Vụ án giết người ghê rợn làm chấn động cả nên y học Việt Nam p3

Nguyễn Trãi và hơn 400 người trong gia tộc bị tru di, vợ ông Nguyễn Thị Lộ còn bị dìm chê’t dưới đáy sông Hồng – vụ kỳ án Lệ Chi Viên có thể nói là thảm án gây chấn động trong lịch sử Việt Nam phong kiến, mà đến nay, đã hơn 5 thế kỷ trôi qua, sự thật vẫn còn bỏ ngỏ.

>> Xem lại: Nguyễn Trãi và Kỳ án Lệ Chi Viên [P1]: 1 ông vua băng hà, gia tộc 400 người bị tru di và nỗi đau của một nữ học sĩ mang tiếng “rắn thành tinh”?
>> Xem lại: Nguyễn Trãi và Kỳ án Lệ Chi Viên [P2]: Nguyễn Thị Lộ, hung thủ hay cũng là nạn nhân?

Trong đêm Thái Tông băng hà, thực ra không chỉ có Nguyễn Thị Lộ “nằm thông tiêu” với vua, mà còn có một nhân vật khác. Đại Việt thông sử cho biết người đó đã “hầu hạ thuốc men không rời lúc nào”. Người đó chính là Trịnh Khả – một công thần khai quốc, từng phò Thái Tông loại bỏ cường thần Lê Sát, Lê Ngân.

Nguyễn Thị Lộ

Nhân chứng không ra mặt

Về vai trò của Trịnh Khả trong thời điểm Thái Tông chết, Đại Việt thông sử cho biết: “Khi vua Thái Tông đi tuần phía đông, mắc bệnh nguy kịch; ông hầu hạ thuốc men không rời lúc nào. Vua mất, ông nhận cố mệnh, rước quan tài về kinh sư, phò lập Nhân Tông, ông được trao thêm chức Nhập nội Tư mã”. 

Ghi chép của Lê Quý Đôn cho thấy Trịnh Khả là người nắm rõ nhất nội tình của vụ án, là người duy nhất ở vào thế có thể chứng minh Nguyễn Thị Lộ và Nguyễn Trãi vô tội; nhưng sự tình rốt cuộc đã không diễn ra như thế. Trịnh Khả là người thân trải trăm trận, đối diện với cường thần Lê Sát mà cũng không… sợ, nên không có chuyện vì lo an nguy cho bản thân mà câm miệng không nói.

Điều này cộng với việc Trịnh Khả lại là nhân vật quan trọng trong giai đoạn chuyển giao quyền lực giúp ta nhận ra rằng: vụ án Lệ Chi viên sở dĩ xảy ra là có bàn tay của Trịnh Khả.

Thực vậy, thay vì lên tiếng nói rõ nội tình lúc đó, trong cung lại bắt đầu lan truyền lời đồn Nguyễn Thị Lộ giết vua, rồi vua thức suốt đêm với Thị Lộ mới băng. Rõ ràng người lan truyền tin này có ý muốn đánh gục Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Vụ án đã được xét xử hết sức nhanh chóng, thi hành án cũng nhanh không kém. Trịnh Khả là người đứng đầu nhận cố mệnh không có một động thái nào để ngăn cản. Sự dính dáng của ông với vụ án này có thể thấy rõ.

Trên thực tế, sử gia nhà Mạc – Hà Nhậm Đại là người hiếm hoi chỉ ra sự liên quan ấy. Ông cho biết: “Bọn đại thần Trịnh Khả, Nguyễn Xí cho rằng Nguyễn Thị Lộ tội giết vua, bèn ra lệnh giết đi, việc liên quan đến Nguyễn Trãi nên bị tru di tam tộc”. Nguyễn Xí cũng là một trong số 5 đại thần đã phò Nhân Tông lên ngôi, bao gồm cả Đinh Liệt.

Trịnh Khả

Hồng nhan họa thủy

Vấn đề là con người của Trịnh Khả không hề có dáng một gian thần chút nào. Đại Việt thông sử nhận xét: “Ông cùng với Lê Thụ là bậc tể phụ đứng đầu. Tính người thủ tín thẳng thắn, giữ phép công hết chức phận, lấy việc sửa lỗi cho vua, nhận lời chỉ bảo làm trách nhiệm của mình; hễ biết được điều gì đều bày tỏ”.

