Võ như hưng là ai

Thời gian qua, BQL Dự án đầu tư xây dựng TX.Điện Bàn đang gấp rút thi công công trình mở rộng đường Võ Như Hưng [giai đoạn 1] dài 1,5 km. Đây là tuyến huyết mạch nối tỉnh lộ 607A đi qua Khu phố chợ Điện Nam Trung đến P.Điện Dương, thông ra sông Cổ Cò và biển Đông.

Đường Võ Như Hưng thông thoáng 7,5m không chỉ thỏa mong muốn của người dân, mà còn góp phần thay đổi cảnh quan và tạo đột phá phát triển đô thị. Do đó, đây là một trong những dự án trọng điểm phát triển đô thị của TX.Điện Bàn được lãnh đạo địa phương chỉ đạo sát sao.

Ông Trương Tú [ngụ thôn Quảng Lăng 4, P.Điện Nam Trung] chia sẻ, tuyến đường Võ Như Hưng đã có từ lâu đời, đây là đường độc đạo từ thôn 5 P.Điện Nam Trung đến ngã tư Võ Như Hưng - Trần Thủ Độ [DT 607A], nên con đường luôn đông đúc xe cộ qua lại.

Sau khi hoàn thành nâng cấp, tuyến đường Võ Như Hưng giúp giao thương thông thoáng, tiểu thương kinh doanh chợ Điện Nam Trung thuận lợi, cuộc sống người dân ngày càng cải thiện, diện mạo đô thị khang trang hơn.

Được biết, dự án nâng cấp, mở rộng đường Võ Như Hưng [giai đoạn 1] được hỗ trợ vốn từ nguồn tiền thu sử dụng đất các dự án đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc. Phần nâng cấp, mở rộng đường Võ Như Hưng có lý trình 1,2 km được thực hiện từ nguồn xã hội hóa cũng sẽ sớm được triển khai thời gian tới.

13:28, 25/03/2018 [GMT+7]

Mở cánh cửa nhà thờ, thắp nén hương cho người bác ruột là Liệt sĩ- Anh hùng LLVTND Võ Như Hưng, anh Võ Như Hường [Bí thư chi bộ khối Quảng Lăng 1, phường Điện Nam Trung, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam] kể trong niềm xúc động:“Bác Hưng tham gia cách mạng rất sớm rồi hy sinh. Không có gia đình, nên tôi là người cháu có trách nhiệm hương khói cho bác”. Được biết, trong phái tộc Võ Như này, còn có Anh hùng LLVTND  Võ Như Ngọc và Võ Nghĩa đã cùng tiếp nối truyền thống cách mạng của cha anh, cống hiến bao xương máu cho quê hương đi đến ngày toàn thắng.

Di ảnh Liệt sĩ-Anh hùng LLVTND Võ Như Hưng

Gãy tay vẫn bám trận địa

Được xem một số kỷ vật của Anh hùng LLVTND Võ Như Hưng mà đơn vị mới tìm thấy, lật từng trang cuốn sổ nhật ký đã ố vàng, tôi mới hay trong giặc giã, đạn bom khốc liệt và sự sống, cái chết chực chờ trong gang tấc thế mà Võ Như Hưng vẫn lạc quan, yêu đời đến lạ lùng. Cuốn nhật ký chủ yếu ông viết một số bài thơ về  mẹ, về đất nước, về đồng đội, quê hương, phần còn lại có một số bài của bè bạn, đồng chí lưu bút, chia tay.

Võ Như Hưng còn có tên khác là Võ Như Trích, sinh năm 1929 trong gia đình nông dân nghèo, 10 tuổi phải đi ở cho địa chủ. Ngày 5-5-1952, ông tham gia Đại đội 2, Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 807, Sư đoàn 324, chiến đấu khắp trên chiến trường miền Trung, Tây Nguyên. Tháng 7-1954, tập kết ra Bắc, đầu năm 1960 ông tha thiết xin vào miền Nam chiến đấu và lập được nhiều chiến công xuất sắc.

Cuối năm 1960, đơn vị ông triển khai trận đánh tiêu diệt bốt Điện Bàn. Thấy ông đang chống chọi với cơn sốt rét rừng rất nặng, chỉ huy đơn vị cho ông ở lại tuyến sau tạm nghỉ, ông rất buồn và xin tham gia kỳ được. Mặc dù bị mảnh đạn pháo gãy tay trái, song ông vẫn cố nén cơn đau tê dại, ôm súng chiến đấu đến khi  làm chủ hoàn toàn trận địa.

Năm 1961, Võ Như Hưng về Tiểu đoàn bộ đội đặc công Quảng Đà. Nhận mệnh lệnh của cấp trên tấn công vào Trung tâm Huấn luyện biệt kích của địch tại Hòa Cầm, mũi của ông là hỏa lực chủ yếu trận đánh. Trong lúc triển khai phương án tác chiến, một số cánh tiến công khác do nghe nhầm khẩu lệnh nên rút hết quân ra vòng ngoài chờ đợi, riêng mũi của ông không hay biết gì nên nổ súng tiêu diệt hoàn toàn sở chỉ huy địch, bắt sống 9 tên, thu giữ 12 súng.

