Wikihow làm sao để không bị bắt nạt

Một số đồng nghiệp “xấu tính” coi việc làm khó người khác như một cách để bản thân thành công. Hãy để họ thấy đó là việc làm “hết sức sai lầm”.

Bất cứ ai khi chân ướt chân ráo bước vào một công ty mới thì cũng khó tránh khỏi sự cạnh tranh, “bắt nạt” đến từ những nhân viên cũ. Bạn có chuẩn bị sẵn sàng tâm lý để đối mặt với những trò chèn ép, gây khó dễ hay nói xấu sau lưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào không? Liệu bạn có đối mặt và vượt qua, hay là nộp đơn xin nghỉ việc. Đây là những bí quyết khiến cho việc đối phó với đồng nghiệp xấu tínhkhông khó như bạn nghĩ.

1. Tìm lời khuyên

Thông thường, đồng nghiệp xấu trong công ty không cư xử thô lỗ với chỉ một người. Bạn có thể chia sẻ về trường hợp của mìnhvới những đồng nghiệp khác. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng họ làmột người đáng tin cậy, người sẽ hỗ trợ bạn không chỉ bằng lời nói, mà còn sát cánh cùng bạn trong toàn bộ quá trình. Nếu có thêm bạn đồng hành chắc chắn bạn sẽ tự tin và có kế hoạch cụ thể để đối phó với đồng nghiệp xấu tính kia.

2. Không hiếu thắng

Wikihow làm sao để không bị bắt nạt
Ảnh WikiHow

Đừng buộc tội hay tìm cách cô lập ngược lại người bắt nạt bạn, cũng đừng nói xấu sau lưng họ. Điều đó sẽ chỉ khiến cho những người xung quanh thấy bạn thật trẻ con và chưa chắc đã đứng về phía bạn. Hành động chơi xấu này cũng sẽ khiến bạn mất điểm trong mắt mọi người,chẳng khác gì kẻ xấu xa kia.

3. Khiêm tốn

Một trong những điều quan trọng giúp bạn tránh khỏi sự chán ghét, kiêng kị của đồng nghiệp chính là sự khiêm tốn. Việc tỏ ra kiêu căng, khoe tài, khoe của chỉ khiến bạn nhận được sự coi thường của họ mà thôi. Hãy luôn khiêm tốn, học hỏi từ các đồng nghiệp của mình. Bởi dù sao họ cũng là những người đi trước, hoàn toàn có thể cho bạn những lời khuyên để thích ứng hiệu quả hơn trong môi trường làm việc mới.

4. Giữ quan hệ tốt với các đồng nghiệp khác

Wikihow làm sao để không bị bắt nạt
Ảnh: flick

Bị một số người gây khó dễ không có nghĩa là bạn phải thu mình hoàn toàn và cẩn thận với cả những người khác. Hãy giữ mối quan hệ tốt với những người còn lại như bình thường, vì họ không chỉ có thể giúp bạn học hỏi nhiều hơn trong công việc, mà tiếp xúc với họ cũng giúp bạn khẳng định được tính cách và năng lực, khiến kẻ bắt nạt không dễ gì “đặt điều” cho bạn nữa.

5. Đảm bảo sếp hoặc người giám sát nắm được tiến độ công việc của bạn

Thường xuyên báo cáo và trao đổi về công việc với sếp hoặc người trực tiếp giám sát sẽ giúp cấp trên luôn nắm rõ tiến độ công việc của bạn, hiểu năng lực của bạn đến đâu và không bị “tác động” bởi những lời “dèm pha”. Nếu cảm thấy phù hợp, bạn còn có thể trao đổi với cấp trên về vấn đề mình đang gặp phải.

6. Góp ý thẳng thắn

Trường hợp bạn bị người đồng nghiệp thân thiết quay ra nói xấu, bạn nên cố gắng lắng nghe xem tại sao họ lạinói xấumình, mình có đúng như họ nói thật hay không? Nếu đúng là bạn mắc sai lầm hoặc gây hiểu nhầm với ai, bạn nên tự mình nhận lỗi rồi sau đó thẳng thắn góp ý với đồng nghiệp xấu để họ cư xử tế nhị hơn, thay vì lôi tật xấu của bạn kể cho người khác.