Đại Việt sử ký toàn thư cho thấy Trịnh Khả là người rất có ý thức khuyến thiện trừ ác. Nói Trịnh Khả là gian thần tung tin để hãm hại trung thần Nguyễn Trãi là chuyện rất khó chấp nhận. Có điều, nếu như phải hỏi: trong mắt Trịnh Khả thì Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ có phải trung thần không? Câu trả lời e rằng không.

Với tư cách là một Lễ nghi học sĩ, Nguyễn Thị Lộ đã can dự rất tích cực vào các sự kiện chính trị dưới triều Thái Tông. Nguyễn Thị Lộ hiến kế bắt những đứa con gái ngỗ ngược, gièm pha Lê Lễ; tâu xin giảm tội cho Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao. Tất cả hoạt động đó đều phạm vào điều cấm kỵ của nền chính trị Nho giáo phong kiến: phụ nữ không được quyền can dự chính sự.

Từ đầu thời nhà Hán, người Trung Hoa đã dựa vào kinh nghiệm lịch sử, dựng lên cái gọi là “mỹ nữ họa thủy luận”. Họ cho rằng việc các triều đại Hạ, Thương, Chu mất nước đều do quân chủ các triều đại đó mê đắm nhan sắc của nữ nhân.

Quan điểm chính trị đó phần nào cũng được chia sẻ ở Đại Việt. Trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục, chính vua Tự Đức cũng từng phê rằng: Nguyễn Trãi “thả lỏng cho vợ làm việc hoang dâm, vô liêm sỉ. Vậy thì cái vạ tru di cũng là Trãi tự chuốc lấy”. E rằng trong mắt Trịnh Khả, vấn đề cũng được nhận định tương tự như thế.

Nếu như Trịnh Khả là người đứng đầu trong số 5 đại thần cố mệnh thì thế lực chính trị của thần phi Nguyễn Thị Anh là khá yếu ớt. Nguyễn Thị Anh là mẹ của thái tử Bang Cơ, nhưng không có thế lực mạnh về chính trị. Theo bia mộ của mẹ và em trai bà, bà xuất thân trong một gia đình bình thường không có ai là quan chức. Những phi tần khác phần lớn đều có đại thần ruột thịt chống lưng, riêng thần phi Nguyễn Thị Anh trơ trọi.

Chính vì thế, khi hoàng tử Bang Cơ sinh ra, vua Thái Tông đã sai đại thần Đỗ Khuyển [tức Lê Khuyển, Đỗ Đại] bảo dưỡng cho hoàng tử. Gọi là bảo dưỡng, nghĩa là làm chỗ dựa chính trị cho hai mẹ con họ. Trong thời điểm giao thời đầy nguy ngập ấy, điều duy nhất mà bà làm được chỉ là cố tạo một liên minh chính trị với Trịnh Khả để con mình thuận lợi lên ngôi báu.

Vụ án Lệ Chi viên trên thực tế là một vụ thanh trừng quy mô lớn những người đã từng phò tá Thái Tông. Điều đáng nói là cả kẻ giết người lẫn người bị giết đều là trung thần lương đống của triều đình Lê sơ. Kẻ bị giết vì lòng trung thành mà dấn thân vào chính trị để giúp đỡ nhà vua trẻ. Kẻ giết người thì lại mang tâm thế trung thần, trừ diệt mầm họa nữ sắc để cứu vãn triều chính.

[Trích từ sách Mật bổn – những bí ẩn lịch sử Việt Nam cổ trung đại, do NXB Tổng hợp TP.HCM ấn hành]

[Còn tiếp…]

>> Xem tiếp: Nguyễn Trãi và Kỳ án Lệ Chi Viên [P4]: Sự dính líu của công thần Đinh Liệt
>> Xem tiếp: Nguyễn Trãi và Kỳ án Lệ Chi Viên [P5]: Hung thủ thực sự là ai?
>> Xem tiếp: Nguyễn Trãi và Kỳ án Lệ Chi Viên [Phần cuối]: Vai trò của hoạn quan

Cái chết bí mật của một cô y sỹ xinh đẹp

Ngành y học Việt Nam những năm cuối thập kỷ 50 và đầu 60 thế kỷ 20 vẫn còn khá non trẻ nhưng cũng đã có những bác sỹ rất giỏi vì được nhà nước cho đi tu nghiệp ở nước ngoài. Vưu Hữu Chánh là một trong những người được đánh giá và những bác sỹ đầu ngành điều trị nhi khoa thời điểm điểm đó. Năm 1961 Chánh là Giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương [khi đó Bệnh viện Nhi nằm ở đường Trần Hưng Đạo sau đó mới chuyển về đường Đê La Thành như bây giờ].