Ngày 26-4-1962, Tỉnh ủy Quảng Đà giao nhiệm vụ cho tiểu đội đặc công nhận nhiệm vụ bám dân, thọc sâu vào vành đai địch để phát động phong trào đấu tranh giành dân, giành đất. Tiểu đội gồm 7 người, Tiểu đội trưởng là Lê Tấn Hiền, ông làm Tiểu đội phó cùng các trinh sát Nguyễn Thật, Trần Thọ, Nguyễn Sỹ, Trần Tạo và Nguyễn Tám từ núi Ô Rây [huyện Hiên cũ] về đến làng Ngân Câu, xã Điện Ngọc [phường Điện Ngọc bây giờ] thì bị địch phát hiện bao vây. 2 đại đội biệt kích Nùng do tên đại úy Sáu chỉ huy từ Non Nước kéo vào, 3 đại đội địch từ Hội An xông ra cùng với lực lượng tổng đoàn, dân vệ, cảnh sát, khoảng 2.000 tên dưới sự chỉ huy của tên Quận trưởng Điện Bàn Trần Quốc Thái.

Cuộc chiến đấu không cân sức diễn ra cực kỳ khốc liệt từ sáng sớm đến 19 giờ. Tiểu đội đặc công phải nhảy xuống giếng Cạn của ông Nhì làm chốt chiến đấu, đánh bật hàng chục đợt phản công của địch, 4 chiến sĩ hy sinh anh dũng.

Ngày 20-12-1963, lúc này ông là Trung đội trưởng bộ đội đặc công tỉnh Quảng Đà  chỉ huy đơn vị  đánh chống càn ở Điện Bàn và xóa sổ gần hết 2 đại đội địch, song do bị thương đứt nhiều khúc ruột, được đưa lên Trạm xá dốc Ông Thủ nhưng ông đã hy sinh. Ngày  5-5-1965, ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.

Di ảnh Liệt sĩ-Anh hùng LLVTND Võ Nghĩa

Cuối cùng chúng ta sẽ thắng

Ông Võ Nghĩa, tên thật là Võ Như Nghĩa sinh năm 1930, bà con cùng chi phái với Võ Như Hưng, Huyện ủy viên Điện Bàn, được cấp trên bố trí ở lại để hoạt động bí mật chứ không đi tập kết bởi nhận định được địch sẽ không tuân thủ Hiệp định Genève. Biết Võ Nghĩa là cán bộ có tầm cỡ, địch tổ chức hàng chục cuộc mật phục, rình rập nhưng vẫn không bắt được ông chúng liền ra cáo thị tầm nã và treo giải thưởng cao cho những ai bắt được.

Ngày 14-8-1960, sau khi Hội nghị Đảng bộ Điện Bàn triển khai Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng, ông cùng với Nguyễn Đức An, Bí thư Huyện ủy và Đặng Nhơn, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy về lại nhà cơ sở vùng cát Điện Ngọc thì bọn mật báo viên phát hiện, địch triển khai bao vây và cuộc chiến đấu diễn ra suốt từ 5 giờ sáng cho đến 15 giờ giữa 3 cán bộ với đội quân tổng hợp hơn 1.000 tên của địch gồm nghĩa quân, địa phương quân, cảnh sát, dân vệ.

Biết khó thoát và quyết không để sa vào tay giặc, Nguyễn Đức An, Đặng Nhơn tự sát và Võ Nghĩa cũng chọn lối thoát như hai đồng chí của mình, song súng kẹt đạn, ông liền chạy vào một nhà dân ở gần đó lấy dao mổ bụng. Đang lúc bất tỉnh thì địch ập tới băng bó vết thương rồi đưa về nhà lao Điện Bàn, Hội An.

Hơn 21 tháng bị  tra tấn hết sức dã man, tàn bạo với đủ mọi hình thức, song không làm lung lay ý chí của ông, một lòng trung thành với Đảng. Ngày 5-6-1962, địch đưa ông về Cồn Cát, làng Cẩm Sa, Điện Nam hành hình để răn đe phong trào đấu tranh cách mạng. Trước khi bị xử bắn, ông giật phăng tấm vải che mắt để nhìn đồng bào thân yêu của mình rồi căn dặn: “Bà con hãy tin vào Đảng, vào cách mạng, cuối cùng chúng ta sẽ thắng”. Ngày 24-6-2005, Chủ tịch nước truy tặng liệt sĩ Võ Nghĩa danh hiệu Anh hùng LLVTND.