7. Hãy sẵn sàng bảo vệ chính mình.

Thật không may, đôi khi những đồng nghiệp xấu không chỉ bắt nạt bạn bằng lời nói mà còn giở thói sàm sỡ ở những nơi vắng người như hành lang, thang máy.... Dưới đây là những cách tự vệ mà các bạn cần biết

Wikihow làm sao để không bị bắt nạt
Ảnh WikiHow

- Cú đá bất ngờ vào háng có thể làm cho đối phương cảm thấy đau đớnvà bối rối một lúc đủ để bạn chạy thoát.

- Nếu đá vào háng không có tác dụng, bạn hãy thử đá vào vùng bụng (ngay dưới xương sườn), hay đá vào đầu gối khiến đối phương khuỵu xuống.

- Nếu kẻ bắt nạt túm lấy bạn hay dồn ép bạn, hãy cố gắng giữ thăng bằng, dùng tay trái túm lấy một cánh tay của họ và đánh vào khuỷu tay bằng tay kia, sau đó dùng tay kia gạt cánh tay còn lại của kẻ đó. Và ngay khi có cơ hội, bạn hãy chạy đến một nơi an toàn và kêu cứu.

8. Khẳng định năng lực và tập trung làm việc

Mục đích cuối cùng trong môi trường công sở của bạn là làm việc. Hãy bỏ qua những chuyện bên lề và tập trung vào làm tốt công việc của mình. Những kẻ bắt nạt cũng có công việc của họ, một khi họ nhận ra bạn chẳng “xi-nhê” gì trước những hành động xấu xí, ngược lại kết quả công việc ngày càng cao hơn, thì họ sẽ chẳng còn lí do gì hay thời gian để đi bắt nạt bạn nữa.

9. Giữ bình tĩnh

Wikihow làm sao để không bị bắt nạt
Ảnh WikiHow

Cho dù bạn cảm thấy ấm ức, tức giận thế nào khi bị nói xấu, chèn ép thì cũng nên nhớ phải giữ bình tĩnh trong mọi tình huống. Việc bạn cãi nhau, gây gổ với người khác chỉ làm xấu thêm hình ảnh của bạn trong mắt mọi người . Hơn nữa, đó là điều họ mong muốn để đuổi bạn đi khỏi công ty nhanh hơn mà thôi. Hãy ứng xử chuyên nghiệp, kiểm soát cảm xúc cá nhân. Sẽ có những dịp thích hợp để bạn chứng tỏ khả năng của mình trước họ.

10. Nhờ HR hoặc cấp trên trợ giúp

Trong trường hợp bạn đã năm lần, bảy lượt chừa “đường lui” cho đồng nghiệp xấu tính nhưng họ vẫn chứng nào, tật nấy, cư xử hai mặt với bạn và thậm chí còn làm tổn hại đến danh dự của bạn trong nhóm làm việc thì hãy nhờ sự trợ giúp của cấp trên. Với bằng chứng cụ thể cùng lời trần thuật khách quan, sếp nhất định sẽ đưa ra phán quyết công bằng.

Công sở và 1001 "chuyện phe phái" như hậu cung tranh đấu

Nếu thương trường từng được ví như chiến trường – nơi các doanh nghiệp tìm mọi cách để lôi kéo khách hàng và cạnh tranh lẫn nhau thì ngày nay, môi trường công sở cũng lắm "mưu hèn kế bẩn" - nơi các nhân viêndìm hàng, hãm hại lẫn nhau để leo lên vị trí cao hơn, hạ uy tín đối thủ hoặc đơn giản chỉ vì… ghét. Vì thế bạn cần tỉnh táo, đề cao cảnh giác, làm việc cẩn thận, tỉ mỉ trong từng khâu và nên có kiến nghị thẳng với sếp nếu như công việc gặp vấn đề đừng tìm cách “ăn miếng trả miếng” để biến mình thành kẻ xấu xa như họ. Tốt nhất là nên duy trì chiến thuật “im lặng là vàng” khi có xung đột xảy ra.