Là một bác sỹ đầu ngành nên Vưu Hữu Chánh được rất nhiều người kính nể và coi trọng không chỉ trong ngành dọc y tế. Chánh có một gia đình rất hạnh phúc với cô y tá Nhật làm cùng bệnh viện. Gia đình của Chánh là ước ao của biết bao đôi vợ chồng trẻ thời đó. Thời gian thấm thoát trôi đi, hai vợ chồng Chánh đã có với nhau hai mặt con và chờ đợi chào đón đứa con thứ ba thì hạnh phúc của họ có dấu hiệu bị dạn nứt. Vợ chồng Chánh liên tục xảy ra các cuộc cãi vã, tuy nhiên, không nhiều người biết đến những mâu thuẫn của gia đình Chánh và Nhật.

20 ngày sau khi sinh người con thứ 3, chị Nhật chết. Cái chết của Nhật là một cú sốc rất lớn cho những người thân của cô và cả hai bên gia đình. Đồng nghiệp cũng như bạn bè đều hết sức bỡ ngỡ với việc cô mất quá nhanh. Rất nhiều bạn bè trong ngành y của Nhật lúc đó đã không thể giải thích nổi tại sao cô lại chết nhanh như vậy vì kết luận cuối cùng của bệnh viên được gia đình đưa ra là do cô bị tiêu chảy? Bản thân bác sỹ Chánh lúc đó cũng nói rằng do Nhật ăn nhiều ốc sau khi sinh nên đã ngã bệnh. Tuy nhiên, những người trong ngành y lúc đó tham dự đám tang của Nhật đều bày tỏ sự nghi ngờ về cái chết của cô. Một số bác sỹ lúc đó còn nói bóng gió về việc Nhật chết không phải do bệnh tiêu chảy!.

Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng lúc đó là phụ trách phòng bảo vệ y tế, Cục Bảo vệ cơ quan và văn hóa-Bộ Công An. Trong đám tang của cô y tá Nhật, thiếu tướng Phòng cũng có mặt vì đây là vợ của một bác sỹ đầu ngành. Có mặt trong đám tang cái mà đập vào tai thiếu tướng Phòng nhiều nhất là sự đồn thổi bàn tán về cái chết của Nhật, số đông trong số đó là những bác sỹ, y sỹ. Với tư chất của người công an nhân dân, ngay lúc đó thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng đã đặt sự nghi ngờ về cái chết của Nhật. Sau khi đám tang kết thúc, cái chết của Nhật bị rơi vào quên lãng nhưng các anh em trong phòng bảo vệ của tướng Phòng lúc đó đã ngồi lại với nhau bàn và cùng khẳng định cái chết của Nhật vô cùng bí ẩn. Cùng nhất trí quan điểm nên mọi người trong phòng đều quyết tâm sẽ điều tra chân tướng sự thật về cái chết của Nhật. Công việc bắt đầu và được phân công cụ thể cho từng người.

Trong một lần xuống địa bàn giám sát, một trinh sát trong phòng bảo vệ y tế đã được một người ở Trường đại học Dược trung ương cho biết, cách ngày Nhật mất đúng 1 tuần bác sỹ Vưu Hữu Chánh đã đến xin 3 gam acxenic. Với thông tin này, những người trong đội của thiếu tướng Phòng đã dám kết luận cái chết của Nhật lúc đó là có sự bí ẩn. Phương án điều tra ngay lập tức được tiến hành. Việc đầu tiên là một trinh sát lúc đó đã xuống ngay trường Đại học Dược xin quyển số ghi nhận Chánh đã xin Thạch tín. Trong quyển sổ này có ghi rất rõ ngày tháng Chánh xin Thạch tín và có cả chữ ký của y.

Với những bằng chứng ban đầu và liên hệ với những thông tin đã thu thập được, đội điều tra của thiếu tướng Phòng đã đưa ra sự nghi vấn về việc liệu có thể Nhật đã bị chính Vưu Hữu Chánh đầu độc bằng thạch tín. Nhưng đây chỉ là sự phỏng đoán của những anh em trong đội! Tuy nhiên, bởi sự nghi vấn này mà công tác điều tra về cái chết bí ẩn của Nhật đã được đội bảo vệ y tế và thiếu tướng Phòng lúc đó triển khai với nghi vấn ban đầu là Vưu Hữu Chánh.