Di ảnh Anh hùng LLVTND Võ Như Ngọc

Người thường hóa trang đánh địch

Võ Như Ngọc [1942-2013], cùng  phái tộc với các Anh hùng Võ Như Hưng và Võ Nghĩa. Tháng 3-1965, ông thoát ly, gia nhập vào Đội trinh sát vũ trang thuộc Ban an ninh Quảng Đà. Trong suốt chặng đường gần 10 năm, ông  cùng đơn vị chiến đấu 116 trận đánh lớn nhỏ, diệt hơn 400 tên địch.

Từ ngày ông đảm nhận chức vụ Đội phó Đội trinh sát vũ trang, riêng ông đã chỉ huy độc lập đánh 46 trận. Có lần tôi nghe ông kể chuyện quá khứ về trận đánh đồn cảnh sát Sơn Phong, Hội An.

Đây là căn cứ của địch được canh gác rất cẩn mật. Để triệt hạ đồn này, ông đã hóa trang dưới nhiều hình thức tiếp cận quan sát kỹ địa hình để trận đánh có hiệu quả. Trưa ngày 6-2-1966, ông cùng với 2 trinh sát thuộc quyền cải trang thành 3 học sinh để vượt qua hàng chục vọng gác của địch, xông vào đồn, bất ngờ nổ súng và tung lựu đạn đúng ngay lúc địch đang tập trung điểm danh trước sân đồn, diệt gọn 7 tên cảnh sát, thu 2 súng rồi rút lui an toàn. Võ Như Ngọc tiếp tục vào tận nơi nổ súng tiêu diệt một cảnh sát ác ôn khét tiếng ở Hội An.

Sau đó ít lâu, ông dẫn 6 trinh sát cải trang thành lính Sư đoàn 3 của địch bất ngờ tấn công Chi khu Hội An, tiêu diệt tại chỗ 24 tên địch… Sau ngày giải phóng, ông được giao chức vụ Phó phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng [cũ] rồi nghỉ hưu. Ngày 13-8-1980, ông được phong Anh hùng LLVTND.

THÁI MỸ

ANH HÙNG :   VÕ NHƯ HƯNG

[Liệt Sĩ]

Anh hùng Võ Như Hưng tên thật là Võ Như Trích, sinh năm 1929, tại làng Quảng Lăng [thôn4] xã Điện Nam - huyện Điện Bàn - tỉnh Quảng Nam.

Cha là Võ Như Quất, Mẹ là Đặng Thị Khi, gia đình có 9 người con đều tham gia cách mạng.

Ngày 05 tháng 05 năm 1952, Võ Như Hưng vào bộ đội, chiến đấu ở chiến trường Quảng Nam, Tây Nguyên... sau ngày hòa bình lập lại [1954] anh tập kết ra Bắc. Năm 1960 anh tình nguyện trỏ về quê hương chiến đấu. Cuối năm 1960,trong trận đánh bốt 6[vùng Điện Bàn], mặc dù vừa mới bị sốt rét, được nghỉ, nhưng anh vẫn kiên quyết xin đi. Giữa lúc tình hình chiến đấu đang diễn ra khẩn trương, anh bị một mảnh pháo phạt ngang, làm gãy xương tay trái, nhưng anh vẫn cùng đồng đội chiến đấu tiêu diệt cho tới lúc ta làm chủ trận địa. Ngày 26-4-1962 tiểu đội Võ Như Hưng nhận nhiệm vụ thọc sâu vào lòng địch quấy phá, hỗ trợ cho đợt “phá ấp chiến lược”, giải phóng thêm dân, thêm đất. Về đến Cẩm Sa thì bị một tiểu đoàn địch bao vây và trận đánh nổi tiếng của “Bảy dũng sĩ Điện Ngọc “quanh giếng cạn đã diễn ra ở đây [nay thuộc thôn 3, Điện Ngọc, Điện Bàn ]. Suốt một ngày, cả tiểu đoàn địch mở hàng chục đợt xung phong nhưng lần nào cũng bị đánh bật ra, cuộc chiến đấu không cân sức càng về chiều càng quyết liệt. Một số hy sinh và hầu hết cả tiểu đoàn đều bị thương. Trời tối dần, 4 anh em còn lại quyết mở đường giải vây. Đi được một đoạn,thấy thiếu một chiến sĩ bị thương nặng, Võ Như Hưng quay lại tìm bằng được đồng đội rồi dìu bạn vượt qua chặng đường đầy gian khổ; ngày ẩn nấp, đêm hành quân đưa anh em vượt vành đai địch về đến đơn vị. Trong trận chống càn ngày 20 tháng 12 năm 1963, trên đường đuổi địch, Võ Như Hưng bị thương nặng ở bụng đứt nhiều khúc ruột, anh đã hy sinh.

Ngày 5 tháng 5 năm 1965, Võ Như Hưng được nhà nước truy tặng Huân chương Quân Công hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Trường ta được mang tên anh là niềm tự hào của mỗi chúng ta. Noi gương anh, tuổi trẻ trường THCS Võ Như Hưng nguyện phấn đấu học tập rèn luyện để xứng đáng với truyền thống cha anh.

Liên Đội Trường Võ Như Hưng 

Video liên quan

Chủ Đề