Vnexpress vì sao trẻ ngại học tiếng

Một đứa trẻ khi được 2 tuổi, sau thời gian nghe cha mẹ, người thân nói, trẻ mới bắt đầu mở miệng nóinhững âm cơ bản, và thông thường sẽ nói sai, và phát ra âm không tròn trịa. Tuy nhiên người làm chalàm mẹ không sửa nhiều mà vẫn lắng nghe cho đến khi tới 5-6 tuổi. Cha mẹ biết rằng đó là quá trình đầutiên của việc nói.

Nếu họ sửa lúc đó cũng không được. Giống như việc bạn bắt đầu đạp xe đạp. Bạn sẽ ngã ở những lần chạy đầu tiên để có thể giữ thăng bằng trong những lần tiếp theo. Hoặc mộtngười tập bơi thì sẽ phải lặn hụp uống nước một vài lần để có thể bơi được trong môi trườngnước.

Những lần đầu tiên bạn sẽ nói sai, do vị trí lưỡi và hơi vẫn chưa đúng chỗ. Tuy nhiên bạn phải nói. Khi bạn nói nhiều thì bạn sẽ quen với việc phát âm. Phần lớn học sinh học ngoại ngữ đều không thể phát âm đúng ngay lần đầu, giống như việc học bơi và đixe đạp. Tuy nhiên các bạn rất ngại nói. Nguyên nhân của việc ngại nói có thể do tâm lí tự ti từ việc họctrên lớp.

>>Tôi phí tiền học hai khóa tiếng Anh tại trung tâm

Ví dụ trong lớp học ngoại ngữ 20 bạn, bạn A phát âm không được một âm khó. Nếu thầy cô sửa trực tiếpmà vẫn phát âm không được thì bạn ấy cảm thấy mình không có năng lực ngoại ngữ. Quan trọng hơn, 19 bạn còn lại cảm thấy rất áp lực vì sắp tới lượt mình. Trường hợp bạn A phát âm được ngay lầnđầu tiên thì được cho là có "năng khiếu ngoại ngữ", còn các bạn khác phát âm không được giống bạn Athì sẽ tự ti với bản thân mình và cho rằng mình không có năng khiếu ngoại ngữ.

Cả hai trường hợp đềulàm mất đi động lực học ngoại ngữ của học sinh. Và từ đó, họ rất ngại khi mở miệng ra giao tiếp.Nhiệm vụ của người dạy ngoại ngữ không phải chỉ ra cái yếu kém của học sinh trước mặtnhững học sinh khác, học sinh yếu nên họ mới cần thầy cô giúp đỡ. Nếu bạn chỉ ra các điểm yếu màkhông có giải pháp thì họ sẽ bỏ bạn ra đi mà không lời từ biệt. Tuy nhiên trong các trường học hiện giờhọc sinh phải " học mòn" ngoại ngữ vì nó là một môn bắt buộc. Học sinh phải học để thi, chứ không phảiđể sử dụng.

>>'Tây balô' dạy tiếng Anh và tư cách sư phạm

Để giải quyết vấn nạn này cần sự kết hợp giữa người học và người dạy. Việc của người học là phải mạnhdạn mở miệng nói, luyện tập nói cho thật nhiều, còn công việc của người dạy là có phương pháp tiếp cậngiúp cho học sinh mở miệng nói. Nếu học sinh không phát âm được một âm nào đó thì người dạy sẽ đặtcâu một số lượng lớn có chứa đựng "âm tiết" đó cho học sinh luyện tập nói. Câu càng có ý nghĩa, càngthông dụng thì động lực học tập sẽ càng cao. Giáo trình chỉ là tài liệu để tham khảo, nó cập nhật khôngkịp thời đại và nó không giải quyết được vấn đề của học sinh.

Hôm trước tôi còn thấy quyển sách dạychào hỏi là "How do you do". Nó không sai nhưng không còn thông dụng nữa.Nếu người dạy chỉ dựa vào giáo trình để dạy mà không tìm hiểu cái khó khăn của học sinh và đưa ra giảipháp phù hợp thì rất dễ bị thay thế bởi công nghệ AI.

>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiếntại đây.

Kaka

HọctiếngAnhnhưngườiSingapore

Con tôi nói tiếng Anh như người bản xứ nhờ YouTube

[Bài viết Ý Kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.]

Ông tôi, ba tôi và tôi đều có bằng đại học, Th.s và TS Đệ Tam Cấp [Học bổng Pháp]. Tôi đã từng học chương trình Pháp [trước 1975] từ mẫu giáo, nên hiểu thế nào là lợi ích về việc cho trẻ học ngoại ngữ từ rất sớm.