Chân dung kẻ sát nhân dần lộ diện

Công tác điều tra của đội bảo vệ y tế do thiếu tướng Quang Phòng đứng đầu vẫn diễn ra một cách bí mật nhưng việc trinh sát thu quyển số ghi nhận Chánh đã đến trường y dược xin thạch tín đã đến tai y. Sợ bị công an nghi ngờ và sẽ điều tra về số thạch tín đã đi xin, Chánh đã nói chuyện mấy người bạn thân thiết của mình rằng, đúng là có xin 3 gam thạch tín về để chế thuốc nhưng để trong túi áo khi đi đường đã rơi mất. Trong khi đó, Nhật lại vừa chết chắc chắn công an sẽ phải điều tra việc mình xin thạch tín. Tình ngay lý gian không giải thích thế nào nếu như công an hỏi!

Nhóm bạn hoàn toàn tin lời của Chánh, và cùng nghĩ được cách “chữa cháy” cho y. Với trình độ của những bác sỹ đã được đi tu nghiệp ở nước ngoài về không khó để họ nghĩ ra cách giúp bạn. Lúc đầu có người bảo Chánh là xin về để chế thuốc thử nghiệm nhưng đó cho con khỉ uống, bây giờ nó đã chết và mang đi chôn… Nhưng Chánh lại bảo, nếu công an hỏi con khỉ đó chôn ở đâu thì biết đường nào trả lời? Nhóm bạn Chánh nghĩ ra rất nhiều cách khác nhau, nhưng đều không khả quan. Một người mách nước cho Chánh rằng cứ nói với công an là xin 3 gam thạch tín đã xin ở trường dược đã được chế ra dung dịch liqueur fowler dùng để điều trị cho bệnh nhân. Bên cạnh việc này, Chánh sẽ đi xin các anh em trong ngành mỗi người một ít để bù vào. Thực tế lúc đó, để chuyển 3 gam thạch tín ra dung dịch để chưa bệnh phải cần điều chế với 1/2 lít nước cất. Chính vì lẽ đó mà Chánh phải đi xin bằng được số dung dịch liqueur fowler mới đó mới có thể giải thích được với cơ quan điều tra.

Những ngày sau đó, Chánh đã đến tất các các bệnh viện cũng như cơ sở y dược có bạn bè mình công tác để xin dung dịch liqueur fowler. Trong số đó, Chánh có đến gặp bác sỹ Trịnh Kim Ảnh là giám đốc bệnh viện Việt Xô thời điểm đó. Vì Chánh cũng là một người có vị trí trong ngành y lúc đó nên bác sỹ Trịnh Kim Ảnh đã ký cấp cho Chánh 10cc liqueur fowler. Chánh còn đến rất nhiều chỗ khác để xin nhưng cũng không thể đủ được số dung dịch liqueur fowler chế từ 3 gam thạch tín kia. Tuy nhiên, việc Chánh đến đâu, xin ai đều được lực lượng trinh sát nắm rất rõ do có quần chúng báo tin. Mọi giấy tờ y ký nhận liqueur fowler đều được trinh sát đã ngay lập tức thu thập lại một cách đầy đủ.

Vì không thể gom đủ số lượng dung dịch liqueur fowler nên Chánh đã nghĩ ra một cách sẽ kê vào đơn thuốc của các bệnh nhân đến khám tại bệnh viện có thành phần dung dịch này. Thực hiện ý đồ của mình, Chánh đã viết vào đơn thuốc của rất nhiều bệnh nhân, kể cả những người chỉ bị những bệnh nhẹ như sốt, ho, cảm cúm bình thường. Sau khi đã cho bệnh nhân đi lấy thuốc, Chánh dặn họ quay lại để hướng dẫn cách uống và lúc đó y sẽ thu lại số liqueur fowler mà bệnh viện đã phát ra.

