Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có bao nhiêu tỉnh thành phố?

Được Thủ tướng chính phủ phê duyệt và thành lập vào năm 1997 gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên và Hải Dương. Đến năm 2004, bổ sung thêm 2 tỉnh là Vĩnh Phúc và Bắc Ninh.

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ được coi là trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học - công nghệ của cả nước, là nơi tập trung các cơ quan Trung Ương, các trung tâm điều hành của nhiều tổ chức kinh tế lớn cũng như các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và triển khai khoa học - công nghệ quốc gia. Đây cũng là vùng hạt nhân, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng. Trong đó, Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tam giác phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, từ đó lan rộng và lôi kéo các địa phương khác cùng phát triển, liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước.

1.2. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Được thành lập vào năm 1997 gồm Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, đến năm 2004 thì bổ sung thêm tỉnh Bình Định.

Vùng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam của nước ta, là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của vùng Tây Nguyên. Đây là vùng có ý nghĩa chiến lược và điều kiện thuận lợi hình thành một hành lang giao lưu kinh tế,thương mại quan trọng nối Tây Nguyên, Mi-an-ma, Campuchia và Lào với đường hàng hải quốc tế qua Biển Đông và Thái Bình Dương. Sự phát triển kinh tế của vùng này sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác hợp lý các nguồn lực về tài nguyên và lao động, giải quyết việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng của các vùng duyên hải như Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ…

1.3. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Thành lập vào năm 1998 gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu. Vào năm 2003, bổ sung thêm 3 tỉnh là Tây Ninh, Bình Phước và Long An. Đến năm 2009, bổ sung thêm tỉnh Tiền Giang.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nằm ở vị trí địa kinh tế độc đáo, thuộc các trục giao thông quan trọng của cả nước, khu vực và quốc tế, có nhiều cửa ngõ vào - ra thuận lợi, cả về đường sông, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Vùng này có vị trí, vai trò chiến lược đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tập trung đủ các điều kiện và lợi thế phát triển các ngành mũi nhọn, dẫn đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước. Trong quá trình hình thành và phát triển, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã cùng với các vùng kinh tế trọng điểm khác phát huy lợi thế của vùng, tạo nên thế mạnh kinh tế theo hướng mở, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

1.4. Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long: Được thành lập vào năm 2009 gồm 4 tỉnh thành phố là An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ và Cà Mau.

Vùng vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm dẫn đầu cả nước về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản nên đóng góp lớn vào tỷ trọng xuất khẩu nông, thủy sản của cả nước. Bên cạnh đó, vùng kinh tế này còn đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Diện tích và quy mô dân số các vùng kinh tế trọng điểm năm 2021

 

Diện tích

[km2]

Dân số

[Nghìn người]

Mật độ dân số

[Người/km2]

I - Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ

15.751,3

17.630,2

1.119

1

Hà Nội

3.359,8

8.330,8

2.480

2

Hưng Yên

930,2

1.284,6

1.381

3

Hải Phòng

1.526,5

2.072,4

1.358

4

Quảng Ninh

6.207,8

1.350,9

218

5

Hải Dương

1.668,3

1.936,8

1.161

6

Bắc Ninh

822,7

1.462,9

1.778

7

Vĩnh Phúc

1.236,0

1.191,8

964

II - Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

28.028,4

6.620,2

236

1

Thừa Thiên - Huế

4.947,1

1.153,8

233

2

Đà Nẵng

1.284,7

1.195,5

931

3

Quảng Nam

10.574,9

1.518,5

144

4

Quảng Ngãi

5.155,3

1.244,1

241

5

Bình Định

6.066,4

1.508,3

249

III - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

30.602,7

21.820,2

713

1

TP. Hồ Chí Minh

2.095,4

9.166,8

4.375

2

Bình Dương

2.694,6

2.596,8

964

3

Bà Rịa - Vũng Tàu

1.982,6

1.176,1

593

4

Đồng Nai

5.863,6

3.169,1

540

5

Tây Ninh

4.041,7

1.181,9

292

6

Bình Phước

6.873,6

1.024,3

149

7

Long An

4.494,8

1.725,8

384

8

Tiền Giang

2.556,4

1.779,4

696

IV- Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long

16.603,70

6.117,60

368

1

TP. Cần Thơ

1.440,4

1.247,0

866

2

An Giang

3.536,8

1.909,5

540

3

Kiên Giang

6.352

1.752,3

276

4

Cà Mau

5.274,5

1.208,8

229

Tổng số: 24

90.986,10

52.188,20

574

Nguồn: Niên giám thống kế cả nước năm 2021

2. Tăng trưởng GRDP các Vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2017-2021 và 6 tháng đầu năm 2022

Năm 2017, vùng KTTĐ Bắc Bộ có tăng trưởng GRDP cao nhất, đạt 9,68%. Xếp thứ hai là vùng KTTĐ phía Nam với tăng trưởng GRDP đạt 5,97%. Vùng KTTĐ miền Trung xếp thứ 3 với tăng trưởng GRDP đạt 5,26% và vùng KTTĐ vùng đồng bằng sông Cửu Long có tăng trưởng GRDP đạt 5,25%.

