14 El Salvador 1.374.000 82.440 181.368.000 15 Nicaragua 1.300.000 78.000 171.600.000 16 Papua New Guinea 1.125.000 67.500 148.500.000 17 Ecuador 1.000.000 60.000 132.000.000 18 Thái Lan 1.000.000 60.000 132.000.000 19 Tanzania 917.000 55.020 121.044.000 20 Cộng hòa Dominica 900.000 54.000 118.800.000

  • Ghi chú: Mỗi bao có khối lượng 60 kilogram

Ghi chúSửa đổi


Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “Exporting Countries: Total Production”. Tổ chức Cà phê Quốc tế [International Coffee Organization, IMO]. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2005.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Danh sách đầy đủ: [1] [theo thống kê của Tổ chức Cà phê Quốc tế — International Coffee Organization]

Video liên quan

Chủ Đề