Nguồn Brightside

if ($("#actor-more").length

Xem thêm bài mới hơn

  • 5 kiểu áo sơ mi trẻ trung nhất, nàng ngoài 30 tuổi nên sắm hết
  • Nữ diễn viên truyền hình nào để tóc ngắn đẹp nhất?
  • Người đàn ông rơi từ tầng cao chung cư tử vong lúc sáng sớm
  • Vợ chồng cựu Công chúa Nhật đối mặt với thử thách lớn nhất kể từ khi kết hôn
  • TikToker "Nữ chủ tịch" đôi co với NTK của HH Khánh Vân vì bị mang hình ảnh đi "PR chùa"
  • Mặc váy cut-out nóng bỏng, Trân Đài khoe nhan sắc bên dàn thí sinh HH chuyển giới quốc tế
  • "Thiên thần nội y" Emily Ratajkowski khoe đường cong nóng bỏng tại sự kiện
  • Johnny Depp trở lại toà án vào tháng 7, tiếp tục được bảo vệ bởi nữ luật sư xinh đẹp
  • “Chốt đơn” Shopee bằng ví ShopeePay mỗi ngày, liệu bạn đã biết hết về ví điện tử này?
  • Giải mã AFT - “Cơn sốt” công nghệ triệt lông được chị em yêu thích

Xem thêm bài cũ hơn

  • Không phải Hoàng Thùy Linh, dân mạng bất ngờ truy lùng ra danh tính cô gái lạ ôm ấp Vĩnh Thụy?
  • Dâu trẻ ở cữ với "mộng chè": Chồng gửi 1 triệu/tuần tiền ăn mà toàn phải nhai rau, thèm thịt không được ăn vì đắt
  • Em trai thiếu gia Phan Thành lại gây sốt vì món quà sinh nhật sớm tặng bạn gái siêu xinh
  • Bé gái viết thư xin tiền mẹ đi chơi khiến dân mạng tan chảy: "Mẹ cho con bao nhiêu cũng được, mẹ để vào trong túi này nha"
  • Clip hy hữu: Chú trâu con bất ngờ ghé thăm lúc cả nhà đang ngủ, giương sừng non dọa từng người rồi bỏ ra đường chơi tiếp
  • Website của chùa Ba Vàng bị yêu cầu phải dừng hoạt động vì chưa được cấp phép
  • 5 bí quyết đơn giản giúp tín đồ của “chủ nghĩa dịch chuyển” đối phó với lệch múi giờ sau chuyến bay dài và giữ trí óc tỉnh táo để làm việc hiệu quả
  • Lâu lâu mới lại xắn tay vào bếp trổ tài nữ công gia chánh, Tóc Tiên bị bỏng cấp độ 2 phải đi bệnh viện băng bó
  • Yaya Trương Nhi hé lộ lí do chia tay tình cũ Lương Bằng Quang
  • Rác đang thử thách nhà khoa học và doanh nghiệp

Bắt nạt không chỉ xảy ra trong phim ảnh và sách báo. Đây là một vấn đề thật sự đang diễn ra trong cuộc sống mà nhiều thanh thiếu niên đang phải đối mặt hằng ngày, và nó có thể sẽ ngày một trở nên nguy hiểm hơn nếu không được ngăn chặn. Hãy tìm hiểu cách để có thể chấm dứt tình trạng bắt nạt bằng cách hành động ngay lập tức, nhận biết được nguồn giúp đỡ của bạn, và trở thành một tấm gương tốt để người khác noi theo. Con người gây tổn thương cho nhau vì họ thường không quan tâm đến nhau.