Để thực sự yên tâm với việc đã lấy lại dung dịch liqueur fowler không bị ai phát hiện, Chánh chỉ cho thành phần này vào những đơn thuốc của bệnh nhân tỉnh xa thuộc những vùng cao như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lao Cai… Nhưng tất cả các việc làm này đã không thể qua được mắt lực lượng trinh sát. Thiếu tướng Phòng lúc đó đã phải huy động lực lượng cả phòng đi đến tận những tỉnh xa nơi có bệnh nhân được Chánh kê đơn thuốc, sau đó điều tra về việc họ có được nhận liqueur fowler hay không? Tất cả đều khẳng định rằng Chánh đã thu lại số liqueur fowler mà bệnh viện đã phát. Đơn thuốc cũng như cam kết của tất cả các bệnh nhân đều được lực lượng trinh sát thu thập đầy đủ.

Chuyên án chính thức bắt đầu

Khi một số tình tiết đã dần hé mở, với những bằng chứng thu thập khá đầy đủ kèm theo đó là lá đơn tố cáo của người em gái Nhật. Thiếu tướng Quang Phòng đã chính thức thiết lập hồ sơ để trình lên lãnh đạo cấp trên. Tổng hợp tất cả các thông tin và các bằng chứng, hồ sơ về một vụ án giết người đã được xây dựng lên khá công phu chi tiết với nghi vấn số một là bác sỹ Vưu Hữu Chánh.

Với chức năng và nhiệm vụ của một phòng bảo vệ y tế nên việc điều tra vụ án này có một số vấn đề vướng mắc. Để giải quyết vấn đề này, thiếu tướng Phòng đã quyết định mang vụ việc này lên báo với Bộ trưởng Bộ Công an lúc đó là Trần Quốc Hoàn. Sau khi được nghe trình bày và nghiên cứu kỹ các bằng chứng trong bộ hồ sơ Bộ trưởng Hoàn quyết định để phòng bảo vệ y tế do tướng Quang Phòng phụ trách trực tiếp điều tra vụ án. Tiếp sau đó, thiếu tướng Phòng đã sang Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao để báo cáo viện trưởng lúc đó là Hoàng Quốc Việt. Không ngần ngại vì đã có những bằng chứng rất rõ ràng Viện trưởng Hoàng Quốc Việt đã quyết định khởi tố vụ án.

Tuy nhiên, do Chánh là một Giám đốc bệnh viện tuyến trung ương, việc điều tra có sự nhảy cảm nên tướng Phòng đã sang trực tiếp Bộ Y tế gặp Bộ trưởng lúc đó là Phạm Ngọc Thạch để báo cáo. Trong buổi họp kín thành phần gồm có Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch, thứ trưởng Đinh Thị Cẩn, nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng và thứ trưởng Vũ Văn Cẩn, lúc đó còn kiêm chức Cục trưởng Cục quân y. Vì là một bác sỹ khá có tiếng tăm nếu như việc đúng như thông tin Chánh giết vợ đến tai người dân sẽ phần nào làm giảm uy tín ngành y Việt Nam lúc đó. Nhưng mặt khác, pháp luật cũng không thể cho phép một kẻ phạm nhân giết người có thể thoát tội được. Bằng những tài liệu quan trọng, thiếu tướng Quang Phòng đã thuyết phục được các lãnh đạo Bộ Y tế chấp thuận cho điều tra vụ án. Tuy nhiên, Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch đã yêu cầu phải bí mật và phòng bảo vệ y tế của tướng Phòng phải trực tiếp thụ lý. Bên cạnh đó, hai vị thứ trưởng ngành y tế còn khẳng định sẽ giúp đỡ công tác điều tra nếu như có liên quan đến vấn đề chuyên môn.

Cuộc khai quật tử thi bí mật

Yếu tố căn bản của vụ án này là phải chứng minh được trong người Nhật có chất acxenic. Trong khi đó, lúc Nhật chết tại bệnh viện Bạch Mai, các bác sỹ ở đây đã yêu cầu tiến hành pháp y tử thi nhưng Chánh đã tha thiết xin không được làm. Chánh nói với các bác sỹ, Nhật mất quá nhanh lại vừa sinh con xong nếu như phải mổ sẻ thì càng thêm đau đớn. Phần vì thấy lời nói đó cũng có tình có lý phần vì Chánh là khá có ảnh hưởng trong ngành y tế lúc đó nên Phó phòng Chính trị bệnh viện Bạch Mai đã không cho tiến hành giải phẫu tử thi của Nhật. Vì vậy, để có được bằng chứng then chốt của vụ án, phải tiến hành khai quật tử thi