Năm 2018 và 2019, tăng trưởng GRDP của 4 vùng KTTĐ đều có xu hướng tăng và xếp hạng tăng trưởng GRDP không có sự thay đổi. Tuy nhiên, đến năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, xếp hạng tăng trưởng GRDP của 4 vùng KTTĐ có sự thay đổi đáng kể.

Cụ thể, năm 2020, tăng trưởng GRDP của 4 vùng KTTĐ có xu hướng giảm. Vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫn dẫn đầu với tăng trưởng GRDP đạt 5,12%. Xếp thứ hai là vùng KTTĐ vùng đồng bằng sông Cửu Long với tăng trưởng GRDP đạt 1,97%. Vùng KTTĐ phía Nam xếp thứ 3 với tăng trưởng GRDP đạt 1,89% và vùng KTTĐ miền Trung có tăng trưởng GRDP giảm 4,05%

Đến năm 2021, tăng trưởng GRDP của vùng KTTĐ Bắc Bộ và vùng KTTĐ miền Trung tăng trở lại. Cụ thể, tăng trưởng GRDP của vùng KTTĐ Bắc Bộ đạt 6,12%, vẫn giữ ví trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng tăng trưởng GRDP của 4 vùng KTTĐ. Cùng với đó, vùng KTTĐ miền Trung xếp thứ hai với tăng trưởng GRDP đạt 3,74%.

Ngược lại, tăng trưởng GRDP của vùng KTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ vùng đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng giảm trong năm 2021. Tăng trưởng GRDP của vùng KTTĐ đồng bằng sông Cửu Long giảm 0,8%. Bên cạnh đó, vùng KTTĐ phía Nam có tăng trưởng GRDP giảm 3,45%.

Xét trong giai đoạn 2017 - 2021, vùng KTTĐ Bắc bộ có tăng trưởng GRDP nhanh nhất, đạt khoảng 7,96%/năm. Sau vùng KTTĐ Bắc Bộ, vùng KTTĐ phía Nam có tăng trưởng GRDP nhanh thứ hai với tăng trưởng GRDP đạt khoảng 4,2%/năm.

Bên cạnh đó, vùng KTTĐ miền Trung có tăng trưởng GRDP xếp thứ 3, đạt khoảng 4,1%/năm. Vùng KTTĐ vùng đồng bằng sông Cửu Long có tăng trưởng GRDP đạt 3,8%/năm trong 5 năm gần đây.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, Quy mô GRDP của vùng KTTĐ phía Nam đạt khoảng 982 nghìn tỷ đồng, cao nhất trong 4 Vùng KTTĐ trong 6 tháng đầu năm 2022. Trong đó, TP. HCM là địa phương đóng góp lớn nhất vào GRDP của vùng với GRDP đạt khoảng 512 nghìn tỷ đồng, chiếm 52,14%. Đồng thời, TP. HCM dẫn đầu trong top 10 tỉnh, thành có GRDP cao nhất cả nước.

Sau vùng KTTĐ phía Nam, vùng KTTĐ Bắc Bộ có quy mô GRDP lớn thứ hai với GRDP đạt khoảng 698 nghìn tỷ đồng. Trong vùng KTTĐ Bắc Bộ, Hà Nội là địa phương có đóng góp lớn nhất vào GRDP của vùng với GRDP đạt khoảng 340 nghìn tỷ đồng, chiếm 48,71%. Trong 6 tháng đầu năm 2022, Hà Nội là địa phương đứng thứ 2 trong top 10 tỉnh, thành có GRDP cao nhất cả nước.

Bên cạnh đó, vùng KTTĐ miền Trung và vùng KTTĐ vùng đồng bằng sông Cửu Long có quy mô GRDP đạt khoảng 139 nghìn tỷ đồng và 130 nghìn tỷ đồng.

Trong Vùng KTTĐ miền Trung, Quảng Nam là địa phương có đóng góp lớn nhất vào GRDP của vùng với GRDP đạt khoảng 34,54 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 25%.

Còn vùng KTTĐ vùng đồng bằng sông Cửu Long, An Giang đang là địa phương có đóng góp lớn nhất vào GRDP của vùng với GRDP đạt khoảng 46,23 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 35,87%.