  1. 1

    Nhìn thẳng vào mắt kẻ bắt nạt và yêu cầu họ ngừng lại. Nếu kẻ bắt nạt trêu chọc bạn theo cách khiến bạn khó chịu, lăng mạ bạn, hoặc đe dọa bạn về thể chất. Đôi khi giao tiếp bằng mắt và bình tĩnh nói "không" một cách rõ ràng sẽ là cách phù hợp nhất để xoa dịu tình hình. Hãy nói với kẻ bắt nạt rằng bạn KHÔNG THÍCH bị đối xử như vậy và hãy khiến cho kẻ bắt nạt hiểu rằng họ cần phải chấm dứt hành động này ngay lập tức.

    • Nếu có thể, hãy cố gắng sử dụng tiếng cười để làm giảm căng thẳng. Kẻ bắt nạt thường muốn chọc tức nạn nhân của mình, vì vậy, nếu bạn chứng tỏ cho họ thấy rằng bạn thuộc dạng “lì lợm”, họ có thể sẽ từ bỏ việc bắt nạt bạn và để cho bạn được yên.[1] X Nguồn tin đáng tin cậy StopBullying.gov Đi tới nguồn
    • Không nên lên giọng khi yêu cầu kẻ bắt nạt chấm dứt hành động của họ. Cách này có thể chỉ khiến cho kẻ bắt nạt không ngừng trêu chọc bạn để bạn “nổi điên” hơn.

  2. 2

    Tránh làm tình huống trở nên căng thẳng hơn. Trêu chọc kẻ bắt nạt bằng cách chửi rủa họ hoặc đe dọa xô xát với họ chỉ làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Không nên la hét hoặc chuyển sang xu hướng bạo lực thể chất. Bạn sẽ chỉ khiến họ tiếp tục bắt nạt bạn nhiều hơn, và bạn cũng có nguy cơ gặp rắc rối tương tự như họ nếu bạn bị bắt quả tang đang tham gia xô xát.

  3. 3

    Cần biết khi nào nên quay mặt bước đi. Nếu tình hình trở nên đe dọa hoặc nguy hiểm, cách tốt nhất là bạn nên bỏ đi. Hãy tránh xa khỏi kẻ bắt nạt. Tại một thời điểm nào đó, giải thích lý lẽ với họ sẽ không đem lại sự khác biệt.

    • Nếu bạn lo lắng cho sự an toàn của bản thân, hãy tìm gặp giáo viên hoặc tư vấn viên học đường mà bạn tin tưởng để họ có thể giúp bạn giải quyết tình huống.
    • Tránh tiếp xúc với kẻ bắt nạt cho đến khi bạn đã thực hiện các phương pháp khác để chấm dứt tình trạng này.

  4. 4

    Không trả lời các hành động bắt nạt trực tuyến (cyberbullying). Nếu bạn bị người khác bắt nạt thông qua tin nhắn, mạng xã hội, trang web của bạn, email của bạn, hoặc thông qua các dịch vụ trực tuyến khác, không nên đáp trả. Hành động khiêu khích sẽ đặc biệt phản tác dụng khi kẻ bắt nạt là một người vô danh. Thay vì trả lời kẻ bắt nạt, hãy thực hiện các biện pháp sau:

    • Lưu lại bằng chứng. Không nên xoá bỏ email, tin nhắn trực tuyến hoặc tin nhắn điện thoại có nội dung đe doạ. Bạn có thể sẽ cần đến chúng nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn.
    • Chặn (block) kẻ bắt nạt. Nếu bạn biết người đó, hãy chặn họ trên các trang mạng xã hội của bạn, xoá thông tin của họ khỏi danh bạ điện thoại của bạn, và chặn thư từ họ bằng mọi cách có thể. Phương pháp này có thể khiến kẻ bắt nạt không thể tiến xa hơn. Nếu kẻ bắt nạt bạn là người vô danh, hãy đánh dấu email của người đó dưới dạng thư rác (spam).
    • Thay đổi cài đặt (setting) trong tài khoản của bạn để gây khó khăn trong việc nhận biết khi bạn đang online. Hãy thay đổi tên người dùng hoặc siết chặt chế độ bảo mật của bạn trong các tài khoản mạng xã hội.