Điểm đặc biệt là sau khi vợ mất Chánh liên tục xuống thăm mộ. Dù công việc có bận rộn đến mấy thì cứ 2-3 ngày y lại xuống thắp hương mộ Nhật để tỏ ra rất đau đớn. Nhưng tất cả các việc làm đó chỉ là cái vỏ bọc, thực chất Chánh xuống mộ nhiều là để giám sát xem cơ quan điều tra có tiến hành khai quật hay không. Trong khi đó nếu như việc khai quật được tiến hành chắc chắn Chánh sẽ phát hiện ra và lúc đó việc điều tra càng trở nên rắc rối. Công tác điều tra dần bị rơi vào tình trạng bế tắc khi không thể tìm cách khai quật tử thi một cách bí mật khiến cho Chánh không hề biết…

Đúng vào lúc này, bệnh viện Quảng Ninh mở một hội nghị về y khoa, trong đó có cả một phần về nhi khoa, hơn thể nữa lại kéo dài trong 5 ngày khoảng thời gian vừa đủ để công tác khai quật tử thi cũng như “giải quyết hậu trường” hoàn thành. Thiếu tướng Quang Phòng đã bàn với thứ trưởng Đinh Thị Cẩn về việc sẽ điều Chánh đi cùng bà xuống Quảng Ninh dự hội nghị. Ngay lập tức thứ trưởng Cẩn đồng ý và còn hứa sẽ giữ chân Chánh ở dưới Quảng Ninh đúng 5 ngày.

Sau khi Chánh xuống Quảng Ninh, kèm theo đó là Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã quyết định cho phép khai quật tử thi, tướng Phòng sang bàn với thứ trưởng Vũ Văn Cẩn về công tác khai quật và khám nghiệm tử thi của Nhật. Với tình trạng tử thi đã được gần 100 ngày, công tác khai quật và xét nghiệm gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, lúc đó thứ trưởng Cẩn đã điều một đại úy quân y, là một trong những chuyên gia khám nghiệm tử thi về giúp tướng Phòng.

Trong một buổi đêm của những ngày đầu năm 1962, sau khi đã có sự nhất trí của lãnh đạo nghĩa trang Văn Điển công tác khám nghiệm được tiến hành. Một đội chuyện đào huyệt đã huy động để giúp lực lượng công an tiến hành khai quật. Tại buổi khai quật đó còn có đại diện Bộ Công an, Viện kiểm sát và Bộ Y tế. Tất cả các mẫu phẩm như tóc, móng tay, lục phủ ngũ tạng, não bộ… của Nhật cho đến đất ở trên nắp ván thiên cũng như hai bên thành rồi cả nước trong quan tài cũng đều được lấy làm mẫu vật xét nghiệm. Các mẫu phẩm đều được đánh mã số X-715 và có chú thích cụ thể. Khi niêm phong mỗi bình mẫu vật, để đảm bảo tính an toàn và minh bạch đại diện của các cơ quan có mặt ở đó đều phải ký tên mình lên đó.

Cục quân y đã trực tiếp xét nghiệm các mẫu phẩm X-715, sau khi thử nghiệm với những chất độc bay hơi rồi đến mã tiền, thủy ngân… đều không thấy có trong các mẫu phẩm. Bằng phương pháp tiên tiến nhất các bác sỹ đã tìm thấy trong tất cả các mẫu phẩm đều có chứa hàm lượng rất cao chất acxenic. Kết luận xét nghiệm đã khẳng định, trong thi thể của Nhật chứa rất nhiều thạch tín và là nguyên nhân dẫn đến cái chết của cô. Xâu chuỗi lại tất cả các chứng cớ cũng như tài liệu đã thu thập được, lúc này thiếu tướng Phòng đã chính thức khẳng định Chánh đã đầu độc vợ mình bằng acxenic.

Sau khi có kết luận xét nghiệm, hồ sơ vụ án đã được chuyển sang Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và đến tận tay Viện Trưởng Hoàng Quốc Việt. Tiếp đó, hồ sơ vụ án được chuyển sang tòa án và Vưu Hữu Chánh được triệu tập ngay lập tức. Trước khi vụ án được đưa ra xét xử, công tố viên Nguyễn Quang Dụ, thuộc tòa án Hà Nội đã gặp trước Chánh. Lúc đầu Chánh khăng khăng chối tội khi y vẫn chưa biết quá trình điều tra đã hoàn thành. Y vẫn khẳng định rằng lượng liqueur fowler đã được cấp phát cho bệnh nhân ở các tỉnh. Tuy nhiên, với những chứng cớ mà thiếu tướng Quang Phòng và anh em trong phòng thu thập được, Chánh đã phải nhận tội và hắn đã nhận giết vợ bằng thạch tín.