Xét về tỷ lệ đóng góp vào GDP cả nước trong 6 tháng đầu năm 2022, vùng KTTĐ phía Nam đóng góp cao nhất, khoảng 37,75%. Cùng với đó, vùng KTTĐ Bắc Bộ xếp thứ hai, đóng góp khoảng 26,82%, vùng KTTĐ miền Trung đóng góp khoảng 5,35% và vùng TKTĐ vùng đồng bằng sông Cửu Long đóng góp khoảng 4,95%.

Theo đó, 4 vùng KTTĐ đóng góp gần 75% vào GDP của cả nước. 39 tỉnh, thành còn lại đóng góp khoảng 25,12% vào GDP cả nước.

3. Định hướng phát triển và giải pháp thúc đẩy tăng trưởng các vùng kinh tế trọng điểm

3.1. Định hướng phát triển:

Trong phát triển kinh tế - xã hội cả nước, hai vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và phía Nam tiếp tục đóng vai trò dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế, thương mại, văn hóa, đào tạo nhân lực chất lượng cao, y tế, nghiên cứu khoa học, trung tâm chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ. Chính phủ cũng chỉ ra định hướng phát triển riêng của từng vùng, cụ thể: 

- Vùng KTTĐ Bắc Bộ tập trung vào xây dựng các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ công nghệ cao; ngân hàng, tài chính; y tế chuyên sâu; công nghiệp phụ trợ.

- Vùng KTTĐ miền Trung tập trung vào du lịch biển, du lịch sinh thái; sản xuất, lắp ráp ô tô; công nghiệp hóa dầu, công nghiệp quốc phòng; dịch vụ cảng biển.

- Vùng KTTĐ phía Nam tập trung vào sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện, điện tử; công nghiệp chế biến chế tạo; kinh tế số; tài chính ngân hàng; bất động sản.

- Vùng KTTĐ đồng bằng sông Cửu Long tập trung vào sản xuất nông nghiệp hiện đại, quy mô lớn; nông nghiệp hữu cơ; nông nghiệp hiệu quả cao, tối ưu hóa về giá trị nông nghiệp; phát triển công nghệ về giống; công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản.

3.2. Các giải pháp phát triển:

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm.

Tại Nghị quyết chính phủ đã nhận định, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì các vùng KTTĐ chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế sẵn có, để tận dụng thời cơ, cơ hội phát triển, đồng thời đang đối mặt nhiều thách thức như: tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại, tỷ trọng ngành sản xuất công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ của vùng trong cơ cấu ngành cả nước có xu thế tăng chậm, nguồn thu ngân sách nhà nước chưa bền vững, một số địa phương nguồn thu còn phụ thuộc một số ngành nhất định; cơ chế điều phối vùng chưa thực sự hiệu quả, cơ chế liên kết giữa các ngành, lĩnh vực chưa có hoặc còn lỏng lẻo, liên kết và phân công nhiệm vụ giữa các địa phương trong vùng chưa rõ ràng, không phát huy được lợi thế, tiềm năng; nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình phát triển mới; huy động nguồn lực để hoàn thiện kết cấu hạ tầng còn hạn chế nhất là hạ tầng giao thông; khó khăn về quỹ đất để phát triển khu công nghiệp, thu hút các dự án quy mô lớn; nhiều vấn đề về quản lý đô thị cần giải quyết như áp lực về tăng dân số, ngập úng, ùn tắc giao thông, nhà ở cho người lao động, ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh của các vùng KTTĐ.

Để khắc phục những hạn chế trên, phục hồi nhanh và tạo đà tăng trưởng cho nền kinh tế, Chính phủ yêu cầu các địa phương trong vùng KTTĐ nỗ lực, quyết tâm cao nhất vượt qua khó khăn, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh, đổi mới, sáng tạo để tạo động lực phát triển chung của vùng và vì sự phát triển chung của đất nước, quán triệt các quan điểm và nghiêm túc thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó, giao Bộ Tài chính thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp về huy động nguồn lực đầu tư phát triển, cụ thể:

Trình cấp có thẩm quyền ưu tiên cho phép các địa phương thuộc các vùng kinh tế trọng điểm được tăng bội chi trong tổng mức bội chi ngân sách nhà nước để tăng mức vay lại của địa phương, từ đó có thêm nguồn vốn vay để đầu tư cho các dự án quan trọng, quy mô lớn của địa phương.

Đề xuất cơ chể, chính sách tạo nguồn thu để lại và tỷ lệ điều tiết phù hợp trong giai đoạn 2022-2025 cho các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương thuộc các vùng KTTĐ, nhất là các địa phương có vai trò “đầu tàu”, đóng góp lớn vào sự tăng trưởng của cả nước.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn chỉnh quy định về phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng; cho thuê quyền khai thác tài sản, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, giá phí sau đầu tư.

Chủ Đề