  1. 1

    Không nên chần chờ quá lâu. Nếu tình trạng bắt nạt đã đạt đến mức độ khiến bạn cảm thấy lo lắng về việc đến trường, khiến bạn thức trắng đêm, hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ phía những người trưởng thành mà bạn tin tưởng.

  2. 2

    Trình bày cho ban quản lý trường học biết về vấn đề của bạn. Kể từ khi tình trạng bắt nạt trong học đường trở nên khá phổ biến, mỗi trường học đều đã đưa ra chính sách cụ thể để xử lý tình trạng này một cách triệt để và hiệu quả. Hãy nói cho hiệu trưởng hoặc tư vấn viên học đường biết về tình hình của bạn để tình trạng này có thể chấm dứt càng sớm càng tốt. Nhiều giải pháp sẽ được thực hiện để trừng phạt hoặc thiết lập một ban hoà giải để giải quyết vấn đề.

    • Hãy nhớ rằng những sinh viên khác trong trường của bạn cũng đang gặp phải vấn đề tương tự, và rằng những luật lệ và nguyên tắc được hình thành là vì những lý do tốt đẹp.
    • Nếu bạn là một phụ huynh, hãy thiết lập một cuộc họp với ban quản lý nhà trường thay vì cố gắng tự mình giải quyết tình hình.

  3. 3

    Báo cáo cho nhà cung cấp dịch vụ biết về tình trạng bắt nạt trực tuyến. Hình thức bắt nạt này ngày càng trở nên phổ biến đến nỗi các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại và dịch vụ mạng đã chuẩn bị các kế hoạch cụ thể để đối phó với tình trạng này. Hãy gọi điện thoại cho nhà cung cấp dịch vụ để trình cáo về tình trạng bắt nạt trực tuyến để họ tiến hành các biện pháp giúp ngăn chặn người đó không thể tiếp tục liên lạc với bạn. Bạn có thể sẽ phải cung cấp số điện thoại hoặc nội dung của những email mà bạn lưu giữ cho nhà cung cấp dịch vụ.

  4. 4

    Tiến hành tố tụng. Tình trạng bắt nạt thường xuyên diễn ra và gây nên tổn thất về tinh thần hoặc thể chất có thể trở thành cơ sở để bạn tiến hành tố tụng. Nếu các biện pháp do trường học hoặc phụ huynh của kẻ bắt nạt đưa ra không thể giải quyết được tình hình, bạn có thể cân nhắc về việc thuê luật sư để tiến hành tố tụng.

  5. 5

    Trình báo với cảnh sát địa phương. Một số hình thức bắt nạt có thể khá nguy hiểm, và một vài hình thức thậm chí còn được xem như một dạng của hành vi phạm tội. Nếu tình trạng bắt nạt mà bạn đang phải đối mặt có một trong các yếu tố sau, hãy trình báo với cảnh sát:

    • Bạo lực thể chất. Tình trạng bắt nạt có thể dẫn đến thiệt hại về thể chất. Nếu bạn lo lắng cho sức khoẻ của bạn hoặc lo lắng rằng mạng sống của bạn đang gặp nguy hiểm, hãy trình báo với cảnh sát.
    • Rình rập và hăm dọa. Nếu một người nào đó xâm phạm không gian riêng của bạn và hăm dọa bạn, đây là một hành vi phạm tội.
    • Đe dọa sát hại hoặc đe dọa xảy ra bạo lực.
    • Phân tán các hình ảnh hoặc đoạn phim có khả năng bôi nhọ phẩm chất của bạn mà không được sự đồng ý của bạn, bao gồm cả các hình ảnh và đoạn phim “nhạy cảm”.
    • Hành động của sự thù ghét hoặc đe dọa.