Sự hối lỗi muộn màng

Phiên tòa xét xử Chánh thu hút được sự quan tâm đặc biệt của quần chúng đặc là những người trong ngành y. Ai lấy đều tỏ ra phấn nộ trước hành vi giết người cực kỳ dã man của Chánh. Kẻ sát nhân là một bác sỹ đầu ngành được rất nhiều người bấy lâu nay vẫn kính phục. Gia đình của Chánh cũng như Nhật đều rất bất ngờ bởi ẩn sau vẻ bề ngoài đường hoàng của một giám đốc bệnh viện là một kẻ giết người tinh vi và sảo quyệt. Phiên tòa diễn ra khá nhanh khi các luật sư biện hộ cho Chánh không thể phản biện được trước những chứng cớ vô cùng xác đáng. Những bằng chứng, những hồ sơ giấy tờ mà thiếu tướng Phòng và anh em cùng đơn vị thu thập được đã không cho các luật sư một cơ hội để cãi tội cho Chánh.

Nguyên nhân dẫn đến Chánh giết vợ xuất phát từ lục đục gia đình, khi hai vợ chồng y liên tục xảy ra những mẫu thuẫn. Cuộc sống vợ chồng giữa Chánh và Nhật luôn trong tình trạng “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Chánh khai rằng, có những lần vợ chồng y cãi nhau, khi y đi về nhà lúc nửa đêm Nhật đã không mở cửa cho vào và bắt y phải ngủ ngoài hè ngay khi giữa trời đêm đông. Và y nghĩ sẽ giết chết Nhật vì cô đã đối xử tệ với y.

Với những trình độ y học trong tay, Chánh đã nghĩ ra một kế hoạch rất kín đáo để che dấu cho hành động thú tính của mình. Kế hoạch sát hại thật hoàn hảo nhưng tội ác không thể nào lọt lưới được công lý. Chân dung một kẻ sát nhân phía sau vẻ bề ngoài của một ông bác sỹ đường hoàng đã bị lật tẩy.

Với việc phá được chuyên án này, phòng bảo vệ y tế do tướng Phòng đã được bộ Công an lúc đó khen thưởng hết lời. Những bác sỹ lưu dụng trước làm cho Pháp khi nghe về quá trình phá vụ án này đã ví như là một cuốn tiểu thuyết trinh thám gay cấn và đầy hấp dẫn. Với thiếu tướng Quang Phòng, yếu tố để phá vụ án này là lực lượng công an đã được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân. Sức mạnh tập thể và ý chí quyết tâm của người Công an nhân dân là yếu tố then chốt trong việc đưa một vụ án tưởng như đã chìm sâu vào bí mật ra ánh sáng công lý. Với sự giúp đỡ của những cơ quan ban ngành như Viện kiểm sát Nhân dân, Tòa án Nhân dân, Bộ Y tế… công tác điều tra của tướng Phòng đã hoàn thành một cách xuất sắc trước sự thán phúc của nhiều người.

Ông Đoàn Ngọc Hải kể về những lần bị người dân “chặn đường”, cho tiền

Việc làm nào đang là xu hướng của năm 2020 và tương lai? Ngành nghề nào vừa phù hợp với bạn vừa không bị lệch khỏi xu hướng chung của thị trường lao động?

Tôi khóc lóc van xin nhưng anh vẫn ngoảnh mặt làm ngơ, vậy là cuộc hôn nhân 3 năm đã vì tin nhắn của con gái 9 tuổi mà kết thúc.

Trước đó, Dương Triệu Vũ từng tiết lộ Hoài Linh từng gặp nhiều căn bệnh nguy hiểm do di truyền từ bố mẹ.

Hai người phụ nữ miền Tây sở hữu chiều cao siêu khủng lên tới hơn 2m, có nhiều điểm trùng hợp đến ngỡ ngàng

Khán giả và đồng nghiệp chúc mừng Anh Tú và Diệu Nhi chính thức trở thành vợ chồng.

Video liên quan

Chủ Đề