Ba đứa con đầu của tôi được tôi cho học tiếng Anh tại nhà, mỗi tuần sáu buổi, mỗi buổi ba tiếng đồng hồ. Giáo viên là một cô tốt nghiệp Anh ngữ ở NewZealand, nên các cháu được học phát âm chuẩn theo IPA [International Phonetic Association]. Và khi học lớp năm, các cháu đã viết được bài luận tiếng Anh theo cách "Academic English".

Con lớn của tôi lấy chứng chỉ TOFEL 555 điểm từ năm lớp chín. Đứa con thứ hai, khi đi sang Mỹ chữa bệnh nhân đạo, đã theo học hết bậc trung học ở Mỹ, mà không hề thua kém các bạn người Mỹ. Đứa con thứ ba hiện nay thông thạo bốn ngoại ngữ Anh, Pháp, Nhật và Trung. Cháu cũng có bằng Cử nhân Ngữ văn Pháp tại Đại Học KHXH&NV. Cháu hiện nay đang là giảng viên một trường Anh ngữ dành cho người nước ngoài tại Việt Nam.

Đứa con út của tôi, được chính tôi dạy tiếng Pháp khi mới hai tuổi. Nay cháu đã tốt nghiệp hai bằng Thạc sĩ Pháp [Học bổng] và đã được định cư và làm việc ở Pháp [nhân sự cao cấp].

Trẻ học ngoại ngữ rất sớm không ảnh hưởng đến việc học tiếng Việt sau này, mà ngược lại còn viết và nói tiếng Việt chuẩn hơn:

Tiếng Việt vốn do những nhà ngôn ngữ học Pháp phát minh ra, nên cấu trúc câu chịu ảnh hưởng rất nhiều từ tiếng Pháp. Tiếng Anh [British English] cũng bắt nguồn từ tiếng Pháp, nên cấu trúc câu cũng tương tự như tiếng Pháp. Trẻ học tiếng Anh, Pháp từ rất sớm sẽ viết văn tiếng Việt rất chuẩn xác và rõ ràng. Con lớn của tôi từ năm lớp một đến lớp bốn, năm nào cũng đoạt giải Lê Quý Đôn môn Văn. Con út của tôi, khi thi vào lớp một trường Song ngữ Pháp đã rất tự tin trả lời cô giáo người Pháp, mà không cần giáo viên người Việt thông dịch lại như các em khác.

>> Cho trẻ học tiếng Anh quá sớm

Đừng ngại trẻ nói ngọng khi học ngoại ngữ sớm:

Thuở lên hai, bé út nhà tôi nói rất ngọng nghịu. Cháu thường phát âm lẫn lộn giữa ba âm "cr", "gr", "tr", nhưng do kiên trì sửa chữa, sau này cháu đã phát âm rất chuẩn tiếng Pháp và tiếng Việt.

Làm sao để trẻ học ngoại ngữ từ rất sớm mà không bị chán nản?

Nói ra điều này có lẽ hơi thừa đối với các nhà sư phạm ngoại ngữ, nhưng tôi chỉ muốn đưa ra một vài kinh nghiệm về việc dạy, học và sử dụng ngoại ngữ của tôi:

Thứ nhất, kích thích đam mê học ngoại ngữ của trẻ: dạy cho trẻ gọi những đồ vật, những con thú trong nhà, cuối tuần dẫn trẻ đi Thảo Cầm Viên và gợi cho trẻ cách gọi tên những con thú hoang dã.

Thứ hai, nên dạy ngoại ngữ cho trẻ bằng phương pháp "trực quan, sinh động".

Thứ ba, nên phát triển tư duy quan sát và tự diễn đạt sự vật xung quanh trẻ.

Qua bài viết này, chắc các bạn cũng thấy việc cho trẻ học ngoại ngữ từ rất sớm rất có lợi, chứ không hề có hại. Sau này, khi ra làm việc hoặc đi du học, các con sẽ rất tự tin và đạt thành quả tốt.

    Đang tải...

  • {{title}}

>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.

Ths. Lê Tấn Lam Anh

Sinh viên Việt kém tiếng Anh vì học cho có

'Con tôi lớp 9 đạt IELTS 6.5 vì học tiếng Anh từ 2 tuổi'

Khác với người lớn, trẻ có thể học bất cứ ngôn ngữ nào thường xuyên nghe và tương tác trong cuộc sống. "Bộ máy học ngôn ngữ tự nhiên" này giúp trẻ hấp thụ ngôn ngữ một cách chủ động. Vì thế, nhiều đứa trẻ sống trong những gia đình cha mẹ nói hai ngôn ngữ [ví dụ bố Mỹ, mẹ Việt] sẽ hấp thụ một cách tự nhiên cả hai và nói đồng thời tiếng Anh và tiếng Việt mà không gặp khó khăn gì.