  1. 1

    Hãy chắc chắn rằng bạn không phải là kẻ bắt nạt trong trường học.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Xem xét cách cư xử của bạn đối với bạn bè cùng lớp. Bạn có đang bắt nạt ai hay không, ngay cả khi sự bắt nạt chỉ là do vô ý? Con người đôi khi dành cho nhau một vài từ ngữ không hay, nhưng nếu bạn có xu hướng đối xử tệ với người khác, hãy ngừng lại, ngay cả khi hành động của bạn không thể hiện rõ thái độ bắt nạt. Hãy luôn ép bản thân phải tử tế với người khác, thậm chí nếu bạn không thích người đó.

    • Không trêu ghẹo người khác trừ khi bạn hiểu rõ khiếu hài hước của người đó.
    • Không tung tin đồn hoặc nói xấu người khác – đây cũng là một hình thức bắt nạt.
    • Không có thái độ tẩy chay hoặc phớt lờ một người nào đó.
    • Không bao giờ được tung hình ảnh hoặc thông tin về một người nào đó trên internet khi chưa được sự đồng ý của người đó.

  2. 2

    Bảo vệ người khác. Nếu bạn nhận thấy ai đó đang bị bắt nạt trong trường học của bạn, hãy bảo vệ họ. Nếu bạn thực hiện các hành động bảo vệ người bị nạn thì bạn sẽ không giúp ích được nhiều cho họ; bạn nên tích cực thực hiện các hành động bảo vệ nạn nhân khỏi bị tổn hại nhiều hơn. Bạn có thể can thiệp bằng cách nói chuyện với kẻ bắt nạt nếu bạn cảm thấy an toàn khi thực hiện điều này, hoặc trình báo cho ban quản lý của nhà trường biết về những điều mà bạn đã thấy.

    • Nếu bạn bè của bạn nói xấu một người nào đó, hãy cho họ biết rõ rằng bạn sẽ không tham gia vào hành động này.
    • "Điều sai trái vẫn sẽ là điều sai trái, ngay cả khi mọi người đều đang thực hiện điều này, và điều đúng đắn vẫn sẽ là điều đúng đắn, ngay cả khi không ai thực hiện nó". Nếu một người nào đó trêu chọc một người khác, nhưng lại xoá sạch mọi dấu vết trước khi người khác có thể tìm hiểu về nó, hãy là người lên tiếng. Nếu kẻ bắt nạt hoặc bạn bè của bạn chọc ghẹo bạn hoặc 'mắng' bạn về sự phô diễn của lòng dũng cảm, điều này có nghĩa là họ, ngược lại với bạn, vẫn đang cảm thấy bất an về việc người khác nghĩ thế nào về họ. Đừng nên sợ hãi trước đám đông đến nỗi không dám đứng lên chống lại hành vi sai trái.
    • Nếu bạn là thành viên trong nhóm người đang cố tình tẩy chay một người nào đó khỏi nhóm, hãy nói với mọi người rằng bạn muốn mọi người cùng tham gia bởi vì đây là một hành động đúng đắn.
    • Nếu bạn trông thấy người khác đang bị bắt nạt và lo lắng cho sự an toàn của người đó, hãy trình báo với ban quản lý nhà trường ngay lập tức.

  3. 3

    Loan truyền cho mọi người biết về việc cần phải chấm dứt tình trạng bắt nạt. Nhiều trường học có các chiến dịch chống lại tình trạng bắt nạt được thực hiện bởi các sinh viên muốn duy trì môi trường an toàn và thân thiện cho ngôi trường của mình. Hãy tham gia vào một trong những nhóm này hoặc thành lập một nhóm riêng tại trường của bạn để loan truyền cho mọi người biết về tình trạng bắt nạt và tìm cách để giải quyết vấn đề này.

  1. 1

    Dạy cho thế hệ trẻ biết cách để định hướng nội lực. Hãy dạy cho họ biết rằng cách mà họ lựa chọn để suy nghĩ về việc đã xảy ra và về những điều mà người khác nói và hành động sẽ là tác nhân hình thành cảm xúc của họ. Con người có khá nhiều lựa chọn trong việc nhận thức để có thể hình thành nên cảm xúc của chính mình, và không một ai có can thiệp vào quá trình này trừ khi chúng ta cho phép họ.[3] X Nguồn nghiên cứu www.mentalandemotionalkarate.com Đi tới nguồn [4] X Nguồn nghiên cứu www.itsjustanevent.com – chi tiết về cách để phát triển định hướng nội lực Đi tới nguồn

  2. 2

    Hãy dạy cho những người trẻ tuổi biết cách nhận biết và sửa đổi suy nghĩ lệch lạc của họ. May mắn thay, bác sĩ tâm thần học Albert Ellis đã hình thành một mô hình đơn giản để chúng ta có thể thực hiện điều này. Ông nói rằng chúng ta khiến bản thân buồn bã hơn mức cần thiết thông qua việc chú trọng vào bốn dạng của tư tưởng lệch lạc cơ bản: tư tưởng Đòi hỏi, tư tưởng Tồi tệ hoá mọi việc, tư tưởng Không thể Chịu đựng được Việc đó, và tư tưởng Dán nhãn và Nguyền rủa.[5] X Nguồn nghiên cứu www.itsjustanevent.com Đi tới nguồn

  3. 3

    Dạy cho thế hệ trẻ biết Chấp nhận Bản thân Vô điều kiện. Xấu hổ là lý do khiến bạn không muốn chấp nhận bản thân mình. Xấu hổ có thể rình rập trước khi hình thành tình trạng bắt nạt. Thanh thiếu niên thường tự dằn vặt bản thân vì đã không thể tự mình giải quyết tình trạng bắt nạt, hoặc đã không cố gắng giải quyết tốt hơn. Xấu hổ là nguyên nhân khiến họ muốn giữ kín bí mật này, và không muốn tìm kiếm hoặc chấp nhận sự giúp đỡ của người khác. Giữ bí mật khiến họ không ngừng suy nghĩ lệch lạc cho đến khi họ bắt đầu cảm thấy rằng các tư tưởng này là một sự thật của cuộc sống thay vì chỉ đơn thuần là các tư tưởng xuất phát từ bản thân họ. Các suy nghĩ này thường là nguyên nhân dẫn đến hành động bắn nhau tại trường học hoặc tự sát khi gặp phải tình trạng bắt nạt.

  • Đừng sợ phải đứng lên bảo vệ chính mình, hoặc bảo vệ người khác. Ít ra thì bạn cũng có lòng dũng cảm để thực hiện điều này.
  • Hãy nhớ rằng bị bắt nạt không phải là do lỗi của bạn.
  • Hãy lên tiếng. Không nên chỉ đứng nhìn, hãy hành động.
  • Không bộc lộ dấu hiệu cho họ thấy rằng họ đang gây ảnh hưởng đến bạn thông qua trạng thái bất an ngay cả khi bạn thật sự cảm thấy như vậy bởi vì hành động này sẽ khiến kẻ bắt nạt thích thú và tiếp tục trêu chọc bạn.
  • Tránh cô lập bản thân. Hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ phía bạn bè.
  • Hãy tự tin. Bạn sẽ có nhiều bạn bè hơn và người khác sẽ không nhắm vào bạn nếu bạn tỏ thái độ tự tin.
  • Hãy tham gia vào các nhóm Phòng chống Bạo lực hoặc các Nhóm Hỗ trợ học sinh và sinh viên bị bắt nạt. Bạn có thể tham gia vào các nhóm hỗ trợ trực tuyến nếu bạn không muốn công khai trình bày trải nghiệm cá nhân. Nếu bạn thật sự dự định tham gia vào cộng đồng trực tuyến, không nên chia sẻ thông tin cá nhân của bạn chẳng hạn như số điện thoại, địa chỉ, họ tên, thành phố, v.v
  • Chống tay lên hông, bước đi với sự tự tin và cho những kẻ bắt nạt thấy rằng bạn không quan tâm.
  • Chia sẻ vấn đề của bạn với người thật sự thân thiết với bạn và với người mà bạn có thể tin tưởng.
  • Không bao giờ được hạ thấp mình xuống mức độ của kẻ bắt nạt.
  • Khi có điều gì đó không ổn xảy ra, hãy la lớn, lên tiếng, mạnh mẽ và tạo nhiều âm thanh.
  • Kẻ bắt nạt có thể thay đổi nếu họ thật sự cố gắng bằng tất cả trái tim. Đừng nản lòng!