Ở tuổi tập nói, việc học nói các ngôn ngữ không khác gì học bò, học đi, học chơi đồ chơi... Trẻ sẽ trò chuyện với bố Mỹ bằng tiếng Anh, giao tiếp với mẹ Việt bằng tiếng Việt mà không bị nhầm lẫn. Những đứa trẻ hấp thụ song ngữ ngay từ khi chưa nói rõ như vậy được gọi là trẻ song ngữ đồng thời [simultaneous bilinguals].

Cũng có nhiều đứa trẻ đã nói được tiếng mẹ đẻ, sau đó mới học ngoại ngữ như trẻ trong gia đình cha mẹ người Việt và đi học mẫu giáo tại các trường song ngữ hoặc hơn nữa là các trường học nói tiếng Anh hoàn toàn. Những đứa trẻ này nếu được dạy đúng phương pháp vẫn có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh trên lớp với giáo viên và bạn học người nước ngoài sau khoảng 2-3 năm học, và ở nhà vẫn nói tiếng Việt với cha mẹ. Trường hợp này được gọi là trẻ song ngữ thứ cấp [sequential bilinguals].

Trẻ sẽ tiếp tục hoàn thiện cả hai ngôn ngữ trong quá trình lớn lên và học tập, khi vừa giao tiếp, vừa học thêm hàng nghìn từ mới mỗi học kỳ ở cấp độ phức tạp hơn thông qua các môn học, chứ không dừng việc phát triển ngôn ngữ như nhiều người vẫn lầm tưởng. Và cả hai trường hợp này, nếu trẻ tiếp tục được nuôi dưỡng, học tập trong môi trường song ngữ cho đến tuổi trưởng thành thì hoàn toàn có khả năng đạt đến trình độ nói cả tiếng Anh và tiếng Việt như người bản ngữ.

Trẻ nên học ngoại ngữ càng sớm càng tốt. Ảnh: Anh Đức.

Nhưng những đứa trẻ 13-14 tuổi hoặc lớn hơn mới bắt đầu học tiếng Anh thì sẽ không bao giờ còn cơ hội đạt đến trình độ tiếng Anh tương đương người bản ngữ, dù cố gắng hết sức thì cũng chỉ có thể đạt đến mức gần như người tiếng Anh bản ngữ [native speaker like]. Vì lúc này "bộ máy học ngôn ngữ tự nhiên" đã biến mất. Những đứa trẻ bước vào tuổi thiếu niên mới bắt đầu học ngoại ngữ sẽ phải thực sự vật lộn với việc học, không chỉ vì cơ chế thuận lợi trong bộ não không còn mà còn vì sự ảnh hưởng rất sâu đậm của tiếng mẹ đẻ trong phát âm và hình thành câu, còn được gọi là "hóa thạch tiếng mẹ đẻ".

Bắt đầu học ngoại ngữ ở lứa tuổi thiếu niên, trẻ có thể nhanh chóng nắm bắt được các quy tắc ngữ pháp tiếng Anh, nhưng thường xuyên nói và viết sai. Chính việc thường xuyên mắc lỗi khiến trẻ càng ngại nói và viết tiếng Anh, mà chúng chuyển sang xu hướng thích đọc và làm các bài kiểm tra ngữ pháp hơn giao tiếp. Những đứa trẻ học ngoại ngữ quá muộn sẽ thường đối mặt với khó khăn trong việc đọc sách, nghe giảng, hay tranh luận hoàn toàn bằng tiếng Anh nếu vào bậc học cao hơn, dù có thể đạt điểm thi IELTS hay TOEFL tương đối cao và có thể giao tiếp được bằng tiếng Anh.

Vì bắt đầu học ngoại ngữ muộn, trẻ bị thiếu quá trình tích lũy tiếng Anh theo quá trình phát triển nhận thức trong một số môn học bằng tiếng Anh.

Để khắc phục nhược điểm này, giúp trẻ tự tin học tập ở bậc đại học hay cao hơn trong môi trường tiếng Anh, phụ huynh nên hướng trẻ đọc sách hay học một vài nội dung khoa học mà trẻ thích hoàn toàn bằng tiếng Anh khi đã có đủ nền tảng tiếng Anh cơ bản. Vì việc tích lũy tiếng Anh trực tiếp thông qua các môn học là quá trình nền tảng cho việc học tập bằng tiếng Anh trong tương lai của trẻ.

Những môn học hiệu quả trẻ có thể sử dụng để học bằng tiếng Anh hoàn toàn là Toán học, Vật lý, Địa lý, Lịch sử thế giới và thậm chí là những môn Kinh tế và Tài chính được xây dựng cho lứa tuổi học sinh.

Nguyễn Anh Đức

*Tài liệu tham khảo

Video liên quan

Chủ Đề