  • Nếu bạn báo cáo tình trạng bắt nạt với người trưởng thành, hãy chắc chắn rằng bạn trình bày chính xác về hành động tự vệ của bạn để khi họ phát hiện ra điều này, họ sẽ biết rằng bạn đã tuân thủ theo luật lệ thay vì nghĩ rằng bạn chỉ là một kẻ gây rối không trung thực.
  • Hãy báo cáo các trường hợp khẩn cấp chẳng hạn như hành động phạm tội gần đây đe dọa trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng, hoặc tài sản khi chưa có bất kỳ một sự can thiệp nào của người trưởng thành bằng cách gọi 113 càng nhanh càng tốt. Báo cáo các hành vi phạm tội không thực hiện hành vi đe dọa trong thời điểm hiện tại hoặc khi bạn có thể tiếp cận họ nhanh hơn cảnh sát cho giáo viên, hiệu trưởng, y tá, tư vấn viên học đường, cha mẹ của bạn được biết và hãy để một trong số họ giúp bạn trình báo với cảnh sát.
  • Hãy nhớ rằng khi người khác cố tình chạm vào bạn mà không được sự đồng ý của bạn thì đây có thể là một hành động phạm tội, ngay cả khi thủ phạm chỉ là một đứa trẻ, và bạn cần phải trình báo điều này cho người trưởng thành mà bạn tin tưởng được biết trừ khi đây chỉ là một hành động nhỏ nhặt đến nỗi bạn bày tỏ sự chấp thuận sau khi hành động này đã diễn ra.
  • KHÔNG BAO GIỜ tự mình can thiệp hoặc khuất phục kẻ bắt nạt; bạn chỉ đang đặt mình vào tình huống nguy hiểm. Hãy nói cho người lớn mà bạn tin tưởng được biết ngay lập tức.
  • Cần hiểu rõ hành vi tự vệ, nhưng phải biết giới hạn của nó. Đây là một hành vi bảo vệ bản thân khỏi mối nguy hiểm. Đôi khi là về thể chất; đôi khi là thông qua những cách khác để tránh rắc rối. Mục đích của tự vệ, khi thông qua thể chất, là hành động bảo vệ bản thân khỏi bị tổn thương thể chất. Đôi khi, hành động tự vệ có thể sẽ cáo buộc bạn (khiến bạn trông như một kẻ phạm tội và bạn sẽ cần đến sự quyết định của thẩm phán). Bạn cần phải quyết định nếu bạn nên báo cáo hành vi phạm tội cho cảnh sát biết sau khi bạn đã thực hiện hành vi tự vệ.
  • Trình báo mọi hành vi phạm tội khi bạn cảm thấy an toàn để có thể làm vậy, nhưng hãy nhớ rằng quá trình báo cáo sẽ khá khó khăn. Nhiều cảnh sát, bậc phụ huynh, giáo viên, v.v tin rằng trình báo về hành vi phạm tội của một đứa trẻ trong môi trường học đường là hoàn toàn sai trái, và bạn nên lắng nghe lời khuyên của họ. Hãy hoàn toàn trung thực khi trình báo cho người trưởng thành biết về tình trạng bắt nạt. Đây là phương pháp tốt nhất để có thể xây dựng niềm tin nơi họ.

Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 7.870 lần.

Chuyên mục: Phát triển cá nhân

Trang này đã được đọc 7.870 lần.